Top 13 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Yahoo Bị Khai Tử Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Trong Cuộc Chiến Internet, Vì Sao Google Thắng Thế Còn Yahoo Thua Đau?

Vì sao hai kẻ sinh ra gần như cùng một thời điểm, huy hoàng cùng nhau mà bởi lựa chọn hai hướng đi khác nhau nên trở thành “người thắng kẻ bại”?

Những gì chúng ta đang chứng kiến trong hiện tại có thể là những tháng ngày cuối cùng của Yahoo với tư cách một công ty độc lập. Chẳng ai ngờ được, cách đây chỉ một thập kỷ, Yahoo từng là đối thủ sát sườn với Google, công ty hiện giữ vị trí doanh nghiệp có giá trị thị trường lớn nhất thế giới.

Vì sao sinh ra gần như cùng một thời điểm, huy hoàng cùng nhau mà bởi lựa chọn hai hướng đi khác nhau nên họ trở thành “người thắng kẻ bại”?

Tư duy về cơ sở hạ tầng của Google tương phản mạnh mẽ so với Yahoo

Vào thời kỳ đầu của thiên niên kỷ mới, Google và Yahoo bắt đầu những kế hoạch rất khác nhau nhằm mở rộng quy mô để đáp ứng với yêu cầu của một nền kinh tế Internet (tìm kiếm, email, bản đồ…) ngày càng lớn lên về cả lượng và nhu cầu. Về phía Yahoo, công ty này chọn giải pháp sử dụng các thiết bị lưu trữ dữ liệu NetApp, cho phép công ty bổ sung thêm không gian máy chủ với tốc độ chóng mặt. Hầu hết mọi dịch vụ của Yahoo cung cấp đều phải chạy trên các thiết bị lưu trữ dễ sử dụng và thiết lập nhanh của NetApp, giúp Yahoo nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của thị trường (và sớm trở thành khách hàng lớn nhất của NetApp).

Thế nhưng, anh “hàng xóm” ở Mountain View – Google – lại bắt đầu bằng cách xây dựng nên chính cơ sở hạ tầng phần mềm của mình, hay còn được biết đến với cái tên Google File System. Hệ thống này là nền tảng phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau cho tất cả các dịch vụ của Google thuộc hệ sinh thái tương lai của công ty. Thay vì sử dụng các thiết bị lưu trữ tân tiến nhất làm nền tảng, Google File System sử dụng các máy chủ doanh nghiệp hỗ trợ cấu trúc linh hoạt và bền bỉ, có thể xử lý các vấn đề về khả năng mở rộng và sự bền bỉ, đơn giản hóa và đẩy nhanh tốc độ những lần triển khai ứng dụng web trên diện rộng, từ ứng dụng bản đồ đến ứng dụng lưu trữ.

Cách tiếp cận của Yahoo bộc lộ những điểm yếu

Phải mất tới 4 năm phát triển liên tục và rất nhiều tài nguyên kỹ thuật thì Google File System mới đạt tới cấp độ mà công ty đã đề ra khi xây dựng hệ thống này. Trong khi đó, Yahoo có thể bổ sung các thiết bị lưu trữ NetApp gần như ngay lập tức để đáp ứng với nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng lên. Trong cuộc chiến thống trị mảnh đất Internet, Yahoo dường như đã bỏ xa Google.

Thế nhưng, cách tiếp cận của Yahoo bắt đầu bộc lộ một số lỗ hổng. Khi nhu cầu mở rộng và đa dạng hơn, một nền tảng hạ tầng dựa trên thiết bị xuất hiện các nhược điểm như công tác kỹ thuật ngày càng nhiều, môi trường ngày càng phức tạp và không hiệu quả, và hơn hết là tốn chi phí. Khi Yahoo mở thêm một dịch vụ mới, công ty này buộc phải thiết lập lại nền tảng của NetApp cho phù hợp với mục đích sử dụng

Kết quả là mỗi một dịch vụ mới được đưa ra lại gặp những khó khăn giống nhau, ví dụ như Yahoo Search và Yahoo Mail đều từng phải xử lý rất nhiều vấn đề trên những nền tảng khác nhau. Chính nền tảng phân tán đó đã làm lãng phí tài nguyên, bởi mỗi một trường hợp lại phải sử dụng một không gian máy chủ riêng và các tính năng lại không thể chia sẻ trên các nền tảng.

Điều quan trọng nhất là chi phí để chạy các thiết bị NetApp ngày càng tăng lên, chiếm một phần không nhỏ trong doanh thu của Yahoo.

Yahoo “vất vả”, Google “nhàn tênh”

Trái lại, Google đã xây dựng hệ thống dữ liệu có khả năng đoán trước những khó khăn, vì thế việc bổ sung thêm các tính năng sử dụng mới hoặc chỉnh sửa hạ tầng kiến trúc có thể được thực hiện một cách hiệu quả. Ví dụ như sau khi mua xong YouTube, Google có thể đơn giản nói rằng “hãy ném cái của bạn đi và chúng tôi sẽ sử dụng nền tảng của mình cho bạn”. Các kỹ sư có thể cập nhật hạ tầng kiến trúc một lần và giải pháp này có thể được áp dụng trên toàn bộ dịch vụ của Google.

Khi chi phí và độ phức tạp của nền tảng hạ tầng Yahoo lựa chọn ngày càng tăng lên, công ty này đã đuối sức trong nỗ lực bắt kịp với tốc độ của Google khi triển khai và phát triển các ứng dụng mới.

Hiểu rõ vấn đề trước khi đưa ra giải pháp

Khi bạn hình dung ra một vấn đề, bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Dù bạn có là một kỹ sư hay một chủ doanh nghiệp (hoặc cả hai), hãy nhắm mắt, không nhìn vào những vấn đề hiện có và cách giải quyết chúng, lờ đi những gì bạn đã làm trước đây và xây dựng một giải pháp lý tưởng. Sau khi đã hoàn thành xong điều đó, bạn có thể quyết định nên sử dụng giải pháp hiện có nào và cần xây dựng lại những gì.

Đây là một yếu tố then chốt để thành công cho rất nhiều startup đã tạo nên huyền thoại trên thị trường. Đương nhiên, sẽ có lúc lựa chọn giải pháp “bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất” đồng nghĩa với việc hy sinh khả năng phát triển ngay lập tức để đánh đổi bằng sự bền vững lâu dài, đặc biệt trong một thế giới vận hành với tốc độ cao như Thung lũng Silicon, điều này lại càng là một thách thức.

Những giải pháp sửa chữa nhanh lại đem lại nhiều nguy cơ lớn hơn về độ phức tạp cũng như không hiệu quả. Google đã xây dựng một nền tảng rộng hơn có thể mở rộng ra toàn bộ các trang web, tập trung vào sự đơn giản và linh hoạt, trong khi đó, sự phức tạp của cơ sở hạ tầng của Yahoo có thể là lý do dẫn đến việc Yahoo có ngày hôm nay.

Vì Sao Bệnh Nhân Ung Thư Cổ Tử Cung Dễ Bị Tái Phát?

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, 1/3 bệnh nhân đối mặt nguy cơ tái phát.

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm với phụ nữ nhưng có thể chữa khỏi. Năm 2018, Việt Nam có khoảng 4.200 ca mắc mới ung thư cổ tử cung. Hơn 2.400 người tử vong vì bệnh này. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), ung thư cổ tử cung thường ảnh hưởng phụ nữ đã quan hệ tình dục ở độ tuổi từ 30 đến 45. Bệnh có thể tái phát, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Theo Mayo Clinic, ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào khỏe mạnh trong cơ quan này có đột biến ở DNA. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên với tốc độ nhất định, sau đó, chúng tự chết đi.

Những đột biến khiến các tế bào phát triển vượt tầm kiểm soát và không thể tự hủy. Tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và vỡ ra khỏi khối u, di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể.

Ung thư cổ tử cung chia thành 4 giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn I, tế bào ung thư chỉ phát triển trong tử cung, chưa lan ra ngoài. Giai đoạn II của bệnh hình thành khi các khối u đã “ăn” ra ngoài cổ tử cung nhưng chưa đến khung chậu hoặc phần dưới âm đạo. Trong giai đoạn này, bệnh chưa di căn đến các hạch bạch huyết hoặc vị trí xa.

Nếu tế bào ung thư lan đến phần dưới của âm đạo hoặc khung chậu, bệnh nhân đã ở giai đoạn III. Khi đó, tế bào ung thư chưa lan đến các vị trí xa. Cuối cùng, ở giai đoạn IV, bệnh đã di căn sang các cơ quan lân cận hoặc bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. (Ảnh: Freepik).

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung vẫn chưa có kết luận. Dấu hiệu đầu tiên của người mắc ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường. Nó gây hiện tượng xuất huyết trong hoặc sau khi quan hệ, giữa các kỳ kinh hoặc ở độ tuổi mãn kinh.

Ngoài ra, người mắc ung thư cổ tử cung còn gặp tình trạng đau rát, khó chịu khi quan hệ, tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi. Vùng lưng dưới, xương chậu đau.

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn có thể gặp dấu hiệu: Đau tức lưng dưới, xương chậu và thận dữ dội; táo bón; không kiểm soát được tiểu hoặc đại tiện; tiểu ra máu; sưng phù chân…

Hiện nay, ung thư cổ tử cung được chia làm 2 loại chính là ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.

Trong đó, loại đầu tiên sẽ khởi phát khối u ở tế bào vảy lót bên ngoài của tử cung, sau đó tiến sâu vào âm đạo. Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung là loại này. Ung thư biểu mô tuyến ít gặp hơn. Nó khởi phát từ tế bào tuyến hình cột nằm trong ống cổ tử cung.

Nữ giới nên tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm. (Ảnh: Freepik).

Gần 35% bệnh nhân có nguy cơ tái phát ung thư

Theo Cancer Treatment Centers of America, triệu chứng tái phát ung thư cổ tử cung có thể xảy ra vài tháng hoặc vài năm sau khi điều trị. Tổ chức này ước tính, thế giới có gần 35% trường hợp bị tái phát ung thư cổ tử cung hoặc mắc bệnh dai dẳng. Hầu hết ca tái phát đều xảy ra trong vòng 2 năm sau khi điều trị.

Ung thư cổ tử cung và nhiều loại khác có thể tái phát do các vùng nhỏ của tế bào ác tính vẫn còn sót trong cơ thể sau khi điều trị. Theo thời gian, những tế bào này có thể nhân lên và phát triển gây các triệu chứng. Ung thư tái phát khi nào và ở đâu phụ thuộc từng loại bệnh. Bệnh có 3 loại tái phát phổ biến. Đó là tái phát cục bộ, khu vực và tái phát xa.

Các khối u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả khung chậu, khoang bụng hoặc phổi, gan, xương. Theo Trung tâm Ung thư Cổ tử cung của Đại học Columbia, Mỹ, các vị trí tái phát phổ biến nhất là vòng bít âm đạo, khung chậu, hạch cạnh động mạch chủ, phổi và hạch thượng đòn.

Các triệu chứng tái phát ung thư cổ tử cung ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Với trường hợp tái phát tại chỗ, bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc thời kỳ mãn kinh.

Âm đạo cũng tiết dịch bất thường như nước, màu hồng, có mùi hôi. Cùng đó, người bệnh bị đau vùng chậu khi làm “chuyện ấy”, rò rỉ nước tiểu từ âm đạo.

Nếu tái phát ung thư thể đã di căn, bệnh nhân có các dấu hiệu như: giảm cân, mệt mỏi, đau lưng, đau hoặc sưng chân, nhức xương…

Hơn 35% bệnh nhân có nguy cơ tái phát ung thư cổ tử cung. (Ảnh: Mayo Clinic).

Tổ chức này ước tính người mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có 20% khả năng tái phát. Giai đoạn càng nặng, khả năng tái phát càng cao, lên đến 75%. Do đó, sau khi điều trị hoặc được chẩn đoán, bệnh nhân nên tái khám và theo dõi ít nhất 5 năm.

Tương tự như lần phát hiện đầu, ung thư cổ tử cung khi tái phát sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật triệt căn, hóa trị, xạ trị. Tùy vào giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị phù hợp.

Trong đó, phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong giai đoạn sớm. Cách này sẽ khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt toàn bộ cơ quan này để loại bỏ các khối u, tế bào ác tính.

Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nên yếu tố then chốt là chúng ta phát hiện bệnh sớm. Theo tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh, ung thư cổ tử cung cũng như những bệnh hiểm nghèo khác không có cách ngăn ngừa tuyệt đối. Tuy nhiên, chúng ta có cách để giảm nguy cơ mắc bệnh. Tổ chức trên khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra cổ tử cung thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường của tế bào trong cơ quan này.

Tại Sao Google Đánh Bại Yahoo Trong Cuộc Chiến Internet?

Khi chúng ta chứng kiến những ngày cuối cùng của Yahoo với tư cách một doanh nghiệp độc lập, thật khó tưởng tượng cách đây một thập kỷ nó đã từng là đối thủ ngang tầm với Google – giờ đây là một trong những công ty lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa trên thị trường.

Sẽ thật ngớ ngẩn khi bất cứ ai tuyên bố rằng họ đã có thể dự đoán được tình trạng của hai doanh nghiệp hiện nay, nhưng chúng ta vẫn có thể học được điều gì đó từ việc kiểm tra nguyên nhân gì đã đẩy tài sản của hai công ty theo những hướng khác nhau như vậy.

Tôi bắt đầu làm việc cho Google vào năm 2003, thời điểm hai gã khổng lồ công nghệ đang cạnh tranh mạnh mẽ để thống trị thị trường đang phát triển nhanh chóng của World Wide Web. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, nhưng một yếu tố cụ thể đặc biệt dường như có thể giải thích cho điều này là sự khác nhau trong cách tiếp cận cơ sở hạ tầng cốt lõi của Google và Yahoo.

Có lẽ quan điểm của tôi bị ảnh hưởng bởi thực tế là tôi đã làm việc cho Google, nhưng tôi vẫn tin rằng sự tương phản rõ nét của Google với Yahoo về cơ sở hạ tầng mang đến những bài học sâu sắc về xây dựng một doanh nghiệp bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ chuyển đổi nhanh chóng.

Xây dựng nhanh và xây dựng để trường tồn

Vào đầu thiên niên kỷ mới, Google và Yahoo đã bắt đầu những con đường rất khác nhau để đạt được quy mô khổng lồ đáp ứng như cầu của dung lượng thị trường và nhu cầu nền kinh tế Internet ngày càng tăng (tìm kiếm, email, bản đồ, …).

Đối với Yahoo, giải pháp này là các NetApp Filer (NetApp Filer là một thiết bị lưu trữ dữ liệu, phục vụ lưu trữ qua mạng bằng các giao thức dựa trên tệp hoặc dựa trên khối), cho phép công ty thêm không gian máy chủ với tốc độ chóng mặt. Hầu như mọi dịch vụ mà Yahoo cung cấp cuối cùng đều chạy trên các thiết bị lưu trữ được xây dựng có mục đích của NetApp, được thiết lập nhanh chóng và dễ sử dụng, giúp Yahoo nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường (và sớm trở thành khách hàng lớn nhất của NetApp).

Nhưng ở Mountain View gần đó, Google đã bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật cơ sở hạ tầng được xác định bằng phần mềm của riêng mình, cuối cùng được gọi là Google File System – một hệ thống quản lý tập tin phân tán (DFS), hoạt động như một nền tảng có thể phục vụ nhiều trường hợp sử dụng khác nhau cho tất cả các dịch vụ mà Google sẽ cung cấp như một phần của hệ sinh thái tương lai.

Thay vì sử dụng các thiết bị lưu trữ mới nhất làm nền tảng, Google File System đã sử dụng các máy chủ để hỗ trợ kiến trúc linh hoạt và đàn hồi, có thể giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng và khả năng phục hồi các vấn đề một lần, đơn giản hóa và đẩy nhanh việc triển khai trong tương lai của một loạt các ứng dụng trên nền tảng web, từ bản đồ đến lưu trữ đám mây.

Giảm sự phức tạp

Phải mất bốn năm phát triển liên tục và một lượng lớn tài nguyên kỹ thuật cho đến khi Google File System sẵn sàng được sử dụng cho các hoạt động vận hành quan trọng. Trong khi đó, Yahoo đã có thể thêm các NetApp Filer gần như ngay lập tức để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ của mình. Trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường Internet, có vẻ như Yahoo đã vượt xa về phía trước.

Tuy nhiên, cách tiếp cận thị trường nhanh chóng của Yahoo cũng bắt đầu cho thấy một số vấn đề. Khi nhu cầu tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa, những nhược điểm đối với cơ sở hạ tầng dựa trên thiết bị xuất hiện: công việc kỹ thuật dư thừa, môi trường ngày càng phức tạp và kém hiệu quả, và cuối cùng là chi phí cho nhà cung cấp. Khi Yahoo thêm một dịch vụ mới, cần phải thiết kế lại nền tảng NetApp cho trường hợp sử dụng cụ thể đó.

Do đó, các thách thức giống hệt nhau đối với các dịch vụ riêng biệt, như Yahoo Search và Yahoo Mail, phải được giải quyết nhiều lần trên các cơ sở hạ tầng khác nhau. Cơ sở hạ tầng phân mảnh cũng bộc lộ sự thiếu hiệu quả tài nguyên lớn hơn, vì mỗi trường hợp sử dụng đòi hỏi không gian máy chủ riêng biệt và sức mạnh tính toán không thể chia sẻ trên nền tảng. Trên hết, chi phí để chạy các thiết bị NetApp tăng nhanh làm giảm đáng kể doanh thu của công ty.

Mặt khác, Google đã xây dựng Google File System để dự đoán những thách thức này, do đó việc thêm các trường hợp sử dụng mới hoặc khắc phục các thách thức kiến trúc cơ bản có thể được thực hiện một cách hiệu quả. Ví dụ, sau khi mua YouTube, Google có thể chỉ cần nói, “vứt bỏ back-end của bạn và chúng tôi sẽ đưa bạn lên nền tảng của chúng tôi.” Các kỹ sư có thể thực hiện nâng cấp lên kiến trúc cơ bản một lần và giải pháp sẽ được áp dụng trên tất cả các dịch vụ của Google.

Cuối cùng, nền tảng linh hoạt cho phép chia sẻ tài nguyên và sức mạnh tính toán giữa các trường hợp sử dụng khác nhau, để khi máy chủ không bận tìm kiếm, chúng có thể được sử dụng để xử lý email. Tất cả điều này được xây dựng trên phần cứng thông dụng, và giảm chi phí theo Định luật Moore.

Khi chi phí và mức độ phức tạp của cơ sở hạ tầng cơ bản của Yahoo gắn liền với nhau, công ty đơn giản là không đủ khả năng để theo kịp tốc độ của Google trong việc phát triển và triển khai các ứng dụng lớn mới.

Tầm quan trọng của một khởi đầu mới

Đây có thể là một câu chuyện đơn giản về tầm quan trọng của kiến trúc linh hoạt, nhưng tôi tin rằng những bài học ở đây vượt ra ngoài cơ sở hạ tầng hoặc kỹ thuật ứng dụng và cung cấp cái nhìn sâu sắc về những gì cần thiết để xây dựng một doanh nghiệp bền vững. Điều này nói trực tiếp đến một trong những điều quan trọng nhất mà tôi đã học được từ thời còn ở Google: sự cần thiết phải hiểu hoàn toàn vấn đề trước khi xem xét giải pháp.

Khi bạn hình dung ra một vấn đề, hãy bắt đầu từ vạch xuất phát. Cho dù bạn là kỹ sư hay doanh nhân (hoặc cả hai), hãy chỉ hướng mắt vào các giải pháp và cách làm hiện tại, bỏ qua những gì đã làm trước đây và xây dựng giải pháp lý tưởng của bạn. Khi đã có điều đó, bạn có thể xác định những giải pháp hiện có nên được sử dụng và những gì cần được xây dựng lại.

Đây là một khía cạnh quan trọng trong sự thành công của nhiều công ty khởi nghiệp đã thay thế các doanh nghiệp cũ (xem xét quyết định bán cơ sở hạ tầng của Amazon như là một dịch vụ, đã phá vỡ thành công trước đó của Comdisco trong việc thuê ngoài cơ sở hạ tầng CNTT cho khách hàng doanh nghiệp). Nó cũng ngày càng phổ biến tại các công ty lớn hơn mà không muốn mất vị trí của mình cho đơn vị mới nổi tiếp theo (tương tự như cách Facebook đang xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng mình, từ kệ máy chủ đến camera).

Tất nhiên, có những lúc phương pháp “bắt đầu lại từ vạch xuất phát” có nghĩa là hy sinh sự tăng trưởng ngay lập tức để có được sự bền vững lâu dài, có thể là một viên thuốc khó nuốt, đặc biệt là trong thế giới ‘di chuyển nhanh’ của Thung lũng Silicon. Nhưng thực hiện nhanh chóng mang lại rủi ro lớn hơn dưới hình thức ngày càng phức tạp và kém hiệu quả.

Google đã xây dựng một nền tảng rộng lớn trải rộng trên toàn bộ web bằng cách tập trung vào sự đơn giản và linh hoạt, trong khi sự phức tạp của cơ sở hạ tầng của Yahoo có thể là lý do khiến nó kết thúc như một phần nhỏ của một doanh nghiệp khác.

Hãy để lại thông tin liên hệ để Babuki có thể gửi đến bạn các bài viết hay hoặc hỗ trợ tư vấn về chiến lược và quản trị.

Why Google beat Yahoo in the war for the Internet

Babuki lược dịch và hiệu đính

Vì Sao Con Người Không Trường Sinh Bất Tử?

Vì sao con người không sống mãi? Vì sao có người sống thọ, có người không thọ? Tuổi thọ do yếu tố nào quyết định? Vì sao con người không trường sinh bất tử? Và còn nhiều câu hỏi về tuổi thọ của con người chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Cho đến gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một phần bí ẩn của tuổi thọ. Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu.

Con người không thể sống mãi vì tế bào chỉ phân chia 50 lần mà thôi.

Các nhà khoa học phát hiện: trong cơ thể, quá trình lão hóa được kiểm soát không chỉ bởi các đồng hồ sinh học đặc biệt của toàn cơ thể mà còn rất nhiều “đồng hồ” đặt ở trong từng tế bào. Trước đây các nhà khoa học cho rằng, các tế bào trong cơ thể có số lần phân chia vô hạn. Nhưng công trình nghiên cứu của Hayflik ( Hoa Kỳ) đã chứng minh rằng chỉ có các tế bào ung thư mới phân chia vô hạn, còn tất cả các tế bào bình thường chỉ phân chia đến giới hạn 50 lần rồi ngừng phân chia và chết đi. Hayflik đã làm đông lạnh tế bào đã phân chia được 30 lần. Sau một thời gian lại hoạt hóa cho tế bào này phân chia tiếp. Thế nhưng nó vẫn nhớ là đã phân chia 30 lần trước khi đông lạnh rồi, bây giờ nó chỉ phân chia tiếp 20 lần nữa là đủ 50 lần phân chia rồi ngừng hẳn. Nhà khoa học còn phát hiện ra rằng: sự phân chia đầy đủ 50 lần chỉ có ở các tế bào từ bào thai, còn các tế bào ở người trưởng thành thì người càng già số lần phân chia của tế bào càng ít. Đây gọi là hiệu ứng Hayflik.

Tuổi thọ giảm vì phân tử AND bị tiêu hao sau mỗi lần phân chia

Chuỗi xoắn kép phân tử AND do Watson và Crick tìm ra là cơ sở di truyền của tế bào. Nhà khoa học Alexei Olovnikov (Liên Xô ) nêu giả thuyết là cứ mỗi lần phân chia của tế bào, phân tử AND lại ngắn đi một ít. Cho đến khi sự rút ngắn này đụng đến một gen quan trọng cho sự sống thì tế bào sẽ chết. Ông giải thích hiện tượng này như sau: các phân tử ADN của mỗi tế bào khi phân chia thì hai sợi xoắn kép giãn ra, tách đôi để tạo ra chuỗi xoắn mới, với hai dãy enzym tích tụ từ quá trình này không đủ khả năng lặp lại toàn bộ cả hai sợi phân tử ADN. Hậu quả là một trong hai sợi xoắn kép bao giờ cũng bị ngắn hơn sợi kia. Cứ mỗi lần tách ra là phân tử ADN lại mất một ít thành phần của nó. Sự co ngắn của các phân tử ADN được Olovnikov gọi là sự “co mép lề” hay “cắt khúc cuối”.

Con người không thể trường sinh bất tử

Hiện tượng “co mép lề” ADN cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào lý giải được rõ ràng. Nhà khoa học Barbara Mc Clintock khi nghiên cứu về ngô đã thấy rằng nhiễm sắc thể trở nên không ổn định một cách lạ lùng khi chúng bị phân chia ra. Còn Herman Muller, cũng có nhận định tương tự Barbara khi nghiên cứu loài ruồi giấm. Ở các đầu mút của nhiễm sắc thể bình thường phải tồn tại một cấu trúc phân tử nào đó có tác dụng ổn định chúng. Herman Muller gọi chúng là “telomeres” (theo tiếng Hy Lạp telo có nghĩa là phần cuối). Chính telomeres nằm ở chuỗi tế bào sẽ chết. Nhưng chiều dài của telomeres có tỷ lệ với tuổi thọ hay không? Nhiều nghiên cứu trên thế giới đang tìm lời giải đáp.Với những kỹ thuật hiện đại, người ta đã có thể tách riêng các telomeres ra khỏi chuỗi ADN làm rõ sự rút ngắn telomeres, cũng như đo được nhịp điệu co ngắn của telomeres chia tế bào.

Các nhà nghiên cứu đang xem xét đánh giá kích thước của telomeres như một “thước đo”chuẩn xác tuổi thọ của tế bào. Nhà khoa học Calvin Harley còn cho rằng nếu khi sinh ra telomeres của một người nào đó ngắn hơn bình thường, thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.

Có lẽ các telomeres như một thứ bảo hiểm làm chậm hiệu ứng của thời gian đối với các nhiễm sắc thể. Hy vọng không lâu nữa khoa học sẽ tìm ra “thước đo cuộc đời” yếu tố quyết định tuổi thọ, để tìm ra phương pháp làm tăng tuổi thọ cho con người.

ThS. Phạm Vũ Hoàng