Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Việt Nam Bị Gọi Là Đông Lào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Đông Lào Là Gì? Tại Sao Gọi Việt Nam Là Đông Lào?

Đông Lào chỉ là một thuật ngữ mạng và chưa có tên chính thức trong từ điển Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhắc đến Đông Lào thì cư dân mạng đều ngầm chỉ rằng đó chính là quốc gia Việt Nam của chúng ta. Thực chất, Đông Lào xuất hiện từ khoảng năm 2012 trên các trang mạng xã hội, diễn đàn nổi tiếng như: Facebook, Tinhte, Voz TTVNOL… Thuật ngữ này được khởi nguồn từ Fanpage đơn vị tác chiến điện tử nổi tiếng. Fanpage này thường xuyên đăng tải các thông tin về quân sự, chính trị hay tình hình xã hội trong nước.

Mặc dù Đông Lào nghe có vẻ hùng mạnh, mới mẻ nhưng hoàn toàn không có tên trong bản đồ các quốc gia trên thế giới. Chẳng phải quốc gia nào xa lạ, Đông Lào chính là tên gọi cư dân mạng nhắc đến để chỉ về quốc gia Việt Nam. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy hơi bất ngờ và thú vị đúng không nào.

Trong suy nghĩ của rất nhiều người trên thế giới, Việt Nam luôn được biết đến là quốc gia hòa bình, thân thiện và dễ mến. Việt Nam cũng đang từng bước xây dựng hình ảnh một quốc gia yêu hòa bình, ghét chiến tranh và tôn trọng pháp luật quốc tế.

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc tại sao phía Đông Cambodia cũng tiếp giáp với Việt Nam. Vậy tại sao không gọi là Đông Cam. Trong khi đó gọi nước Việt Nam là Đông Lào. Có lẽ đây là câu hỏi thực sự chưa có một lời giải đáp chính xác. Bởi mỗi người một ý kiến về ý nghĩa từ Đông Lào. Theo đó xuất hiện nhiều phiên bản gây hoang mang cho người dùng.

Theo những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp và tìm hiểu. Cách cư dân mạng gọi Việt Nam là Đông Lào bởi những lý do như sau:

Việt Nam là quốc gia có đường biên giới giáp với rất nhiều quốc gia. Biên giới phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với Trung Quốc… Đặc biệt, đường biên giới Việt Nam giáp với Lào là lớn nhất chiếm tổng diện tích 2.067 km. Xét theo tổng chiều dài đường biên giới, đây là lý do đầu tiên người ta gọi Việt Nam là Đông Lào.

Xét theo vị trí địa lý trên bản đồ, Việt Nam nằm ở phía Đông của Lào và Campuchia. Ba nước tạo thành một bán đảo Đông Dương.

Xét theo khía cạnh quan hệ chính trị láng giềng, Việt Nam và Lào luôn có mối quan hệ tình cảm thân thiết và rất sâu nặng. Trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam và Lào đã luôn sát cánh cùng nhau vượt qua các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm nước.

Khi thế giới Hòa Bình, mối quan hệ Việt Nam và Lào luôn luôn tốt đẹp và quan tâm nhau.

Gọi Việt Nam là Đông Lào có nên hay không?

Bạn biết đó, mạng xã hội luôn là một con dao hai lưỡi. Đối với những người biết sử dụng, nó có thể tốt và phát huy tác dụng. Trái lại với kẻ xấu lợi dụng, đây thực sự là vụ khí cho họ lừa đảo đưa ra các thông tin không đúng. Luận điệu sai trái gây hoang mang trong dư luận.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn ban đã hiểu rõ hơn về Đông Lào là gì? Đông Lào là nước nào rồi đúng không? Hy vọng rằng bài viết đem đến những kiến thức thú vị và cần thiết dành cho bạn. Đây cũng là lời nhắn nhủ chung của mọi người khi muốn nhắc nhở chúng ta về cách dùng đúng của cụm từ Đông Lào này.

Đông Lào Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Đông Lào

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa Đông Lào là gì

Định nghĩa Đông Lào là gì?

Rất nhiều người hỏi rằng Đông Lào là nước nào? Có trên bản đồ thế giới hay không? Thực chất, cái tên Đông Lào chỉ mới xuất hiện vào khoảng năm 2012 trên các trang mạng xã hội, hay các diễn đàn nổi tiếng như Voz, Tinhte, TTVNOL và có thể nói khởi nguồn từ Fanpage Đơn vị tác chiến điện tử. Nói đến Đông Lào, là nói đến một quốc gia nhỏ nhưng hùng mạnh ở Đông Nam Á. Có đến 4 trong 5 cường quốc của Liên Hợp Quốc từng bị Đông Lào đánh bại, phải rút quân trở về nước trong nuối tiếc. Một quốc gia còn lại trong Liên Hợp Quốc chính là “anh em” thân thiết của Đông Lào. Có lẽ, chúng ta đã tưởng tưởng ra sức mạnh lớn của quốc gia này rồi đúng không nào.

Mặc dù Đông Lào nghe có vẻ mới mẻ, hùng mạnh như thế nhưng nó hoàn toàn không phải là quốc gia mới trên bản đồ thế giới. Vậy Đông Lào là gì? Nói chính xác ra, Đông Lào chính là “phía Đông của nước Lào”.

Xét theo bản đồ địa lý thế giới, phía Đông của nước Lào chính là quốc gia Việt Nam. Hay nói cách khác, Đông Lào là gì? Đông Lào chính là đất nước Việt Nam. Có vẻ hơi bất ngờ và thú vị đúng không nào?

Tại sao gọi Việt Nam là Đông Lào?

Đất nước Việt Nam có nhiều vùng tiếp giáp với các quốc gia lân cận. Vì thế, cũng không ít người đã từng chất vấn rằng:

Tại sao phía Đông của Cambodia cũng là vùng tiếp giáp với Việt Nam mà không gọi là Đông Cam?

Việt Nam và Đông Lào khác nhau như thế nào?

Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam – VIE) rất giỏi ngoại giao, yêu hòa bình và thường chỉ bày tỏ quan ngại với các động thái trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam luôn ưu tiên biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, chủ quyền là yếu tố không thể xâm phạm khi Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ.

Đông Lào (Eastern Laos – EAL) thì mạnh về quân sự, thường đầu tư nhiều tiền của vào các dự án chế tạo vũ khí và chạy đua vũ trang, cũng như tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và vươn tầm ra thế giới.

Thuật ngữ “Đông Lào” được sáng tạo ra nhằm mục đích đánh lạc hướng. Là cách gọi hài hước để ví von về một “đế quốc chuyên chạy đua vũ trang”.

Việt Nam cảm thấy thế nào khi được gọi là Đông Lào?

Chắc chắn, một trong số những người chúng ta đã từng tự hỏi rằng: “Tại sao không gọi nước mình là Việt Nam mà còn phải sáng tạo ra cái tên Đông Lào?

Có nhiều ý kiến cho rằng, họ gọi Việt Nam là Đông Lào là vì nước ta và nước Lào có mối giao tình thân thiết. Đồng thời, Việt Nam lại có đường biên giới tiếp giáp nhiều nhất với nước Lào. Nên theo bản đồ thế giới, cũng có thế gọi Việt Nam là Đông Lào.

Nhiều người cho rằng, việc gọi Việt Nam là Đông Lào là làm phai mờ đi tên quốc gia mình. Tuy nhiên. Cách gọi Đông Lào không hẳn làm lu mờ đi cái tên Việt Nam, mà còn kích thích sự tò mò, giúp Việt Nam được nhiều người biết đến hơn.

Khi gọi Việt Nam là Đông Lào, không phải là để đánh giá ngang tâm 2 quốc gia với nhau như nhiều người vẫn nghĩ. Vì cả 2 quốc gia đều đang trên đà phát triển, vì thế luôn cần phải nỗ lực hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Cả 2 quốc gia đều có những thế mạnh riêng, những vấn đề cần được cải thiện trong tương lai, vì thế không ai gọi Việt Nam là Đông Lào chỉ để đánh giá Việt Nam và Lào là giống nhau. Người Việt Nam đôi khi cũng tự gọi mình là Đông Lào, như là cách để khẳng định vị trí lãnh thổ.

Đông Lào Là Gì? Đông Lào Là Quốc Gia Nào Trên Thế Giới?

Cập nhật ngày 13/05

1. Đông Lào là quốc gia nào trên thế giới?

Đông Lào là tên gọi khác chỉ chính đất nước Việt Nam. Cái tên Đông Lào xuất hiện vào khoảng năm 2012 trên các trang mạng xã hội hay các diễn đàn nổi tiếng như Voz, Tinhte, TTVNOL,… và khởi nguồn từ Fanpage Đơn vị tác chiến điện tử – Fanpage gồm những người quan tâm đến các thông tin quân sự, chính trị. Đây không phải là tên gọi chính thức, chỉ là tên gọi trên mạng mà thôi.

2. Vì sao gọi Việt Nam là Đông Lào?

Xét về địa lý, Việt Nam nằm ở phía Đông nước Lào, đường biên giới của Việt Nam giáp với nước Lào là lớn nhất, tổng chiều dài là 2.067km. Căn cứ theo tổng chiều dài của đường biên giới, nhiều người gọi vui Việt Nam là Đông Lào.

Xét trên phương diện quan hệ chính trị, Việt Nam và Lào là hai nước có tình cảm thân thiết, sâu nặng nhất. Việt Nam và Lào đã nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau qua các thời kỳ chiến tranh chống đế quốc xâm lược. Dùng cụm từ Đông Lào cũng thể hiện sự gắn kết giữa 2 quốc gia.

3. Nguồn gốc sâu xa của tên gọi Đông Lào

Về nguồn gốc của tên gọi Đông Lào, Fanpage Đơn vị tác chiến điện tử (Comrade Commissar) có đưa ra lời giải thích như sau:

“Muốn hiểu nguồn gốc việc sử dụng những cái tên lạ như vậy thì phải lật lại khoảng 10-15 năm trước. Đó là thời điểm mạng Internet mới bắt đầu phổ cập, nhu cầu bàn luận về quân sự quốc phòng Việt Nam cũng rất lớn.

Nhưng vào giai đoạn đó, thông tin quân sự vẫn là yếu tố rất hạn chế. Dù rất muốn bàn luận, nhiều người vẫn tỏ ra lo ngại khi có thể bị quy vào tội làm lộ bí mật quân sự. Vì vậy, một hệ thống biệt danh thay thế đã xuất hiện, điển hình như việc gọi Việt Nam là NC (Nam Cực) hay Trung Quốc là BC (Bắc Cực). Mục đích chủ yếu là để có thể lách luật, tránh gặp rắc rối.

Thời nay đã thay đổi nhiều, thông tin tràn ngập khắp nơi để bà con nhân dân tìm hiểu. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tạo ra thuật ngữ “Đông Lào”, vừa nhằm mục đích đánh lạc hướng, vừa là cách gọi hài hước với một “đế quốc chuyên chạy đua vũ trang”.

Còn khi đề cập tới thông tin xã hội hoặc mang tính chất quan trọng như tuyên bố chủ quyền, chúng tôi đương nhiên vẫn sử dụng tên gọi Việt Nam”.

4. Ý nghĩa tên gọi Đông Lào?

Như lời giải thích ở trên, cái tên Đông Lào được sử dụng thay vì Việt Nam là để “lách luật” khi muốn đề cập đến các vấn đề chính trị – quân sự vốn rất khắt khe ở nước ta.

Ngoài ra, sử dụng từ Đông Lào thay cho Việt Nam khi muốn nhắc đến những hành động hung hăng, có phần hiếu chiến của người Việt. Trái ngược với hình ảnh thân thiện của người Việt Nam.

Sự thực, có nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi ngày. Rất nhiều người phản đối cho rằng đây là tên gọi mang nghĩa tiêu cực, tuy nhiên cũng nhiều người cho rằng đó là một cái tên khá thú vị. Đông Lào không nhằm mục đích đả phá chế độ hay phản động, đơn giản muốn cập nhật tình hình thời sự và quân sự trong nước mà thôi. Bạn nghĩ sao về tên gọi này?

Vì Sao Người Việt Gọi Người Nga Là “Nga Ngố” Còn Người Nga Gọi Người Việt Là “Đồ Khôn Vặt”

Từ cái thời 80-90 khi tôi còn sống ở CCCP thì cái từ “Nga ngố” đã được người Việt ta sử dụng, không biết nó đã xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng lúc đó đã trở thành câu cửa miệng của Cộng nhà ta. Ngược lại thì người Nga gọi Cộng nhà ta bằng câu chẳng nhẹ nhàng gì “Đồ khôn vặt”, chắc chắn ai đã từng sống thời đó thì đều đã bị người Nga gọi như thế, không trước mặt thì cũng sau lưng.

Những năm 80-90 của thế kỷ trước, thời kỳ của xuất khẩu lao động, hàng chục ngàn lao động Việt Nam từ trẻ đến gần già bằng mọi cách đổ bộ sang CCCP, lúc này hàng hóa tiêu dùng cá nhân ở nước Nga chủ yếu là tự sản tự tiêu, chính vì thế người Việt ta khuân qua nào ống son, chì kẻ mi mắt, chiếc nhẫn dở hơi. Nào quần lót, áo thun, váy bò, váy si, áo phao, quần bò cho đến đồng hồ điện tử phát nhạc ò í e, hay chiếc Citizen vàng chóe, hoặc chiếc SK to đùng dày cộp. Ngay cả bột nghệ, bột ca- ri tha sang cũng được giá. Với người Nga coi tất cả những thứ này như một chuẩn mực mới của đời sống cá nhân, dành dụm tiền lương mua cho được cái quần Jean, khoác trên mình cái áo thun cá sấu, tay đeo đồng hồ điện tử, bước lên xe buýt, tàu điện thấy chững chạc làm sao. Các cô gái Nga cố cho được bộ váy bò, váy si, thêm cái xi-líp bông hồng, mặt tô điểm thêm lớp phấn hồng, môi đỏ chót son Thái, mi mắt xanh rì lớp chì dởm. vậy là đủ để đồng nghiệp thán phục, người yêu ngẩn ngơ vì nàng quá model. Phải chăng vì những quá bỡ ngỡ với những cái mới của hàng hóa tư bản dỏm mà người Nga bị chúng ta gọi là “Nga ngố” không?

Còn người Việt chúng ta, thời đó trong nước là thời bao cấp vô cùng khó khăn, cái gì cũng thiếu thốn, momg muốn duy nhất là được đổi đời khi đặt chân lên CCCP. Hàng hóa gia dụng của Nga thời ấy nhiều và bán được giá khi về tới Việt Nam, chính vì thế mà bất cứ thứ gì thông dụng thì Cộng ta khuân tất, có khi cả quầy hàng cũng bị quét sạch. Mình đã từng chứng kiến người Nga trợn tròn mắt nhìn Cộng nhà ta khuân cả ô tô hàng về ốp, nói chung là quét sạch, vét sạch những gì có thể đóng hàng về nước. Xếp hàng là văn hóa của người Nga, ấy thế mà Cộng ta chỉ cần một vài người đứng trước là bạn bè cứ chen vào, nhiều khi Nga với Cộng đánh chửi nhau chí chóe chì vì sự chen ngang này. Có lẽ chính vì những việc như trên mà người Nga gọi ta là “đồ khôn lỏi” chăng?

Kể ra thì rất là nhiều chuyện, nhưng theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì chính người Việt ta đã tạo ra những hình ảnh xấu trong con mắt người Nga, cái nghèo khó, sự thiếu hiểu biết luôn làm chúng ta hèn đi trong con mắt của họ. Còn người Nga chẳng qua vì nền kinh tế thời đó chưa mở cửa nên cái gì xa xỉ cũng thiếu, cũng hiếm chính vì thế họ khát khao được tiếp cận những thời trang mới để làm đẹp bản thân mà thôi chứ họ đâu có “ngố” chút nào.

Lê Thắng