Top 13 # Xem Nhiều Nhất Viêm Xoang Có Dấu Hiệu Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Viêm Xoang Là Gì, Dấu Hiệu Của Bệnh Viêm Xoang

Viêm xoang là gì, dấu hiệu của bệnh viêm xoang

Những dấu hiệu của bệnh viêm xoang

Có tất cả bốn triệu chứng chính:

1. Đau nhức

Xoang hàm: Nhức vùng má.

Xoang trán: Nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.

Xoang sàng trước: Nhức giữa 2 mắt.

Xoang sàng sau, xoang bướm: Nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy dịch

Dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc họng, tùy thuộc vào vị trí viêm. Dịch sẽ chảy vào mũi khi viêm các xoang trước, chảy vào họng khi viêm xoang sau. Việc chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác vướng mắc ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.

Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.

3. Nghẹt mũi

Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, hoặc nghẹt cả hai.

4. Điếc mũi

Ngửi không biết mùi. Khi bạn bị viêm nặng, phù nề nhiều lúc đó mùi không thể len lỏi lên đến các dây thần kinh khứu giác. Do đó, bạn không thể ngửi được mùi gì, cảm giác rất khó chịu. Nếu không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn phương thì rất khó nhận biết đó là viêm xoang.

Nếu có ít nhất 3 triệu chứng trên có nghĩa là bạn đã mắc viêm xoang.

Trường hợp đặc biệt: Viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10 giờ tối, dịch mũi thường trong suốt, không màu.

Điều trị bệnh viêm xoang

Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết. Bạn sẽ phải uống kháng sinh từ 10-14 ngày nếu do vi trùng gây nên viêm xoang. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cũng phải cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn khi thuốc chống sổ mũi làm mũi khô quá mức và các chất không thể thoát ra ngoài.

Nếu bệnh viêm xoang của bạn không thuyên giảm khi dùng thuốc, bạn có thể sẽ được gây tê hoặc chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn.

Nội khoa

Có thể dùng lá cây cứt lợn giã lấy nước, nhỏ vào mũi.

Hoặc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm 30 độ C + vài lát tỏi. Sau đó dùng xilanh (bỏ mũi kim) bơm vào mũi, tác dụng đặc biệt, rất dễ chịu.

Ngoại khoa

Sau khi điều trị nội khoa mà không thuyên giảm, nhiều bệnh nhân cần điều trị ngoại khoa.

Viêm xoang mũi được điều trị tùy theo giai đoạn, tổn thương của niêm mạc mũi cũng như nguyên nhân gây bệnh. Viêm xoang có thể được điều trị bằng phương pháp đông tây y kết hợp hoặc là cả 2 phương pháp trên ====================== Liên hệ với chúng tôi

HỢP TÁC XÃ NGƯỜI DAO BA VÌ Hotline :0912 966 788 Zalo 0912 966 788 Facebook : Youtube : Website :

Bệnh Viêm Xoang Là Gì? Dấu Hiệu &Amp; Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Xoang

Viêm xoang là một bệnh xảy ra khi các xoang cạnh mũi bị viêm do bị nhiễm trùng gây ra. Bệnh viêm xoang được chia thành cấp độ cấp tính và mạn tính và thường được phân thành 4 loại xoang cơ bản bao gồm xoang sàng, xoang trán , xoang hàm và xoang bướm. Tình trạng nặng bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Phân loại viêm xoang 1. Viêm xoang hàm

– Xoang hàm do răng: đau nhức vùng mặt, bị chảy mủ ở mũi bên viêm xoang và hơi sốt.

– Xoang hàm cấp tính: Bị nhức đầu kèm theo sốt cao, gây mất ngủ, bị chảy nhiều chất nhầy ở bên mũi viêm, lúc đầu loãng sau đó chuyển sang mủ và có mũi hôi.

– Xoang hàm mãn tính: Có nhiều mủ, hôi miệng và viêm họng…

2. Viêm xoang trán

Xuất hiện dịch nhầy đặc ở mũi, có dính hoặc lẫn mủ xanh, mủ vàng nâu. Khi bệnh nặng có thể bị lấp đường dẫn lưu do dịch đặc bít lấp đường thông, dịch không thể chảy ra ngoài. Làm đau nhức vùng giữa trán và bị đau dọc theo hai bên lông mày lan ra vùng thái dương. Viêm ở bên nào thì đau bên đấy, trường hợp viêm cả hai bên thì đau cả hai bên. Ở giai đoạn bệnh nặng người bệnh còn có thể đau ở cả vùng hốc mắt khi ấn nhẹ tay.

3. Viêm xoang sàng

Xoang sàng thường nằm sâu trong phía hốc mũi, phía sau mặt nên khi bị viêm các triệu chứng thường âm ỉ và không rõ ràng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức đầu ở vùng gáy, bị chảy dịch mủ và gây ho kéo dài.Với trẻ em thường thấy là phế quản co thắt với các cơn ho kéo dài về đêm, gây khó thở, tiếng thở như các cơn hen. Trong trường hợp người cao tuổi khi bị viêm xoang sàng dễ dẫn tới viêm khí quản mãn tính và viêm giãn phế quản với đặc trưng là ho mạnh kéo dài về đêm, khạc nhiều đờm, làm cho mắt bị mờ.

4. Viêm xoang bướm

Vị trí xoang bướm nằm trong thân của xương bướm, chia làm 6 thành gồm thành trước, sau, thành trên, dưới và hai thành bên. Người bệnh xuất hiện triệu chứng dồn dập như rét run, sốt cao, nhức đầu, đau gáy và chảy dịch xuống mũi, họng. Khi khám thấy màng tiếp hợp bị phù nề, có màu đỏ, nhãn cầu lồi phía trước, gai mắt nề, kém di động. Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt và gây tỷ lệ tử vong rất cao.

– Bị ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, các lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn và nấm phát triển.

– Thực phẩm biến chất, hóa chất làm cho niêm mạc mũi phù nề gây hiện tượng bít tắc lỗ thông xoang.

– Cơ thể có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm, niêm mạc đường hô hấp suy yếu, rối loạn hệ thần kinh không đủ sức chống lại vi khuẩn. Nếu bị viêm xoang thường kèm theo viêm một số bộ phận khác trong cơ thể.

– Do tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

– Sự hoạt động kém của hệ thống lông chuyển, làm nhiệm vụ vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài.

– Các hiện tượng do viêm mũi gây nên như hiện tượng viêm mũi sau nhiễm siêu vi, bội nhiễm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên cũng là nguyên nhân gây viêm xoang.

– Tổn thương niêm mạc xoang do chấn thương vùng mặt, mũi.

– Gây viêm não và nhiễm trùng huyết: Biến chứng cấp này rất nguy hiểm, tuy nhiên gần đây nhờ sự can thiệp khá hữu hiệu của thuốc kháng sinh nên số lượng mắc phải không chỉ còn ít.

– Nhiễm trùng lan tỏa: gây ra do ổ vi khuẩn nhanh chóng di chuyển. Xuất phát từ viêm mũi đến viêm VA, viêm amidan, chuyển sang viêm họng và viêm thanh quản, phế quản, tiếp chuyển xuống viêm phổi… Trong giai đoạn này người bệnh thỉnh thoảng bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng.

– Biến chứng trong ổ mắt: Đối với trẻ em hoặc những người thiếu sức đề kháng, khi bị viêm xoang có thể gây áp xe hậu nhãn cầu và có thể gây tử vong. Nguy cơ xảy ra biến chứng này thường xảy ra hơn là viêm não hoặc nhiễm trùng huyết.

– Biến chứng viêm thận: do khởi phát từ viêm amidan tuy nhiên tỉ lệ không nhiều.

Triệu chứng bệnh viêm xoang 1. Đau nhức:

Cảm giác đau nhức ở vùng xoang nào thì bị viêm ở vùng xoang đó.

– Viêm Xoang hàm: vùng má cảm thấy đau nhức.

– Viêm Xoang sàng trước: giữa hai mắt bị đau nhức.

– Viêm Xoang trán: vùng giữa hai chân mày đau nhức.

– Viêm Xoang bướm: vùng gáy và cùng trong sâu khó chịu đau nhức.

2. Chảy nước mũi:

Chảy nước mũi có thể xảy ra ở một bên nhưng thường ở cả hai bên mũi. Dịch mủ chảy ra đặc khịt, có màu vàng hoặc xanh và mùi hôi tanh. Tùy theo vị trí xoang bị tắc mà dịch có thể chảy xuống mũi ở phía trước hoặc ra phía sau xuống thành sau họng. Tình trạng chảy mũi này nặng hơn vào buổi sáng do các chất dịch mủ ứ đọng lại khi ngủ.

4. Giảm khả năng nhận biết mùi và hương vị:

Cùng với ngạt mũi, người bệnh sẽ thấy ngửi kém đi. Làm người bệnh thấy chán ăn và gây mệt mỏi. Bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm do không nhận biết được mùi gây hại.

5. Nhức đầu:

khi bị đau nhức ở vùng mặt, có thể lan lên đỉnh đầu hoặc xuống phía răng. Tình trạng nhức đầu thường xảy ra vào buổi trưa và chiều khiến người bệnh thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến công việc.

Dấu Hiệu Của Viêm Xoang Trán

Các nguyên nhân dẫn tới viêm xoang nói chung, viêm xoang trán nói riêng thường do:

Người bệnh mắc các bệnh lý về mũi, họng, người bị viêm họng, viêm mũi có thể mắc viêm xoang trán cùng lúc hoặc sau khi chữa khỏi tỷ lệ mắc bệnh cao hơn

Môi trường ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại và hóa chất: Nguyên nhân chung dẫn tới các bệnh lý về đường hô hấp. Tiếp xúc với môi trường này mà không bảo vệ mũi, họng cẩn thận dễ bị viêm xoang trán tấn công

Nước sinh hoạt bị ô nhiễm hoặc thường xuyên tắm ở sông hồ, bể bơi không được lọc nước kỹ nên dễ bị bệnh tấn công

Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, thường xuyên tắm ở sông hồ, bể bơi không được lọc nước kỹ

Yếu tố bẩm sinh chẳng hạn như polyp mũi, bị chấn thương, viêm amidan hoặc bị sâu răng là những nguyên nhân gây bệnh.

Những dấu hiệu của viêm xoang trán

Viêm xoang trán có thể bị viêm một hoặc hai xoang vùng trán, có hai dấu hiệu điển hình là đau nhức vùng trán và hiện tượng chảy mũi.

Viêm xoang cấp tính

Tình trạng đau nhức

Viêm xoang ở vùng trán và các vị trí lân cận khác khiến người bệnh dễ dàng cảm thấy vùng trán, dọc hai bên lông mày, vùng thái dương bị đau nhức nhẹ tới nặng. Đau có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên nếu bị viêm 2 bên.

Bệnh ở giai đoạn nặng có thể sẽ cảm thấy đau tức vùng hốc mắt trên chỉ cần ấn nhẹ vào đó là đau. Cơn đau xuất hiện 2 lần mỗi ngày, đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa và dịu đi, chiều lại bắt đầu tái phát.

Chảy mũi

Đây là dấu hiệu phổ biến khi mắc viêm xoang. Dịch mũi thường dày đặc, nhầy, dính đôi khi có lẫn mũ vàng, xanh hoặc nâu. Đối với người bệnh đã mắc lâu năm thì rất ít khi chảy mũi do dịch nhày quá nhiều và dính hết đường dẫn từ xoang trán xuống khe mũi

Triệu chứng khác như chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại có cảm giác đau hoặc đau mắt

Nên đọc: Các dấu hiệu viêm xoang thường gặp

Viêm xoang mạn tính

Viêm xoang khi phát triển dạng dạng mạn tính có các dấu hiệu như cấp tính nhưng khác về biểu hiện:

Tình trạng đau nhức: Ở vùng trán đau âm ỉ, cảm giác sưng phồng vùng xoang trán, đau nhức vùng trên hốc mắt, góc trong lông mày 1 bên

Chảy mũi hiếm khi gặp phải, nghẹt mũi hay mũi mủ xuất hiện không rõ rệt

Tình trạng viêm xoang trán có thể dễ dàng khắc phục triệu chứng nhưng việc chữa khỏi không dễ dàng. Do đó, khi có dấu hiệu viêm xoang cần có biện pháp điều trị tích cực, hiệu quả.

Phòng ngừa viêm xoang trán như thế nào?

Đeo khẩu trang trước khi ra đường, khi làm việc ở nơi bụi bặm

Tạo môi trường sống luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi và chất thải

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Với những người mẫn cảm, cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi

Đi bơi tránh bể bơi không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước để tránh nước vào dễ gây xoang

Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.

Viêm Xoang Mạn Tính Là Gì? Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân

Viêm xoang mạn tính (mãn tính) là gì? có nguy hiểm hay không.. Các dấu hiệu cũng như nguyên nhân và cách điều trị như thế nào.. Những biến chứng và các biện pháp phòng tránh viêm xoan mạn tính…. Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người hay thắc mắc cũng như tìm kiếm hiện nay…

Ở bài viết sau đây phòng khám Pasteur sẽ nêu rõ cho bạn đọc hiểu thêm về tổng quan “bệnh viêm xoang mãn tính” đầy đủ và chi tiết nhất để mọi người có thêm kiến thức cũng như biết cách phòng tránh cũng như thăm khám bác sĩ kịp thời…

1/ Viêm xoang mạn tính là gì

Viêm xoang mạn là tình trạng phổ biến mà những xoang xung quanh mũi bị viêm và phù nề từ 12 tuần trở lên, mặc dù có điều trị. Còn được gọi là viêm mũi xoang mạn tính, tình trạng này cản trở việc thoát dịch và gây tích tụ chấy nhầy. Sự thở qua đường mũi khó khăn. Vùng xung quang mắt và mặt có cảm giác sưng nề, và đôi khi có thể đau hoặc nhạy cảm đau vùng mặt.

Viêm xoang mạn có thể xảy ra do nhiễm trùng, do sự phát triển trong các xoang (polype mũi) hoặc do vẹo vách ngăn. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến người trẻ trưởng thành và trung niên, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em.

2/ Triệu chứng của viêm xoang mạn

Có ít nhất hai trong bốn dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang mạn, bao gồm:

Dịch nhầy, đục chảy ra đường mũi hay đường sau họng.

Sự tắc nghẽn mũi hoặc sung huyết gây nên khó thở đường mũi.

Đau, nhạy cảm đau và sưng nề quanh mắt, má, mũi hoặc trán.

Giảm khứu giác và mùi vị ở người trưởng thành hoặc ho ở trẻ em.

Những dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm

Đau tai

Đau hàm trên và rang

Ho trầm trọng về đêm

Đau họng

Hơi thở hôi

Mệt mỏi hoặc kích thích.

Buồn nôn

3/Khi nào cần gặp bác sĩ khi nào

Bạn có thể có một vài đợt viêm xoang cấp, kéo dài dưới bốn tuần, trước khi phát triển thành viêm xoang mạn. Bạn cần gặp bác sĩ nếu:

Bạn đã từng bị viêm xoang nhiều lần, và tình trạng này không đáp ứng với điều trị

Bạn có triệu chứng của viêm xoang kéo dài hơn 7 ngày.

Triệu chứng của bạn không cải thiện sau khi điều trị.

Cần khám ngay nếu bạn có bấy kỳ dấu hiệu nào mà có thể chỉ điểm cho tình trạng nhiễm trùng trầm trọng:

Sốt cao

Sưng hoặc đỏ xung quanh mắt

Đau đầu nhiều

Nhầm lẫn

Nhìn đôi hoặc thây đổi thị lực

Cứng cổ

4/ Nguyên nhân bị viêm xoang

Những nguyên nhân thường gặp của viêm xoang mạn:

+ Polype mũi: Những mô ngày phát triển có thể cản trở sự lưu thông mũi hoặc các xoang

+ Vẹo vách ngăn: Thành giữa 2 lỗ mũi bị vẹo có thể gây hẹp hoặc cản trở lưu thông mũi.

+ Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp có thể làm nhiễm khuẩn và dày lớp niêm mạc xoang và ngăn cản sự thoát dịch. Nhiễm trùng có thể do vi rút, vi khuẩn hoặc nấm.

+ Dị ứng, cảm: Sự viêm xảy ra với dị ứng có thể làm tắc nghẽn các xoang.

5/ Yếu tố nguy cơ

Bạn có nguy cơ cao bị viêm xoang mạn hoặc tái phát tình trạng viêm xoang nếu:

– Có bất thường đường mũi: vẹo vách ngăn hoặc polype mũi.

– Nhạy cảm với thuốc Aspirin mà gây nên những triệu chứng hô hấp.

– Rối loạn hệ thống miễn dịch, như: HIV/AIDS hoặc xơ nang.

– Cảm hoặc tình trạng dị ứng khác mà ảnh hưởng đến xoang

– Thường xuyên tiếp xúc với chất gây ô nhiễm như khói thuốc lá.

6/ Biến chứng viêm xoang

Biến chứng của viêm xoang mạn bao gồm:

Viêm màng não: Nhiễm trùng gây nên viêm những màng và dịch xung quang não và tủy sống.

Nhiễm trùng khác: Không phổ biến, nhiễm trùng có thể lan tỏa đến xương (viêm xương) hoặc da (viêm tế bào).

Mất mùi một phần hay toàn bộ: Sự tắc nghẽn mũi và viêm dây thần kinh về mùi (dây thần kinh khứu giác) có thể gây mất mùi tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Các vấn đề về thị lực: Nếu nhiễm trùng lan đến ổ mắt, nó có thể cây giảm thị lực hoặc thậm chí mù.

7/ Dự phòng

Cần thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ viêm xoang mạn:

+ Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên: Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, đặc biệt là trước bữa ăn.

+ Quản lý dị ứng: Trao đổi với bác sĩ để kiểm soát những triệu chứng.

+ Tránh xa khói thuốc và không khí ô nhiễm: Khói thuốc lá và chất gây ô nhiễm không khí có thể kích thích và làm viêm phổi và mũi.

+ Sử dụng máy làm ẩm: Nếu không khí trong nhà khô, cần thêm không khí ẩm sẽ giúp ngăn chặn viêm xoang. Cần giữ máy làm ẩm sạch và không bị nấm mốc bằng lau chùi máy thường xuyên.

8/ Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ đánh giá sự nhạy cảm đau trên mặt và mũi, và kiểm tra bên trong mũi.

Những phương pháp khác để chẩn đoán viêm xoang mạn bao gồm:

+ Nội soi mũi: Một dụng cụ hình ống nhỏ có nguyền sang và camera sẽ được đặt vào bên trong mũi cho phép quan sát bên trong mũi.

+ Đánh giá bằng hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính (CT) hay cộng hưởng tử (MRI) có thể đánh giá chi tiết vùng mũi và xoang. Chúng có thể xác định được sự viêm nhiễm sâu bên trong hoặc sự tắc nghẽn mà khó có thể phát hiện được bằng nội soi.

+ Nuôi cấy dịch mũi và xoang: Việc nuôi cấy thì không cần thiết cho chẩn đoán viêm xoang mạn. Tuy nhiên, khi thất bại điều trị hoặc bệnh trở nên tồi tệ hơn, việc nuôi cấy giúp xác định nguyên nhân, ví dụ như nấm hoặc vi khuẩn.

+ Test dị nguyên: Nếu nghi ngờ tình trạng này do dị ứng, thì có thể thực hiện test dị ứng trên da. Test trên da là an toàn và nhanh chóng và có thể giúp xác định được chất gây nên dị ứng này.

9/ Cách điều trị viêm xoang

Mục tiêu của điều trị viêm xoang mạn là:

Giảm tình trạng viêm xoang

Giữ mũi thông thoáng

Loại bỏ nguyên nhân

Giảm số lần tái phát

Điều trị giảm triệu chứng

Bao gồm:

Rửa mũi bằng nước muối: Bằng dung dịch hoặc khí dung đường mũi, thay đổi sự lưu thông và rửa trôi các chất kích thích và chất dị ứng.

Kháng viêm corticosteroid tại chỗ: Khí dung đường mũi sẽ giúp ngăn chặn và điều trị viêm.

Nếu thuốc xịt không đủ hiệu quả thì có thể điều trị bằng dung dịch nước muối trộn với thuốc nhỏ mũi.

Kháng viêm corticosteroid đường uống hoặc tiêm: Những thuốc này được sử dụng để làm giảm sự viêm nặng ở xoang, đặc biệt nếu có polype mũi.

Kháng sinh: Thỉnh thoảng kháng sinh cần thiết đối với viêm xoang nếu nguyên nhân do vi khuẩn.

Liệu pháp miễn dịch: Nếu chất gây dị ứng góp phần vài viêm xoang, liệu pháp miễn dịch giúp làm giảm giảm phản ứng của cơ thể với chất gây dị ứng để cải thiện bệnh.

Trong trường hợp để kháng với điều trị hoặc thuốc, phẫu thuật nội soi xoang có thể là một lựa chọn. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ có gắn đèn và camera để thông các xoang. Tùy thuộc vào nguyên nhân tắc nghẽn, bác sĩ có thể sự dụng những dụng cụ khác nhau để loại bỏ hoặc nạo đi polype mà gây tắc nghẽn mũi. Mở rộng lỗ xoang bị hẹp cũng là một lựa chọn để tăng sự dẫn lưu.

Lối sống và những biện pháp ở nhà:

+ Có thể giúp giảm các triệu chứng viêm xoang

+ Nghỉ ngơi: Điều này giúp cơ thể chống lại sự viêm và nhanh hồi phục.

+ Uống nước hoặc nước trái cây: Giúp làm loãng chất nhầy tiết ra và tăng sự dẫn lưu. Tránh đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu.

+ Làm ẩm và ấm xoang mũi

+ Rửa mũi hàng ngày

+ Ngủ kê cao đâu: Điều này giúp cho mũi được thông thoáng, giảm tắc nghẽn.

…..