Top 12 # Xem Nhiều Nhất Video Dạy Bé Phân Biệt Màu Sắc Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Dạy Bé Phân Biệt Màu Sắc

Khi đến 18 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ có khả năng nhận ra sự khác nhau về màu sắc. Nhưng lúc đó bé chỉ nhận ra là có sự khác nhau giữa màu này với màu kia thôi, chứ để gọi đúng tên màu gì thì bé phải qua một quá trình “huấn luyện” của ba mẹ nữa. 

1.Dạy bé phân biệt màu sắc qua sách vở:

2. Phân biệt màu sắc qua thực phẩm:

Khi con muốn ăn món gì đó, ba mẹ cũng “tranh thủ” nói cho con biết món ấy có màu gì. Ví dụ quả dâu có màu đỏ, trái nho màu tím, rau màu xanh… Song song với việc học màu sắc, bé sẽ còn biết phân biệt chua, ngọt, hình dáng, và các nhóm thực phẩm khác nhau nữa.

3. Học qua các bức vẽ:

Bạn có thể chỉ bé phân biệt màu sắc trên những tấm poster hoặc bức tranh nào đó treo trong nhà. Hay đơn giản hơn, bạn hãy biến nó thành một trò chơi, cho phép bé dùng bàn tay của mình nhúng vào một hũ màu bất kì rồi in lên một tấm bìa cứng khổ lớn, sau đó bạn rửa sạch tay bé và bắt đầu với màu khác,…

4. Học trong lúc đi dạo:

5. Học qua các loại đồ chơi giáo dục

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồ chơi mang tính chất giáo dục. Các bé có thể vừa chơi vừa học.Ví dụ như với trò chơi câu cá, các bé còn có thể phân biệt các màu sắc của con cá,…

6. Củng cố trí nhớ của bé đối với màu sắc:

Bằng cách “luyện tập” cho bé mọi lúc mọi nơi: khi thay quần áo, mẹ có thể hỏi màu sắc bộ đồ bé đang mặc. Khi ăn cơm, mẹ có thể hỏi màu sắc của thức ăn ngày hôm đó.

Khi đi ngủ, mẹ có thể hỏi màu sắc của chăn, màn… và khuyến khích bé trả lời. Kể cả bé có trả lời sai thì mẹ cũng kịp thời uốn nắn và khen bé giỏi nếu bé trả lời đúng. Việc học phân biệt màu sắc sẽ nhanh chóng thành công ngoài mong đợi của cả mẹ và bé cho mà xem.

Dạy Bé Phân Biệt Màu Sắc Qua Các Hoạt Động Thường Ngày

Ba mẹ có thể hoàn toàn tranh thủ thời gian nấu ăn của mình để dạy bé học màu sắc. Ba mẹ nên để những nguyên liệu tươi bên cạnh bé khi nấu nướng. Việc này giúp kích thích trí tò mò của bé và khiến bé đặt ra những câu hỏi như: Đây là cái gì, đây là màu gì? Qua những câu hỏi đó, ba mẹ có thể dễ dàng dạy bé phân biệt màu sắc thông qua câu trả lời của mình. Ví dụ như cà chua thì màu đỏ, cà rốt thì màu cam, súp lơ thì màu xanh lá…

Trẻ em thường thích tự chọn quần áo cho mình và tạo ra nhiều sự kết hợp thú vị. Vì vậy, ba mẹ có thể tận dụng sở thích này để dạy bé phân biệt các màu sắc khác nhau. Trước khi đi học hoặc đi chơi, mẹ hãy cho bé đứng trước tủ quần áo của mình và chọn lấy một món mà bé thích. Khi mặc cho bé, ba mẹ có thể giải thích về món quần áo đó như: hôm nay bé mặc một chiếc áo màu trắng kết hợp với quần jean màu xanh dương. Thêm vào đó, ba mẹ cũng có thể nhờ bé giúp mình trong việc chọn quần áo. Ví dụ: ba hãy nhờ bé lấy một chiếc áo màu xanh, mẹ có thể nhờ bé nhận xét chiếc váy màu đỏ mình đang mặc có đẹp không. Việc này không chỉ giúp bé trong việc phân biệt màu sắc mà còn dạy bé cách giúp đỡ ba mẹ trong những việc hàng ngày.

Phân biệt màu sắc qua hoạt động ngoài trời

Thế giới bên ngoài có muôn ngàn màu sắc mà ba mẹ có thể dạy cho bé. Gần gũi với thiên nhiên, động vật, phố xá là một cách hữu hiệu giúp bé phân biệt màu sắc. Ba mẹ có thể giới thiệu cho bé về màu xanh của thảm cỏ, màu nâu của thân cây, màu đỏ của chiếc ô tô đậu ven đường, hay màu vàng của em mèo mướp. Cách này sẽ giúp bé áp dụng những hình ảnh trong sách vở vào thế giới thực tế, khiến hình ảnh và màu sắc trong trí não trở nên sống động, chân thực hơn bao giờ hết.

Trẻ em học hỏi tốt nhất khi chúng được tự do sáng tạo. Chỉ cần vài tờ giấy thủ công màu sắc, ba mẹ có thể cùng bé tạo thành những món đồ thủ công đơn giản như máy bay giấy hay tàu thủy. Cùng bé tạo nên những trò chơi mới cũng là một cách giúp bé phân biệt màu sắc và tiếp nhận thông tin được truyền đạt.

Cách Dạy Trẻ Biết Phân Biệt Màu Sắc

Cập nhật: 09/11/2015 – 2:27 am

Những trẻ nhận biết màu sắc sớm khi lớn lên thường có óc quan sát tinh tế và đời sống tình cảm phong phú.

Nếu cha mẹ dạy con màu sắc quá sớm so với khả năng nhận biết của con thì con chưa thể gọi tên đúng màu sắc được, khi đó nhiều cha mẹ lo lắng cho là con chậm phát triển trí khôn. Nhưng cũng không nên cứ chờ cho trẻ đủ khôn lớn mới dạy màu sắc vì sẽ không khuyến khích trẻ quan sát, làm giảm khả năng nhạy bén và tinh tế của giác quan.

Để hướng dẫn trẻ nhận biết và nhớ được màu sắc, cha mẹ nên sử dụng những đồ chơi đồ dùng xung quanh trẻ hàng ngày để dạy trẻ. Chẳng hạn mẹ bảo trẻ: ” Con đưa cho mẹ con gấu màu nâu kia nào” hoặc ” Ôi cái áo đỏ của con bị bẩn rồi kìa”, hoặc là: ” Con xem mẹ mua cho con cái ô tô màu xanh đẹp chưa “… Trong cuộc sống hàng ngày trẻ được tiếp xúc với nhiều đồ vật có nhiều màu sắc khác nhau – đó chính là những cơ hội tốt để trẻ nhận biết không chỉ màu sắc mà còn cả thuộc tính của đồ vật. Cha mẹ nên tận dụng mọi lúc khi gần trẻ để dạy trẻ màu sắc một cách thường xuyên, gọi tên và so sánh các vật có màu khác nhau thì trẻ dễ nhận biết và nhớ được lâu hơn.

Thường lúc đầu cha mẹ chỉ nên dạy trẻ những màu cơ bản như đỏ, xanh, vàng, đen sau đó mới dần dần dạy phân biệt tỉ mỉ như: xanh lá cây, xanh nước biển, xanh da trời, nâu, màu cam, màu trắng, hồng…gắn liền với những gì trẻ nhìn thấy hàng ngày vì những tông màu này khó phân biệt hơn đối với trẻ.

Có những trò chơi khác nhau để giúp trẻ phân biệt màu sắc:

– Cho trẻ chơi nhặt đồ vật có cùng màu vào mỗi hộp từ đống đồ chơi có màu khác nhau.

– Trò chơi đố vui: đưa một đồ chơi có màu xanh ra chẳng hạn, bảo trẻ tìm một đồ chơi khác có màu xanh ở trong phòng và bảo trẻ gọi tên màu đó ra.

– Cho trẻ chơi thi đua xem ai tìm được đồ chơi cùng màu nhiều nhất trong một đống đồ chơi.

– Cho trẻ chơi tô màu theo mẫu hình những bông hoa, con cá, cái cây…

– Cho trẻ tập vẽ và tô màu hình vẽ và gọi tên màu vẽ.

– Cho trẻ chơi đất nặn, nặn những thứ khác nhau với màu khác nhau.

– Cho chơi những ruy băng khác màu.

Tùy trong cuộc sống thực tế của gia đình có đồ chơi gì thì cho trẻ chơi thứ ấy, nhưng đối với trẻ nên mua những đồ chơi có màu sắc khác nhau để làm tăng sự hấp dẫn. Những vật dụng hàng ngày của trẻ như quần áo, tất, giày dép, túi, ba lô đựng đồ… cũng nên sử dụng mẫu mã ngộ nghĩnh và màu sắc tươi tắn sẽ khuyến khích sự quan sát của trẻ và làm cho trẻ dễ nhớ dễ tìm đồ của mình.

Ths. Bs Quách Thúy Minh

Cách Dạy Bé Nhận Biết Màu Sắc Cực Sáng Tạo

Cách dạy bé nhận biết màu sắc cực sáng tạo

Dạy bé nhận biết màu có lẽ là bài toán nan giải nhất đối với các bà mẹ. Có những bé hai tuổi có thể đếm rất nhanh từ 1-10 hoặc đọc thuộc lòng 2-3 câu thơ nhưng khi được hỏi về màu sắc thì mù tịt. Một phần có lẽ vì bố mẹ chưa tìm ra phương pháp phù hợp với con và chưa đủ kiên nhẫn. Một số ông bố bà mẹ cũng cho rằng không cần thiết phải dạy con vì “nó còn quá nhỏ chưa biết gì”. Tuy vậy, rất nhiều công trình nghiên cứu giáo dục đã chứng mình giai đoạn 0-3 tuổi là “giai đoạn vàng” của bé. Bởi trong giai đoạn này, bé có thể tiếp thu “nguyên khối” những kiến thức đa dạng. Sau 3 tuổi khả năng này của bé sẽ chậm đi, trí nhớ cũng không tốt bằng. Tận dụng “giai đoạn vàng” này để giáo dục bé, chắc chắn bạn sẽ nhàn hơn rất nhiều so với những năm tháng tiếp theo của bé.

Dạy bé sớm không có nghĩa là ép buộc bé, đặt kỳ vọng quá lớn để bé thành thần đồng hay để mọi người xung quanh nhìn vào trầm trồ khen ngợi mẹ nuôi con khéo, dạy con giỏi. Mà mục đích cuối cùng và duy nhất vẫn là mang lại niềm vui cho bé. Học cũng phải vui, chơi cũng phải vui. Như thế bé mới có một tuổi thơ trọn vẹn và bố mẹ cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều, không quá áp lực trong việc nuôi dạy con.

Nguyên tắc khi dạy màu sắc cho bé

– Dạy màu chính trước (đỏ, xanh da trời, vàng), dạy màu phụ sau (xanh lá cây, da cam, tím)

– Lặp đi lặp lại, nhắc đi nhắc lại hàng ngày

– Dạy từng màu riêng rẽ một, dạy chậm rãi, từ từ

Dạy bé nhận biết màu thông qua những vật dụng hàng ngày

Những vật dụng thiết yếu đều có thể trở thành giáo cụ trong việc dạy bé nhận biết màu sắc. Hãy chọn những vật thân thuộc nhất với bé hàng ngày như quần áo, khăn tắm, bát, thìa, cốc… Mẹ có thể làm như sau:

– Mặc chiếc áo màu đỏ cho bé, nếu chiếc áo đó có hình thù con vật, quả bóng ngộ nghĩnh thì càng tốt. Mẹ cố gắng thu hút sự chú ý của bé bằng giọng kể chuyện lên bổng xuống trầm. Chỉ vào cái áo và bảo bé đây là cái áo màu đỏ, màu đỏ, màu đỏ. Làm bé ghi nhớ sâu hơn bằng câu chuyện xung quanh chiếc áo màu đỏ đó. Ví dụ: “Ôi trên áo của con có con khỉ đẹp quá, mắt nó mở to này, ngộ nghĩnh quá nhỉ”. Hôm sau, mẹ có thể sai bé đi lấy chiếc áo màu đỏ có hình con khỉ. Đừng nản lòng nếu lúc đầu bé tìm sai, hãy kiên nhẫn với bé. Nếu bé không có hứng thú, mẹ nên dừng lại và lựa lúc bé vui mới dạy tiếp.

– Mẹ có thể thực hiện tương tự với các đồ vật khác như thìa, bát,… và áp dụng với các màu khác ngoài màu đỏ. Nếu bé không có một chút hào hứng với những trò mặc áo, tìm áo như này, bạn có thể tạo trò chơi thú vị khác cho bé như cùng treo quần áo lên dây phơi, hay thậm chí tung áo lên trời xem ai tung cao hơn.

Dạy bé qua trò chơi “mỗi tuần một màu sắc”

Mẹ có thể mua nhiều chiếc cốc giấy và giấy màu, sau đó dán giấy màu lên chiếc cốc và dạy bé. Cách này khá tiết kiệm cho mẹ khi không phải mua bộ cốc màu đắt tiền.

Dạy bé nhận biết màu bằng trò chơi cắt dán

Mẹ đặt bàn tay lên chiếc giấy màu, vẽ theo các đường viền ngón tay, rồi cắt theo và dán lên tường cho bé nhìn. Hoặc mẹ giơ bàn tay giấy và bàn tay thật của mẹ lên, bé sẽ ấn tượng và nhớ màu rất lâu

Lồng ghép vừa dạy màu vừa dạy bé nhận biết hình khối cũng rất hay. Cắt hình vuông, hình tròn, hình tam giác bằng giấy màu và dán lên tường. Cùng chơi trò đi tìm hình vuông màu đỏ, hình tròn màu vàng, hình tam giác màu xanh. Mẹ phải tạo không khí vui vẻ để bé hào hứng với việc học màu.

Khi bé đã biết hơn một chút, mẹ cắt nhiều mẩu giấy nhỏ nhiều màu khác nhau, mỗi màu đựng vào một khay riêng rẽ (có thể tận dụng khay làm đá, khuôn làm bánh, khay bánh ngọt) và sáng tạo nhiều trò chơi với chiếc khay màu sắc này.

Dạy màu sắc qua món ăn

Mẹ chú ý đến những món và loại hoa quả bé thích, khi bé ăn chỉ cho bé quả đó là màu gì. Những lúc nói chuyện với bé, mẹ gợi nhớ lại ký ức về món ăn, loại quả đó cho bé. Các loại quả thông dụng bé hay ăn như chuối, xoài, dưa hấu, đu đủ, bơ… mẹ đều có thể dạy bé.

Dạy màu sắc qua tranh

Mẹ dán tranh lên tường, vài ba ngày lại dạy bé một hình thù, con vật có màu sắc riêng. Trẻ con rất thích nghe kể chuyện, vì vậy mỗi hình mẹ lại kể một vài câu mô tả cho bé nghe. Mục đích để bé ghi nhớ lâu hơn nhờ xâu chuỗi những thông tin và giúp bé phân biệt các màu với nhau.

Các trò chơi khác

Bất cứ đồ chơi màu sắc nào của bé đều có thể là công cụ dạy màu cho bé hiệu quả như đồ chơi xếp hình, bóng bay, bóng nhựa, đồ chơi hình khối gỗ….