Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Zoom Hay Bị Out Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Răng Hay Bị Ê Buốt?

Một trong những lý do khiến phần lớn người bệnh đến phòng khám nha khoa hiện nay là hiện tượng bị ê buốt răng khi ăn uống những thức ăn nóng, lạnh hay chua, ngọt… trong khi răng không bị sâu hay bị viêm nha chu. Đó chính là bệnh lý mòn răng với tỷ lệ xuất hiện ngày càng nhiều.

Nguyên nhân gây mòn răng là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng:

– Mòn răng cơ học: do chải răng quá mức và không đúng cách. Nhiều người vẫn có thói quen chải răng theo chiều ngang và sử dụng bàn chải lông quá cứng.

– Mòn răng hóa học: thường xuất hiện ở mặt trong răng do với những người có chứng bị nôn hoặc trào ngược thực quản; thói quen ăn nhiều trái cây có vị chua, sử dụng các loại dược phẩm (vitamin C nhai, Aspirin nhai…).

– Mòn răng do quá trình ăn nhai: Khớp cắn lệch lạc hoặc tật nghiến răng, thói quen ăn thức ăn cứng gây lực xoắn vặn quá mức lên răng cũng gây mòn cổ răng.

– Những yếu tố di truyền gây loạn sản tổ chức cứng của răng (men, ngà) làm sức kháng mài mòn của răng bị yếu đi.

– Do bệnh lý toàn thân như: gout, thấp khớp, thiếu canxi, giảm tiết nước bọt…

Từ những hiểu biết về nguyên nhân của bệnh mòn răng chúng ta có thể dễ dàng phòng tránh được bằng cách:

– Chải răng đúng cách: chải dọc thân răng hoặc xoay quanh cổ răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm.

– Sử dụng hợp lý các loại thực phẩm và các loại dược phẩm để tránh các tác dụng phụ gây nguy hại răng.

– Điều trị các lệch lạc về khớp cắn bằng chỉnh nha.

– Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để kịp thời phát hiện sớm những dấu hiệu của mòn răng.

Điều trị mòn răng như thế nào?

Cần xác định nguyên nhân gây mòn và tùy mức độ nặng nhẹ, sự nhạy cảm của răng, độ lan rộng của tổn thương, tuổi tác, tâm lý cùng sự hợp tác của người bệnh… mà có những cách điều trị khác nhau:

– Nếu bạn chưa thấy ê buốt, đau nhức trong khi mòn răng được phát hiện qua thăm khám chỉ là rãnh khuyết nhỏ thì điều trị mang tính dự phòng, tức loại trừ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh là chính.

– Ngược lại, khi mòn răng đã gây các triệu chứng buốt khi ăn uống hoặc chải răng, dễ giắt thức ăn vào chỗ mòn gây cảm giác khó chịu… cần trám vùng khuyết cổ răng (bằng những khuôn trám cổ răng chuyên dụng, nhanh gọn và bền đẹp).

– Trầm trọng nhất là răng bị tổn thương tủy không hồi phục, gây bệnh lý ở tủy và mô quanh chóp răng hoặc có nguy cơ gãy thân răng thì có thể đến Trung tâm Cắm Ghép Implant(Nha khoa Én Trắng) điều trị tủy răng và phục hồi bằng vật liệu trám, sau đó là phục hình.

Vì Sao Bạn Hay Bị Muỗi Đốt?

Vì sao bạn hay bị muỗi đốt?

Khí CO2 được thải ra nhiều khi bạn vừa mới tham gia các hoạt động mạnh cùng với mùi mồ hôi trên cơ thể. Mùi khí CO2 đặc biệt hấp dẫn muỗi. Trong khi đó bạn không có cách nào để ngăn hơi thở của mình. Và dĩ nhiên, muỗi sẽ tìm đến bạn một cách dễ dàng.

2. Muỗi tìm đến bạn nhờ nhiệt độ cơ thể – Vì sao bạn hay bị muỗi đốt?

Nếu CO2 thu hút muỗi đến với bạn thì nhiệt lại giúp cho muỗi xác định nên chọn vị trí nơi nào trên cơ thể để đốt. Chính vì vậy, chúng lựa chọn rất chính xác các vị trí cổ tay, trán, khuỷu tay, cổ để đốt bạn.

Tuy nhiên khi bạn mới hoạt động mạnh, khắp cơ thể đều nóng thì muỗi sẽ đốt nhiều chỗ trên cơ thể bạn.

Theo một số thử nghiệm thì những người vừa uống bia có nguy cơ bị muỗi đốt nhiều hơn. Điều này có chưa được các nhà khoa học xác nhận hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể do uống bia cơ thể bạn thường sinh ra nhiệt nhiều hơn nhất là hơi thở bạn nóng hơn nên thường thu hút muỗi.

4. Màu sắc quần áo – Vì sao bạn hay bị muỗi đốt?

Việc bạn mặc quần áo tối màu sẽ khiến bạn bị thu hút bởi muỗi. Chính vì vậy, để tránh bị muỗi đốt bạn nên mặc đồ sáng màu như vậy sẽ tránh được sụ thu hút của muỗi.

5. Bạn đang mang thai – Vì sao bạn hay bị muỗi đốt?

Nếu bạn là phụ nữ trong thời kỳ mang thai bạn cũng sẽ hay bị muỗi đốt. Bởi lẽ khi mang bầu lượng máu trong cơ thể bạn sẽ tăng nên, nhiệt độ cơ thể cũng cao hơn bình thường. Do đó sẽ hấp dẫn muỗi tìm đến với bạn.

Vậy làm cách nào để ngăn chặn muỗi, tránh bị muỗi đốt?

Cách tốt nhất là trong nhà bạn nên lắp cửa lưới chống muỗi để có thể chủ động phòng chống muỗi bất cứ lúc nào. Ngoài ra cửa lưới còn giúp bạn ngăn ngừa các loại côn trùng khác.

Nếu không có điều kiện lắp lưới chống côn trùng thì bạn cũng có thể sử dụng mà chống muỗi, hay mặc quần áo dài để hạn chế muỗi đốt.

Một số biện pháp như sử dụng các loại tinh dầu chống muỗi như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà,… cũng có hiệu quả rất tốt.

Hay bạn có thể sử dụng một số dụng cụ bắt muỗi như đèn bắt muỗi, vợt muỗi…Đối với các loại hóa chất diệt muỗi bạn cần hết sức cẩn thận để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Và quan trọng hơn cả là bạn cần giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, dọn bỏ những vũng nước đọng quanh nhà hay bất cứ vật gì có thể chứa nước không cần thiết. Tiêu diệt bọ gậy để tiêu diệt muỗi.

Hạn chế các hoạt động ngoài trời nhất là ở khu vực ao hồ, vườn tược hay rừng, đồng ruộng lúc chập tối hoặc lúc bình minh. Vì đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh.

Giờ các bạn đã biết vì sao bạn hay bị muỗi đốt? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn.

Vì Sao “Bà Bầu” Hay Bị Chóng Mặt?

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi lớn. Chóng mặt thời kỳ thai nghén là một biểu hiện thường thấy, cũng có thể do bệnh lý hoặc có thể do cơ thể phản ứng lại với một mầm sống mới đang hình thành trong cơ thể. Trong thời kỳ đầu mang thai, một loạt các triệu chứng xuất hiện như váng đầu, buồn nôn, nôn, kiệt sức… Nguyên nhân phát bệnh có thể là do trạng thái tinh thần và cơ chế tác động của hormon trong cơ thể. Ngoài ra chức năng của tuyến vỏ thượng thận bị suy giảm, thiếu vitamin B6, và tâm lý sợ hãi có thể thúc đẩy phát sinh các phản ứng thời kỳ đầu mang thai làm xuất hiện chóng mặt. Vào cuối thời kỳ mang thai, thai phụ có thể xuất hiện tăng huyết áp, nước tiểu có abumin và có phù, tăng huyết áp có thể dẫn đến chóng mặt, nặng đầu. Khi xuất hiện những triệu chứng này cần chú ý đến khả năng chảy máu cuống rốn, tình trạng đông máu trong mạch máu. Khi bị phù chân voi, chóng mặt, váng đầu ở thời kỳ cuối của quá trình thai nghén cần phải đi khám ngay ở các cơ sở sản khoa tin cậy và không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào dù là Đông hay Tây y.

Chóng mặt khi mang thai cũng có thể do thiếu máu, đây là tình trạng phổ biến nhất là đối với những phụ nữ cơ thể gầy yếu, khi mang thai không được uống bổ sung sắt. Vào cuối thời kỳ mang thai, dung lượng huyết tương tăng nhanh hơn tổng hợp gia tăng của huyết sắc tố và hồng cầu khiến máu bị loãng, tỉ lệ hồng cầu bị hạ thấp làm thai phụ xuất hiện hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Khi thiếu máu nặng sẽ khiến đại não và tai trong bị trở ngại do không được cung cấp đủ máu và xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất sức, sắc mặt tái xanh…

Chóng mặt trong thời kỳ mang thai là tình trạng thường gặp và có thể điều trị được. Để khắc phục tình trạng này, trước khi mang thai người phụ nữ cần bồi dưỡng sức khoẻ, nhất là đối với người có thể trạng gầy yếu. Khi có thai cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không dùng các chất kích thích như r***, bia, cà phê. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, không làm công việc nặng nhọc, nên luyện tập bằng hình thức đi bộ thư giãn. Tránh những nơi ồn ào, kích động. Cần uống viên sắt mỗi ngày, sau khi đẻ một số người do mất máu nhiều cũng có thể gây thiếu máu, váng đầu, ù tai. Thực hiện tốt những lưu ý trên, thai phụ có thể tránh được chứng chóng mặt, váng đầu. Nếu đột nhiên xảy ra tình trạng chóng mặt dữ dội, cần đến ngay bác sĩ để bảo vệ cả mẹ và thai nhi an toàn.

Theo BS. Nguyễn Tiến Dũng/ SKĐS

Nguyên Nhân Vì Sao Hay Bị Mụn Tái Phát?

1. Nguyên nhân bị mụn?

Bị mụn là một tình trạng bệnh lý của các đơn vị nang lông tuyến bã (thuộc cấu trúc của da). Mụn có nguyên nhân sinh bệnh phức tạp và phối hợp nhau, trong đó có 4 nguyên nhân chính gây ra.

Trước khi cùng tìm hiểu những lý do khiến bạn hay bị mụn tái phát thì chúng ta cùng điểm qua những nguyên nhân căn bản gây nên mụn.

Tăng sản xuất bã nhờn (dầu nhờn) của tuyến bã

Chất bã nhờn được tổng hợp từ các tuyến bã có ở bề mặt da. Bình thường, da sẽ sản xuất một lượng bã nhờn vừa đủ để làm ẩm bề mặt. Từ đó, ngăn chặn sự khô da do mất nước từ môi trường. Đồng thời làm sạch các chất bụi và vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông.

Khi có sự tăng tiết chất bã nhờn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành nên các nhân mụn. Từ đó, khiến bạn bị mụn trên da.

Các nguyên nhân gây tăng hoạt động của tuyến bã bao gồm: tăng lượng hormone sinh dục nam trong độ tuổi dậy thì, da thiếu ẩm thường xuyên nên phải tăng tiết dầu nhờn bù trừ,…

Tăng sừng hóa nang lông

Các nguyên nhân gây tắc nghẽn lỗ chân lông sẽ khiến cho miệng nang lông bị bịt kín và không đào thải được chất bã ra bên ngoài. Dẫn đến sừng hóa nang lông, nang lông bị phình to và hình thành nhân mụn.

Nguyên nhân gây nên sự tắc nghẽn ở các lỗ nang lông thường gặp là do tế bào chết trên da không được lấy đi định kì. Các tế bào chết này sẽ kết dính với nhau, tạo thành các nút bịt kín lỗ nang lông và gây ra tắc nghẽn.

Vi khuẩn P.acnes

Vi khuẩn Propionibacterium acnes sống ở lỗ nang lông và ăn chất bã nhờn để phát triển.

Phản ứng viêm

Thoạt đầu, khi bị mụn là các nhân mụn đầu đen hoặc nhân mụn ẩn. Khi quá trình tắc nghẽn vẫn xảy ra, các nang lông sẽ càng phình to, dẫn đến vỡ và gây nên các mụn viêm trên da với biểu hiện sưng, đỏ, đau.

2. Lý do khiến bạn bị mụn tái phát?

Có nhiều lý do khiến bạn bị mụn tái phát. Trong đó có những lý do tưởng chừng như đơn giản. Chúng ta có thể thay đổi thói quen để giảm tần suất tái phát của mụn.

Tuổi dậy thì

Mụn thường bắt đầu xuất hiện vào độ tuổi dậy thì của các bé trai và bé gái. Trong thời kỳ này có sự tăng cao các hormon sinh dục. Nguyên nhân khiến cho tuyến bã nhờn tăng hoạt động, sản xuất dư thừa nên dẫn đến tình trạng bị mụn.

Tùy theo cơ địa, mà sự thay đổi hormon sẽ kéo dài không giống nhau ở từng người. Khi bước qua độ tuổi dậy thì, lượng hormon sẽ giảm dần và tình trạng mụn sẽ giảm và biến mất.

Rối loạn nội tiết khác

Các trường hợp khác có rối loạn nội tiết sẽ dẫn đến bùng phát và tái phát mụn như: phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh,… Do có sự thay đổi các nội tiết tố đột ngột.

Chăm sóc da không đúng cách

Điều quan trọng để việc trị mụn được hiệu quả là da luôn được sạch. Các thói quen chăm sóc không đúng cách khiến cho da không được làm sạch. Từ đó, tạo điều kiện cho mụn quay trở lại.

Các thói quen như không rửa mặt đều đặn mỗi ngày, không tẩy trang kĩ sau khi trang điểm, sờ tay lên mặt,…là những việc làm khiến cho da bạn bị mụn. Da chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, từ đó hình gây nên tình trạng mụn.

Thói quen ăn uống

Các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ như chocolate, sữa, đồ chiên… là khắc tinh của mụn.

Uống ít nước mỗi ngày cũng làm cho cơ thể bị thiếu nước và da bị thiếu ẩm, dẫn đến tăng tiết dầu nhờn bù trừ và hình thành nên mụn.

Không tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất làm cho mụn dễ quay trở lại. Các trường hợp như: ngưng thuốc đột ngột ngay khi mụn vừa giảm; Ngưng thuốc khi chưa đủ thời gian điều trị có thể khiến mụn trở lại nặng nề hơn.

Ngoài ra, một số bạn còn tự ý sử dụng các phương pháp lột tẩy, thuốc rượu, kem bôi,… không rõ nguồn gốc khiến da bị kích ứng và bị mụn nặng nề.