Viêm amidan là gì?
Amidan giống như một hàng rào miễn dịch quan trọng cho đường hô hấp. Vậy viêm amidan là gì? Đó là tình trạng cục amidan bị sưng to và nhiêm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Bệnh được chia thành nhiều dạng, nhưng phổ biến nhất là dạng viêm amidan cấp tính, mãn tính. Trong đó viêm amidan mủ là căn bệnh thường gặp nhất của giai đoạn viêm amidan mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đối tượng mắc viêm amidan bệnh học chủ yếu ở độ trẻ em từ 5-15 tuổi. Một số ít người trong độ tuổi 15-25 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng ít hơn và có xu hướng giảm khi già đi.
Viêm amidan nhẹ ( cấp tính): là tình trạng viêm sung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính và gây biến chứng nguy hiển như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não.
Viêm amidan nặng( mãn tính): là hiện tượng viêm thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần của amiđan khẩu cái. Lúc này các ổ viêm phát triển to lên ( viêm quá phát) hoặc nhỉ lại( viêm xơ teo) tùy vào mức độ nghiêm trọng của mỗi người.
Viêm amidan mủ là một dạng thường găp nhất của viêm amidan mạn. Khu vực amindan xuất hiện mủ trắng như sữa hoặc có màu vàng đục, bị nhiễm trùng có mủ cộng với cặn bã, chất xơ viêm.
Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị bệnh viêm amidan
Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm amidan, Chúng tôi đã thống kê được một số nguyên nhân chính gây bệnh viêm amidan như sau:
Viêm nhiễm virus, vi khuẩn
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm amidan mạn là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trong đó đặc biệt là những vi khuẩn trong thức ăn đọng lại khoang miệng mà không được vệ sinh kỹ sau khi ăn. Hoặc cũng có những trường hợp mắc bệnh là do cơ thể đang sẵn bị các bệnh về đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà …; Lúc này virus có điều kiện phát triển gây viêm nhiễm tại vùng cổ họng. Hay vi khuẩn bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A) cũng là một trong các yếu tố hàng đầu gây ra viêm amidan ở người lớn.
Tạng bạch huyết: Nguyên nhân này xuất hiện nhiều ở trẻ em. Một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amidan phát triển.
Thời tiết: Khi thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Nhất là những người có hệ miễn dịch kém, nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Do cấu trúc của Amidan có rất nhiều hốc và nhiều khe hở. Và đây sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và sinh trưởng gây bệnh viêm amidan mạn.
Một số nguyên nhân khách quan: Hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, uống nhiều nước đá lạnh, lối sống không lành mạnh, vệ sinh răng miệng kém, tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh
Dấu hiệu viêm amidan là gì?
Dấu hiệu viêm amidan nhẹ ( cấp tính)
Đột ngột xuất hiện cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 38-39 độ.
Mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và sẫm màu, đi táo.
Vùng cổ họng bị khô rát và nóng. Khó chịu nhất là khu vực thành họng vị trí amidan.
Cảm giác đau mỗi lúc một tăng lên, có khi đau nhói lên tai. Khi nuốt, ăn hoặc khi ho cũng thấy đau kèm theo viêm mũi, viêm V.A.
Đối với trẻ em xuất hiện thêm biểu hiện thở khò khè, ngủ ngáy to, nói giọng mũi.
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến khàn giọng ở một số trường hợp.
Lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ.
Amiđan sưng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đường giữa.
Dấu hiệu viêm amidan nặng ( mãn tính)
Viêm amidan nặng có các dấu hiệu tương tự như viêm amidan nhẹ. Nhưng các biểu hiện bệnh xuất hiện rõ rệt hơn, dễ nhận biết hơn. Kèm theo đó người bệnh thấy da xanh, sờ lạnh, sốt nhẹ về chiều; vướng họng như mắc một vật gì đó; Hơi thở có mùi; Ho nhiều hơn; Trên bề mặt amiđan có nhiều khe và hốc, các khe và hốc này chứa đầy chất bã đậu và thường có mủ màu trắng. Rất nhiều người đã nhầm lẫn triệu chứng này với bệnh viêm họng hạt.
Dấu hiệu viêm amidan hốc mủ
Họng đau rát, vướng víu; ăn uống nuốt hay nói chuyện đều khó khăn. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, biếng ăn.
Ho có đờm, hay khạc nhổ.
Nếu quan sát kỹ sẽ thấy có những chấm mủ màu trắng xung quanh cục amidan
Hơi thở có mùi hôi khó chịu do cấu tạo amidan có nhiều hốc bị vi khuẩn tấn công gây nên
Một số biến chứng nguy hiểm của viêm amidan phát hiện muộn hoặc điều trị sai cách
Cũng giống như một số bệnh về đường hô hấp khác, viêm amidan nhẹ có thể tự khỏi hoặc tự điều trị tại nhà. Những nếu để chuyển sang giai đoạn viêm amidan mạn, người sẽ có nguy cơ đối mặt với rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Điển hình là một số bệnh như:
– Bệnh tinh hồng nhiệt: Do độc tố của liên cầu trùng gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, nhịp tim nhanh. Bên cạnh đó biến chứng của bệnh tinh hồng nhiệt cũng rất nguy hiểm; Có thể dẫn đến viêm tai giữa hoại tử các xương con, viêm khớp, viêm màng tim…
– Bệnh viêm cầu thận: tần xuất bệnh viêm cầu thận sau viêm amidan khoảng 24%, và chuyển thành viêm thận cấp sau đó. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.
– Áp xe quanh amidan: trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được. Khám họng phát hiện khẩu cái mềm bên áp xe bị đẩy ra trước, sờ mềm. Khi rạch dẫn lưu nhiều mủ đặc rất thối trong ổ áp xe.
Mức độ nhẹ: Viêm amidan cấp tính giai đoạn nhẹ sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần thận trọng với những biểu hiện bất thường của cơ thể để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Trong lúc bị bệnh cần có một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, thể thao khoa học, hợp lý.
Mức độ nặng. Các trường hợp bệnh viêm amidan nặng ở cả giai đoạn mãn tính và cấp tính sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh điều trị.
– Do virus gây bệnh: tập trung điều trị giảm đau, tiêu sưng, hạ sốt bằng các loại thuốc kê đơn và không kê đơn ví dụ như: Tylenol , Advil
– Do vi khuẩn gây bệnh: Được chỉ định một số kháng sinh điều trị như: amoxicillin, penicillin, thuốc corticosteroid dạng uống. Nếu bị dị ứng với penicillin, có thể thay thế bằng azithromycin, fluorquinolones… và các dẫn xuất sulfa.
Lưu ý trong quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh người bệnh cần tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng thuốc, uống đúng giờ, đúng liều, không lạm dụng thuốc. Trong trường hợp sử dụng thuốc mà không thấy bệnh thuyên giảm cần đi khám lại để có biện pháp khắc phục sớm.
– Phẫu thuật cắt amidan: plasma, laser, phương pháp bóc tách, cắt bằng Microdebrider, cắt bằng máy coblator. Phương pháp điều trị này thường áp dụng cho các trường hợp viêm amidan mạn ( mãn tính) hoặc những trường hợp áp dụng các biện pháp điều trị khác không mang lại tác dụng. Phẫu thuật cắt amidan bao gồm mổ siêu âm, dao mổ plasma với tần số cao, phẫu thuật “dao lạnh” truyền thống hoặc phẫu thuật điện.
Phương pháp điều trị này khá hiệu quả và an toàn, được nhiều người áp dụng. Để tránh gặp những vấn đề không mong muốn thì bạn cần phải trao đổi kỹ với các bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật.
– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị:
“Chỉ khiết hầu ” dược phẩm hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản chiết xuất từ 100% thiên nhiên bao gồm: cát cánh, xạ can, sâm đại hành, can khương, hồng hoa, đại táo, ô mai, đơn răng cưa, hoàng cầm, cam thảo … và một số phụ liệu khác được chứng nhận an toàn đối với sức khỏe con người, không tác dụng phụ, không gây kích ứng, phù hợp với cơ địa nhiều người. Sản phẩm có tác dụng giúp giảm đau rát ở vùng cổ họng, kích thích tuyến nước bọt để giảm đờm; Hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản cấp và mãn tính lâu năm, không tái phát lại.
Nếu cần tư vấn thêm về bệnh viêm amidan cũng như cách điều trị bệnh không tái phát lại. Các bạn có thể liên hệ qua số Hotline: 0934.454.168 để được tư vấn miễn phí các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Các bác sỹ của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc về bệnh họng, giúp bạn thoát khỏi viêm amidan nhanh chóng, an toàn, giảm thời gian điều trị.
Nguyễn Hương Công ty Cổ phần Lis Pharma