Top 15 # Xem Nhiều Nhất Video Dạy Học Theo Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Khoa Học: Dạy Học Theo “Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột”

Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột( Nguồn: http://bantaynanbot.edu.vn/btnb/index.php?PHPSESSID=pji31hrcdf7lul78b30274g2e3&action=articleDetail&id=44 ).

Tính vượt trội của phương pháp dạy học mớiXuất bản lúc 30/11/2012 10:11:11 Đã xem 92 lần. “Bàn tay nặn bột” là mô hình giáo dục tương đối mới trên thế giới, có tên tiếng Anh là “Hands On”, tiếng Pháp là “La main à la pâte”, đều có nghĩa là “bắt tay vào hành động”. Chương trình tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.Trẻ luôn cảm thấy tò mò trước những hiện tượng mới mẻ của cuộc sống xung quanh, các em luôn đặt ra các câu hỏi “tại sao”. Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.

Cô và trò say mê theo bài giảng (trong giờ học theo phương pháp BTNB)

Hiện nay, chương trình “Bàn tay nặn bột” đã được áp dụng tại một số quốc gia phát triển trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada… Là một trong những tỉnh tham gia dự án dạy thí điểm, Thừa Thiên Huế có 18 trường đã triển khai dạy thí điểm, trong đó có 3 trường là đơn vị trực tiếp tham gia dự án của Bộ GD&ĐT (Trường tiểu học Lê Lợi, Huế, tiểu học số 1 Hương Vinh, Hương Trà và tiểu học số 2 Phú Bài, Hương Thủy). Giáo viên trong chương trình này đã qua nhiều đợt tập huấn để nắm bắt phương pháp đưa vào thực tế tại đơn vị mình đồng thời được bồi dưỡng để có khả năng truyền đạt lại cho đồng nghiệp. Theo đánh giá của Sở GD&Đ, hầu hết các thầy cô tham gia dự án thí điểm thể hiện chất lượng giáo dục khá tốt, có sức thuyết phục và thu hút sự quan tâm của đồng nghiệp cũng như cán bộ quản lý về một phương pháp mới hiệu quả. Một số cán bộ quản lý ngành GD&ĐT cho rằng, cần phải tổ chức thêm nhiều khóa tập huấn nữa để nhanh chóng nhân rộng mô hình.Ông Phan Văn Hải, Phó Trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT khẳng định: “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp giáo dục tiên tiến, giúp hình thành kiến thức và nhân cách cho trẻ em một cách sâu sắc và nhân văn. Theo các chuyên gia, nó không chỉ phát huy hiệu quả ở cấp tiểu học mà còn có thể áp dụng cho các cấp giáo dục cao hơn.” Trên thực tế, Việt Nam rất cần một chương trình mang tính thể nghiệm như thế, bởi hiện nay, học sinh đang thiếu kiến thức thực tiễn nghiêm trọng. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nhận định rằng, trong cuộc thi Olympic quốc tế vừa qua, Việt Nam không có học sinh nào đoạt giải về sinh học, trong khi toán lại đoạt giải cao là minh chứng hùng hồn cho sự thiếu trải nhiệm thực tế của học sinh… Đây là điểm mà ngành GD&ĐT cần khắc phục và phương pháp “Bàn tay nặn bột” có thể được coi là một lối đi? Riêng với Thừa Thiên Huế, phương pháp mới này đã và đang thu hút các nhà quản lý giáo dục cũng như những cô giáo trực tiếp giảng dạy. Vì thế, nhu cầu về một sự đào tạo toàn diện cho giáo viên đứng lớp là cấp thiết để dự án có thể được áp dụng sớm, chất lượng vào giáo dục tỉnh nhà là mong muốn của nhiều nhà giáo đang tham gia chương trình thí điểm này.

Bài và ảnh: Châu Giang- baothuathienhue.vn

Triển khai phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” cấp tiểu họcXuất bản lúc 28/11/2012 09:11:57 Đã xem 103 lần. Từ ngày 29 đến ngày 30/10/2012 Phòng Giáo dục Tiểu học tổ chức lớp tập huấn triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho cán bộ quản lý là Chuyên viên phụ trách tiểu học của phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã; cán bộ quản lý, giáo viên trong Tổ mạng lưới chuyên môn tiểu học cấp tỉnh cùng giáo viên các lớp dạy thí điểm về phương pháp “Bàn

Tiến Trình Dạy Học Theo Phương Pháp “Bàn Tay Nặn Bột”

5 bước dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột

Quy trình 5 bước dạy học theo phương pháp “Bàn tay năn bột”

Phương pháp Bàn tay nặn bột là gì?

Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.

Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, Bàn tay nặn bột luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột?

Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu

Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương pháp dạy và học khoa học xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh, bản chất của nghiên cứu khoa học và sự xác định các kiến thức cũng như kĩ năng mà học sinh cần nắm vững.

a) Bản chất của nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB

Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một vấn đề cốt lõi, quan trọng. Tiến trình tìm tòi nghiên cứu của học sinh không phải là một đường thẳng đơn giản mà là một quá trình phức tạp. Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu hỏi lớn của bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả thuyết đặt ra ban đầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu. Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức.

b) Lựa chọn kiến thức khoa học trong phương pháp BTNB

Việc xác định kiến thức khoa học phù hợp với học sinh theo độ tuổi là một vấn đề quan trọng đối với giáo viên. Giáo viên phải tự đặt ra các câu hỏi như: Có cần thiết giới thiệu kiến thức này không? Giới thiệu vào thời điểm nào? Cần yêu cầu học sinh hiểu ở mức độ nào? Giáo viên có thể tìm câu hỏi này thông qua việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hỗ trợ giáo viên để xác định rõ hàm lượng kiến thức tương đối với trình độ, độ tuổi của học sinh và điều kiện địa phương.

c) Cách thức học tập của học sinh

Phương pháp BTNB dựa trên thực nghiệm và nghiên cứu cho phép giáo viên hiểu rõ hơn cách thức mà học sinh tiếp thu các kiến thức khoa học. Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của học sinh là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu

d) Quan niệm ban đầu của học sinh

Quan niệm ban đầu là những biểu tượng ban đầu, ý kiến ban đầu của học sinh về sự vật, hiện tượng trước khi được tìm hiểu về bản chất sự vật, hiện tượng. Đây là những quan niệm được hình thành trong vốn sống của học sinh, là các ý tưởng giải thích sự vật, hiện tượng theo suy nghĩ của học sinh, còn gọi là các “khái niệm ngây thơ”. Biểu tượng ban đầu không phải là kiến thức cũ, đã được học mà là quan niệm của học sinh về sự vật, hiện tượng mới (kiến thức mới) trước khi học kiến thức đó.

Tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu là một đặc trưng quan trọng của phương pháp dạy học BTNB. Biểu tượng ban đầu của học sinh là rất đa dạng và phong phú. Biểu tượng ban đầu là một chướng ngại trong quá trình nhận thức của học sinh. Chướng ngại chỉ bị phá bỏ khi học sinh tự mình làm thí nghiệm, tự rút ra kết luận, đối chiếu với quan niệm ban đầu để tự đánh giá quan niệm của mình đúng hay sai.

Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi – nghiên cứu

Dạy học theo phương pháp BTNB hoàn toàn khác nhau giữa các lớp khác nhau phụ thuộc vào trình độ của học sinh. Giảng dạy theo phương pháp BTNB bắt buộc giáo viên phải năng động, không theo một khuôn mẫu nhất định (một giáo án nhất định). Giáo viên được quyền biên soạn tiến trình giảng dạy của mình phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp học. Tuy vậy, để giảng dạy theo phương pháp BTNB cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

a) HS cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài học. Để đạt được yêu cầu này, bắt buộc học sinh phải tham gia vào bước hình thành các câu hỏi.

b) Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học

c) Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏihọc sinhnhiều kĩ năng. Một trong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đích.

d) Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm màhọc sinhcòn cần phải biết lập luận, trao đổi; biết viết cho mình và cho người khác hiểu.

e) Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi – nghiên cứu.

f) Khoa học là một công việc cần sự hợp tác.

Một số phương pháp tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

a) Phương pháp quan sát: Quan sát được sử dụng để:

– Giải quyết một vấn đề;

– Miêu tả một sự vật, hiện tượng;

– Xác định đối tượng;

– Kết luận.

b) Phương pháp thí nghiệm trực tiếp

Một thí nghiệm yêu cầu học sinh trình bày nên đảm bảo 4 phần chính:

– Vật liệu thí nghiệm;

– Bố trí thí nghiệm;

– Kết quả thu được

– Kết luận.

c) Phương pháp làm mô hình

d) Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

– Là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học

– Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học.

– Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò của học sinh.

– Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

– Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tưởng mới.

– Giáo viên cho học sinh trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói, ….

– Giáo viên không nhất thiết phải chú ý tới các quan niệm đúng, cần phải chú trọng đến các quan niệm sai.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. 3.1 Đề xuất câu hỏi.

– Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.

3.2 Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu.

– Từ những câu hỏi của HS, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.

– GV ghi chú lên bảng các đề xuất của HS để các ý kiến sau không trùng lặp.

– Khuyến khích HS tự đánh giá ý kiến nhau hơn là ý kiến của GV nhận xét.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

– Quan sát tranh và mô hình và ưu tiên thực nghiệm trên vật thật

– Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.

Bước 5: Kết luận kiến thức mới

Dạy “bàn tay nặn bột” cần chú ý những nguyên tắc gì?

1.Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng.

3. Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập. Các hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh.

4. Tối thiểu 2 giờ một tuần dành cho một đề tài và có thể kéo dài hoạt động trong nhiều tuần. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp sư phạm được đảm bảo trong suốt quá trình học tập tại trường.

5. Mỗi học sinh có một quyển vở thí nghiệm và học sinh trình bày trong đó theo ngôn ngữ của riêng mình.

6. Mục đích hàng đầu đó là giúp học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật… kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.

Quy Trình Tiết Dạy Theo Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột

Bước 1:

Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

– Quan sát, suy nghĩ

– Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu…

– Bộc lộ quan niệm ban đầu nêu những suy nghĩ từ đó hình thành câu hỏi, giả thuyết. …..bằng nhiều cách nói, viết, vẽ.

– GV cần: Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ …..bằng nhiều cách nói, viết, vẽ.

– GV quan sát nhanh để tìm các hình vẽ khác biệt.

Đây là bước quan trọng đặc trưng của PP BTNB

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm

– Kiểm soát lời nói, cấu trúc câu hỏi, chính xác hoá từ vựng của học sinh.

b, Đề xuất phương án thực nghiệm

– Bắt đầu từ những vấn đề khoa học được xác định, HS xây dựng giả thuyết

HS trình bày các ý tưởng của mình, đối chiếu nó với những bạn khác

-GV đặt câu hỏi đề nghị HS đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi đó.

– GV ghi lại các cách đề xuất của học sinh (không lặp lại)

– GV nhận xét chung và quyết định tiến hành PP thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn

( Nếu HS chưa đề xuất được GV có thể gợi ý hay đề xuất phương án cụ thể)

(chú ý làm rõ và quan tâm đến sự khác biệt giữa các ý kiến)

Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

HS hình dung có thể kiểm chứng các giả thuyết bằng…

– Nêu rõ yêu cầu, mục đích thí nghiệm sau đó mới phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

– GV bao quát và nhắc nhở các nhóm chưa thực hiện, hoặc thực hiện sai…

… tổ chức việc đối chiếu các ý kiến sau một thời gian tạm đủ mà HS có thể suy nghĩ

… khẳng định lại các ý kiến về phương pháp kiểm chứng giả thuyết mà HS đề xuất.

– GV không chỉnh sửa cho học sinh

…thí nghiệm (Ưu tiên thí nghiệm trực tiếp trên vật thật)

…quan sát,

…điều tra

…nghiên cứu tài liệu.

– HS sinh ghi chép lại vật liệu thí nghiệm, cách bố trí, và thực hiện thí nghiệm (mô tả bằng lời hay hình vẽ),

– HS kiểm chứng các giả thuyết của mình bằng một hoặc các phương pháp đã hình dung ở trên (thí nghiệm, quan sát, điều tra, nghiên cứu tài liệu).

… tập hợp các điều kiện thí nghiệm nhằm kiểm chứng các ý tưởng nghiên cứu được đề xuất.

Thu nhận các kết quả và ghi chép lại để trình bày

… giúp HS phương pháp trình bày các kết quả.

Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức

HS kiểm tra lại tính hợp lý của các giả thuyết mà mình đưa ra

… động viên HS và yêu cầu bắt đầu lại tiến trình nghiên cứu.

…giúp HS lựa chọn các lý luận và hình thành kết luận.

Sau khi thực hiện nghiên cứu, các câu hỏi dần dần được giả quyết, các giải thuyết dần dần được kiểm chứng tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chính xác một cách khoa học. – GV có trách nhiệm tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức bài học.

– GV khắc sâu kiến thức bằng cách đối chiếu biểu tưởng ban đầu

* Nếu giả thuyết sai: thì quay lại bước 3.

* Nếu giả thuyết đúng:

Thì kết luận và ghi nhận chúng.

Hiệu Quả Từ Việc Dạy Học Theo Phương Pháp ” Bàn Tay Nặn Bột”.

Là một trường học ở một vùng miền núi, trường lớp nhỏ lẻ, điều kiện sống của học sinh còn nhiều hạn chế,… đây chính là những yếu tố gây không ít khó khăn cho chúng tôi khi áp dụng phương pháp dạy học này. Với định hướng của chuyên môn ngành, ngay từ đầu năm học 2014 – 2015 chúng tôi được tiếp thu chuyên đề, được về trường Tiểu học Sơn Bằng để dự giờ. Trên cơ sở đó, tôi đã triển khai chuyên đề tới tất cả các giáo viên trong đơn vị, tạo điều kiện cho các tổ sinh hoạt, lựa chọn những địa chỉ bài dạy cho phù hợp rồi đi đến thống nhất trong chuyên môn. Bước đầu là những tiết dạy thể nghiệm đang còn rất bỡ ngỡ, mới lạ cho cả cô và trò; giờ đây, các giáo viên thực sự đã có những bước đầu tự tin với bài dạy của mình. Chuẩn bị một giờ dạy theo phương pháp này thật sự là khá vất vả cho cả cô, cho cả trò. Thật sự có những tiết chuẩn bị cả tuần, thậm chí là cả tháng. Vất vả là thế, song hiệu quả của nó thì thật là khả quan:

– Tạo nên cách là việc khoa học: Xuyên suốt cả giờ dạy, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh; học sinh lần lượt tự hoàn thành các yêu cầu mà giáo viên nêu lên, các em với vị trí là chủ thể của các hoạt động, các em tự thực hành để đi tìm kiến thức khoa học mới. Vấn đề ở đây là người hướng dẫn khoa học thì người thực hành cũng rất khoa học;

– Kĩ năng sống, kĩ năng làm việc của học sinh được hình thành và phát triển: Thông qua các buổi thực hành đi tìm kiến thức mới, học sinh tự hình thành cho mình kĩ năng làm việc như: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc với đồ dùng thí nghiệm…. Cũng qua đó kĩ năng giao tiếp của các em cũng được hình thành và phát triển một cách rõ nét như: kĩ năng nêu câu hỏi, kĩ năng chất vấn, kĩ năng thuyết trình,…;

– Tạo giờ học thoải mái, nhẹ nhàng: Chuyển từ cách dạy mang nặng hình thức truyền thụ, đọc chép, dạy chay,… sang cách dạy theo phương pháp mới, giáo viên sẽ thoải mái hơn, chỉ tập trung cho việc tư duy cho các hoạt động giao việc của mình sao cho khoa học, hợp lý, dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức một cách lôgic thì sẽ thành công. Với học sinh Tiểu học rất là hiếu động, rất thích các hoạt động học với những đồ vật thí nghiệm mà giáo viên giao cho, nên tạo cho giờ học thật sự là bổ ích và nhẹ nhàng đối với các em, giống như vừa chơi mà lại vừa học;

– Tạo hứng thú cho người học: Giờ học chủ yếu là hoạt động để các em có cơ hội hoạt động, có cơ hội thể hiện mình nên nó gây hứng thú cho các em;

– Phù hợp với xu thế, với cách học mới: Phương pháp sẽ hình thành cho các em kĩ năng tự tìm đến kiến thức mới, kiến thức mới sẽ được khắc sâu hơn, từ đó hình thành ý thức tự học, tạo nên những con người chủ động.

Nhìn những gương mặt hăng say trong những giờ làm thí nghiệm, những học sinh dõng dạc nêu câu hỏi chất vấn cho nhóm bạn, thuyết trình một cách mạch lạc trước tập thể một cách chắc chắn,…Tôi mới thực sự cảm nhận rõ cái được, cái hay, cái giá trị của việc dạy học theo phương pháp mới này.

Sử dụng phương pháp ” Bàn tay nặn bột” vào dạy học ở trường Tiểu học đối với môn TNXH lớp 1, 2, 3 và Khoa học 4, 5 là phù hợp. Bước đầu sẽ là vất vả cho cả cô, cho cả trò. Song, khi đã quen, khi đã vào nề nếp thì mọi khó khăn sẽ bị đẩy lùi. Sau một học kỳ thực hiện, đến thời điểm này có thể nói chúng tôi đã bước đầu thành công bởi hiệu quả của những giờ lên lớp./.

Bài và ảnh

Phạm Thị Minh Hương – PHT trường Tiểu học Sơn Hòa.