Top 13 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Việt Nam Gia Nhập Tổ Chức Asean Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Việt Nam Gia Nhập Asean

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.

Nói về việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm luôn cho rằng, đó là một quyết sách đúng đắn và kịp thời thể hiện khả năng nắm bắt được sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa gắn với khu vực hóa.

Trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, theo nhà ngoại giao kỳ cựu, Việt Nam đã đáp ứng được lời tuyên bố của các nhà sáng lập ra Hiệp hội là “tăng cường hợp tác để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát triển”. Tham gia ASEAN, Việt Nam đồng thời gia nhập AFTA – tổ chức hợp tác kinh tế của ASEAN. Nhờ tranh thủ cơ hội hợp tác với các nước trong Hiệp hội sẽ giúp đất nước vừa thoát khỏi bao vây cấm vận, đẩy nhanh sự phát triển đất nước.

Sáu tháng sau khi gia nhập ASEAN, Hiệp hội (lúc này đã có bảy thành viên) cùng với ba nước châu Á khác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đại diện cho châu Á họp với 17 nước châu Âu thành lập Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM). Nhờ đó, Việt Nam nghiễm nhiên là một thành viên sáng lập của tổ chức liên khu vực, liên châu lục này, có quan hệ hợp tác, cả trên bình diện song phương lẫn bình diện đa phương, với các nước châu Âu có trình độ phát triển cao và tiềm năng lớn, góp phần đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển. Năm 1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bao gồm các nước ở hai bên bờ Thái Bình Dương, trong đó có những nước phát triển hàng đầu như Mỹ và Nhật Bản.

Như vậy, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam cùng các nước trong tổ chức hoặc dựa vào uy tín và kinh nghiệm của ASEAN, tranh thủ được ngày càng nhiều đối tác phát triển mạnh, có tiềm năng, số vốn lớn, công nghệ, kỹ thuật cao cùng kinh nghiệm quản lý tốt đã góp phần tăng thế và lực của mình.

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ 2 từ phải) cùng các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp kết nạp Việt Nam vào ASEAN tại Brunei, ngày 28/7/1995.

Thời khắc không phai

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm gắn bó với sự nghiệp ngoại giao hơn 50 năm trời. Làm ngoại giao, ông có dịp đi nhiều nước, gặp nhiều bạn bè trên khắp thế giới và lưu lại trong mình không ít kỷ niệm.

Một trong hai sự kiện để lại ấn tượng không thể phai mờ trong ông là lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN diễn ra tại Quảng trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia Brunei chiều 28/7/1995.

Ông kể lại, khoảnh khắc khi lá cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, “tôi xúc động đến rưng rưng nước mắt”. Khi lá cờ được kéo lên đỉnh, một tràng pháo tay vang lên, từng cái bắt tay, từng khuôn mặt hân hoan của các ngoại trưởng ASEAN, quan chức nước chủ nhà và các nước thành viên ASEAN dự buổi lễ chúc mừng cho Việt Nam khiến nhà ngoại giao kỳ cựu càng không thể quên.

Ngay sau đó, đại diện cho thành viên thứ bảy của ASEAN, ông Nguyễn Mạnh Cầm khi đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thay mặt Chính phủ lên đọc diễn văn. Bày tỏ niềm vui khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, ông cảm ơn đồng nghiệp và nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN và hứa sẽ làm hết sức với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong tổ chức này.

Cũng sau diễn văn của đại diện Việt Nam, sáu Ngoại trưởng và Tổng Thư ký ASEAN đã phát biểu chúc mừng và ca ngợi Việt Nam hết lời. Sự xúc động đó hòa quyện với niềm tự hào về đất nước và dân tộc từ những giờ phút ấy đã khắc sâu vào tâm trí nhà ngoại giao kỳ cựu…

Những người bạn thân thiết

Nghiệp ngoại giao nhiều thập niên giúp ông Nguyễn Mạnh Cầm gặp, tiếp xúc rồi thân thiết với nhiều bạn bè trên thế giới. Đó là những người bạn từ Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ông gặp khi bắt đầu sự nghiệp tại Moscow, những người bạn khi công tác tại Hungary. Và đặc biệt, đó còn là những đồng nghiệp trong ASEAN.

Năm tháng sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt kết thúc chuyến thăm hai nước ASEAN, tháng 7/1992, ASEAN chủ động mời Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam và Lào dự Hội nghị Ngoại trưởng hàng năm, ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á – văn kiện chính của ASEAN và nhận cương vị quan sát viên.

Trong cuộc trò chuyện, ông Nguyễn Mạnh Cầm nhắc lại một điều đặc biệt thú vị trong buổi đầu, khi ông và Bộ trưởng Ngoại giao Lào nhận cương vị quan sát viên, các đồng nghiệp ASEAN đều đổi cách xưng hô từ “ông” hoặc “Ngài” bằng tên như những người bạn thân thiết từ lâu.

Kể từ sau đó, các cuộc họp đều diễn ra trong không khí thân mật và dễ đi đến đồng thuận dù có những vấn đề ban đầu khác nhau phải tranh cãi, nhưng dù có lời qua tiếng lại cũng nhẹ nhàng không ảnh hưởng bầu không khí thân thiện.

Từ ngày Việt Nam gia nhập ASEAN đến ngày ông Nguyễn Mạnh Cầm thôi kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao, ông tham gia các hoạt động trong ASEAN khoảng 4 năm rưỡi. “Trong thời gian đó, có một vài nước thay đổi Bộ trưởng, nhưng chúng tôi vẫn giữ cách xưng hô như buổi ban đầu”, ông nhớ lại.

Đến nay trong số đồng nghiệp làm việc với ông hồi đó có người đã mất hay chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Ông vẫn giữ liên hệ với một số người bạn cũ, do điều kiện địa lý và công việc cũng như hoàn cảnh khác nhau nên ít khi gặp được nhau.

“Thỉnh thoảng, chúng tôi vẫn gửi thư thăm hỏi nhau, nhắc lại kỷ niệm những ngày hợp tác với nhau và gửi thư chúc mừng nhau nhân các ngày lễ, tết và Quốc khánh”, ông chia sẻ.

Khi golf là đầu câu chuyện

Một năm trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, tại cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 7/1994 tổ chức ở Bangkok, theo lời dặn của Tổng Thư ký, Bộ trưởng Ngoại giao khi đó là ông Nguyễn Mạnh Cầm phải nói rõ rằng Việt Nam đã sẵn sàng tham gia ASEAN chưa. Bắt đầu cuộc họp, chủ tọa nêu vấn đề: “Đề nghị bạn Cầm cho biết Việt Nam đã sẵn sàng gia nhập ASEAN chưa, tự xét đã đủ điều kiện chưa?”. Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đứng dậy, dõng dạc nói: “Việt Nam sẵn sàng gia nhập ASEAN và tự nhận mình đã đủ điều kiện gia nhập”.

Cả khán phòng vỗ tay hoan nghênh và Việt Nam được ghi vào biên bản để chuẩn bị cho lễ kết nạp vào tháng Bảy năm sau tại Brunei. Đột nhiên, Ngoại trưởng Malaysia Badawi đứng dậy: “Cầm ơi, điều kiện Việt Nam thì đủ rồi, nhưng còn hai điều kiện với Ngoại trưởng”. Ông Nguyễn Mạnh Cầm khi đó hơi ngỡ ngàng nhưng vẫn vui vẻ hỏi lại Ngoại trưởng Badawi rằng: “Những điều kiện gì, có khó không?”. Ngoại trưởng Malaysia chậm rãi: “Điều kiện thứ nhất: Trong ASEAN chỉ nói tiếng Anh, không được nói tiếng Pháp hay tiếng Nga”.

Tuy với vốn tiếng Anh tự học và chỉ cần cố gắng thì sử dụng được nên ông Nguyễn Mạnh Cầm mạnh dạn trả lời: “Về tiếng Anh, tuy vốn ít nhưng tôi sẽ cố gắng. Còn điều kiện thứ hai?”, ông Nguyễn Mạnh Cầm hỏi. Ngoại trưởng Badawi vừa cười vừa nói: “Vào ASEAN phải đánh golf!”. Nhà ngoại giao kỳ cựu liền trả lời: “Điều kiện này khó quá, khó hơn cả điều kiện Việt Nam vào ASEAN vì từ bé đến giờ tôi có biết golf là gì đâu”.

Ngoại trưởng Indonesia liền đứng dậy: “Cầm ơi, golf trong ASEAN là làm việc đấy chứ không phải đánh cho vui hay để tăng sức khỏe đâu. Cậu yên tâm bọn tớ sẽ tạo điều kiện giúp cậu đánh golf. Người Việt Nam làm gì chẳng được!”. Tất cả cười xòa vui vẻ. Quả thực đúng như vậy, các cuộc họp của ASEAN từ chuyên viên cao cấp, Bộ trưởng đến Hội nghị cấp cao trong chương trình nghị sự bao giờ cũng có một buổi chơi golf…

“Lúc bấy giờ, nắm bắt được sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa gắn với khu vực hóa, ta đã có một quyết sách đúng đắn và kịp thời là gia nhập ASEAN. Gia nhập ASEAN, chúng ta đáp ứng lời tuyên bố của các nhà sáng lập ra Hiệp hội tăng cường hợp tác để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát triển”. Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm

Trong ASEAN, họp hẹp quan trọng như thế nào?

TGVN. Cơ chế họp hẹp ASEAN qua hơn 2 thập kỷ đã trở thành một quy trình tư vấn cho lãnh đạo cấp cao ASEAN …

Toàn cảnh AMM Retreat: Những đóng góp thầm lặng cùng tạo nên thành công

TGVN. Thành công của Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) 2020 từ ngày 15-17/1 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) có …

Video toàn cảnh Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

TGVN. Ngày 17/1, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị hẹp Bộ …

Phân Tích Thời Điểm Và Thời Cơ Để Việt Nam Gia Nhập Asean

Trường Học viện ngoại giao Khoa Chính trị quốốc tếố

Đếề tài: Việt Nam – ASEAN:

1

tránh khỏi những sai sót, rất mong ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau này.

Trang

Lời nói đầu………………………………………………………………………………..1

Gia nhập ASEAN- chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước…….3 Phù hợp… …………………………………………………………………………………..5 …nhưng có phải là phù hợp nhất?………………………………………………..6 Sớm, hay là muộn?…………………………………………………………………….11 Kết luận……………………………………………………………………………………. 14

2

Gia nhập ASEAN- chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Thực tiễn 15 năm qua đã khẳng định chủ trương gia nhập ASEAN là chính sách đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa lịch sử và chiến lược quan trọng. Tham gia hợp tác ASEAN đã và sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại,… với mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đồng thời góp một phần rất lớn trong việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác 3

và phát triển khu vực Đông Nam Á thông qua việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN thống nhất, liên kết chặt chẽ. Đặc biệt, Việt Nam có cái nhìn thực tế hơn để cố gắng, nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Là thành viên của ASEAN tạo thế cho Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác khác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, cũng như tham gia sâu rộng hơn vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế hay liên khu vực rộng lớn như ASEAN+3, EAS, APEC, ASEM, chúng tôi đó góp phấn nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.

Hội nhập ASEAN đã giúp Việt Nam đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia các hoạt động đa phương cũng như hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tạo bước chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách . Bên cạnh những thuận lợi trên Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức cần vượt qua để có thể tham gia đầy đủ và hiệu quả hơn vào các hoạt động của ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong Hiệp hội, như: sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng trong ASEAN; Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ, còn yếu kém. Ngoài ra, ASEAN tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của Việt Nam trong và ngoài nước, có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy máu chất xám”, nạn thất nghiệp tăng do nhiều công ty bị phá sản và nhiều người chưa thể làm quen hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường mới; cần chú ý giữ gìn bản sắc văn hóa của mình với tiêu chí ” hòa nhập mà không hòa tan”,… Tuy nhiên, những thách thức trên cũng gắn liền với nhiều mặt tích cực. Ví dụ như việc những động thái và chính sách của Việt Nam vẫn được xem là tích cực trong các vấn đề thế giới với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn muốn tìm giải pháp hoà bình để giải quyết các mâu thuẫn khu vực và quốc tế; các thách thức về kinh tế góp phần đòi hỏi Việt Nam phải gia tăng cạnh tranh, phải thay đổi tích cực hơn trong đào tạo trình độ tay nghề và cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như đổi mới cách thức sản xuất với quy mô lớn; sự hòa nhập tạo ra giao lưu văn hoá và kèm theo là những dòng người sang Việt Nam làm việc. Như vậy, có thể khẳng định việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Song, liệu thời điểm năm 1995 đã phải là thời điểm gia nhập phù hợp nhất chưa?

4

Phù hợp… Có thể khẳng định được ngay năm 1995 là thời điểm phù hợp để Việt Nam gia nhập ASEAN vì những lý do sau đây: Năm 1995, Chiến tranh lạnh đã lùi xa, thế giới đang nổi lên những thay đổi từ đối đầu sang đối thoại, xu thế hội nhập và phát triển giữa các nước trở nên mạnh mẽ. Các cuộc chạy đua vũ trang chấm dứt, vấn đề Campuchia được giải quyết đã mang lại những cơ hội mới về quan hệ thân thiện và hợp tác cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Sau hơn 20 năm đấu tranh giành và bảo vệ độc lập cũng như xây dựng kinh tế, nhiều nước trong khu vực bước vào thời kì ổn định, dốc sức để phát triển kinh tế. Các nước đều có nhu cầu hợp tác cùng phát triển và từ đây, kinh tế được xem trọng trong chính sách của mỗi nước. Vào lúc này, Liên Xô và Đông Âu đã tan rã dẫn đến việc Việt Nam bị mất đi một chỗ dựa, một sự viện trợ lớn. Việc gia nhập vào một tổ chức khu vực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong cùng năm đó, Việt Nam mở rộng hợp tác Việt – Trung để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng giữa hai nước trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Trước đó, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã quyết định bãi bỏ hoàn toàn cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994 và thiết lập cơ quan liên lạc Mỹ tại Hà Nội đầu năm 1995. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức có quan hệ ngoại giao trên cơ sở hòa bình và bình thường hóa quan hệ với các nước lớn trên thế giới; góp phần củng cố vị thế của Việt Nam, tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là với các nước trong ASEAN. Trên thực tế, vào năm 1992, sau khi Việt Nam và Lào tham gia kí Hiệp ước Bali 1976 vào tháng 1/1992, ASEAN đã chấp thuận hai nước này trở thành quan sát viên của 5

…nhưng có phải là phù hợp nhất? Tại sao mãi đến năm 1995 Việt Nam mới chính thức gia nhập ASEAN mà không phải trước đó – từ năm 1975 – khi ASEAN chủ động mời Việt Nam gia nhập, hay là muộn hơn – khoảng năm 1996 – để phát huy sức mạnh nội tại và giành thế chủ động? Mỗi giai 6

đoạn Việt Nam lại có những khó khăn cũng như thuận lợi khác nhau. Chúng tôi sẽ đi vào xem xét, đánh giá và so sánh những giai đoạn đó để trả lời cho câu hỏi trên. Chiến thắng năm 1975 đã chính thức đánh dấu chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam, thống nhất đất nước và góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sau chiến tranh, Việt Nam vẫn còn trong quá trình khôi phục đất nước, phải đối mặt với hàng loạt các vấn dề về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy được bảo trợ về chính trị và viện trợ về kinh tế khá lớn từ Liên Xô nhưng kinh tế Việt Nam vẫn không phát triển mạnh được. Các nước khác ngoài Liên Xô hầu như không có đầu tư hay viện trợ cho Việt Nam, mà những sự giúp đỡ đó chuyển sang hình thức hợp tác, có đi có lại, có vay có trả. Điều này tạo khó khăn mới cho Việt Nam trong tình trạng nội lực đất nước không đủ mạnh và các mối quan hệ với nhiều nước còn bấp bênh. Mặt khác, vào khoảng năm 1975-1976, Việt Nam đòi Mỹ bồi thường chiến tranh nhưng Mỹ không đồng ý; từ năm 1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận ghế thành viên chính thức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) của chính quyền Sài Gòn, đồng thời gia nhập một số tổ chức về kinh tế khác (FIDA, SEV,…) nhưng cũng không đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Nhìn chung, tình hình trong nước của Việt Nam lúc này khá ảm đạm, đòi hỏi sự giúp đỡ và hợp tác đa phương từ bên ngoài. Mặt khác, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển: Trung Quốc không còn lợi dụng cuộc chiến ở Việt Nam để phục vụ cho lợi ích chiến lược của mình được nữa, còn Liên Xô vẫn là một hậu thuẫn lớn của Việt Nam, nước Mỹ thì bị giảm uy tín sau chiến tranh và đành phải quay giải quyết những vấn đề trong nước. Đây rõ ràng là thời điểm thuận để Việt Nam gia nhập ASEAN, góp phần tạo nên tình thế mới có lợi hơn cho khu vực, đồng thời Việt Nam có thể có được một thời gian hoà bình, ít nhất là một môi trường an ninh xung quanh để đảm bảo tập trung phát triển kinh tế và tạo điều kiện thu hút sự hợp tác, hỗ trợ nhiều hơn từ các nước trong khu vực. Song, vào năm 1975, khi ASEAN nêu lại đề nghị mời Việt Nam tham gia thì Việt Nam đã từ chối vì cho rằng ASEAN là một dạng khác của SEATO. Lập luận của Việt Nam dựa trên cơ sở một số nước thành viên của ASEAN (Thái Lan và Philippines) đã gửi quân tham chiến trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng lý do chủ yếu là vào thời điểm này chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng và tác động khá nhiều bởi vấn đề ý thức hệ.

7

Tiếp đó, trong khoảng thời gian từ cuối 1977 đến cuối 1978, tình hình khu vực có những thay đổi nhanh chóng: “Có đồng minh cũ, vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đã trở thành kẻ thù mới của ta và đã gây ra một cuộc chiến mới làm cho tình hình khu vực tiếp tục không ổn định; có nước là chỗ dựa và hậu phương lớn của ta trong chiến tranh nay lại có ý đồ kiềm chế ta, thậm chí gây xung đột và chiến tranh nóng ở biên giới và hải đảo của ta, gây nhiều khó khăn cho ta và tạo ra một tình hình rất căng thẳng cho ta và cho khu vực” (Trịnh Xuân Lãng). Trước tình hình trên, Việt Nam chủ trương xây dựng quan hệ tốt với các nước ASEAN để tạo môi trường xung quanh hòa bình, ổn định, rút lui những bảo lưu đối với ZOPFAN; đề nghị với ASEAN để Việt Nam kí Hiệp ước Bali 1976 (Hiệp ước không xâm lược) và trở thành thành viên ASEAN, nhưng các nước ASEAN đã bác bỏ đề nghị này. Cần phải chú ý rằng vào thời điểm 1977-1978, các cuộc tranh chấp và xung đột biên giới của Việt Nam với Campuchia xảy ra liên tục. Giai đoạn này chính là đỉnh cao của xung đột Việt Nam – Khmer Đỏ 1975-1978 (cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, tức là chỉ vài ngày sau ngày thống nhất đất nước). Đây là tiền đề phát sinh vấn đề Campuchia về sau này. Những động thái trên đã khiến các nước ASEAN trở nên nghi kỵ và bác bỏ lời đề nghị của Việt Nam. Không thể phủ nhận một điều là Việt Nam là một nước có vị trí địa lý, có tiềm năng kinh tế, có khả năng quân sự, thậm chỉ là có sự ảnh hưởng nhất định về chính trị với nhiều nước lớn. Cho nên có thể hiểu được việc trước đây các nước ASEAN lo sợ sẽ bị Việt Nam trả thù. Lần này, cuộc xung đột với Khmer Đỏ khiến cho các nước ASEAN lo sợ thuyết Domino của Mỹ sẽ thành hiện thực và nghi ngờ về chính sách hữu nghị của Việt Nam với ASEAN. Kết quả là nối tiếp Mỹ và các nước châu Âu khác, ASEAN cũng tham gia cô lập và cấm vận toàn diện đối với Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới cùng lúc lên án hành động đưa quân vào Campuchia cảu Việt Nam Quan hệ chính trị, ngoại giao của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới trở nên lạnh nhạt, thậm chí là đối địch; tình hình kinh tế, an ninh, xã hội trong nước càng trở nên khó khăn hơn. Một sự kiện khác đáng nhắc đến trong năm 1977 là việc Mỹ bắt đầu có những tín hiệu hoà dịu với Việt Nam tỏ ý mong muốn bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng không đạt thành. Giả sử Việt Nam chủ trương muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ ngay lúc này thì có lẽ sẽ không chỉ tranh thủ được viện trợ từ Mỹ mà còn tránh được việc bị cấm vận, cô lập và thậm chí Việt Nam có thể gia nhập ASEAN đúng như ý muốn vào cuối năm 1977, góp phần giúp giải quyết một loạt những vấn đề về sau này.

8

Ví dụ đến năm 1978 xuất hiện nhân tố Trung Quốc, Mỹ quay sang bắt tay với Trung Quốc và đẩy nhanh quá bình thường hóa giữa hai nước, gác lại việc bình thường hóa với Việt Nam. Lý do chính là vì lúc này quan hệ Xô-Mỹ, nằm trong cuộc chạy đua vũ trang, vẫn chưa thực sự hòa dịu, Trung Quốc lại đang muốn vượt qua Liên Xô, mở rộng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương nên muốn kiềm chế Việt Nam, đẩy mạnh chính sách thù địch Liên Xô và Việt Nam để tăng cường quan hệ với Mỹ. Trung quốc là nhân tố xúi giục quân Khmer Đỏ và lôi kéo các nước ASEAN tham gia cô lập Việt Nam. Tóm lại, nếu không đặt lợi ích quốc gia (mục tiêu phát triển) sau nghĩa vụ quốc tế (mục tiêu an ninh) thì Việt Nam đã có thể không phạm sai lầm đóng quân 10 năm trên đất Campuchia để phải chịu hàng loạt những bất lợi và tổn thất sau này. Đến tháng 9/1991, sau khi rút hết quân ra khỏi Campuchia (9/1989), một số lãnh đạo Việt Nam có đề nghị tham gia Hiệp ước Bali 1976 ( thực chất là đề cập đến vấn đề Việt Nam có thể trở thành thành viên ASEAN). Nhưng những đề nghị này khi đó không được các nước ASEAN xem xét một cách nghiêm chỉnh vì vẫn tồn tại tâm trạng không tin cậy rất lớn giữa Việt Nam và ASEAN, mặc dù Việt Nam đã rút quân khỏi Campuchia. Mãi đến năm 1992, ASEAN mới có động thái mời Việt Nam tham gia kí Hiệp ước và trở thành quan sát viên của ASEAN. Có thể thấy từ trước khi kết thúc vấn đề Campuchia, Việt Nam đã hầu như không có nhiều mối quan hệ ngoại giao vững chắc với các nuớc trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt là nhóm nuớc ASEAN, mặc dù luôn chủ động đẩy mạnh quan hệ đối ngoại song phương, đa phương. Các cuộc tiếp xúc giữa nhóm nước Đông Dương và ASEAN vẫn duy trì trong suốt thời gian diễn ra vấn đè Campuchia nhưng do sự nghi ngờ, chưa thông cảm với nhau và cũng do thái độ của các nước lớn tác động, cuộc đối thoại không đạt kết quả cụ thể. Tuy vậy quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN về gần cuối đã bớt căng thẳng hơn. Sau đó, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với các nước lớn, thiết lập và thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á, tập trung giải quyết những vấn lịch sử còn tồn đọng một cách nhanh chóng. Đặc biệt là sau khi trở thành quan sát viên của ASEAN, Việt Nam đã có hơn 15 chuyến đi thăm tới các nước, nhanh chóng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho việc gia nhập chính thức vào năm 1995. Như vậy, vấn đề Campuchia đã trở thành rào cản lớn nhất trong quá trình tìm cách gia nhập ASEAN của Việt Nam. Quá trình sau khi vấn đề được giải quyết diễn ra nhanh chóng, chặt chẽ hết mức có thể để gia nhập ASEAN nhằm giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, 9

xã hội, văn hóa, chính trị,… trong nước và khu vực. Nói cách khác, nếu không vướng vấn đề Campuchia thì Việt Nam có thể đã thuận lợi gia nhập ASEAN sớm hơn khoảng 10 năm.



Tới đây, ta đặt giả thiết năm 1995 Việt Nam vẫn chưa gia nhập ASEAN. Lúc này, tình hình ngoại giao chính tr ị của Việt Nam khá khả quan: đã và đang thiết lập, thắt chặt và thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; Mỹ đã bỏ hoàn toàn cấm vận; bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Riêng ASEAN đã có một quá trình xúc tiến cùng với Việt Nam trong việc để Việt Nam tham gia ASEAN. Trên mặt chính trị, Việt Nam đã “sẵn sang tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp…” (Tuyên bố của Tổng bí thư Đỗ Mười ngày 5/10/1993 tại Singapo). Có một vài ý kiến cho rằng thời điểm năm 1995 là còn quá sớm cho việc gia nhập, câu hỏi được đặt ra là: nên chăng Việt Nam cần chờ thêm một khoảng thời gian để có sự chuẩn bị kĩ càng hơn sức mạnh nội tại, góp phần giúp Việt Nam chủ động hơn cả trước và sau khi gia nhập ASEAN? Vào năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra khiến nhiều nước ASEAN gặp khó khăn, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Việt Nam hầu như không chịu ảnh hưởng, thực tế là do nền kinh tế của Việt Nam thời điểm này tụt hậu hơn nhiều so với các nước trong khu vực, mặc dù đã gia nhập ASEAN và nhận được sự giúp đỡ, hợp tác từ nhiều nước. Mặt khác, một phần do chịu ảnh hưởng các nước lớn nên “sự gắn kết của các nước trong khu vực bị giãn ra, lỏng lẻo hơn, vai trò của ASEAN trên trường quốc tế bị lung lay” (Nguyễn Vũ tùng, CSĐN VN II, tr87). Thời điểm này nếu Việt Nam vẫn không có những chính sách phát triển mới đáng ghi nhận thì cơ hội vào ASEAN sẽ không cao, và nếu không thực hiện được việc gia nhập thì có khả năng Việt Nam sẽ bị tụt hậu ngày càng xa, bị hạn chế trong việc gia nhập với một số tổ chức quốc tế (WTO,…), khó có cơ hội thể hiện tiếng nói riêng, bị chèn ép bởi các nước lớn (như Trung Quốc),… gây khó khăn lớn cho kinh tế, chính trị và việc giữ gìn bản sắc dân tộc của Việt Nam.

10

Vậy thì, đặt giả thiết trong khoảng thời gian 1991-1995 ngoài việc nỗ lực tham gia ASEAN (tức là đến bỏ qua việc gia nhập năm 1995), Việt Nam cũng hướng đến đẩy mạnh quan hệ hợp tác mọi mặt với các nước tư bản Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản hay thậm chí với các nước ngoài khu vực như Mỹ để tìm giải pháp kinh tế, tăng sức mạnh nội tại để chủ động hơn thì việc gia nhập ASEAN thời điểm này cũng không hẳn là muộn. Nhưng điều này có thể sẽ tạo một mặt trái khác: việc hợp tác khu vực sẽ bị hạn chế, quan hệ Việt Nam với khu vực không thực sự vững chắc và sâu sắc; liên minh khu vực lỏng lẻo thì không đủ để có thể là một “cỗ xe nhỏ kéo một cỗ xe lớn” được. Sau năm 1995, Việt Nam có đủ điều kiện hoàn cảnh, chính trị,… để gia nhập ASEAN. Nhưng liệu việc trì hoãn thời điểm năm 1995 là có nên làm khi mà bản thân Việt Nam còn đang gặp khó khăn từ nhiều phía? Việt Nam gia nhập ASEAN là một quá trình. Quá trình này không chỉ dựa vào một phía để giải quyết mà là tác động hai chiều, các nhu cầu của cả hai bên phải gặp nhau đúng thời điểm đồng thời cũng có các nhân tố bên ngoài khác tác động (sự ảnh hưởng của các nước lớn, tình hình khu vực và thế giới qua từng giai đoạn). Muốn nhận định đâu là khoảng thời gian phù hợp nhất, cần xem xét giai đoạn nào có lợi ích to lớn và lâu dài hơn đối với Việt Nam.

Sớm, hay là muộn? Đánh giá giai đoạn 1975-1977 so với năm 1995: Hai giai đoạn này đều có hoàn cảnh hòa bình cả trong nước, khu vực và thế giới. Việt Nam cơ bản đã có quan hệ ngoại giao với một số nước nhưng về kinh tế thì đang gặp rất nhiều khó khăn. Giai đoạn 1975-1977 là thời điểm sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, xu hướng liên kết, nhất thể hoá song song cùng với sự phát triển độc lập của mỗi quốc gia trở nên phổ biến trên thế giới. Trong nước, nhân dân đặt niềm tin lớn lao vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Việt Nam chủ yếu vẫn bị ý thức hệ chi phối nên hầu như chỉ tập trung mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô (thời kỳ này Liên Xô vẫn là hậu thuẫn lớn về chính trị, an ninh và kinh tế của Việt Nam) và quay lưng lại với các nước tư bản chủ nghĩa (từ chối lời mời của ASEAN và mong muốn bình thường hóa quan hệ của Mỹ. Bị ý thức hệ chi phối, tư

11

duy trong chính sách của Việt Nam đã không thay đổi kịp thời để bắt kịp với biến chuyển của thời thế. Nếu Việt Nam chấp nhận gia nhập ASEAN vào năm 1975-1976 thì sẽ thu được những cái lợi hơn năm 1995. Thứ nhất, các nước trong ASEAN đang phát triể`n theo đường lối tư bản với nền kinh tế thị trường (mang tiềm năng phát triển kinh tế mạnh). Đến khoảng những năm 90, các nước ASEAN “đủ long đủ cánh”, đầy đủ điều kiện để thực sự phát triển kinh tế. Việt Nam có thể có cơ hội áp dụng nền kinh tế thị trường để phát triển một cách nhanh chóng, bắt kịp với nhịp độ và trình độ của các nước trong khu vực, góp phần giải quyết khó khăn trong nước. Chưa kể tốc độ phục hồi và phát triển của Việt Nam cũng khá nhanh mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn các nước khu vực. Tuy nhiên có thể có trường hợp các nước tư bản lớn sẽ tranh thủ ảnh hưởng chính trị của mình vào Việt Nam (trong nước còn tồn tại tàn dư cũ của chính quyền Sài Gòn, chính quyền miền Bắc còn chưa kịp củng cố lại sau chiến tranh). Nhưng vào thời điểm này, tư tưởng chủ yếu của ASEAN và nước lớn Mỹ là muốn vừa hợp tác vừa cạnh tranh, chưa kể dư âm của cuộc chiến vẫn còn nên vấn đề trên không quá đáng ngại. Thứ hai, vấn đề Campuchia cũng sẽ được nhìn nhận dưới góc độ có lợi hơn cho Việt Nam hoặc thậm chí chúng ta có thể không vướng vào vấn đề này. Việt Nam có thể giữ được hình ảnh và tạo niềm tin đối với các nước khu vực và thế giới trước sự kiện này: không phải là một nước hiếu chiến như luận điệu của Trung Quốc mà là một nước tích cưc và yêu chuộng hòa bình. Thậm chí Việt Nam còn có thể tránh được cấm vận và những vấn đề gây bất lợi khác. Thứ ba là việc có thể chống lại được sự bá quyền của Trung Quốc ở khu vực và dần dần phát triển độc lập với các nước lớn xã hội chủ nghĩa. Việc gia nhập vào lúc này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên Xô, nhưng nếu Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu phát triển lên trên mục tiêu an ninh cũng như chuyển biến cái nhìn mới phù hợp về thế giới thì sẽ giữ được quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, việc này đòi hỏi sự khéo léo, nhay bén trong chính sách đối ngoại để nắm thế chủ động và có khả năng Việt Nam sẽ không còn quá phụ thuộc vào Liên Xô, Trung Quốc, từng bước phát triển độc lập hơn. Ngoài ra Việt Nam còn có cơ hội tham gia được nhiều tổ chức khu vực và quốc tế từ rất sớm. Đặc biệt là các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tiếp nhận ghế thành viên từ những năm 76 trở đi. 12

Đánh giá giai đoạn sau năm 1995 so với năm 1995: Từ năm 1995 trở đi, tình hình khu vực hòa bình, ổn định, Việt Nam có quan hệ mạnh mẽ với các nước; có thành tựu về kinh tế, văn hóa, giáo dục,… ; chính quyền được củng cố hơn, tư duy đối ngoại đổi mới; hình ảnh đất nước được cải thiện trong mắt bạn bè thế giới. Nhưng các vấn đề khó khăn trong nước vẫn còn tồn tại, Việt Nam không có một liên minh khu vực bảo trợ. Nếu đến sau năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN, sợ rằng Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 19971998 vào thời điểm gia nhập. Cơn bão khủng hoảng đi qua khi Việt Nam chưa kịp có sự liên kết chặt chẽ với các nước trong khu vực khiến cho việc gia nhập trở nên khó khăn nhiều lần. Gia nhập muộn cũng đồng nghĩa với việc chưa có một tổ chức khu vực nào có thể đứng ra bao bọc, hỗ trợ cho Việt Nam trước sự đe dọa an ninh. Trung Quốc có thể vẫn thực hiện việc bành trướng lãnh thổ, thi hành những âm mưu nhằm chia rẽ các nước Đông Nam Á để dễ kiềm chế và chi phối khu vực này. Ngoài ra, mở rộng quan hệ với bên ngoài cũng như gia nhập các tổ chức quốc tế khác như APEC, ASEM,WTO,… đều bị hạn chế. Nói cách khác Việt Nam đang cần một liên minh khu vực chặt chẽ để giảm bớt sự ảnh hưởng của các nước lớn, tạo môi trường và điều kiện cho ổn định và phát triển. Thực ra việc liên kết khu vực rất quan trọng, vì khu vực là nơi có vị trí địa-chính trị thuận lợi nhất với một quốc gia, dễ dàng tạo liên kết, cùng chung chí hướng. Thực tiễn lịch sử chứng minh một khu vực phát triển và có liên kết chặt chẽ bao giờ cũng ổn định hơn và an toàn hơn: những bất ổn ở Trung đông dẫn đến những nước phát triển như Isarel hay chậm phát triển như Palestine đều phải quan tâm đến chiến tranh và khó mà dốc sức cho việc phát triển kinh tế. Do đó, việc trì hoãn lại thời điểm gia nhập ASEAN là không cần thiết. Điều ta cần là tham gia liên kết đó càng sớm càng tốt, nhất là một liên kết khu vực để phát huy được sự tương đồng về văn hoá, địa lí, khí hậu và trình độ phát triển để có một môi trường hoà bình, ổn định và có nhiều thuận lợi hơn để phát triển.

13

Kết luận Trong 15 năm gia nhập ASEAN , Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến quan trọng làm thay đổi bộ mặt của đất nước theo chiều hướng tích cực. Lật ngược lịch sử, chúng ta có thể thấy quyết định tham gia vào ASEAN năm 1995 của Việt Nam là quyết định chính xác, phù hợp với thời điểm hiện tại. Nhưng giả thiết nếu chúng ta tham gia vào ASEAN sớm (khoảng 1975-1976) thì biết đâu bây giờ Việt Nam lại có những kết quả khả quan hơn? Thời điểm 1975-1976 là thời điểm phù hợp nhất để Việt Nam gia nhập ASEAN. Với động thái này, cách nhìn lịch sử sẽ có nhiều biến chuyển: Việt Nam có thể có được mối quan hệ tốt đẹp với các nước khu vực và trên thế giới trong hoàn cảnh thế giới bắt đầu hòa dịu; vị thế của Việt Nam sẽ trở nên ngang hàng về mọi mặt với các nước ASEAN, bình đẳng hơn, chủ động hơn cả trước và sau khi gia nhập chứ không bị động như thực tiễn của lịch sử. Lịch sử đã đi qua, tuy không thể thay đổi được lịch sử nhưng bài học từ lịch sử qua việc chúng ta gia nhập ASEAN vẫn còn đó. Đó là bài học phải biết đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên hàng đầu và chính sách đối ngoại nào cũng cần phải nắm bắt đúng thời điểm mới phát huy được hết hiệu quả của nó.

14

Phạm Đức Thành – Trần Khánh (2006), Việt Nam & ASEAN: Nhìn lại và hướng tới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Học viện Quan hệ quốc tế (2001), Hội thảo Quan hệ Việt Nam-Thái Lan hướng tới tương lại, Hà Nội.

PGS.TS Vũ Dương Huân (2003), Quan hệ đặc biệt Viêt – Lào, Hà Nội.

Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1999), Xây dựng ASEAN thành cộng đồng các quốc gai phát triển bền vững, đồng đều và hợp tác, Hà Nội.

Ban tư tưởng-văn hóa Trung ương – Vụ tuyên truyền và hợp tác quốc tế (2005), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

(1991), Đảng Công sản Việt Nam – Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật.

Trường Chinh (1979), Về vấn đề Campuchia, NXB Sự thật, Hà Nội

Vũ Dương Ninh (2004), Việt Nam – ASEAN Quan hệ đa phương và song phương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1995), Viêt Nam – Đông Nam Á: quan hệ lịch sử văn hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tạp chí “Nghiên cứu Đông Nam Á”, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia-Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

ThS.Vũ Đoàn Kết, Chính sách đối ngoại Việt Nam Tập II, NXB Thế giới, Hà Nội. TS.Vũ Dương Huân (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp Đổi mới (1975-2000), Hà Nội.

15

Ngày Việt Nam gia nhập ASEAN 28-7-1995, http://tinhdoanbinhthuan.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=287:ngay-vit-nam-gia-nhpasian&catid=139:nhng-ngay-l-ln-trong-nm&Itemid=253

Những tác động của việc mở rộng ASEAN-7 lên ASEAN-10, http://www.hocvienngoaigiao.org.vn/nr040730095659/nr040730100743/nr050517172 414/ns050523150037

16

Vì Sao Việt Nam Có Vai Trò Trung Tâm Ở Asean?

Kể từ khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Việt Nam có vai trò ngày càng lớn trong khối. Việt Nam đã nỗ lực không mệt mỏi cho nền hòa bình và hòa giải của khu vực vốn bị chia rẽ sâu sắc bởi chiến tranh. Cụ thể, vai trò của Việt Nam được thể hiện qua 2 bình diện chính trị và kinh tế.

Là quốc gia Đông Dương đầu tiên gia nhập ASEAN, Việt Nam giúp chấm dứt thời kỳ đối đầu giữa Đông Dương và ASEAN, hơn nữa còn liên kết ASEAN với các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu.

Đóng góp của Việt Nam vào an ninh khu vực rất đáng kể. Ngay sau khi gia nhập khối đã ký Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân và là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN.

Nhưng bước đi chủ động nhất của Việt Nam trong duy trì ổn định khu vực được biểu hiện qua vấn đề Biển Đông. Là nước có tranh chấp trực tiếp, Việt Nam cùng với Philippines đã nỗ lực không ngừng để đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự ASEAN, đảm bảo xung đột được giải quyết trên cơ sở xây dựng, theo Sadhavi Chauhan, Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên của Ấn Độ.

Việt Nam kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) bao gồm thông qua các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.

Năm tới, Việt Nam cũng đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, nhiệm kỳ đầu diễn ra vào năm 2008 – 2009.

Theo luật sư Hoàng Duy Hùng, cựu Nghị viên Hội đồng TP Houston, Texas, Mỹ, với việc tái trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu tuyệt đối, Việt Nam trên đường trở thành “đại gia” trên trường quốc tế.

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng gần 10 lần, từ 5,9 tỷ USD Mỹ năm 1996 lên 56,3 tỷ USD vào 2018.

Việt Nam cũng tăng cường đóng góp vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Gia nhập trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á, Việt Nam ngay lập tức tham gia vào hàng loạt hoạt động tái thiết của tổ chức này.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tổ chức tại Hà Nội năm 1998, qua “Kế hoạch Hành động Hà Nội”, Việt Nam đã đưa ra những ý tưởng và đề xuất để thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực, nêu bật các giải pháp cho các vùng có điều kiện kinh tế dễ bị ảnh hưởng.

Khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34 vào năm 2012, ASEAN đã thông qua “Tuyên bố Hà Nội” về thu hẹp khoảng cách phát triển. Tuyên bố này nhắc lại cam kết của ASEAN về hợp nhất Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vào dòng chảy kinh tế ASEAN và xác định 4 lĩnh vực ưu tiên của cải cách kinh tế: Cơ sở hạ tầng, thông tin và truyền thông, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực và hội nhập kinh tế khu vực.

Bên cạnh những nỗ lực bên ngoài hướng tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, Việt Nam đã tiến hành những thay đổi trong nước để hòa nhập với toàn khối. Đất nước đã dần cơ cấu lại bộ máy hành chính để phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Chỉ một năm gia nhập ASEAN, Việt Nam thành lập Ủy ban quốc gia ASEAN do một Phó Thủ tướng lãnh đạo. Cơ quan này chịu trách nhiệm điều phối tất cả các tổ chức tương tác với các bộ phận trực thuộc ASEAN. Thậm chí có hẳn Cục ASEAN trong Bộ Ngoại giao.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất. Đất nước đang tận dụng từng cơ hội để cải cách hơn nữa sao cho cái tên Việt Nam xuất hiện trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Kể từ công cuộc “Đổi mới” vào năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 100 USD lên khoảng 2.700 USD hiện nay. Con số này được dự đoán sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Hiện tại, Việt Nam là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sở hữu nhiều hiệp định thương mại tự do nhất thế giới với tổng cộng 17 (so với 6 ở Thái Lan). Hiệp định được ký kết mới nhất là với Liên minh châu Âu (EVFTA).

Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ tiền vào Việt Nam để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm nay. Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 33%.

Tính đến tháng 12/2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lũy kế vào Việt Nam lên đến 340,1 tỷ USD. Hàn Quốc đứng đầu với 62,56 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với 57,02 tỷ USD, tiếp theo là Singapore với 46,62 tỷ USD và Đài Loan 31,44 tỷ USD.

Hơn 20 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam giờ đây đã là một thành viên trụ cột và trở thành một trong những quốc gia năng động nhất khu vực, đặc biệt trong hội nhập và phát triển kinh tế, nhà báo Kavi Chongkittavorn nhấn mạnh.

Cổng Thông Tin Asean Việt Nam

Các đặc điểm chính của ASEAN là gì? ASEAN giống và khác gì EU?

Đặc điểm chính của ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, không phải là một tổ chức siêu quốc gia có quyền lực bao trùm lên chủ quyền của các nước thành viên. Mọi quyết định của ASEAN đều có sự tham gia đóng góp của các nước thành viên. Đặc điểm này làm ASEAN khác nhiều tổ chức khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), hay Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) là các tổ chức khu vực vừa có thành tố hợp tác liên chính phủ, vừa tạo ra các thể chế siêu quốc gia có thể ra phán quyết buộc các nước thành viên phải tuân thủ. Một đặc điểm nổi trội nữa của ASEAN là sự đa dạng về mọi mặt của các nước thành viên. Các nước thành viên ASEAN rất khác nhau về lịch sử, nguồn gốc dân tộc và sắc tộc, về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế. Các nước ASEAN đôi khi có quan tâm, ưu tiên an ninh và kinh tế khác nhau. Đặc điểm này tạo nên sự phong phú, đa dạng của cộng đồng ASEAN, song cũng tạo nên không ít khó khăn trong quá trình hợp tác giữa các nước ASEAN với nhau. So với EU, tuy các quốc gia châu Âu cũng có bản sắc phong phú và đa dạng về nhiều mặt, song lại khá gần gũi về mặt sắc tộc, lịch sử, tôn giáo và văn hóa, có thể chế chính trị cơ bản giống nhau và không chênh lệch nhau nhiều về trình độ phát triển. Các nước EU cũng cơ bản chia sẻ các giá trị, tầm nhìn và định hướng phát triển cùng như về các thách thức chung của khu vực. Bên cạnh đó, cần chỉ ra rằng chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á, mà hợp tác ASEAN là một biểu hiện, cũng còn khá non trẻ. Trong khi sự phát triển và suy tàn của các đế chế ở châu Âu với tầm ảnh hưởng bao trùm rộng lớn đã góp phần tạo điều kiện cho các dân tộc ở châu Âu có sự giao thoa, qua đó hình thành bản sắc riêng của châu lục thì tại Đông Nam Á, sự chia rẽ về mặt địa lý, ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực, của các đế quốc trong giai đoạn thuộc địa và ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đã khiến các dân tộc Đông Nam Á phần nào bị chia rẽ, ít giao lưu và hiểu biết về nhau hơn, đặc biệt so với EU. Tuy nhiên, ASEAN cũng có khá nhiều điểm giống EU, đó là: là một tổ chức luôn phát triển, biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh; là tổ chức “mở” và có quan hệ phong phú với các đối tác trên khắp thế giới; cả ASEAN và EU đều được đánh giá là các tổ chức thành công và là nòng cốt thúc đẩy chủ nghĩa khu vực ở châu Âu và Đông Á. ASEAN và EU đều có cùng một mục tiêu là duy trì hòa bình ở khu vực và trên thế giới, đem lại sự phát triển và thịnh vượng cho các nước thành viên.