Top 3 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Zimbabwe Lạm Phát Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Imf: Zimbabwe Có Nguy Cơ Quay Lại Siêu Lạm Phát

Đồng tiền của Zimbabwe đã mất giá mạnh, từ tỷ giá 1 USD đổi 1 đôla Zimbabwe hồi tháng 2 xuống 1 USD đổi 16,5 đôla Zimbabwe (tính đến ngày 23/9), theo đó mức lạm phát tính theo năm tong tháng 8 là gần 300% và là mức cao nhất thế giới.

Lạm phát tính theo năm ở Zimbabwe được đo ở mức 175,66% trong tháng 6, so với mức 97,85% trong tháng 5. Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 26/9, Tiến sĩ Gene Leon, Trưởng phái đoàn IMF tại Zimbabwe, cho biết quốc gia châu Phi này đang trải qua điều mà ông mô tả là những khó khăn kinh tế nghiêm trọng.

IMF cho biết, đồng tiền của Zimbabwe đã mất giá mạnh, từ mức 1 USD đổi 1 đôla Zimbabwe hồi tháng 2 xuống 1 USD đổi 16,5 đôla Zimbabwe (tính đến ngày 23/9), điều đẩy lạm phát (theo năm) trong tháng 8 lên gần 300%.

Bộ trưởng Tài chính của Zimbabwe, ông Mthuli Ncube. Nguồn ảnh: weforum

Bộ trưởng Tài chính của Zimbabwe, ông Mthuli Ncube, đã cấm công bố số liệu lạm phát hàng năm vào tháng 7. Cơ quan thống kê quốc gia Zimbabwe sẽ biên soạn dữ liệu giá mới và công bố vào tháng 2/2020, ông Ncube cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên Zimbabwe trải qua lạm phát cao. Số liệu của chính phủ cho thấy tỷ lệ lạm phát cao nhất của Zimbabwe là 79,6 tỷ % theo tháng và 89,7 sextillion (một triệu lũy thừa 6)% theo năm vào giữa tháng 11/2009. Tình trạng lạm phát này dừng lại khi nước này từ bỏ đồng nội tệ năm 2010, và sử dụng đồng USD.

Lạm phát càng ngày càng tăng

Trong khi Cơ quan thống kê quốc gia Zimbabwe không xác nhận ước tính lạm phát từ IMF, nhiều người dân Zimbabwe đang vô cùng khó khăn khi giá trị đồng đô la Zimbabwe đang ngày càng giảm.

Ông Chenjerai Varugu, một nhà cung cấp bán bộ sạc điện thoại di động và cáp USB trên đường phố Harare, nói rằng lạm phát cao đã khiến cuộc sống của ông trở nên khó khăn hơn.

“Cuộc sống của tôi bây giờ rất khó khăn” ông nói với Al Jazeera. “Bây giờ, tôi đang phải vật lộn để mua thức ăn. Giá một ổ bánh mì bây giờ là 10 đô la Zimbabwe. Mọi thứ đã tăng lên”. Trước kia, khi đồng đô la Zimbabwe được neo với USD, một ổ bánh mì chỉ có giá 1 USD.

“Đồng nội tệ suy yếu cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của tôi vì các giao dịch đa phần là bằng USD. Giờ thì USD lại tăng giá mạnh so với đồng nội tệ”, ông Varugu nói. Chi phí kinh doanh tăng khiến ông phải tăng giá bán, nhưng ông thừa nhận đây không phải là một giải pháp bền vững. “Khách sẽ không mua nhiều khi bạn tăng giá.”

Tiến sĩ Gene Leon nhấn mạnh quốc gia châu Phi này sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2019, và thậm chí tình hình sẽ còn trầm trọng hơn do tác động của thời tiết khắc nghiệt.

“Các điều kiện xã hội đang xuống cấp, với hơn một nửa dân số của Zimbabwe (khoảng 8,5 triệu người) sẽ rơi vào tình trạng thiếu thực phẩm trong giai đoạn 2019 – 2020. Niềm tin suy yếu, sự không chắc chắn về chính sách, sự méo mó của thị trường ngoại hối và lập trường nới lỏng tiền tệ gần đây đã tăng áp lực lên tỷ giá hối đoái”, ông Gene Leon nói thêm.

Các điều kiện xã hội đang xuống cấp, với hơn một nửa dân số của Zimbabwe (khoảng 8,5 triệu người) sẽ rơi vào tình trạng thiếu thực phẩm trong giai đoạn 2019 – 2020. Nguồn ảnh: CBC

Tệ hơn Venezuela

Giống như Zimbabwe, năm 2018, chính phủ Venezuela đã từng chặn các bài viết về lạm phát. Năm nay, lạm phát hàng năm ở Venezuela, quốc gia có lạm phát cao thứ hai thế giới, được đo ở mức 135,3% trong tháng 8. Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng ở Venezuela đã tăng 65,2% so với tháng trước đó.

Trong khi lạm phát ở Venezuela đã giảm tốc trong những tháng gần đây vì các ngân hàng buộc phải tăng tỷ lệ dự trữ. Dù vậy, việc tăng lãi suất cũng không giúp lạm phát của Zimbabwe giảm xuống.

► Từng giàu có nhất châu Phi, vì sao Zimbabwe rơi vào đói khổ?

► Đông và Nam Phi sẽ dự trữ đồng Nhân dân tệ

Nguồn AI Jazeera

Lạm Phát Là Gì? Các Nguyên Nhân Gây Ra Lạm Phát

Kiến thức đầu tư, Kiến thức hành chính, ảnh hưởng của lạm phát, bản chất của lạm phát là gì, giảm phát là gì, hậu quả của lạm phát, lạm phát kỳ vọng là gì, lạm phát là gì, lạm phát là gì nguyên nhân và giải pháp, lạm phát là gì ví dụ, thuế lạm phát là gì Kiến Thức Kinh Doanh / By / 02/01/2020 /

Bản chất của lạm phát là gì

Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Vì lý do đó, lạm phát cũng đều được định nghĩa là sự giảm sức mua của một đồng tiền cụ thể. Lạm phát được sinh ra do một vài điều kiện nhất định.

Thứ ba, lạm phát là một hiện tượng lâu dài với sự tăng giá chung diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Hầu hết các quốc gia hiện đại tiến hành các đo lường hàng năm về phần trăm lạm phát. các nghiên cứu cho chúng ta thấy lạm phát thường kéo dài trong nhiều năm.

Tùy thuộc theo từng mức độ mà lạm phát có những tác động tiêu cực cũng giống như tích cực đến nền kinh tế.

Lạm phát có 3 cấp độ :

– Lạm phát tự nhiên : 0 – dưới 10%

Phần trăm lạm phát hàng năm là 1 con số, gía cả tăng chậm, tương đối ổn định , có khả năng dự báo được.

– Lạm phát phi mã : 10% – dưới 1000%

Tỷ lệ lạm phát hàng năm là 2 hoặc 3 chữ số, đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường hay âm, thị trường tài chính không ổn định.

– Siêu lạm phát : trên 1000%

Đồng tiền hầu như mất giá hoàn toàn, khủng hoảng tài chính.

Bạn hãy tạm xem tiền tệ như một món hàng trao đổi thời còn hàng đổi hàng. Món hàng nào có giá thì món đấy sẽ đổi được nhiều hơn món hàng khác. Vậy hiện tượng lạm phát xuất hiện khi nào?

Ví dụ: Đô la Mỹ (USD) là đồng tiền có giá, bạn sẽ sử dụng nó để mua hàng hóa ở bất kỳ đâu vì nó là đồng tiền có thành quả, được bảo chứng thế giới.

Khi mong muốn thị trường về một mặt hàng nào đấy tăng lên sẽ khiến cái giá của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của những mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường.

Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp gồm có tiền lương, cái giá nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành hàng hóa cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của tập thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh có hiệu quả, công ty tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. tuy nhiên cũng có nhiều group ngành kinh doanh không đạt kết quả tốt, công ty cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.

Lạm phát do cầu thay đổi

Lạm phát do xuất khẩu

Khi các sản phẩm xuất khẩu tăng, dẫn tới nhu cầu mua hàng tăng cao hơn số lượng có thể cung cấp (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), lúc đó hàng hóa được gom lại cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cấp cho thị trường nội địa giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng sản phẩm cung cấp cho nội địa thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung , tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành nội địa tăng, chẳng hạn do tổ chức tài chính trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền nội địa khỏi mất giá so sánh với ngoại tệ; hay do tổ chức tài chính trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là lý do gây ra lạm phát.

Ngoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) có tác dụng tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội.

-Tác hại thứ đặc biệt là khiến cho tiền tệ biến mất giữ được công dụng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất thường hay, vì vậy xã hội không thể tính toán đạt kết quả tốt, điều chỉnh những hoạt động bán hàng của mình.

-Thứ hai, tiền tệ , thuế là 2 công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều chỉnh nền kinh tế đã bị vô hiệu hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều tiết kịp với cấp độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong trường hợp nhà nước có thể thông số hóa luật thuế phù hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều tiết của thuế cũng vẫn bị hạn chế.

-Thứ ba, phân phối lại thu nhập, khiến cho một vài người nắm giữ những hàng hóa có thành quả tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và các người có những hàng hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.

-Thứ năm, xuyên tác bóp méo những yếu tố của thị trường làm ch những điều kiện của thị trường bị biến dạng. Hầu hết các nội dung kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hóa, giá cả tiền tệ, giá cả lao động…Một khi các giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục thì những yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo.

-Thứ sáu, sản xuất tăng trưởng không đều, vốn chạy vào các ngành nào có lợi nhuận cao.

-Thứ bảy, ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi những khoản thu ngày càng giảm về ặt thành quả.

Những phương diện tích cực của lạm phát

* Cách thức làm : – Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt nhàn rỗi dư thừa bằng cách: – Thực hiện chính sách tài chính thắt chặt:

Kiện toàn bộ máy nhà nước

Cắt giảm đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ đầu tư doanh nghiệp nhà nước, giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách

– Đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất sản phẩm và mở rộng lưu thông hàng hóa.

Khuyến khích tự do mậu dịch

Gỉam thuế quan

Đầu tư bộ máy logistic

– Vay viện trợ nước ngoài – Cải cách tiền tệ

Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát

Lạm phát , lãi suất

Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của lạm phát đều một phần giúp ích cho nền kinh tế phát triển … hoặc suy thoái. Hy vọng qua bài viết này mọi người đã hiểu được một phần về lạm phát là gì và giúp ích cho công việc đầu tư được hiệu quả.

Nếu bạn là một người quản lý của doanh nghiệp và đang muốn tăng trưởng doanh nghiệp của mình – Liên hệ tư vấn miễn phí và triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp WinERP cho doanh nghiệp.

Leo Minh – Sales Manager WinERP – Admin Cộng đồng quản trị doanh nghiệp tổng thể WinERP

SĐT: 0708.777767 – 0775.386888

Email: minh.caonguyenleminh@gmail.com

Khái Niệm Lạm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Lạm Phát

1. Khái niệm lạm phát là gì?

Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự “ổn định giá cả”. Khái niệm lạm phát là gì? Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các quy luật về hàng hoá không được tôn trọng, nhất là các quy luật lưu thông tiền tệ. Ở đâu còn sản xuất hàng hoá, còn tồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó còn ẩn náu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông tiền tệ bị vi phạm.

Trong bộ ” Tư bản” nổi tiếng của mình C.Mác viết: ” Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình”. Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện. Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường: “Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian”.

Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát. Nó chính là GNP danh nghĩa/ GNP thực tế. Trong thực tế nó được thay thế bằng tỷ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán buôn Ip = ∑ ip.d Ip: chỉ số giá cả của từng nhóm hàng d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng.

Khái niệm lạm phát là gì

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ nhận làm luận văn cao học Cần Thơ , Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, … để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline? Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

2. Phân loại lạm phát

– Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…. Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.

– Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với cả tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm ở mức phi mã. Lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

– Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra.

Lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng: Lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra trong một thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó thường phức tạp và trầm trọng hơn. Các nhà kinh tế học đã chia lạm phát thành 03 loại. Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50%/năm; lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%/năm; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm.

3. Nguyên nhân gây ra lạm phát:

3.1 Lạm phát theo thuyết tiền tệ:

Kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá…có nhiều nguyên nhân như: thời tiết không thuận, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng cao. Giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá cả hàng tiêu dùng cũng tăng lên. Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất cũng tăng dẫn theo các mặt hàng thiết yếu cũng tăng. Tóm lại, lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3 cách:

– Theo lý thuyết tiền tệ: lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền.

– Theo học thuyết Kêyns: lạm phát xẩy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo).

– Theo học thuyết chi phí đẩy: lạm phát sinh ra do tăng về chi phí sản xuất (chi phí đẩy). Trên thực tế, lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau. Mức cung tiền là một biến số duy nhất trong hằng đẳng thức tỷ lệ lạm phát, mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp.

Trong việc chống lạm phát, các ngân hàng Trung ương luôn luôn giảm sức cung tiền. Tăng cung tiền có thể đạt được bằng 2 cách:

* Ngân hàng Trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điều kiện kinh doanh tốt).

* Các ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng. Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí. Về trung và dài hạn, điều đó dẫn tới cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng. Nếu cung không tăng tương ứng với cầu thì việc dư cầu sẽ bù đắp bằng việc tăng giá. Tuy nhiên, giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2- 3 năm. In tiền để trợ cấp cho chi tiêu công cộng sẽ dẫn tới lạm phát nghiêm trọng

Ví dụ: Năm 1966 – 1967 Chính phủ Mỹ đã sử dụng tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến 6% (năm 1970). Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi. Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên một tỷ lệ tương ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.

Khái niệm lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát

3.2 Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát do cầu kéo):

Tăng cung tiền không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tăng cầu về hàng hoá, dịch vụ. Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi tiền tệ, sẽ dẫn đến tăng cầu. Áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm.

Nếu cầu về hàng hoá vượt mức cung xong sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dụng máy móc với công suất tiến tới giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được gia tăng của cầu. Sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy. Lạm phát do cẩu tăng lên hay lạm phát do cầu kéo được ra đời từ đó. Chẳng hạn ở Mỹ, sử dụng công suất máy móc là một chỉ số có ích phản ánh lạm phát trong tương lai ở Mỹ. Sử dụng công suất máy móc trên 83% dẫn tới lạm phát tăng.

3.3 Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy:

Lạm phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng tăng thêm thất nghiệp nên còn gọi là lạm phát “đình trệ”. Hình thức của lạm phát này phát sinh ra từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn.

Ví dụ: Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo vòng xoáy lượng giá. Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên vật liệu đặc biệt là dầu thô. Trong giai đoạn 1972 -1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên toàn thế giới.

Ngoài ra, sự suy sụp của giá dầu năm 1980 cũng làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp chưa từng thấy. Bên cạnh những yếu tố gây nên lạm phát đó là giá nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu càng trở nên đắt đỏ khi đồng nội tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác. Ngoài ra yếu tố tâm lý dân chúng, sự thay đổi về chính trị, an ninh quốc phòng…. Song yếu tố trực tiếp vẫn là số lượng tiền tệ trong lưu thông vượt quá số lượng hàng hoá sản xuất ra. Việc tăng đột ngột của thuế (VAT) cũng làm tăng chỉ số giá.

3.4 Lạm phát dự kiến:

Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát, lạm phát phi mã, lạm phát vùa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trượng hợp này tăng đều một cách ổn định. Mọi người có thể dự kiến được trước nên gọi là lạm phát dự kiến.

3.5 Các nguyên nhân lạm phát khác:

Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ tiền nhiều càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ gửi tiền vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi loại hàng hoá có thể dự trữ gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá tiếp tục đẩy giá lên cao.

Từ khóa tìm kiếm: khái niệm lạm phát là gì , định nghĩa lạm phát là gì, lạm phát , tìm hiểu khái niệm lạm phát là gì

In Tiền, Lạm Phát Và Trò Lừa Tăng Trưởng Gdp

Lớn lên tí nữa, suy nghĩ đó phát triển thành “thay vì đi vay tiền, tại sao chính phủ không in tiền để trả nợ?”, “tại sao chính phủ không in thật nhiều tiền để quốc gia trở nên giàu có?”. Tôi đã từng có suy nghĩ sai lầm như thế trong một thời gian rất dài, cho đến khi tôi biết đến khái niệm thế nào là lạm phát.

Mối tương quan giữa cung tiền và lạm phát

Giả sử nền kinh tế Việt Nam sản xuất được 100 tô phở, tương đương giá trị là 3 triệu đồng, với mỗi tô giá 30,000 đồng. Sau đó, chính phủ bơm vào thị trường thêm 3 triệu đồng nữa; như vậy, nền kinh tế lúc này có 6 triệu đồng, nhưng thực tế nền kinh tế Việt Nam vẫn chỉ sản xuất được 100 tô phở, với mỗi tô phở lúc này sẽ có giá gấp đôi là 60,000 đồng. Nói ngắn gọn, việc in tiền chỉ làm hàng hóa trở nên đắt hơn, trong khi số lượng hàng hóa sản xuất ra vẫn không đổi. Quan trọng hơn, việc in tiền sẽ dẫn đến lạm phát, nếu chính phủ in quá nhiều tiền thì có thể dẫn đến tình trạng siêu lạm phát.

Làm sao để biết chính phủ in bao nhiêu tiền?

Trong thực tế, rất khó để một người không chuyên có thể đo lường được lượng cung tiền; đối với các nhà kinh tế, thông thường, họ dựa vào cung tiền M1 và M2. Nhưng có một cách khác là nhìn vào GDP danh nghĩa của một quốc gia. Tại sao?

Irving Fisher, một nhà kinh tế học Mỹ, đã đưa ra phương trình trao đổi như sau:

MV = PY

Trong đó: M là tổng lượng tiền lưu hành, V là tốc độ xoay vòng tiền tệ hay số lần một đơn vị tiền tệ được trao đổi trong một kỳ (01 năm), P là mức giá cả, Y là tổng sản lượng.

Mặc dù các Keynesian luôn chống đối thuyết số lượng tiền tệ, nhưng họ vẫn khó có thể phủ nhận ý nghĩa của phương trình và tính đúng đắn của nó trong dài hạn.

Y là GDP thực (real GDP), và PY chính là GDP danh nghĩa (nominal GDP); tương tự, khi ta lấy tổng lượng tiền nhân với số lần trao đổi của một đơn vị tiền tệ (MV) thì đó chính là GDP danh nghĩa. MV và PY đều thể hiện GDP danh nghĩa theo hai cách khác nhau; với V và Y ở mức ổn định, thì việc in tiền (M tăng) sẽ dẫn đến lạm phát (P tăng), cũng như GDP danh nghĩa tăng lên một cách “láu cá” trong khi tổng sản lượng thực tế không hề thay đổi.

Nó nói lên điều gì? Việc bơm tiền vào thị trường không giúp ích gì cho nền kinh tế trong dài hạn, thậm chí còn gây lạm phát, GDP danh nghĩa tăng lên nhưng khả năng sản xuất của nền kinh tế vẫn như trước.

Tác hại của việc in tiền để tăng GDP?

In tiền là một công cụ mị dân hiệu quả để tạo ảo giác tăng trưởng GDP trong quần chúng, trong khi đó, thứ đánh đổi lại là sự lạm phát. Vì thế, bên cạnh con số tăng trưởng GDP 6.81% được tô hồng, là lượng cung tiền (M2) tăng đến 16% tại Việt Nam vào cuối năm 2017 – nghĩa là chính phủ bơm vào thị trường 16% lượng tiền chỉ để đổi lấy 6.81% tăng trưởng (!?)

Rõ ràng chúng ta có thể thấy trong thời gian gần đây, một tô phở bình dân tại Sài Gòn có giá 25,000 đồng đã tăng lên 30,000 đồng (tăng thêm 20%), trong khi tỷ lệ lạm phát được công bố bởi Tổng cục Thống kê chỉ ở mức 2.6% (!?). Không cần phải là một nhà kinh tế học, một người dân bình thường cũng có thể cảm nhận giá cả hàng hóa ở Việt Nam đang tăng rất nhanh qua từng năm, khác xa so với báo cáo từ cơ quan thống kê của chính phủ.

GDP chưa bao giờ là công cụ hiệu quả để kiểm chứng sức khỏe của nền kinh tế, việc in tiền để theo đuổi những mục tiêu tăng trưởng ảo sẽ gây ra những tác động xấu đến tương lai nền kinh tế Việt Nam. Nói về những thảm họa kinh tế từ việc in tiền, thế giới mới đây đã chứng kiến sự sụp đổ của Zimbabwe và Venezuela, đây là hai ví dụ nhãn tiền cho Việt Nam.

Một số người nói rằng việc in tiền là để giảm áp lực thu thuế của chính phủ, tôi không biết họ dựa trên cơ sở nào để nói như vậy. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng thuế, phí tại Việt Nam đang rất cao, chiếm 32% GDP, cao gần gấp đôi so với đề xuất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) – chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP. Nghĩa là, chính phủ vẫn in tiền, người dân vẫn đóng thuế, tiền tiết kiệm thì ngày càng mất giá. Đồng tiền mất giá sẽ gây khó khăn cho việc giao dịch và đầu tư, và từ đó có thể khiến tổng sản lượng thực tế suy giảm; bên cạnh đó là hàng loạt các câu hỏi về mức độ hiệu quả trong chi tiêu chính phủ.

Vậy chính phủ có nên in tiền hay không?

Thực tế, trong giai đoạn suy thoái, nhiều quốc gia thường tìm đến giải pháp in tiền, dưới hình thức là các gói nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) – một công cụ tiền tệ được các Ngân hàng Trung ương sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế. Thuật ngữ này trở nên phổ biến kể từ sau giai đoạn suy thoái năm 2008, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất đến mức gần 0% và không thể giảm được nữa, họ sử dụng đến các gói QE1, QE2, QE3 lần lượt vào các năm 2008, 2010, và 2012.

Để trả lời cho câu hỏi “chính phủ có nên in tiền hay không?”, ta phải xem xét mục đích in tiền của chính phủ là gì? In tiền có thể là một giải pháp hiệu quả tạm thời trong giai đoạn suy thoái, nhưng nó sẽ gây lạm phát trong nền kinh tế ổn định. Trong khi đó, việc bơm tiền vô tội vạ vào nền kinh tế để tạo tăng trưởng ảo lại càng thảm họa hơn, nó sẽ tích lũy một thứ bong bóng kinh tế khổng lồ, và một khi vỡ, sẽ dẫn đến một sự sụp đổ dây chuyền. Chưa kể, nó còn che giấu đi những căn bệnh thực sự của nền kinh tế bằng cách tiêm “thuốc giảm đau”, cụ thể là các gói kích cầu, thay vì bằng các chính sách tự do hóa kinh tế.