Top 12 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Yahoo Thất Bại Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Từ Google Nhìn Xuống Sự Thất Bại Của Yahoo

Rất nhiều giả thiết đã được đưa ra để giải thích cho sự sụp đổ của Yahoo cũng như sự trỗi dậy của Google, thế nhưng bản thân tôi lại cho rằng chính cách làm thương hiệu khác nhau là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết cục này.

Chưa đầy hai tuần sau khi công ty mẹ Alphabet của Google chính thức trở thành tập đoàn có giá trị nhất thế giới, Yahoo bắt đầu chào bán mảng kinh doanh cốt lõi của mình. Sự đối lập đã trở nên không thể gay gắt hơn.

Rất nhiều giả thiết đã được đưa ra để giải thích cho sự sụp đổ của Yahoo cũng như sự trỗi dậy của Google, thế nhưng bản thân tôi lại cho rằng chính cách làm thương hiệu khác nhau là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết cục này.

Cụ thể là trong khi Google đã trở thành bậc thầy về quản trị và các chiến lược quảng bá thương hiệu, Yahoo vẫn không hề có một định hướng rõ ràng hay tầm nhìn dài hạn nào cho thương hiệu của mình. Chính sự thiếu vắng này dẫn đến một việc tung ra bộ nhận diện thương hiệu kém hiệu quả năm 2013.

Sai lầm của Yahoo

Định vị thương hiệu và sứ mệnh của Google đã quá rõ ràng: Sắp xếp, hệthống lại thông tin trên mạng cho toàn thế giới và khiến chúng trở nênhữu ích, dễ truy cập hơn đối với tất cả mọi người. Hai nhà sáng lậpLarry Page và Sergey Brin đều đã hoạch định sẵn sứ mệnh này từ những nămđầu hoạt động của Google và kể từ đó, công ty vẫn luôn cam kết làm đúngnhư vậy. Tuyên ngôn về sứ mệnh này cũng được viết rõ ràng trên tranglanding page của Google và thường xuyên được công ty nhắc đến trên cácphương tiện truyền thông. Các nhân viên Google cũng luôn coi đây là độnglực chính cho tất cả những gì họ làm.

Trái ngược với Google, sứ mệnh thương hiệu của Yahookhông hề rõ ràng – thực chất là chẳng ai biết liệu nó có tồn tại haykhông. Trên các trang của mình, Yahoo không hề có một lời tuyên bố chínhthức nào về tầm nhìn và sứ mệnh; những lời tuyên bố khác tìm thấy trênmạng lại thường không nhất quán, nếu không muốn nói là còn xung khắcnhau.

Theo một nhà nghiên cứu từng dành nhiều thời gian theo dõi các thôngcáo báo chí của Yahoo, phần giới thiệu về công ty được thay đổi gần nhưmỗi năm một lần.

Khi Marissa Mayer giữ chức CEO Yahoo, bà đã được kỳ vọng là một lãnhđạo có tầm nhìn, là niềm hy vọng duy nhất có thể cứu vớt công ty ra khỏivũng lầy lâu năm. Thế nhưng rút cục Mayer thậm chí còn không giải thíchnổi một cách rõ ràng với các nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên cũng nhưtoàn thế giới về lý do tại sao Yahoo nên tiếp tục tồn tại.

Công bằng mà nói thì ngay từ khi mới thành lập, Yahoo đã gặp vấn đềvề sứ mệnh và định vị chính mình. Hai cậu sinh viên Stanford David Filovà Jerry Yang khi đó chỉ đơn giản là tạo lập Yahoo như một công cụ giúphọ theo dõi những thứ yêu thích trên mạng. Thế nhưng khi nhu cầu về mộtcỗ máy giúp tìm kiếm mọi thứ trên Internet của cư dân mạng thế giới bắtđầu trở nên sôi sục, những người lãnh đạo Yahoo lại không thể “nặn” rađược một lý do thuyết phục cho sự tồn tại của công ty giai đoạn sau đó.

Marissa Mayer thực tế đã rất cố gắng. Mùa thu năm ngoái, bà thậm chícòn phát hành một cuốn sách khích lệ cho tất cả các nhân viên Yahoo.Cuốn sách chưa đựng nhiều câu chuyện, hình ảnh và thông điệp về quá khứcũng như tầm nhìn tương lai của gã khổng lồ tìm kiếm cùng một lời tuyênthệ mới về sứ mệnh của công ty: “Trở thành công cụ dẫn đường không thế thiếu trong thời đại số, cho bạn và cho cả thế giới.”Thế nhưng lời tuyên thệ này vẫn chưa đủ sức hấp dẫn và có lẽ cũng đượctung ra quá muộn màng, sau hàng loạt thay đổi về sứ mệnh nhiều năm trướcđó.

Tất nhiên tuyên ngôn về sứ mệnh của công ty cũng không hẳn thứ quantrọng nhất quyết định sự sống còn của nó, thế nhưng bất cứ tổ chức nàocũng cần có lời tuyên bố hấp dẫn và thuyết phục về mục đích tồn tại củamình. Lãnh đạo các thương hiệu nổi tiếng nhất đều coi tuyên ngôn về sứmệnh như ngọn đuốc soi đường dẫn lối cho tất cả các chiến lược của họ.Thiếu vắng một sứ mệnh, tầm nhìn dài hạn cũng như định vị thương hiệu rõ ràng chính là nguyên nhân khiến Yahoo sa lầy.

Google kiến tạo, Yahoo nối gót

Yahoo cũng tỏ ra khá chậm chạp với thời cuộc. Mặc dù CEO Mayer từngđược khen ngợi khi chèo lái công ty chuyển dần sang các nền tảng mobilenhưng thực tế là thay đổi này chỉ được tiến hành để bắt kịp với thế giớichứ không phải là một cơ hội để Yahoo làm mới mình như nhiều người lầmtưởng. Mayer từng mô tả tầm nhìn của bà cho công ty như sau:

“Khi thế giới nội dung số trở nên ngày càng phong phú hơn, nhu cầusử dụng công cụ tìm kiếm và email cũng gia tăng, chúng ta cần thay đổicách chúng ta dẫn đường cho người dùng qua việc chuyển dần các sản phẩmcủa công ty sang mobile, TV, các thiết bị đeo thông minh, hệ điều hànhcho ô tô,… những nền tảng của tương lai. Chính vì vậy mà Yahoo sẽ tậptrung và đầu tư mạnh vào công nghệ tìm kiếm và truyền thông nội dung số,những thứ đặc biệt quan trọng để thực hiện vai trò dẫn lối cho ngườidùng online.”

Lời khẳng định của Mayer thực chất chỉ đơn thuần cho thấy phản ứngcủa công ty với những thay đổi tất yếu của thời cuộc chứ hoàn toàn khôngphải một cơ hội Yahoo tự tạo ra cho chính mình.

CEO Yahoo Marrissa Mayer

Hãy so sánh với những gì Larry Page mô tả về tầm nhìn của ông cho Alphabet:“Bấy lâu nay chúng tôi luôn tin rằng các công ty có xu hướng thỏa hiệpvới việc liên tục làm đi làm lại những thứ giống nhau và chỉ thay đổi,nâng cấp chút ít theo thời gian. Thế nhưng trong giới công nghệ, nơinhững ý tưởng mang tính cách mạng có thể châm ngòi cho sự phát triển củahàng loạt lĩnh vực mới, chắc chắn bạn phải ngừng thỏa hiệp với cái cũthì mới có thể luôn theo kịp thời đại.”

Alphabet, đúng như những gì Page mô tả, luôn không ngừng bành trướngra những lĩnh vực mới mẻ khác xa với các sản phẩm Internet ban đầu củaGoogle, trong đó có cả drone, xe tự lái, kính thực tế ảo hay công nghệsinh học.

Nguyên lời giới thiệu về Alphabet này đã là hiện thân cho hướng đidài hạn cũng như tầm nhìn cho thương hiệu của công ty. Tách riêng cácmảng kinh doanh, nghiên cứu khác ra thành các công ty con độc lập chophép Google giữ vững được sứ mệnh ban đầu của mình, đồng thời cũng khônglàm cản trở đến những sứ mệnh to lớn hơn mà công ty muốn theo đuổi quacác dự án đầy tham vọng sau đó mà điển hình là việc thành lập trung tâmnghiên cứu Jigsaw. Hủy bỏ cái tên ban đầu là Google Ideas để chuyểnthành Jigsaw, trung tâm nghiên cứu này có thể thoải mái theo đuổi sứmệnh của riêng nó – dùng sức mạnh của công nghệ để giải quyết nhữngthách thức nhức chính trị nhối nhất của thời đại, từ việc ngăn chặn cácvụ bạo lực cực đoan, bưng bít thông tin cho đến nạn tấn công mạng – màvẫn đảm bảo không làm ảnh hưởng gì đến định vị thương hiệu ban đầu củaGoogle.

Dù sao thì đây vẫn là thời điểm quá muộn để gã khổng lồ cứu vớt lạidanh tiếng, tất cả xuất phát việc thiếu vắng một tầm nhìn rõ ràng chothương hiệu ngay từ đầu.

Thay gỗ hay thay nước sơn?

Thiếu vắng sứ mệnh thương hiệu rõ ràng làm điểm tựa cũng như tầm nhìndài hạn để tiếp tục dẫn đầu, không có gì ngạc nhiên khi Yahoo bỏ lỡ cơhội làm mới chính mình thời điểm công ty thay đổi bộ nhận diện thươnghiệu năm 2013.

Logo mới chỉ đơn thuần là một bản nâng cấp logo cũ không có gì đặcsắc và cũng không hề truyền tải được điều gì rõ ràng. Trong thông báo vềviệc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, Mayer nói “Chúng tôi muốnlogo mới phản ánh một Yahoo khác biệt nhưng cũng đầy tinh tế; hiện đại,mới mẻ nhưng cũng hoàn toàn nhất quán với lịch sử hoạt động, đồng thờithể hiện được tính cá thể hóa và sự tự hào về công ty.” Mayer tiếptục mô tả về thiết kế logo mới với lời giải thích tại sao công ty quyếtđịnh bỏ đi những đường chân chữ trước đây, thế nhưng lại chẳng hề nói gìvề việc thay đổi này sẽ tác động gì đến định vị thương hiệu hay cótruyền tải được thông điệp nào không. Rút cục logo mới chỉ phản ánh “thiết kế mới và những trải nghiệm mới”, dù thực tế là tôi vẫn không hiểu ý Mayer muốn nhắc đến cái gì bởi chẳng thấy logo mới thể hiện được trải nghiệm gì mới mẻ cả.

Nhận diện thương hiệu mới và cũ của Yahoo

Trong khi logo mới của Yahoo chỉ đơn thuần là chỉnh sửa về mặt thiếtkế, logo mới của Google lại mang đến một thông điệp rõ ràng về nhữngcách tân của thương hiệu này. Khi Google giới thiệu thiết kế logo tươisáng, trau truốt và được gắn nhiều animation hơn vào năm ngoái, công tyđã giải thích: “Nếu như ngày xưa, Google từng là điểm đến quen thuộctrên PC của bạn thì ngày nay, mọi người tương tác với Google qua rấtnhiều nền tảng, thiết bị, ứng dụng khác nhau. Chính vì vậy mà hôm nay,chúng tôi muốn giới thiệu thiết kế logo mới cùng bộ nhận diện thươnghiệu phản ánh đúng thực tế này. Nó cho thấy sự hữu ích lớn lao của nhữngcông nghệ Google tạo ra, ngay cả trên những màn hình thiết bị nhỏnhất.”

Nhận diện thương hiệu mới thể hiện sự linh hoạt và đồng nhất của công nghệ Google trên tất cả các nền tảng

Thêm vào đó, trong khi sự thay đổi của Yahoo mang tính “tự phục vụ nhu cầu của mình” thì thay đổi của Google lại đi theo hướng “phục vụ nhu cầu của khách hàng”.

Sự đối lập gay gắt trong cách tiếp cận của Yahoo và Google cũng phảnánh tác động lớn lao của định vị và hoạch định tầm nhìn cho thương hiệu.Với hai yếu tố này, những thay đổi trong thiết kế nhận diện thương hiệusẽ thấm đẫm ý nghĩa và giá trị rõ ràng. Nếu thiếu vắng cả hai, nhữngthay đổi ở logo cũng chỉ như một màn thay “nước sơn” đơn thuần mà thôi.

Kết

Chỉ khi một công ty biết rõ thương hiệu của mình đang đứng ở đâu thìmới có thể tập trung vào những nguồn lực chính yếu và có được sự sángsuốt trong các quyết định về chiến lược. Không phải mọi vấn đề của Yahoođều xuất phát từ những thất bại trong định vị thương hiệu nhưng rõ ràngbài học từ Google đã cho thấy gã khổng lồ một thời hoàn toàn có thể vớtvát lại rất nhiều nếu xác định được cho mình một sứ mệnh và tầm nhìn rõràng ngay từ đầu.

Theo Trí thức trẻ/GenK

Vì Sao Nokia Từng Thất Bại Trước Apple?

Gã khổng lồ Phần Lan thất bại trước Apple không phải vì iPhone, mà vì những bất ổn đến từ bên trong nội bộ của hãng, theo lời cựu chủ tịch Nokia Jorma Ollila.

Mùa thu năm 2007, chủ tịch của Nokia khi đó là Jorma Ollila, người vừa từ chức CEO một năm trước, hỏi ý kiến 12 vị điều hành đứng đầu công ty rằng “liệu iPhone mới của Apple có là mối đe dọa hay không”.

Lúc đó, 10 nhân sự cấp cao của Nokia cho rằng iPhone sẽ là đối thủ đáng gờm. Ai cũng thấy rõ điều đó, nhưng đối với con tàu khổng lồ như Nokia bấy giờ, né tránh tảng băng iPhone là điều vô cùng khó.

Trong cuốn tự truyện mang tên ” Against All Odds: Leading Nokia form Near Catastrophe to Global Success”, Jorma Ollila cũng thừa nhận điều này.

Đó là câu chuyện về Nokia vào đầu những năm 90 khi hãng gặp khó khăn chồng chất do quyết định đầu tư sai lầm, cho đến khi Jorma Ollila lên nắm quyền và lái con tàu Nokia đến thành công. Cuốn sách cũng nói về giai đoạn 2007 và sự diệt vong sau này của Nokia.

Năm 2004, lãnh đạo của Nokia đã nhận ra tương lai của thiết bị di động là điện thoại thông minh và yếu tố cạnh tranh chủ chốt khi đó sẽ là hệ điều hành. Bằng chứng là chiếc di động được định nghĩa “smartphone” lúc bấy giờ: Nokia 9000 đã ra đời với các tính năng mới như gửi email, lướt web.

Tuy nhiên, Nokia đã đúng đắn về sản phẩm, sai lầm về thời gian. Hãng tung ra Nokia 9000 vào năm 1996, khi công nghệ mạng không dây chưa sẵn sàng để sử dụng, khách hàng đã không thực sự cảm nhận được sự “thông minh” của di động này.

Dù đi trước, nội bộ Nokia lại chia rẽ. Hãng có tận 2 nhóm nghiên cứu hệ điều hành cho di động. Một nhóm nghiên cứu phát triển Symbian, hệ điều hành cũ kĩ có trên hầu hết các smartphone Nokia. Nhóm còn lại nghiên cứu MeeGo, hệ điều hành dùng cho các máy tính bảng, netbook hay các hệ thống nhúng.

Sự tham lam trong chiến lược này đã chia rẽ Nokia từ bên trong, đánh mất ưu thế trước một Apple với iOS và đội ngũ đồng nhất của họ. “Chúng tôi hiểu vấn đề, nhưng sâu trong tâm trí chúng tôi lại không thể chấp nhận điều đang diễn ra. Những dự án lớn cứ thế được tiếp tục. Những buổi dự báo doanh thu cứ diễn ra, trong khi điều chúng tôi cần làm là tập trung vào tương lai xa hơn”, Jorma viết trong tự truyện.

Những vị lãnh đạo đầu tiên của Nokia khi đó đã hơn 30 tuổi, gồm Jorma Ollila, Olli-Pekka Kallasvuo, Pekka Ala-Pietela, Matti Alahuhta và Sari Baldauf.

Họ đã cùng nhau lớn lên ở Phần Lan và lãnh đạo Nokia. Tuy được dẫn dắt bởi Jorma, nhưng từng người trong nhóm đều có quyền đưa ra quyết định như nhau. Mọi vấn đề lớn Nokia gặp phải đều được giải quyết khi “The Five” họp mặt để bàn bạc.

Jorma kể ông chưa từng gặp được đội ngũ lãnh đạo nào như thế trong các công ty, tập đoàn khác. Những năm tháng huy hoàng của Nokia có được đều do “The Five” đưa quyết định nhanh chóng nhưng thống nhất.

Thế nhưng, “The Five” bắt đầu tan rã khi năm 2004, Sari Baldauf quyết định từ chức và rời khỏi ban điều hành Nokia vì bà cảm thấy không còn mặn mà với công việc. Matti Alahuhta khi đó được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch điều hành của Nokia nhưng ông lại kiêm chức CEO của hãng thang máy Kone.

Điều hủy diệt Nokia không phải iPhone, mà chính là “The Five”. Sự tan rã của đội ngũ lãnh đạo này đã đặt dấu chấm hết cho số phận của Nokia.

Không lâu sau khi “The Five” mất 2 thành viên và Jorma từ chức CEO, Pekka Ala-Pietela cũng rời khỏi Nokia và để Olli-Pekka Kallasvuo điều hành công ty từ năm 2006 đến 2010.

Theo cây bút Justin Fox, có thể điều hủy diệt Nokia không phải iPhone, mà chính là “The Five”. Sự tan rã của đội ngũ lãnh đạo này đã đặt dấu chấm hết cho số phận của Nokia. Hãng sau đó được Stephen Elop lãnh đạo vào 2010 nhưng tầm nhìn sai lầm của vị thuyền trưởng không mang quốc tịch Phần Lan này đã khiến di sản của Nokia trở thành mây khói.

Nền tảng Qt, hệ điều hành Meltemi hay MeeGo đều bị ông từ bỏ để chuyển sang Windows Phone của Microsoft. Kết quả là điện thoại Windows Phone trong năm 2012 chỉ bán được khoảng 10 triệu máy, trong khi lượng smartphone bán ra toàn cầu cùng năm là 169 triệu máy, theo số liệu từ Gartner.

Hiện tại, cái tên Nokia vẫn xuất hiện trên các trang báo. Hãng di động này được cho sẽ trở lại với thiết bị Nokia D1C để tuyên chiến Samsung và Apple. Như đoán trước sự trở lại này, Jorma đã viết cuối sách: “Lịch sử đã cho ta gợi ý. Sau sự chuyển mình, Nokia có thể sẽ tìm được những thị trường mới mà hãng có thể phát triển”.

Vì Sao Nokia Thất Bại: 5 Bài Học Kinh Doanh Đắt Giá

Trong cuộc họp báo tuyên bố việc Nokia chính thức bị mua lại bởi Microsoft, CEO của Nokia, cũng như ban quản lý, đã không kìm được nước mắt.

Thế giới công nghệ không bao giờ đứng im. Thứ thịnh hành hôm nay có thể đã lỗi thời vào ngày mai.

Những phát kiến công nghệ thay đổi thế giới dường như xuất hiện ở mọi nơi, thậm chí chỉ với hệ thống mạng đã có thể tạo nên một cuộc cách mạng. Nhiều công ty không thể bắt kịp dần mất đi lợi thế cạnh tranh và bị đào thải khỏi cuộc chơi.

Lấy Microsoft là một ví dụ. Dù nó vẫn là một trong những tên khổng lồ trong ngành, nhưng trong những năm gần đây, nó vẫn phải nỗ lực để bắt kịp với đối thủ đáng gờm khác là Apple và Google.

Có lẽ bài học đắt giá và xương máu nhất chính là sự thất bại của tên khổng lồ viễn thông Nokia, công ty đã thất bại vì không thích nghi và bắt kịp thời đại.

Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 chính là những ngày vàng của Nokia. Tại thời điểm đó, Nokia đối với điện thoại cầm tay cũng giống như Apple đối với điện thoại thông minh bây giờ.

Trước thời đại smartphone, ai ai cũng sở hữu một chiếc Nokia. Nhưng viễn cảnh không ai ngờ tới đã diễn ra – Nokia dần rơi vào quên lãng và ngai vàng đã bị tước đi bởi những đối thủ khác.

Đây là 5 bài học tất cả những doanh nhân rút ra được từ bài học xương máu của Nokia.

1. Luôn luôn tìm hiểu và cập nhật thị hiếu của khách hàng Đừng quá yêu thương hiệu của mình đến mức bạn từ chối thay đổi thậm chí khi cần thiết. Khi các ứng dụng điện thoại, trang mạng xã hội bắt đầu chiếm lĩnh thị trường smartphone, Nokia vẫn trung thành với mô hình cũ. Dần nó nhận ra rằng lượng khách hàng trung thành dần mất đi. Điều quan trọng để duy trì thành công trong kinh doanh đó là: Điều khách hàng muốn là gì, không phải điều bạn cho là tốt cho khách hàng.

2. Sẵn sàng thử nghiệm, cải tiến và thay đổi Một khi bạn xác định được thị hiếu của thị trường và xu hướng hiện tại, hãy vượt mặt đối thủ bằng cách cải tiến. Để tìm cách làm như thế nào, thường xuyên đánh giá sản phẩm để tìm ra những khía cạnh cần cải tiến. Thoát khỏi vùng an toàn của bạn và thử những điều mới. Đó chính là động lực để chúng ta luôn mang lại điều tốt nhất cho khách hàng, cũng chính là công thức thành công của Apple và Google để vượt xa đối thủ của họ.

3. Mô hình kinh doanh của bạn phải bền vững Khi bạn cải tiến sản phẩm và vươn lên trong thị trường, mô hình kinh doanh của bạn cũng phải phát triển theo. Đừng bao giờ chủ quan, thậm chí nó đã và đang thành công. Bạn sẽ rất dễ bỏ qua những kênh bán hàng mới chưa được khai thác để tăng doanh thu của bạn. Thay vào đó, học tất cả những gì bạn có thể về những mô hình kinh doanh mới và cập nhật mô hình của bạn thường xuyên

4. Theo dấu đồng tiền; đừng chỉ tập trung vào cách bạn đang kiếm tiền hiện tại

Để khởi đầu, bạn cần biết những cơ hội đang tập trung ở đâu. Một ví dụ đó là cách Xiaomi đã trang bị bản thân để chiếm lấy thị phần lớn hơn của thị trường smartphone. Samsung và những tên khổng lồ viễn thông khác vẫn đang bán điện thoại cho khách hàng cá nhân, điều này cũng chẳng có gì sai, nhưng Xiaomi đã lường trước được rằng người dùng smartphone sẽ sớm tiếp cận Internet of Things (IoT), từ đó thay đổi cách bán hàng của họ để phù hợp với mô hình kinh doanh thương mai điện tử có để ứng dụng IoT, và chuẩn bị từ những ngày đầu để vượt mặt những đối thủ trong tương lai gần.

5. Thiết lập kênh tuyển dụng hiệu quả giúp bạn chiêu mộ người tài Nhân sự là yếu tố sống còn đối với những công ty công nghệ hay bất kỳ một công ty nào. Có được những người nhân viên giỏi, thông minh, chăm chỉ sẽ mang công ty của bạn lên một tầm cao mới. Nokia tiếp tục theo đuổi phong cách tuyển dụng truyền thống để tìm kiếm tài năng. Cách tiếp cận đó có thể hiệu quả đối với những công ty khác, nhưng những đối thủ của Nokia đã vượt mặt bằng cách tạo ra kênh tuyển dụng mới nơi mà những tài năng công nghệ – developers – tập trung và dễ dàng nắm bắt thông tin này.

Bởi vì những developers nảy ra ý tưởng và ý tưởng mới cấu thành nên công nghệ. Công ty nào liên tục cho ra đời những công nghệ đột phá đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ có cơ hội thành công cao hơn trong tương lai.

Tại Sao Mesut Ozil Thất Bại Ở Arsenal?

Arsenal quyết định loại Mesut Ozil khỏi đội hình dự Europa League và thậm chí tính tới khả năng thanh lý sớm hợp đồng của anh.

7 năm trước, Mesut Ozil chuyển tới Arsenal với cái mác “cầu thủ của Real Madrid”. Ozil trở thành cầu thủ đầu tiên sau 7 năm chuyển hộ khẩu từ Real sang Arsenal, chính xác là kể từ trường hợp của Julio Baptista năm 2006.

Vào cái thời Arsenal thắt lưng buộc bụng như giai đoạn đó, việc chi 50 triệu euro mua Ozil là quyết định lớn. Arsenal coi Ozil là thương vụ đầu tư trọng điểm để nâng tầm câu lạc bộ. Tiếc rằng, sau 7 năm gắn bó với “Pháo thủ”, Ozil lại đi từ cầu thủ được trải thảm đỏ chào đón đến kẻ bị hắt hủi, xua đuổi khỏi câu lạc bộ.

Từ sao sáng thành sao xẹt

Báo chí Anh đồng loạt đưa tin HLV trưởng Arsenal đã quyết định loại Mesut Ozil khỏi danh sách dự Europa League mùa này của Pháo thủ. Đây có thể coi là dấu chấm hết của Ozil, đồng thời cho thấy thái độ rõ ràng của Arsenal với cầu thủ người Đức. Europa League vốn là ưu tiên số của Arsenal mùa này, nhưng Ozil lại không có trong kế hoạch chinh phục chiếc cúp danh giá đó.

Chuyện gì xảy ra với cầu thủ từng được coi là đấng cứu thế của Arsenal? Tại sao anh lại rơi từ vị trí siêu sao xuống thành kẻ bị hắt hủi, xua đuổi như thời điểm hiện tại?

Lý do được tìm thấy nhiều nhất mỗi khi ai đó cần lời giải thích cho sự ghét bỏ của Arsenal dành cho Ozil là “lười biếng”. Cây bút Ian Ladyman của Daily Mail là người dùng từ này nhiều nhất. Anh từng viết: “Ozil và David Silva là 2 hình mẫu số 10, nhưng trong khi Silva vẫn cố gắng thi đấu với cái mắt cá chân bị trẹo, thì Ozil sẵn sàng rời sân đơn giản vì vài tiếng la ó. Premier League là mảnh đất của những chiến binh chứ không phải những kẻ ẻo lả”.

Sự lười biếng của Ozil thật sự khiến nhiều người khó chịu, dù trong cuộc sống đời thường, cầu thủ gốc Thổ Nhĩ Kỳ này tuyệt đối là người đàn ông với tâm hồn đẹp. Vài ngày trước, tờ The Guardian có đưa tin về việc Ozil sẵn sàng bỏ tiền túi để trả lương cho Jerry Quy, người chuyên mặc đồ linh vật Gunnersaurus của Arsenal.

Jerry Quy đã gắn bó với Arsenal 27 năm trên tư cách người khuấy động bầu không khí. Tuy nhiên, do Covid-19 khiến khán giả không thể tới sân, Arsenal đành cắt bỏ vai trò của Jerry Quy. Cảm thấy Jerry Quy là một phần lịch sử của Pháo thủ, Ozil tự động bỏ tiền túi để trả lương cho nhân vật huyền thoại này.

Đáng tiếc, nghĩa cử đẹp của Ozil chẳng ghi được chút điểm nào trong mắt HLV Mikel Arteta. Bởi đơn giản, điều Arteta cần là chuyên môn chứ không phải trái tim đẹp.

Tại sao Ozil thất bại?

Có một lý do nghe thật khôi hài, nhưng đáng suy ngẫm từ chuyên gia bóng đá Paul Merson và cả tiền vệ Juan Mata: Ozil không thành công vì anh đọc quá nhiều sách bóng đá.

Juan Mata cho rằng Ozil là hình mẫu của số 10 cực kỳ điển hình trong bóng đá thời xưa. Khoảng 10 đến 15 năm trước, kiểu cầu thủ như Ozil rất phổ biến. Đó là những cầu thủ chỉ thật sự phát huy tác dụng khi có bóng trong chân. Họ có nhãn quan chiến thuật tốt, có kỹ thuật để xoay sở và có một đôi chân khéo léo để chuyền bóng.

Đáng tiếc, bóng đá đã thay đổi quá nhiều. Giờ đây, kiểu cầu thủ như Ozil chỉ phù hợp với những đội bóng luôn kiểm soát khoảng 70% thời lượng bóng (kiểu như Barcelona hay Man City khi đá với những đội dưới cơ). Arsenal lại không phải kiểu đội bóng như thế.

Sau thời Arsene Wenger, Pháo thủ luôn ở trong tình trạng phải chật vật với đội hình có chất lượng thấp hơn so với những đại gia còn lại. Điều này khiến cả Arteta và người tiền nhiệm Unai Emery phải xây dựng lối chơi thiên về phòng ngự cho Arsenal.

Trong lối chơi này, bất kể vai trò của bạn là tiền đạo hay tiền vệ tấn công thì ưu tiên số một là phải tự giành lại trái bóng. Tất cả sẽ phải tham gia phòng ngự, phải chạy nhiều hơn và quan trọng nhất là phải biết cách di chuyển khi không có bóng.

Ozil, đáng tiếc, lại hoàn toàn không phù hợp với lối chơi này. Kể cả có nâng cao thể lực thì Ozil cũng không có tư duy của tiền vệ phải đi săn bóng cho bản thân. Theo cách ví von của phóng viên Sam Wallace (tờ Telegraph), “không thể đặt một diễn viên múa ba lê vào đội bóng bầu dục được”.

Như vậy, dưới góc nhìn của giới chuyên môn thì vấn đề khiến Mesut Ozil không có chỗ đứng trong tập thể Arsenal hoàn toàn không đến từ thái độ lười biếng như nhiều người vẫn lý giải. Nó xuất phát thuần túy từ yêu cầu chuyên môn của huấn luyện viên và sự thay đổi của bóng đá hiện đại. Ozil không thuộc về thế giới bóng đá vào lúc này.