Top 11 # Xem Nhiều Nhất Viêm Đại Tràng Và Dấu Hiệu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Dấu Hiệu Của Viêm Loét Đại Tràng

Tùy thuộc vào mức độ của hiện tượng viêm và vị trí tổn thương mà có các triệu chứng khác nhau, do đó các chuyên gia phân chia bệnh viêm loét đại tràng theo vị trí tổn thương.

Viêm loét ống hậu môn:

Ở dạng viêm loét đại tràng này, hiện tượng viêm xảy ra ở ống hậu môn. Một số người, chảy máu hậu môn có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh. Ngoài ra bệnh nhân có thể đau hậu môn và cảm giác mót rặn, thường thì viêm loét đoạn ống hậu môn có khuynh hướng nhẹ nhất.

Viêm loét hậu môn trực tràng:

Viêm loét đại tràng trái:

Tổn thương ở phần bên trái của đại tràng. Triệu chứng hay gặp là đi cầu ra máu, đau quặn bụng và đau nửa bụng trái, giảm cân.

Viêm loét đại tràng toàn bộ:

Thường gây đi cầu máu nặng, đau quặn bụng, mệt mỏi, giảm cân đáng kể.

Viêm loét đại tràng thể nhiễm độc:

Thể này ít gặp, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Tổn thương toàn bộ đại tràng, đau bụng nhiều, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và sốc. Bệnh nhân có nguy cơ bị biến chứng nặng gồm vỡ đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc (tình trạng gây dãn đại tràng đột ngột).

Diễn biến của viêm loét đại tràng rất thay đổi, những cơn cấp tính của bệnh xen lẫn những khoảng thời gian thuyên giảm. Theo thời gian bệnh diễn tiến nặng dần. Phần lớn người bệnh thể nhẹ (viêm loét ống hậu môn) không có triệu chứng nặng.

Khi người bệnh có những triệu chứng sau đây cần phải đến cơ sở y tế như đau bụng; phân có máu; những đợt tiêu chảy không đáp ứng với thuốc thông thường; sốt trên 2 ngày không giải thích được. Biến chứng của bệnh: Xuất huyết nặng, thủng đại tràng, mất nước nặng, bệnh gan, sỏi thận, loãng xương, viêm da, khớp và mắt, tăng nguy cơ ung thư đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Viêm Đại Tràng

Bình chọn:

Viêm đại tràng là căn bệnh không nguy hiểm nếu bệnh ở giai đoạn đầu, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách bệnh sẽ gây bến chứng nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh viêm loét ruột, viêm loét địa tràng ảnh hưởng đến các lớp lót bên trong của trực tràng và đại tràng, để lại vết loét. Điều này có thể gây xước ở đường tiêu hóa nên có thể gây ra chuột rút bụng nghiêm trọng, đau đớn và thậm chí buồn nôn.

Gặp phải những khó chịu ở bụng

Bệnh nhân viêm đại tràng thường có cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác có khối đá đè trong bụng. Đau và khó chịu sẽ bớt khi đại tiện, trung tiện được và tăng lên khi bị táo bón.

Trong phân có lẫn máu

Trong thời gian bị viêm loét đại tràng, một số bệnh nhân có thể gặp phải trường hợp đi tiêu ra máu, đôi khi phân có mủ hoặc chất nhầy.

Thường có cảm giác muốn đi tiêu

Một số bệnh nhân bị viêm loét đại tràng sẽ liên tục có cảm giác sôi sục trong ruột và muốn đi tiêu ngay lập tức. Rối loạn đại tiện cũng rất dễ xảy ra, chủ yếu là đi tiêu lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu, mót rặn, sau “đi ngoài” đau trong hậu môn.

Những thay đổi trong giấc ngủ

Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam hầu hết các bệnh nhân viêm đại tràng đều có cảm giác khó chịu như thể có lửa đốt trong đại tràng khi bị viêm loét đại tràng có thể khiến một số người thường xuyên tỉnh giấc trong đêm do phải liên tục đi tiêu.

Giảm cân

Cơ thể bị giảm cân nhanh chóng do viêm ruột loét gây cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và calo của cơ thể. Kết quả là, những người bị viêm loét đại tràng thường bị thiếu hụt dinh dưỡng và có thể khó khăn trong việc duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

Nhiều người trải qua tình trạng mất nước trong quá trình bị viêm loét đại tràng. Điều này là rất quan trọng cần chú ý vì mất nước đồng nghĩa với các bộ phận trong cơ thể bị cản trở thực hiện các chức năng vốn có của chúng. Hãy uống nước càng nhiều nước càng tốt để giảm sự nóng khó chịu trong đại tràng và để tránh mất nước.

Tần suất xuất hiện của các triệu chứng

Mỗi bệnh nhân có thể có những triệu chứng viêm loét đại tràng khác nhau và có những biểu hiện cũng như tần suất không giống nhau. Điều quan trọng là cần theo dõi tần suất và mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng để có thể được điều trị tốt nhất.

Dấu Hiệu Bệnh Viêm Đại Tràng Ở Trẻ Em

Lượt xem: 309

  Có thể nói, viêm đại tràng là bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh rắc rối này. Viêm đại tràng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý đến những dấu hiệu bệnh viêm đại tràng ở trẻ em để đưa bé đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng ở trẻ em

  Trẻ có thể mắc bệnh viêm đại tràng ngay cả khi còn trong bụng mẹ. Khi bị viêm đại tràng, trẻ thường ăn uống, tiêu hóa kém; khả năng hấp thụ thấp, do đó dễ bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, suy giảm miễn dịch.

  Các bác sĩ ưu tú đầu ngành cho rằng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ bị viêm đại tràng có những biểu hiện không giống nhau. Tuy nhiên, bậc cha mẹ vẫn có thể nhận biết bệnh viêm đại tràng của con em mình qua các dấu hiệu sau:

  Trẻ bị viêm đại tràng thường có biểu hiện chung là đau bụng, bụng đầy hơi, ăn không tiêu và đại tiện kèm theo máu trong phân. Trẻ thường xuyên bị tiêu chảy.

  Trẻ bị nôn, ói, sốt, chán ăn khiến cơ thể gầy gò và chậm phát triển.

  Dấu hiệu nôn, ói kèm theo tiêu chảy làm cho bé bị mất nước và chất điện giải dẫn đến người mệt mỏi.

  Nếu bệnh diễn biến nặng, tình trạng chảy máu trực tràng có thể khiến trẻ bị thiếu máu.

  Tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, hồng ban hay vết loét trên da khiến trẻ bị đau đớn cũng là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng ở trẻ mà các vị phụ huynh không nên bỏ qua.

Ngoài ra, trẻ còn còn có các dấu hiệu như sốt, biếng ăn, đặc biệt là các vết loét trên da gây đau đớn, loét miệng aphthe và các bệnh viêm gan.

   Đây là những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh viêm đại tràng ở trẻ em, bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý để phát hiện ra bệnh càng sớm càng tốt.

Cần nhận biết các dấu hiệu viêm đại tràng ở trẻ em để sớm điều trị kịp thời

  Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng ở trẻ có thể là do:

  Mất chất dinh dưỡng.

  Do cha mẹ thường ép con mình ăn uống quá nhiều.

  Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc có thể do trẻ bị căng thẳng, áp lực học hành, trẻ bị rối loạn hành vi cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh rắc rối này.

   Bệnh đại tràng ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, làm cho bé mệt mỏi, lười ăn dẫn đến sút cân, lâu dần ảnh hưởng đến tâm lý, tích cách. Đến lúc đó, quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng sẽ diễn biến phức tạp hơn.

Cách điều trị bệnh viêm đại tràng ở trẻ em

  Với những nguy hiểm do viêm đại tràng gây ra, các chuyên gia cho rằng: Khi phát hiện ra những dấu hiệu chớm phát của căn bệnh rắc rối này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh. Bởi vì:

  Viêm đại tràng ở trẻ em nếu được phát hiện sớm sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị vì ở trẻ nhỏ các vết thương rất dễ lành.

  Khi trẻ đến với Phòng Khám Đa Khoa Cần Thơ tại Ninh Kiều – TP Cần Thơ các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định được tình trạng bệnh đang ở mức độ nào để đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất.

Phòng Khám Đa Khoa Cần Thơ – Địa chỉ chữa bệnh viêm đại tràng uy tín

  + Đối với trường hợp bệnh nhẹ, viêm đại tràng ở giai đoạn cấp tính có thể các bác sĩ sẽ dùng những dạng thuốc để hỗ trợ điều trị nhằm hạn chế đau đớn, ít chảy máu cho trẻ.

  + Đối với trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

  Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị, đối với những trẻ bị bệnh viêm đại tràng bậc cha mẹ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, uống men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn đường ruột nhằm giúp cho đại tràng sớm lành và ổn định.

  Mong rằng những thông tin trên, giúp bậc phụ huynh có thể sớm nhận biết các dấu hiệu của bênh viêm đại tràng ở trẻ em.

Nguyên Nhân Và Các Dấu Hiệu Nhận Biết Viêm Đại Tràng

Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ có xuất hiện các vết viêm gây đau đớn. Giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết, thậm chí hình thành những ổ áp xe ở đại tràng. Viêm đại tràng kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. 

Nguyên nhân gây viêm đại tràng:

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng thuốc tây…

Nhiễm khuẩn đường ruột:

Đường ruột bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hay do nguồn nước uống bị ô nhiễm. Các loại vi khuẩn (E. coli, Salmonella, Shigella), virus Rota, lỵ amip, sán và một số loại nấm xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.

Tình trạng táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài kèm theo các hiện tượng như đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ là yếu tố tác động khiến bạn mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính.

Một số bệnh lý về đường ruột

Các bệnh lý như: thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm đại tràng.

Tác dụng phụ của thuốc tây

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa. Lúc này, hại khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng. Đặc biệt, nếu sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ em và người già thì có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, chức năng đại tràng ngày càng yếu đi và dễ bị viêm nhiễm.

Thuốc tây

Nhiễm độc:

Viêm đại tràng cấp cũng có thể xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm độc asen, chì, thủy ngân, thuốc diệt cỏ…

Tâm lý căng thẳng

Những người thường xuyên chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài, ăn uống thất thường… có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn có tính chất khu trú tổn thương trên từng đoạn, từng vùng của đại tràng. Bệnh thường diễn biến chậm và để lại biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa…

Bệnh lao

Một số trường hợp bị bệnh lao phổi, lao thực quản… có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn những người khác. Các vi khuẩn lao đi vào đường ruột sẽ gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây tắc ruột và trở thành mạn tính rất khó điều trị triệt để.

Triệu chứng của viêm đại tràng:

Viêm đại tràng chia thành 2 thể: cấp tính và mạn tính, mỗi thể có những triệu chứng riêng biệt.

Viêm đại tràng cấp tính:

– Đau bụng: Đây là một trong những biểu hiện viêm đại tràng cấp tính đặc trưng nhất. Cơn đau có thể quặn thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, có khi gây cứng bụng, đầy hơi, căng tức bụng…

– Tiêu chảy: Người bị viêm đại tràng cấp thường xuyên đi cầu nhiều lần trong ngày, thậm chí cả chục lần. Phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu. Đi xong không cảm thấy thoải mái mà vẫn muốn đi tiếp. Triệu chứng này càng rõ ràng sau khi người bệnh ăn đồ lạ, đồ sống, tái; thực phẩm cay, nóng, hải sản…

– Chán ăn: Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, trí nhớ suy giảm, không muốn làm việc cũng như vui chơi, đôi khi còn sốt nhẹ.

Ngoài những dấu hiệu viêm đại tràng cấp tính nêu trên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đặc trưng khác. Cụ thể:

– Viêm đại tràng do lỵ amip: Đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng sigma. Cảm giác mót rặn phải đi đại tiện ngay nhưng đi rất ít, phân lẫn với chất nhầy, mủ, máu thẫm.

Tiêu chảy do lỵ amip

– Viêm đại tràng cấp do lỵ Shigella: Có thể đi ngoài phân lỏng, đau rát hậu môn. Trường hợp nặng có các biểu hiện đau quặn bụng, đi ngoài ra máu và một số dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt cao, mệt mỏi, hốc hác, rối loạn nước, điện giải.

Viêm đại tràng cấp tính rất dễ tái phát, nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh sẽ trở thành mạn tính, nguy hiểm hơn là gây trụy tim, áp xe gan. Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng nêu trên, bạn nên đến ngay phòng khám chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Viêm đại tràng mạn tính:

Đau bụng kéo dài: Người bệnh thường bị đau dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu. Có thể đau quặn nhiều lần hoặc âm ỉ, cảm giác dễ chịu sau khi đi tiêu.

Đại tiện bất thường: Người viêm đại tràng mạn tính thường đi ngoài nhiều lần (4 – 5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn), có thể táo bón hoặc tiêu chảy. Phân rất đa dạng: lỏng nát, không thành khuôn, có mùi hôi tanh và kèm chất nhầy, máu. Có những bệnh nhân vừa bị táo bón xen kẽ với tiêu chảy, cảm giác không thoải mái sau khi đi đại tiện.

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Viêm đại tràng mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, người gầy sút, hốc hác, hay cáu gắt…

Khi thực hiện xét nghiệm phân sẽ tìm thấy hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, nấm, lỵ amip… Khi nội soi đại trực tràng thường thấy các vết viêm loét được phủ lớp nhầy trắng, ổ áp xe nhỏ, vết sẹo xen kẽ các tổn thương đang hoạt động ở thành niêm mạc.

Điều trị viêm đại tràng hiệu quả:

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh viêm đại tràng là sử dụng thuốc tây để giảm triệu chứng kết hợp với duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và biểu hiện viêm đại tràng mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Một số loại thuốc chữa viêm đại tràng thường được sử dụng như:

Nhóm giảm đau, chống viêm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột

Các loại thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột

Nhóm cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn

Nhóm thuốc giảm đầy bụng, chướng hơi…

Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn, kí sinh trùng; làm lành tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hoặc uống sai liều lượng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm đối với cơ thể như: suy giảm chức năng gan thận, tổn thương dạ dày, tăng men gan, tăng huyết áp… Do đó, người bệnh không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị.

Các bài thuốc nam:

Việc điều trị viêm đại tràng cấp tính bằng các bài thuốc dân gian cũng đem lại hiệu quả khá tốt. Ưu điểm của phương pháp này so với tân dược là sử dụng nguyên liệu lành tính, chi phí điều trị thấp và người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các bài thuốc này lại tốn công chuẩn bị và chỉ nên áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng.

Bài thuốc từ lá mơ lông:

Nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá mơ lông chứa nhiều: protein, beta caroten và vitamin C… Các chất này có tác dụng sát khuẩn đường ruột, tiêu viêm và chống co thắt đại tràng, giúp làm giảm nhanh một số triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, đi ngoài nhiều lần… Do đó, lá mơ lông được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng.

Lá mơ lông chữa đau đại tràng

Thực hiện: Chuẩn bị 100g lá mơ lông, rửa sạch và đem thái nhỏ. Sau đó, trộn chung với 10g gừng tươi băm nhỏ và 2 lòng đỏ trứng gà. Cho hỗn hợp trên vào chảo, lót một lớp lá chuối tươi, chiên chín và ăn khi còn nóng. Lưu ý khi chiên không cho dầu mỡ. Thực hiện kiên trì trong 2 tuần, các dấu hiệu viêm đại tràng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Bài thuốc từ nghệ và mật ong

Chuẩn bị 2 thìa cà phê bột nghệ trộn với 1 thìa cà phê mật ong, ngày ăn 1 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn bột nghệ với mật ong, sau đó, nặn thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay, bảo quản trong lọ thủy tinh ở ngăn mát tủ lạnh, mỗi ngày ăn khoảng 5 viên.

Nghệ và mật ong

Mật ong và nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, làm lành vết loét ở niêm mạc đại tràng rất tốt.

Bài thuốc từ mè đen

Mè đen là một loại hạt có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả. Trong khi đó, mật ong có tính kháng viêm tự nhiên, phục hồi tổn thương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sự kết hợp của hai thực phẩm này có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.

Mè đen

Lấy 100g mè đen đem sao thơm. Mỗi ngày, sử dụng 1 thìa mè đen và 1/4 thìa mật ong cho vào miệng, nhai đều và nuốt. Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước bữa ăn.

Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cũng có thể kết hợp cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng thuốc nam với sử dụng thuốc tây để giảm triệu chứng và tránh sự lệ thuộc vào thuốc.                                                                                                                 (Thông tin tham khảo từ sức khỏe đời sống)