Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Việt Nam Đánh Thắng Mỹ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tại Sao Việt Nam Đánh Thắng B

Cuốn sách Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52: Những chuyện bây giờ mới kể của trung tướng, phó giáo sư, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thu do NXB Trẻ xuất bản chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2020) giúp bạn đọc hiểu thêm về tinh thần chiến đấu trí tuệ, anh dũng và sáng tạo của binh chủng Phòng không – không quân. 

* Thêm lý giải góc độ khoa học

Tính từ thời điểm cuối tháng 12-1972, khi Bộ đội Phòng không – Không quân Việt Nam chiến đấu dũng cảm, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội và một số địa phương miền Bắc, làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trên không đến nay, thấm thoắt đã trải qua gần nửa thế kỷ. Suốt từ đó đến nay, theo trung tướng Lâm Quang Đại – Chính ủy Quân chủng Phòng không – không quân Việt Nam, thì “đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là bằng cách nào và làm thế nào mà lực lượng Phòng không – không quân miền Bắc Việt Nam, chỉ trang bị các loại súng, pháo, tên lửa SAM-2 và máy bay MIG-21, lại có thể bắn trúng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ – loại được mệnh danh là “Siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm”.

Trung tướng Phan Thu (sinh năm 1931) là tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm trung tướng, phó giáo sư.

– Năm 1947, ông là đoàn viên thanh niên cứu quốc, phụ trách công tác thiếu nhi và tham gia dạy bình dân học vụ. Năm 1950, ông nhập ngũ và và theo học Trường Lục quân. Năm 1972, ông là Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Cục Kỹ thuật quân chủng Phòng không – không quân. Sáng kiến chống nhiễu của Quân chủng Phòng không – không quân từ năm 1968-1972 có sự đóng góp lớn của trung tướng Phan Thu và các đồng chí trong Tiểu đoàn Nhiễu đã được Đảng, Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật.

– Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Kỹ thuật quân sự, Cục trưởng Cục Kỹ thuật quân chủng phòng không.

– Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (dự khuyết) và khóa VII, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX. Ông là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

– Sách đã xuất bản: Cuộc đối đầu không cân sức (năm 2014, tái bản năm 2020), Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52: Những chuyện bây giờ mới kể (năm 2020).

* Mọi người đều góp công

Rất nhiều chính khách, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà quân sự lẫn học giả trên thế giới và Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá về chiến dịch, về nghệ thuật tác chiến phòng không. “Trong dư luận, đã có những câu hỏi được đặt ra như: Tại sao Việt Nam đánh thắng được B-52?; Tại sao B-52 bị bắn hạ ở Việt Nam trong khi trên toàn thế giới, chưa một nước nào làm được việc đó?” – tác giả, trung tướng Phan Thu cho biết.

Và người anh hùng từng chứng kiến, tham gia vào chiến dịch đánh thắng B-52 năm xưa lý giải: “Để đánh thắng B-52, ta đã dốc sức và tích cực chuẩn bị trên các mặt trận, từ cấp chiến lược đến cấp chiến dịch và cấp chiến thuật. Mọi người trong Quân chủng đều đóng góp phần của mình, từ người lãnh đạo chỉ huy, đến người chiến binh ngồi trên mâm pháo, bên giàn tên lửa, trên máy bay chiến đấu, trong trạm xưởng, trong phòng thí nghiệm khoa học kỹ thuật…”.

Trung tướng Lâm Quang Đại bày tỏ hy vọng “những thông tin do cuốn sách cung cấp sẽ giúp độc giả hiểu thêm về những năm tháng hào hùng của bộ đội Phòng không – không quân, về các chiến công và những con người đã làm nên chiến thắng vĩ đại ấy, đồng thời góp phần khơi dậy lòng tự hào và trọng trách của các thế hệ sau trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc bầu trời, chủ quyền lãnh thổ và biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

* Một dân tộc bất khuất

Cuốn sách có những tư liệu quý do tác giả có được “từ việc sâu sát, thâm nhập, cùng các cộng sự tham gia chiến đấu với bộ đội”, bao gồm những thông tin về nhiễu, những thủ đoạn sử dụng tên lửa Shrike của địch, những đánh giá từ hai phía, những bản vẽ, ảnh chụp các dạng nhiễu của địch trên màn hiện sóng các loại radar của ta, những hình ảnh về máy bay, bom đạn, các khí tài gây nhiễu của địch do tác giả chụp lại từ các tạp chí quân sự nước ngoài kể từ năm 1967… Từ đó, trung tướng Phan Thu đưa ra những phân tích dưới góc độ khoa học kỹ thuật trong “chiến dịch Điện Biên Phủ trên không” hết sức sâu sắc, có giá trị chuyên môn cao. Một số uẩn khúc từ chiến dịch cách đây gần 50 năm cũng được tác giả cố gắng làm sáng tỏ như “không có việc nối tầng đánh B-52”, “tên lửa SAM-3 lỡ hẹn đánh B-52”, cùng những bài học rút ra sau chiến thắng…

Nhà quân sự nhiều kinh nghiệm như trung tướng Phan Thu cũng bộc bạch những trăn trở về tương lai với độc giả sách Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52: Những chuyện bây giờ mới kể: “Nếu có cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc khác thì tác chiến phòng không trong nhiễu đương nhiên là mạnh hơn những gì ta đã gặp, thủ đoạn sử dụng tên lửa chống radar sẽ phổ biến hơn và lắt léo hơn. Không những thế, chúng ta còn phải tiến hành tác chiến phòng không trong điều kiện tàng hình với các loại máy bay không người lái và nhiều loại phương tiện kỹ thuật hiện đại, vũ khí điều khiển qua internet, điều khiển bằng tia lazer với công nghệ cao… Chiến tranh trong tương lai còn là chiến tranh mạng, xảy ra ngay trong thời bình lẫn thời chiến mà chúng ta không thể coi thường”.

Dù vậy, trung tướng Phan Thu khẳng định mạnh mẽ: “Một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Bao nhiêu xương máu và mồ hôi nước mắt của cha ông nhiều thế hệ đã đổ ra để có và giữ được mảnh đất này. Một dân tộc như vậy, vạn người như một, triệu người như một, sẽ không có kẻ xâm lược nào có thể khuất phục được”.

Lời tâm huyết của vị tướng

Trung tướng Phan Thu bày tỏ niềm tự hào về ý chí và trí tuệ Việt Nam đã bắn rơi B-52. Ảnh tư liệu: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Lịch sử ghi nhận trận Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không là một trong những trận chiến vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, góp phần cho việc ký kết Hiệp định Paris, để sau đó 2 năm dẫn đến đại thắng mùa xuân năm 1975. Đất nước giành được độc lập hoàn toàn và thống nhất, đưa giang sơn gấm vóc của tổ tiên về một mối.

Chiến tranh đã kết thúc, có 3 vấn đề còn nợ mà chúng ta phải nghiên cứu tiếp để chủ động chuẩn bị nếu có cuộc chiến tranh khác xảy ra. Đó là:

1. Nhiễu SAM-3 sẽ xảy ra như thế nào, nếu chiến tranh vẫn tiếp tục?

2. Đánh những loại máy bay ném bom như B-52 đối với các yếu địa ven biển như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh… sẽ phải giải quyết thế nào để khắc phục khó khăn của ta như B-52 đã vào đánh Hải Phòng ngày 16-4-1972? Việc không cho máy bay và hạm tàu gây nhiễu ngoài đội hình vào gần là điều tối quan trọng để tên lửa phòng không đánh các loại máy bay ném bom kiểu đó.

3. Loại máy gây nhiễu mới khi máy bay chiến thuật đóng giả B-52 là loại gì? Là ALQ-87 hay ALQ-101? Có phải địch lại gây nhiễu rãnh đạn đợt mới đã được cải tiến, khiến 36 quả đạn của các trung đoàn 257 và 261 đều bị tự hủy hay không? Nhiễu rãnh đạn còn nguy hiểm hơn rãnh mục tiêu nhiễu. Rãnh mục tiêu bị nhiễu, ta còn có cách đánh 3 điểm, cần đánh giá chính xác sự nguy hiểm của nhiễu rãnh đạn so với nhiễu rãnh mục tiêu mà nghiên cứu cải tiến rãnh đạn tên lửa hiệu quả hơn nữa. Cần đặt những vấn đề trên để tiếp tục giải quyết.

Trung tướng PHAN THU

Yến Thanh

Phát huy triệt để ý chí và trí tuệ Việt Nam

Trả lời phỏng vấn Đồng Nai cuối tuần nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2020), Trung tướng Phan Thu chia sẻ nhiều điều tâm đắc:

“Suốt gần 50 năm qua, ở nhiều lần kỷ niệm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, chúng ta đều nói về các nguyên nhân của thắng lợi. Mỗi người đều nói về những khía cạnh mà mình cảm thấy thích thú. Lần này, tôi cũng vậy. Có những nét đặc biệt làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trên không mà tôi đề cập trong cuốn sách mới của mình là:

1- Nguyên nhân tổng hợp, đó là: cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật, Việt Nam đều chủ động, không bị bất ngờ, chủ động chuẩn bị, hạn chế những điểm mạnh, khoét sâu các điểm yếu của B-52, phát huy những điểm mạnh của ta, khiến ta mạnh hơn và đánh thắng đối phương.

2- Nguyên nhân về khoa học kỹ thuật. Đối phương dùng khoa học kỹ thuật để chế áp ta. Ta cũng sử dụng khoa học kỹ thuật để đánh thắng lại.

3- Ta đã có một cách đánh B-52 thông minh, sáng tạo vừa đánh thắng địch vừa bảo vệ mình. Ta đã chọn cự ly thích hợp để phát sóng làm sao vừa bắt được mục tiêu chọn được cách đánh vượt nửa góc là phương pháp bắn chính xác nhất của SAM-2, vừa hạn chế tên lửa Shrike của đối phương; đã phát huy cách đánh 3 điểm, một phương pháp thụ động “gậy ông đập lưng ông” rất hiệu quả. Chúng ta đã xử lý nhanh, thành thạo và chính xác cách thay đổi phương pháp bắn ngay trong quá trình điều khiển đạn. Tóm lại quân ta đã có cách đánh tổng hợp, phát huy triệt để ý chí và trí tuệ Việt Nam.

4- Tác chiến điện tử và chống tên lửa bám theo cánh sóng radar giữa ta và đối phương diễn ra giằng co, kéo dài suốt cuộc chiến tranh ở miền Bắc theo hướng một chiều: Mỹ tập trung gây nhiễu và sử dụng tên lửa Shrike, ta thì chủ yếu là chống nhiễu (vạch nhiễu tìm thù) và hạn chế tên lửa Shrike mà thôi. Nhiều lúc đối phương gây cho ta nhiều khó khăn như khi nghiên cứu cách đánh bằng phương pháp 3 điểm, chống nhiễu rãnh đạn, cải tiến kỹ thuật chống nhiễu và chống Shrike… Ta phải tác chiến trong một cuộc chiến tranh không cân sức, nhưng rồi chúng ta cũng vượt qua, vượt trên, mạnh hơn đối phương và chiến thắng.

* Trong sách, trung tướng có nói mình “lược viết những điều thấm thía”, đó là…?

– Điều mà tôi gửi gắm ở quyển sách là niềm tự hào về ý chí và trí tuệ Việt Nam đã bắn rơi B-52 mà trên thế giới cho đến nay vẫn chưa một nước nào làm được việc ấy. Tôi vô cùng vui sướng và thích thú khi được viết trong quyển sách của mình: “Chúng ta đã giành thắng lợi bằng chính thực lực của mình, bằng sức mạnh của mình mà không hề có sự may rủi nào!”. Hoặc câu: “Ta đã mạnh hơn địch, quật đổ thần tượng B-52 theo nghĩa bóng và xuống bùn đen ở hồ Ngọc Hà theo nghĩa đen”.

* Xin Trung tướng cho biết vai trò của việc nắm bắt công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại trong quân chủng quốc phòng ngày nay?

– Việt Nam chúng ta nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Coi trọng vai trò của con người trong chiến tranh, nhưng không bao giờ coi nhẹ vũ khí trang bị, khoa học kỹ thuật quân sự. Ngày nay, trong sự phát triển của khoa học và công nghệ, trên thế giới, chúng ta phải từng bước hiện đại hóa quân đội, thậm chí ở một số ngành đòi hỏi phải hiện đại hóa nhanh để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng.

* Xin chân thành cảm ơn trung tướng và kính chúc ông thật nhiều sức khỏe.

Y.Thanh (thực hiện)

Vì Sao Việt Nam Chiến Thắng Còn Mỹ Thất Bại Trong Cuộc Chiến Covid

Chiến thắng trong cuộc chiến chống Mỹ và giờ là thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng này đều nhờ khả năng điều phối người dân hành động, định hướng truyền thông và kiểm soát cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân một cách đồng bộ.

Trong khi Việt Nam chưa có ca tử vong chính thức nào vì dịch Covid-19 thì tại Mỹ, quốc gia từng là kẻ thù chiến tranh trong lịch sử, số người thiệt mạng vì đại dịch này giờ đã vượt qua cả con số thương vong trong cuộc chiến mà họ hay gọi là “Chiến tranh Việt Nam”.

Theo số liệu mới nhất, con số người chết vì đại dịch Covid-19 tại Mỹ hiện 69.680. Trong khi đó, tổng số người Mỹ đã chết trong cuộc chiến với Việt Nam là khoảng 58.220 người, bắt đầu bằng cái chết của hai cố vấn người Mỹ năm 1959 và kết thúc vào năm 1975 khi quân Mỹ buộc phải rút khỏi nước ta.

Dù có chung đường biên giới với Trung Quố c – nơi đầu tiên bùng phát dịch bệnh, số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam mới chỉ dừng ở con số 271 và không có bất kỳ một ca tử vong nào. Nhiều người tin rằng số ca lây nhiễm tại Việt Nam có thể nhiều hơn do hiện mới chỉ kiểm tra được trên 88.000 người, vậy nhưng dù sao nước ta vẫn là một trong những quốc gia có tỉ lệ tử vong vì Covid-19 thấp nhất thế giới.

“Đội ngũ của chúng tôi tại Hà Nội đang làm việc rất sát sao cùng với Bộ Y tế. Và theo những thông tin mà tôi nhận được thì tính tới thời điểm này, không có bất cứ một dẫn chứng nào cho thấy các con số đó là sai lệch”, ông MacArthur, đại diện của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) tại Thái Lan khẳng định.

Trái ngược với vị thế và sự hùng hậu về tài nguyên của Mỹ so với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, chính phủ Mỹ đã không có những động thái nhanh nhạy trong việc ứng phó với đại dịch ngay từ những bước đầu, bỏ qua cơ hội trong những khoảng thời gian quan trọng và quý báu, đó là một trong những yếu tố dẫn đến con số tử vong tăng cao tại nước này.

Chính phủ Mỹ đã không phối hợp hiệu quả trong công cuộc truyền tải những tin tức về sức khỏe và những thông điệp bảo vệ an toàn cho cộng đồng, hay lan tỏa thông điệp về dịch bệnh và sức khỏe qua những chương trình phát sóng, những ấn phẩm in ấn truyền thông, những áp phích đường phố hay nhiều cảnh báo khác như cách mà Hà Nội đã làm trong cuộc chiến với đại dịch lần này.

Chiến thắng trong cuộc chiến chống Mỹ và giờ là thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng này đều nhờ khả năng điều phối người dân hành động, định hướng truyền thông và kiểm soát cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân một cách đồng bộ.

Ngày 23/4, một số văn phòng, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, địa điểm du lịch, trung tâm thể dục và một vài nơi khác tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng nhưng một vài nơi khác đã bắt đầu mở cửa trở lại sau lệnh cách ly xã hội từ ngày 1/4. Quyết định nới lỏng cách ly của chính phủ được ban hành do không còn những ca nhiễm mới trong nhiều ngày.

Một số những địa điểm mang rủi ro cao như các lễ hội, vườn thú, các tiệm làm đẹp hay những cơ sở kinh doanh vẫn tiếp tục đóng cửa. Một số tỉnh thành như Bắc Ninh, Hà Giang hay các khu vực lân cận trong Hà Nội vẫn chịu lệnh bán phong tỏa.

“Chúng ta cần học cách sống chung với đại dịch. Chúng ta không thể để nó phá hủy nền kinh tế hay đất nước. Chúng ta cần đặt tính mạng người dân lên đầu và tiếp tục áp dụng các biện pháp chặt chẽ để kiểm soát dịch bệnh”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Chiến lược “cùng sống an toàn” này cho phép người dân làm việc nhưng vẫn phải duy trì khoảng cách xã hội, thường xuyên rửa tay và khai báo thông tin sức khỏe khi di chuyển giữa các tỉnh thành.

Các chuyến bay quốc tế vẫn bị hạn chế nhưng một số chuyến cũng như giao thông công cộng tại Việt Nam đã bắt đầu hoạt động trở lại. Trường học cũng đã bắt đầu mở cửa đón học sinh trở lại.

“Mọi người được yêu cầu kiềm chế nói chuyện, ăn uống và phải đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng”, cổng thông tin của Chính phủ khuyến cáo.

Thế nhưng tại Mỹ, chính phủ lại phản ứng bằng những “bản vá” của lệnh phong tỏa với nhiều hạn chế khác nhau. Trong khi một số bang và các thành phố lớn áp dụng lệnh buộc ở nhà một cách nghiêm ngặt thì tại một số nơi khác lại dường như không chịu ảnh hưởng nhiều từ lệnh kiểm soát.

Những cách ứng phó không đồng đều ấy còn bắt đầu trong những ngày khác nhau, cho phép virus nguy hiểm này có thể lan từ những nơi đã bị phong tỏa và làm lây nhiễm những địa điểm vẫn còn mở cửa.

Cũng phải nhắc đến rằng, Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu khi đối phó với các dịch bệnh đến từ quốc gia láng giếng Trung Quốc như dịch SARS, cúm gia cầm và cúm lợn.

Bí quyết chiến thắng đại dịch của Việt Nam được tiết lộ khi nhìn về quãng thời gian qua khi cả nước gồng mình chống dịch.

Ngày 16/1, Bộ Y tế cảnh báo chính phủ về cách để ngăn chặn một đại dịch sắp bùng phát. Chính phủ đã phổ biến tới hàng trăm bệnh viện và phòng khám tại Việt Nam vào ngày 21/1 tinh thần đối phó với bệnh dịch.

Ca nhiễm đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào ngày 23/1 khi hai bố con người Trung Quốc bay sang từ Vũ Hán vào ngày 13/1.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh đã được thiết lập ngay vào ngày 30/1 khi Hiệp hội sức khỏe thế giới (WHO) công bố virus là một “Mối lo ngại quốc tế về tình trạng khẩn cấp sức khỏe cộng đồng”.

Đầu tháng Hai, Việt Nam bắt đầu cảnh báo cộng đồng và tạo một trang web thông tin. Tiếp đó, những lệnh phong tỏa của chính phủ đã gần như giải tỏa hoàn toàn những nhóm tập trung đông người trên đường phố và tại một số tỉnh thành, khu vực. Người dân dần chỉ được phép ra ngoài để mua thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác.

Cảnh sát được điều động để phạt những cá nhân không đeo khẩu trang khi ra đường, cảnh báo “sẽ bỏ tù” nếu người dân không đeo khẩu trang khiến lây bệnh cho người khác và ra lệnh cấm tụ tập từ 20 người trở lên.

Thành phố cũng cho cách ly tất cả các khu vực xuất hiện ca nhiễm Covid-19. Đội ngũ Y tế đã đi kiểm tra từng nhà quanh khu vực xuất hiện các ca nhiễm mới.

“Họ thực sự đang làm công việc của mình. Tôi cho rằng đó chính là lý do Việt Nam có thể duy trì số ca lây nhiễm nhỏ như vậy”, ông Takeshi Kasai, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết.

Hàng chục ngàn người, bao gồm cả người dân lẫn khách du lịch đến Việt Nam đều trở thành đối tượng bị cách ly tại các khu tập thể quân đội khắp đất nước. Tại đó, những người lính đã đặt các suất ăn theo bữa bên ngoài mỗi phòng.

Trong tuần đầu tiên của tháng Ba, Việt Nam đã nhanh chóng cho dừng tất cả các chuyến bay đến, qua hay đi từ Trung Quốc. Chính quyền cũng theo dõi sát sao những hành khách từ các chuyến bay quốc tế, và ban lệnh cấm nhập cảnh đối với các khách quốc tế sau ngày 22/3, ngoại trừ công dân Việt Nam trở về nhà hay những cá nhân khác thì đều phải trải qua hai tuần cách ly.

Khi Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội và quán bar Buddha tại TP Hồ Chí Minh trở thành điểm nóng của dịch bệnh, một lệnh phong tỏa quy mô lớn đã được ban hành vào ngày 1/4.

Trái ngược với những lùm xùm trong cuộc chiến đại dịch tại Mỹ, thành công của Việt Nam đã đến đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam đánh bại Mỹ, thống nhất đất nước. Một lần nữa, Việt Nam đã thể hiện được sự ấn tượng, một sức mạnh không ngờ của một quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé dù vẫn đang gánh chịu những vết thương chiến tranh nhưng không có sự mất mát nào mà đại dịch Covid-19 này đem lại.

(Nguồn: ASIATIMES)

Mỹ Có Thể Thắng Trong Chiến Tranh Việt Nam Hay Không?

Biên dịch: Phan Nguyên

Lịch sử của cuộc chiến như được dạy trong các lớp học đại học dựa trên hai giả định chính. Thứ nhất, cuộc chiến là không cần thiết; “thuyết domino”, hay ý tưởng cho rằng việc cộng sản giành phần thắng ở Việt Nam sẽ dẫn tới sự sụp đổ ở phần còn lại của Đông Nam Á là sai. Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hơn là một nhà cộng sản, và vì vậy Hoa Kỳ không cần phải lo lắng về việc “đánh mất Việt Nam”. Thực tế rằng phần lớn các quân cờ domino không sụp đổ sau khi Nam Việt Nam bị đánh bại năm 1975 là bằng chứng rõ ràng nhất.

Giả định thứ hai cho rằng người Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến này. Theo quan điểm lịch sử chính thống, Hoa Kỳ đã không bao giờ có thể chiến thắng bởi vì sự quyết tâm của những người cộng sản Việt Nam được nói là lớn hơn rất nhiều so với quyết tâm của đồng minh Nam Việt Nam của Mỹ. Không có chiến lược thay thế nào có thể mang lại thành công và vì vậy Hoa Kỳ chắc chắn phải từ bỏ Nam Việt Nam sau khi hứng chịu những thương vong kéo dài.

Khi tôi tiếp tục nghiên cứu về Việt Nam tại chương trình sau đại học, tôi bắt đầu nghi ngờ cả hai giả định này. Bằng cách đào sâu vào các khía cạnh của cuộc xung đột, tôi đã bắt gặp rất nhiều thông tin chưa được khai thác, chỉ cho tôi đi theo một hướng khác rất nhiều. (Nhiều khám phá mà tôi có được này là nhờ Merle Pribbenow, một nhà ngôn ngữ học đã nghỉ hưu, người tìm thấy và biên dịch một lượng lớn tài liệu và thông tin lịch sử từ đối phương). Những nguồn Bắc Việt Nam này đã mang lại những ánh sáng đặc biệt giúp soi rọi cho các tranh luận đã có từ lâu. Các tài liệu này chỉ ra rằng Bắc Việt đã kiểm soát cuộc kháng chiến ở Nam Việt Nam ngay từ đầu, ngay cả khi các nhà tuyên truyền của Hà Nội thuyết phục những người phương Tây cả tin rằng đó chỉ là một phong trào địa phương. Các tài liệu này cũng bác bỏ một quan điểm có từ lâu rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã suy yếu về mặt quân sự tại thời điểm Ngô Đình Diệm bị ám sát vào tháng 11 năm 1963.

Các khám phá khác bắt nguồn từ quá trình tìm hiểu về các khía cạnh của cuộc chiến mà từ trước tới đó đã bị bỏ qua. Không sử gia nào trước đó đã xem xét chi tiết những gì đã diễn ra ở các quân cờ domino láng giềng khi Lyndon Johnson đưa ra quyết định định mệnh vào năm 1965 là đưa thêm bộ binh Mỹ tham gia vào cuộc chiến. Trong thực tế, tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Australia, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore, các nhà lãnh đạo chống cộng đã cảnh báo rằng sự sụp đổ của Nam Việt Nam sẽ khiến cho tất cả các quân cờ domino Đông Nam Á sụp đổ theo, và họ sẵn sàng đưa quân tham gia vào sự nghiệp chống cộng. Bỗng nhiên, “thuyết domino” lại nghe thuyết phục hơn nhiều.

Khi tôi nhận ra các khía cạnh chưa được khám phá rõ ràng là rất rộng lớn, cuốn sách lịch sử về Chiến tranh Việt Nam mà ban đầu tôi định thực hiện trong một tập đã trở thành một bộ ba tập. Tập đầu tiên đề cập tới giai đoạn 1954 – 1965 phải mất 7 năm mới hoàn thành. Có tựa “Triumph Forsaken”, cuốn sách nhanh chóng bị gọi là “xét lại lịch sử” vì nó thách thức tận gốc rễ các quan điểm chính thống đương thời và mang cùng tính chất với một số lượng nhỏ các cuốn sách khác được đánh giá tương tự như “A Better War” của Lewis Sorley và “Dereliction of Duty” của H.R. McMaster.

Cuốn sách chỉ ra rằng Hồ Chí Minh là một người cộng sản kiên định, và cũng giống như những đồng minh Liên Xô và Trung Quốc, ông giữ chặt quan điểm Mácxít- Lêninnít rằng người cộng sản tất cả các nước nên hợp tác với nhau nhằm mở rộng cách mạng thế giới. Cho tới thời điểm Johnson quyết định triển khai lục quân tại Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh và các đồng minh của mình đã gần hoàn thành mục tiêu biến tất cả Đông Nam Á thành cộng sản, và họ gần như chắc chắn đã thành công nếu Hoa Kỳ không can thiệp. Sự can thiệp của Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho một cuộc đảo chính chống cộng ở Indonesia và sự tự phá hủy của Trung Quốc trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đồng thời mang lại thêm thời gian cho các quân cờ domino châu Á khác nhằm tăng cường sức đề kháng của mình.

Tôi lập luận rằng cuộc chiến không chỉ cần thiết mà còn có thể thắng được nếu có các quyết định chiến lược phù hợp hơn. Sai lầm quan trọng nhất chính là quyết định của đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam Henry Cabot Lodge bật đèn xanh cho một cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, sự kiện đã làm đổ vỡ bộ máy an ninh Nam Việt Nam và khiến Bắc Việt Nam khởi động một cuộc xâm nhập quy mô lớn vào miền Nam. Một sai lầm khác là quyết định của Johnson không đưa lực lượng bộ binh của Hoa Kỳ vào Lào nhằm cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh, một bước đi có thể đã làm biến đổi cuộc chiến và tiết giảm nhu cầu tăng cường lực lượng của Hoa Kỳ.

Tôi nêu chuyện này lên không phải là để than thân trách phận, chuyện không may của tôi với giới học giả đã dẫn tôi tới những vận may bất ngờ khác khi tôi có cơ hội giảng dạy những sinh viên tuyệt vời tại các trường đại học quân sự của Hoa Kỳ và tiến hành nghiên cứu về các vấn đề nóng hổi khác. Thay vào đó, tôi muốn chỉ ra những mối nguy hiểm đối với xã hội mà một nền học thuật bị chính trị hóa có thể gây ra. Dù nghề này tuyên bố là chỉ có thể phát triển nếu có những ý tưởng mới và các tranh luận thay vì tẩy chay những người dám thách thức các quan điểm chính thống, thì nó lại cướp đi của sinh viên cơ hội được tiếp cận những suy nghĩ nghiêm túc và khuyến khích phần còn lại của xã hội tảng lờ chúng. Cách duy nhất để giới học thuật giành lại vai trò của mình là chỉ ra rằng họ sẵn sàng chấp nhận các thách thức và sẽ nghiêm túc xem xét các ý tưởng mới.

Lật lại những quan điểm chính thống về Chiến tranh Việt Nam ngày nay cũng quan trọng không kém gì trước đây. Khi còn làm tư vấn tại Afghanistan, Iraq và các khu vực xung đột khác, tôi đã chứng kiến các chính trị gia, sĩ quan quân đội, nhà báo và các nhà khoa học chính trị tìm cách áp dụng những bài học của Việt Nam vào bối cảnh mới. Càng chứng kiến tôi càng trở nên tin rằng hiểu biết lịch sử hời hợt và việc phụ thuộc quá nhiều vào lý thuyết hàn lâm đều mang lại những lời khuyên không đúng, những lời khuyên có thể khiến nhiều người bị giết và thậm chí là cả thất bại trong một cuộc chiến.

Trong suốt năm 1967, các cố vấn Nhà Trắng và các lãnh đạo nước ngoài liên tục thúc giục Johnson thay đổi hướng đi để nói với công chúng Mỹ tại sao nước Mỹ tham chiến tại Việt Nam và các mục tiêu mà Mỹ muốn đạt được là gì. Nhưng Johnson đã không làm điều đó ngay cả khi ông ngày càng nhận ra những hậu quả tồi tệ xuất phát từ sự im lặng của mình. Johnson thừa nhận vào mùa thu năm đó rằng “nếu lịch sử kết tội chúng ta thì đó là vì chúng ta đã tiến hành một cuộc chiến mà không cố gắng khơi dậy lòng ái quốc”.

Chiến Tranh Vn Nhìn Từ Israel Và Câu Hỏi ‘Vì Sao Mỹ Không Thắng?’

Cựu tổng tham mưu trưởng Israel Moshe Dayan thăm Nam VN vài tuần năm 1966 để tiên đoán chiến lược của Hoa Kỳ và VNCH ‘sẽ dẫn tới thất bại’.

Sang Nam Việt Nam với tư cách nhà báo để hành quân cùng quân Mỹ, cựu tham mưu trưởng Quân lực Israel, Moshe Dayan phê phán chiến lược của Hoa Kỳ và ấp chiến lược của VNCH.

Đến thăm một khu trù mật xây dựng theo mô hình trước đó gọi là ‘ấp chiến lược’ (strategic hamlet), ông mô tả người dân có cái nhìn thù nghịch, trẻ em nhìn thật khốn khổ (children looked wretched) và kể rằng khi ông muốn phỏng vấn, những người phụ nữ đã “lùi lại, cố thủ”.

Ông gọi các làng quê trong ấp chiến lược “trông thảm hại như trại tỵ nạn”.

Ông kể lại chính Tướng Nguyễn Cao Kỳ “ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp” của miền Bắc, và tin rằng hỏa lực mạnh của Hoa Kỳ không ‘nhổ rễ’ được tính chính danh của phía cộng sản.

Bài học Israel ngày nay rút ra từ chuyến thăm của ông Dayan là “Israel cần tự lực để bảo vệ mình trước các thách thức”, theo một trang web của Israel hồi 2017.

Moshe Dayan sang Việt Nam làm gì?

Cuốn ‘Vietnam Diary’ (Nhật ký Việt Nam) xuất bản năm 1977 kể lại nhiều về thời gian tác giả sang Nam Việt Nam hơn 10 năm trước đó và nay vẫn là cuốn sách nổi tiếng.

Nhưng nhiều quan sát quan trọng của Moshe Dayan sau chuyến đi vào tháng 7-8/1966 đã được đăng trên các báo quốc tế ngay trong năm.

Vào thời điểm sang Việt Nam, Moshe Dayan, 51 tuổi, đã từng là chỉ huy cao cấp nhất của quân đội Israel và nắm các chức vụ bộ trưởng, nhưng tạm thời bị ‘thất sủng’.

Sinh năm 1915, và bắt đầu cầm súng năm 14 tuổi, Moshe Dayan tham gia Thế Chiến 2 ở phe Đồng minh và là tư lệnh Jerusalem trong cuộc chiến giành độc lập cho Israel.

Năm 1953, khi mới 38 tuổi, ông lên làm tổng tham mưu trưởng quân đội Israel, hàm trung tướng, và thiết kế ra chiến dịch Sinai (1956), thực hiện nó hoàn hảo, được lưu danh là ‘người hùng trận Sinai’.

Tuy vậy, năm 1965, ông là chính trị gia của đảng đối lập và rất cần một chiến tích, một sự kiện gì đó để “tái xuất giang hồ” trên chính trường Israel.

Được tờ báo Maariv ‘thuê’ làm phóng viên chiến trường sang Nam Việt Nam, Moshe Dayan nhận lời ngay, bất chấp chỉ trích trong nước.

Đảng Cộng sản Maki ở Israel chất vấn chính phủ trong Quốc hội về chuyến đi vì cho rằng một nhân vật nổi tiếng như vậy bước chân vào cuộc chiến gây tranh cãi chỉ làm tổn hại tính trung lập của Israel.

Dù vậy, Moshe Dayan vẫn sang Việt Nam, và đáp xuống Sài Gòn ngày 25/07/1966.

Chuyến đi đã vượt quá yêu cầu của một ‘phóng viên’ dù về bài vở cho tờ báo, ông có phỏng vấn nhiều quan chức, tướng tá quân đội Mỹ và VNCH.

Moshe Dayan coi “cuộc chiến Việt Nam là phòng thí nghiệm chiến tranh tuyệt vời nhất” vào thời điểm đó trên toàn cầu và đã ra trận thực sự.

Nhật ký của ông nghi lại chi tiết chuyện lên hàng không mẫu hạm Constellation, bay trực thăng vận đến Plây Mê, nằm rừng nghe tiếng pháo sát vùng giới tuyến với Bắc Việt.

Ngoài ra, ông đã cùng hai đơn vị lính Mỹ (Thủy quân lục chiến và Mũ nồi xanh) đi tuần tra “tìm và diệt” các cán binh Việt Cộng trong rừng rậm.

Moshe Dayan còn chứng kiến cảnh quân đội Mỹ hỏi cung một chiến binh cộng sản, và bị người này “nhổ vào mặt”.

Ông ghi nhận với một kẻ thù không sợ chết và khinh bỉ người Mỹ như vậy, cuộc chiến không có tương lai.

Trải nghiệm và dự báo của Moshe Dayan về chiến tranh ở VN

Nhưng trước khi sang Việt Nam, Moshe Dayan đã chuẩn bị rất kỹ về nguồn gốc của cuộc chiến ở Việt Nam.

Ông sang Paris nói chuyện với các tướng Pháp từng đánh Việt Minh ở Đông Dương, sang London gặp cả cựu tổng tư lệnh quân đội Anh trong Thế chiến II, thống chế Bernard Montgomery, người Dayan đã quen từ trước.

Người hùng của trận El Alamein nói với Dayan, người hùng của trận sa mạc Sinai rằng “Hoa Kỳ thực hiện một chiến lược sai lầm”.

Vị nguyên soái 78 tuổi của Anh Quốc nói “hỏa lực quá mức, ném bom hung bạo” của Mỹ ở Nam Việt Nam là chính sách “điên rồ”.

Tới Washington để tìm hiểu chiến lược này từ chính miệng những người Mỹ, Moshe Dayan được “ba đại tá rất hung hăng (gung-ho)nói cho biết rằng người Mỹ sẽ chiến thắng” ở Việt Nam.

Ông cũng được gặp ba nhân vật có ảnh hưởng nhất của chính phủ Mỹ thời Kennedy và Johnson: cố vấn an ninh quốc gia Walt Rostow; cựu đại sứ tại VNCH tướng Maxwell Taylor và bộ trưởng quốc phòng Robert S. McNamara.

“Cả ba nhân vật diều hâu của cuộc chiến đều nói với Dayan rằng chiến thuật ‘Tìm và Diệt’ sẽ đem lại thắng lợi, và họ cũng khen nức nở đồng minh Nam VN”, theo Marc Leepson viết về câu chuyện này trên trang HistoryNet.

Tại Sài Gòn, ông Moshe Dayan được các vị tướng cao cấp nhất của VNCH là Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đón tiếp nồng hậu.

Ông ngạc nhiên khi nghe tướng Kỳ, ở vị trí Thủ tướng (Chủ tịch Hội đồng Hành pháp̣) bày tỏ sự ngưỡng mộ với đại tướng của trận Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng quốc phòng của Bắc Việt Nam.

Dayan gặp Tư lệnh lực lượng Mỹ, tướng William Westmoreland; ăn tối với tướng Harold K. Johnson, tổng tham mưu trưởng Quân lực Hoa Kỳ cũng đang có mặt tại Sài Gòn.

Dayan còn họp với trung tướng Stanley R. “Swede” Larsen, tư lệnh I Field Force.

Sau đó là gần năm tuần ra chiến trường và không ít lần ông “sống sót dưới làn đạn”.

Trong một chuyến ra chiến trường cùng Đại đội Không kỵ 1st Cavalry, Moshe Dayan chứng kiến sự thiệt hại của quân đội Mỹ.

“Bị phục kích, đơn vị vừa đáp xuống ở một chỗ cách đó 300 thước, bị cắt thành tp̀ng mảnh, và hứng chịu 70% thương vong: 25 chết tại chỗ, 70 bị thương. Trong số tử sĩ có một trung đội trưởng chết vô tình vì đạn lạc trúng vào quả lựu đạn anh ta đeo bên hông”, Dayan viết trong nhật ký.

Số trực thăng Hoa Kỳ dùng ở Nam VN là 1700 chiếc, nhiều hơn toàn bộ con số ở châu Âu, Dayan ghi nhận.

Hai ngày tại trại biệt kích ở Plây Mê cho Moshe Dayan thấy sức mạnh của hỏa lực Mỹ. Ông chứng kiến một đơn vị 130 lính Đại Hàn chống trả cuộc tấn công của 1000 Việt Cộng, và họ gọi phi pháo tới yểm trợ.

“Người Mỹ nã vào đón hơn 21 ngàn quả pháo, nhiều hơn toàn bộ số đạn pháo binh Israel dùng trong chiến dịch Sinai và chiến tranh giành độc lập cộng lại.”

Nhưng chuyến đi thực tế của Moshe Dayan chỉ khiến ông thêm tin tưởng rằng người Mỹ “tiến hành một kiểu chiến tranh sai ở Việt Nam mà giỏi nhất thì họ hòa”.

Còn phía cộng sản ‘sẽ không thắng được người Mỹ nhưng cũng sẽ không để bị đẩy ra ngoài Nam VN”, ông kết luận.

Hỏa lực áp đảo của Hoa Kỳ không đem lại hiệu quả vì “họ không đánh Việt Cộng, không đánh Hồ Chí Minh, không đánh Bắc Việt Nam, mà đang đánh cả thế giới”.

Theo Moshe Dayan, người Mỹ kiêu ngạo tin rằng qua cuộc chiến ở Nam Việt Nam họ muốn tỏ ra cho cả thế giới, gồm cả Anh, Pháp, Liên Xô rằng nước Mỹ đầy sức mạnh ra sao.

“Họ muốn chứng tỏ rằng quyết định của người Mỹ là trên hết, và khi họ bước chân vào bất cứ cuộc chiến nào thì không gì có thể ngăn nổi.”

Ông kết luận ‘người Mỹ thắng ở mọi chỗ, chỉ không thắng cuộc chiến’ (The Americans are winning everything ‘except the war”.

Còn người Việt Nam không phải là yếu tố Hoa Kỳ tính đến trong chiến tranh.

Đến thăm một khu trù mật xây dựng theo mô hình trước đó gọi là ‘ấp chiến lược’ (strategic hamlet), ông mô tả người dân có cái nhìn thù nghịch, trẻ em nhìn thật khốn khổ (children looked wretched) và kể rằng khi ông muốn phỏng vấn, những người phụ nữ đã “lùi lại, cố thủ”.

Chiến thắng và thăng tiến nhờ chuyến đi Việt Nam?

Không lâu sau khi từ VNCH trở về, Moshe Dayan được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng Quốc phòng (06/1967) trong chính phủ của thủ tướng David Ben Gurion.

Chưa đầy một tuần sau đó, (05-10 tháng 6), Dayan cùng tướng Yitzhak Rabin dẫn dắt quân Israel đánh thắng liên quân Ả Rập trong Cuộc chiến Sáu ngày (Six-Day War).

Một số báo Israel tin rằng bài học rút ra từ chuyến đi Việt Nam đã giúp ông có cái nhìn chiến lược và chiến thuật quan trọng cho quân đội Israel.

Chừng 260 nghìn quân Israel đã đập tan 340 nghìn quân Ai Cập – Syria- Jordan.

Phía Israel có số xe tăng ít hơn: 800 chiếc, nhưng đã thắng đối phương có số tăng gấp đôi, 1800.

Điều quan trọng hơn cả cho chính trị khu vực là Israel hoàn toàn đập nát tham vọng xây dựng mô hình ‘chủ nghĩa xã hội trên sa mạc’ của nhà lãnh đạo Ai Cập Nasser.

Sau chiến thắng vang dội đó, Moshe Dayan tiếp tục giữ chức dưới thời thủ tướng Levi Eshkol và Golda Meir cho tới 1974.

Tuy vậy, ông bị cho là phải chịu một phần trách nhiệm cho thất bại của Israel trong cuộc chiến Yom Kipur (1973).

Từ 1977 đến 1979, ông làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ của thủ tướng Menachem Begin, người đồng ý đón những thuyền nhân Nam Việt Nam đầu tiên tới Israel năm 1977 và cấp ngay cho họ quốc tịch.

Ông qua đời năm 1981 ở Tel Aviv.