Công việc xây dựng quốc gia đang tiến hành trôi chảy, thình lình Vua Quang Trung băng hà. Vua băng ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý [79](15-9-1792). Nguyên nhân gây ra cái chết của Vua Quang Trung đã trở thành một nghi án lịch sử. Ðại Nam Chính Biên Liệt truyện ghi rằng: Huệ trong lúc lấy kinh đô Phú Xuân có mạo phạm lăng tẩm của Liệt Thánh. Một ngày kia, đương ngồi, thình lình bắt đầu xây xẩm rồi ngã ra hôn mê. Mơ màng thấy một lão trượng đầu bạc áo trắng, cầm gậy sắt, từ không trung đi đến, mắng rằng: Ông cha mày đều sanh ở đất Vua, mày sao dám mạo phạm đến lăng tẩm?. Nói dứt lời liền lấy gậy sắt đánh nơi trán Huệ. Huệ ngã xuống bất tỉnh, hồi lâu mới tỉnh lại. Từ ấy bịnh càng ngày càng nặng, mới triệu viên Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về thương nghị việc dời đô ra Nghệ An. Ðó là lời của sử gia Nguyễn Gia Miêu[80] bịa ra để bôi nhọ Vua Quang Trung. Bịa không được khéo, bởi ai kể lại câu chuyện hoang đường ấy cho viết sử chép? Chẳng lẽ Vua Quang Trung kể lại giấc mộng không mấy đẹp của mình? Có người bảo nhà vua bị thượng mã phong. Ðó chỉ là chuyện hài hước. Lại có người độc miệng bảo rằng nhà vua bị Ngọc Hân Công Chúa ám hại bằng cách bỏ thuốc độc vào rượu[81]. Rõ là vu cáo giữa trời! Thiết tưởng Vua Quang Trung chết vì bệnh huyết áp cao, làm việc nhiều, suy nghĩ nhiều, bị đứt mạch máu. Cái chết đột ngột do bệnh huyết áp cao gây nên thường xảy ra và dân gian thường gọi là trúng gió. Chớ nếu quả có điều ám muội thì dễ gì triều đình Tây Sơn đã để yên. Truyền rằng: Mùa xuân năm Nhâm Tý (1792), Vua Quang Trung hay tin Nguyễn Phúc Ánh đã chiếm được Gia Ðịnh và kéo quân ra đánh Quy Nhơn, bèn nổi giận: – Giống cỏ gấu không diệt tận gốc, cứ nảy ra hoài! Liền chuẩn bị kéo đại binh vào đánh. Lục quân từ trên đánh xuống, Thủy quân từ dưới đánh lên. Bao vây mặt biển, cắt đứt đường núi, không cho quân Nguyễn chạy thoát. Mọi việc đã sắp đặt chu đáo thì thình lình nhà vua bị cảm. Bệnh mỗi ngày một nặng. Bèn triệu Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu thương nghị về việc dời đô ra Nghệ An và việc đi đánh Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng rồi biết mình không còn sống lâu được nữa, liền trối: – Ta mở mang bờ cõi gồm cả miền Nam. Nay bênh tình của ta không thể khá được, mà Thái Tử thì còn nhỏ. Phía trong thì bọn quốc cừu hoành hành ở Gia Ðịnh. Còn anh ta thì tuổi già, cầu an, không lo hậu hoạn. Ta chết rồi, trong vòng một tháng phải lo việc tống táng cho xong. Các khanh phải đồng lòng phò Thái tử và sớm lo việc thiên đô để khấu chế thiên hạ. Nếu không vậy, binh Gia Ðịnh kéo đến, các khanh không có đất chôn thây. Nói rồi băng tại điện Trung Hòa, ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý. Thọ 40 tuổi.Ở ngôi 5 năm. Thái Tử Nguyễn Quang Toản nối ngôi.
Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Vua Quang Trung Chết Mới Nhất 6/2023 # Top Like
Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Vì Sao Vua Quang Trung Chết xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Vì Sao Vua Quang Trung Chết nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất.
Bí Ẩn Cái Chết Của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ
1. Bị Ngọc Hân đầu độc vì ghen khi Quang Trung sai hổ tướng Võ Văn Dũng qua hỏi cưới cách cách của Càn Long. Trong lúc đang đề nghị thì bỗng nghe tin dữ rằng vua qua đời, Dũng té quỵ xuống khóc lóc rồi trở về nước.
2. Bị Càn Long đầu độc bằng chiếc áo bào có mấy chữ thêu bằng kim tuyến “Xa tâm chiết trục, đa điền thử”. Nếu ghép lại thì thành ra lời tiên tri rằng người mặc áo này sẽ chết vào năm Tý. Quả thật năm 1792 là năm Nhâm Tý. Nhưng vua Quang Trung đâu có khờ đến mức mặc áo do kẻ thù ban. Càn Long hơn Quang Trung tới 42 tuổi, là một con cáo già, hẳn Quang Trung phải đề phòng.
3. Sử chép: ” Vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Một hồi lâu được cấp cứu mới tỉnh lại”. Triệu chứng rất giống tai biến mạch máu não, bị cao huyết áp vì làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Hoặc bị viêm phổi sặc, xuất huyết dưới màng não. Mà dù thế nào thì vua Quang Trung cũng khó qua khỏi, nếu qua khỏi thì cũng bại liệt, mất trí hoặc ngớ ngẩn. Đây là những căn bệnh nguy hiểm thậm chí đến tận thế kỷ 21.
4. Assassin’s Creed: Dai Viet chronicles. Do sát thủ của Nguyễn Ánh cử ra ám toán.
Mình từng muốn thăm mộ vua Quang Trung nhưng rất cay đắng khi Gia Long đã phá hết. Nhưng sau này tìm hiểu thì mình lại có thêm hy vọng:
Quang Trung hoàng đế không chết ngay buổi chiều hôm ấy mà vài ngày sau mới nhất. Dĩ nhiên ông còn đủ thời gian để trăn trối. Ông ý thức được sự nguy hiểm của Nguyễn Ánh nên bảo Trần Quang Diệu sau khi mình chết hãy đem Quang Toản về Phượng Hoàng Trung Đô, còn an táng cho mình thật sơ sài và nhanh chóng trong vòng 1 tháng, đừng làm cầu kỳ. Cái đêm vua mất thì mọi thứ vẫn nằm trong vòng bí mật. Thậm chí cả đại quân sư La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp mà còn không biết, khi biết thì cũng không được vào vì đường sá canh nghiêm.
Do đó vua sống và làm việc tại một cung điện ẩn dật gọi là Đan Dương. Và muốn giữ được bí mật tuyệt đối thì chỉ còn cách chôn vua ngay tại cung điện đó. Trong bài thơ “Cảm hoài” do Ngô Thì Nhậm viết có chú một đoạn rằng:
– Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta.
Rất có thể Gia Long đã đào nhầm phải mộ giả Quang Trung, như cách Tào Tháo đã từng làm trước kia. Hiện các nhà khảo cổ vẫn đang ra sức tìm kiếm cung điện Đan Dương ở đâu, mình mà biết là tới ngay.
P/s: Trong thâm tâm của vua Quang Trung là muốn xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô thật hoành tráng để làm thủ đô Tây Sơn, không phải “ở tạm” trên kinh đô cũ Phú Xuân của các chúa Nguyễn. Nên nhớ Tây Sơn lúc đó có 2 vùng, Nguyễn Huệ chỉ giữ đoạn từ Huế trở ra bắc thôi, còn giữa miền trung là của Nguyễn Nhạc. Xem Tây Sơn là 2 nhà khác nhau cũng được.
Vua cho rằng Nghệ An nằm giữa, đường sá từ Nam ra, từ Bắc vào đều bằng nhau, chưa kể quê tổ tiên ông cũng ở đấy. Bèn sai trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ, đá, gạch ngói để xây dựng cung phủ, lâu đài. Đắp thành đất chung quanh và sai quân lính đào đá ong ở địa phương để xây thành trong. Dựng toà lầu rồng ba tầng cùng điện Thái Hoà hai dãy hành lang.
Trong thư gửi Nguyễn Thiếp, nhà vua viết:
-Trẫm nay đóng đô tại Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây, tiên sinh hãy ra đây giúp nhau mà trị nước.
Nên nếu ông còn sống và triều Tây Sơn còn tồn tại thì có thể Nghệ An sẽ là thủ đô của nước ta.
Nguồn: (Blog Phạm Vĩnh Lộc)
Nguyên Nhân “Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ” Qua Đời ???
Đột ngột qua đời khi còn đang độ sung sức, cái chết của vua Quang Trung từ lâu đã trở thành một bí ẩn lớn trong sử sách nước ta.
Mọi chuyện chưa sáng tỏ
Về ngày mất của vua Quang Trung, Đại Nam liệt truyện ghi là ngày 29 tháng 9 năm Nhâm Tý (1792). Hoàng Lê nhất thống chí thì viết chung chung là vào tháng Tám. Tuy nhiên, một số tài liệu khác như Tây Sơn thực lục thì ngày đó lại là ngày 30 tháng 7. Trong bài thơ Thu phụng quốc tang cảm nhật, phần nguyên dẫn Phan Huy Ích cũng ghi rằng “Ngày 30/7 thì vua Quang Trung chầu trời”. Vậy đâu mới là ngày mất thật, và tại sao lại có sự chênh lệch nhau 2 tháng.
Trong cuốn Những khám phá về hoàng đế Quang Trung, Tiến sĩ Đỗ Bang đã dẫn một tư liệu rất có giá trị để giải thích cho sự chênh lệch thời gian. Tư liệu đó là bức thư của ông Longer gửi cho ông Blandin vào ngày 21/12/1792 có đoạn viết: “Ông La mothe cũng báo cho tôi rằng cái chết của vua Quang Trung đã được giữ bí mật gần 2 tháng trời bây giờ mới được công bố bởi một sắc lệnh bắt buộc toàn quốc phải chịu tang vị hoàng đế anh minh của mình. Nhưng chúng tôi chưa biết ông ấy mất vì bệnh gì”.
Tiến sĩ Đỗ Bang cho rằng: Do thời điểm vua Quang Trung mất, trong nước thì quân của Nguyễn Ánh đã về Gia Định, ngoài thì nhà Thanh vẫn còn nuôi bụng báo thù. Bởi vậy Tây Sơn phải giấu tin vua mất để lo ổn định triều đình và an táng xong mới phát tang để tránh bị kẻ thù lợi dụng tấn công.
Qua những dữ kiện vừa nêu ta có căn cứ để đồng tình với tác giả Đỗ Bang về thời điểm cái chết của vua Quang Trung vào khoảng tháng 7 năm 1792. Tuy vậy, ngay trong chính cuốn sách của tác giả Đỗ Bang cũng đã nói rằng theo Niên biểu Việt Nam thì tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) là tháng thiếu nên không có ngày 30. Không lẽ một người như Phan Huy Ích lại có sự nhầm lẫn như thế. Do vậy, vẫn chưa thể kết luận chính xác về ngày mất của nhà vua.
Bên cạnh đó, phần mộ vua Quang Trung cũng là một đề tài thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu nhưng chưa có lời giải đích xác. Theo chính sử triều Nguyễn thì lăng Quang Trung ở nam sông Hương. Và lăng này đã bị nhà Nguyễn phá nát khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.
Tuy nhiên, sự hoài nghi khu lăng bị phá hủy chỉ là giả cũng có căn cứ. Bởi vì trước lúc mất, vua Quang Trung đã rất ý thức về thế lực của Nguyễn Ánh. Ngài đã di ngôn cho đại thần Trần Quang Diệu “Khi ta chết rồi, bọn ngươi nên cùng nhau giúp Thái tử sớm thiên đến Vĩnh Đô (Nghệ An) để khống chế thiên hạ. Không thế thì quân ở Gia Định lại bọn ngươi chết không có đất chôn đấy”.
Nếu như đã di ngôn như thế thì có lẽ vua Quang Trung cũng sẽ chỉ đạo táng mình vào một nơi bí mật để tránh bị trả thù đào mộ. Tất nhiên chuyện đó nếu có thì cũng chỉ có một vài đại thần được biết. Mặt khác, khi sứ nhà Thanh sang phúng viếng, triều đình Tây Sơn đã không cho vào Phú Xuân mà xây một lăng mộ giả ở ngoài Bắc Thành (Thăng Long) để cúng tế.
Sự kiện đó cộng với sự kiện giữ tin vua mất một thời gian đủ để ổn định tình hình và lo tang chế xong mới phát tang cho phép chúng ta tin rằng lăng mộ ở Phú Xuân chỉ là một bức bình phong cho người đời nhìn còn lăng mộ thật đã được bí mật an táng ở nơi khác. Tuy nhiên thực sự phần mộ của ngài ở đâu thì đến nay chưa có câu trả lời.
Bí ẩn cái chết
Đại Nam liệt truyện viết về nguyên nhân Nguyễn Huệ chết rất thần bí như sau: “ Một hôm về buổi chiều Huệ đương ngồi bỗng nhiên tối mắt, thấy một ông bạc đầu từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: cha ông mày sinh ra ở đất nhà vua, đời đời làm dân nhà vua mày sao dám phạm đến lăng tẩm, rồi lấy gậy đánh vào trán. Huệ tối sầm mắt ngã vật ra một lúc lâu mới tỉnh”. Cũng theo cuốn sử này, sau khi bị “thần nhân” đánh, Quang Trung ngã bệnh rồi bệnh ngày càng nặng và băng hà.
Câu chuyện này rõ là chỉ nhằm ngụ ý rằng nhà Nguyễn là chân mệnh thiên tử nên ai đụng đến là sẽ bị thần nhân tru diệt để đề cao nhà Nguyễn. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu đời nay cho rằng, loại bỏ yếu tố thần linh ra thì những triệu chứng như mô tả có thể phỏng đoán vua Quang Trung bị mắc bệnh cao huyết áp do làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều dẫn đến tai biến mạch máu não.
Lại có một truyền thuyết phổ biến được nêu trong Hoàng Lê nhất thống chí. Tác phẩm này viết rằng: “Vừa lúc ấy thì vua Quang Trung bị bệnh rồi mất. Hôm ấy nhằm ngày mùa thu, tháng 8 năm Nhâm Tý (1792), sau khi lên ngôi Hoàng đế được 5 năm. Trước đó, khi sứ nhà Thanh sang phong, vua Thanh đã ban cho vua Quang Trung chiếc áo bào, trong có thêu bảy chữ bằng kim tuyến: Xa tâm chiết trục, đa điền thử. Bấy giờ không ai hiểu ra sao, thì ra đến lúc này mới nghiệm”.
“Xa tâm chiết trục, đa điền thử” nghĩa đen là: bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng. Chữ Xa và chữ Tâm hợp lại thành chữ Huệ – tên vua Quang Trung. Chuột thuộc về Tý, ý nói năm Tý vua Quang Trung chết.
Liệu có bàn tay ám hại ngầm của Thanh triều hay không? Điều đó khó mà biết được. Tuy nhiên ý chí nung nấu báo thù của vua Càn Long mâu thuẫn với những cách đối xử với vua Quang Trung của Thanh Đế là rất đáng ngờ. Sau trận chiến năm 1789, hai nước lại giao hảo nhờ tài khôn khéo của Ngô Thì Nhậm. Càn Long đối với vua Quang Trung rất mềm mỏng. Việc xin bỏ lệ cống người vàng từ nhà Minh xin bỏ được ưng thuận. Rồi trước khi Quang Trung mất đã xin hỏi cưới công chúa nhà Thanh, lại đòi đất Lưỡng Quảng. Việc cưới công chúa là việc nhỏ nhưng đòi đất là việc lớn, thế mà Càn Long đồng ý ngay.
Trong khi đó, sau này Nguyễn Ánh sang xin đổi quốc hiệu là Nam Việt thì Thanh triều lại sợ Nam Việt bao gồm cả Lưỡng Quảng nên đổi lại là Việt Nam. Vậy mà Quang Trung dâng một tờ biểu lại được ưng thuận. Việc đâu lại dễ dàng như thế?
Thêm nữa, Trong cuốn sách của tiến sĩ Đỗ Bang (đã nêu ở trên) tác giả đã dẫn ra một chỉ dụ của Càn Long trong việc tiếp đãi đoàn sứ bộ do vua Quang Trung giả sang chầu như sau: “Lại tính mỗi ngày tiêu 4.000 lạng bạc mà Nguyễn Quang Bình vừa đi vừa về mất 200 ngày thì phải chi dùng hơn 80 vạn lạng. Giá lấy số tiền ấy mà làm quân phí đem sang đánh báo thù cho bọn Hứa Thế Hanh còn hơn. Trẫm sở dĩ không dùng binh ở An Nam là vì trẫm tiếc của và thương dân lẽ nào Phúc Khang An lại không hiểu ý đồ của trẫm ư?”.
Như thế thì đủ thấy vua Thanh còn ôm hận và đang nung nấu chuyện báo thù chứ không thực bụng muốn hòa hiếu. Tuy nhiên giả thiết nhà Thanh tẩm thuốc độc vào chiếc áo rồi Quang Trung mặc vào lâu ngày bị chất độc ngấm gây ra bệnh rồi chết thì có vẻ không thuyết phục. Bởi lẽ, là những cựu thù, những món quà tặng nhau người ta còn đang xem xét tỉ mỉ không thể dễ dàng sử dụng. Thêm nữa chiếc áo lại có dấu hiệu khả nghi là thêu 7 chữ như đã nói thì lại càng khiến người ta cảnh giác. Việc hai chữ Xa và Tâm ghép lại thành chữ Huệ thì không lý gì các Nho thần của Quang Trung lại không biết vì nó không có gì là khó khăn.
theo (BKTO) – và sưu tập từ nhiều nguồn
Nguyên nhân “Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ” qua đời ???
4.7
(94.29%)
21
votes
(94.29%)votes
Ts.bs Đinh Vinh Quang: Mất Ngủ Vì Sao?
TS.BS Đinh Vinh Quang – Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115
1. Mất ngủ ở mức độ như thế nào thì được các bác sĩ chẩn đoán là “rối loạn giấc ngủ”, thưa bác sĩ?
Mất ngủ là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp, theo thống kê cho thấy khoảng 1/3 người dân có triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Trên thực tế, có những người cần 9 – 10 giờ ngủ trong một đêm và những người khác thì ngủ ít hơn, chỉ khoảng 3 – 4 giờ/ đêm, do đó độ dài về thời gian của giấc ngủ không luôn luôn tương ứng với rối loạn giấc ngủ.
Quan trọng nhất là ở mỗi người làm sao để sau mỗi giấc ngủ không cảm thấy buồn bã, ủ rũ, chán nản mà có thêm sinh khí để làm việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Điều này chứng tỏ người dân đã có một giấc ngủ tốt.
2. Nguyên nhân gây ra mất ngủ/rối loạn giấc ngủ là gì ạ? Trong đó, những nguyên nhân nào thường gặp nhất?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ như khi chúng ta lo lắng về vấn đề gì đó (thi cử, phỏng vấn, người thân mất,…) hoặc các bệnh lý nội khoa, tâm thần,… Nhưng chung quy lại gồm 3 nhóm nguyên nhân chính:
– Rối loạn giấc ngủ khác (do bệnh nội khoa và sử dụng chất)
– Rối loạn giấc ngủ nguyên phát (hay còn gọi là mất ngủ không tìm thấy được nguyên nhân)
Trong tất cả những trường hợp rối loạn về giấc ngủ, đa số người lớn tuổi thường hay gặp là sau những bệnh lý về nội khoa. Hoặc ở những người trẻ là những vấn đề về lo lắng trong sinh hoạt hằng ngày, các vấn đề về xã hội.
3. Nếu một người bị mất ngủ sau một sự kiện gây ảnh hưởng tới tinh thần, tâm lý (thi cử, chia tay người yêu, người thân qua đời…) thì đó có phải là bệnh lý hay không? Tình trạng này kéo dài bao lâu thì cần phải can thiệp ạ?
Hiện nay chưa có thời gian nhất định để xác định rằng người dân bị mất ngủ và cần can thiệp. Nhưng người ta cho rằng 1 tuần có 3 đêm không ngủ được và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tháng trở lên thì lúc này nên đi khám và điều trị tình trạng mất ngủ. Nếu cần phải điều trị trong giai đoạn này thì chỉ điều trị với thuốc ngủ trong thời gian ngắn.
4. Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm không ạ? Và thường mất ngủ kéo dài bao lâu sẽ dẫn đến bệnh này?
Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng người bị mất ngủ kéo dài có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Nếu giấc ngủ bị xáo trộn lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ như mắc bệnh trầm cảm, mất trí nhớ, sa sút về trí tuệ.
Do đó, chúng ta nên đề phòng những bệnh lý trầm cảm ở những người rối loạn giấc ngủ, nên điều trị rối loạn này thật tốt.
Tỷ lệ những người có bệnh lý trầm cảm thường có tình trạng mất ngủ và những lúc bệnh nhân không ngủ được thì kéo dài bệnh lý trầm cảm của bệnh nhân. Hoặc những người đã điều trị bệnh lý trầm cảm kèm theo mất ngủ và đã hồi phục thì khả năng tái phát trở lại cao hơn.
Các nghiên cứu đã cho thấy khi bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ, thì nguy cơ bệnh trầm cảm tái diễn sẽ cao hơn so với những người không bị mất ngủ. Mất ngủ chính là nguyên nhân khởi phát cũng là yếu tố gây kéo dài bệnh trầm cảm.
5. Vì sao càng lớn tuổi chúng ta càng khó ngủ ạ? Với người lớn tuổi, giấc ngủ như thế nào được đánh giá là tốt?
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là khá phổ biến. Khi càng lớn tuổi, thói quen sinh hoạt và giấc ngủ cũng thay đổi là vì:
– Hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi tuổi càng cao, tất cả các tế bào và cơ quan trong cơ thể đều trở nên lão hóa, trong đó có các tế bào thần kinh cũng bị lão hóa, bị hủy hoại và suy giảm chức năng hơn so với khi còn trẻ tuổi, từ đó gây ra mất ngủ, khó ngủ, luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
– Ở người cao tuổi sẽ thường có các bệnh lý nội khoa đi kèm như bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là những người bị đau nhức xương khớp.
– Rối loạn giấc ngủ do các thuốc bệnh nhân đang dùng thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như do chế độ ăn, uống, sinh hoạt không hợp lý; môi trường bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, kích động về âm thanh/ ánh sáng, phòng ngủ không gọn gàng sạch sẽ, thoáng mát, hoặc nơi ở chật chội… cũng là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi.
Thời gian giấc ngủ không đánh giá được giấc ngủ đó có tốt hay không mà phải nhận định xem giấc ngủ đó có chất lượng hay không. Dựa vào các yếu tố như sau khi bệnh nhân đi ngủ và có một giấc ngủ sâu hay không, có bị những rối loạn trong khi ngủ hay không (như ác mộng, mộng du…).
Vì vậy, người có giấc ngủ ngon là không có những biểu hiện như: khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ và sau khi đi ngủ họ có giấc ngủ ngon, thức dậy với tinh thần phấn chấn, thoải mái.
6. Khi bị mất ngủ và đến khám tại khoa Nội thần kinh, bệnh nhân sẽ được thăm khám như thế nào, có cần xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh không ạ?
Phần hỏi bệnh sẽ được hỏi về khoảng thời gian bệnh nhân lên giường đến khi không ngủ được là bao lâu.
Nếu sau khi thăm hỏi, mà bệnh nhân không có nguyên nhân nào gây ra mất ngủ thì được gọi là mất ngủ nguyên phát. Và từ đó sẽ có những phương án điều trị cho bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân có bệnh lý đi kèm, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán những bệnh đó.
7.Rối loạn giấc ngủ được điều trị như thế nào, thưa BS? Một số người lo ngại thuốc điều trị mất ngủ sẽ làm giảm trí nhớ, điều này có đúng không ạ?
Khi có yếu tố gây rối loạn giấc ngủ thì phải giải quyết để làm mất yếu tố này. Điều trị chứng mất ngủ nguyên phát là vấn đề khó khăn nhất của rối loạn giấc ngủ.
Điều trị bao gồm:
– Thư giãn tâm lý: Khi lên giường ngủ, không nên lo lắng, suy nghĩ hay làm gì khác.
– Cần bổ sung trong chế độ ăn cho những người bị mất ngủ các chất như Melatonin và L-tryptophan. Melatonin là một hormone nội sinh được sản xuất bởi tuyến tùng và nó giúp điều hòa giấc ngủ.
– Vệ sinh giấc ngủ: là các biện pháp tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn mà không cần dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ.
– Dùng thuốc: Chứng mất ngủ nguyên phát thường được điều trị với Benzodiazepin, Zolpidem, Zalepton và các thuốc ngủ khác. Các thuốc ngủ phải được dùng thận trọng. Nói chung, các thuốc ngủ không nên dùng quá 2 tuần vì có thể gây phụ thuộc thuốc.
Khi sử dụng một số thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ gây ra quên, giảm trí nhớ, đặc biệt là các thuốc có thời gian bán hủy dài. Triệu chứng quên sẽ trầm trọng thêm khi phối hợp với uống rượu. Ở các bệnh nhân cao tuổi, thuốc chữa rối loạn giấc ngủ có thể gây giãn cơ và gây té ngã.
Song song với điều trị bệnh chính, chúng ta có thể dùng những biện pháp như tâm lý trị liệu, thậm chí nếu như bệnh nhân vẫn chưa ngủ được sẽ được chỉ định dùng thêm các thuốc an thần, làm cho người bệnh đi vào giấc ngủ dễ hơn.
8. Phụ nữ có dự tính mang thai nên ngưng thuốc điều trị mất ngủ trong bao lâu? Phụ nữ đang cho con bú có uống thuốc điều trị mất ngủ được không ạ?
Về nguyên tắc, khi mang thai, tất cả những thuốc, ngay cả thực phẩm chức năng hay thuốc bổ… khi mang thai đều không nên dùng, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Đối với phụ nữ đang cho con bú mà sử dụng thuốc sẽ đi vào tuần hoàn máu của người mẹ và sẽ chuyển hóa qua tuyến sữa thì những em bé bú sữa với nồng độ chất an thần cũng sẽ ảnh hưởng đến đứa bé.Nếu phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú gặp tình trạng mất ngủ thì tùy thuộc vào bản chất của giấc ngủ, nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ là gì và có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với bệnh nhân thì lúc này bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.
Phần tiếp theo: Phương pháp không dùng thuốc giúp dễ đi vào giấc ngủ
Những chia sẻ của chúng tôi Đinh Vinh Quang – khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115, đã giúp bạn đọc nhận biết các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ, người già, mất ngủ nên điều trị như thế nào. Thay mặt bạn đọc, xin chân thành cảm ơn bác sĩ!.
Chương trình được phối hợp thực hiện bởi Bệnh viện Nhân dân 115 vàCổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.com
Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Vì Sao Vua Quang Trung Chết trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!