Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xác Định Độ Chặt Bằng Phương Pháp Rót Cát Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tiêu Chuẩn Ngành 22Tcn 346:2006 Về Quy Trình Thí Nghiệm Xác Định Độ Chặt Nền, Móng Đường Bằng Phễu Rót Cát Do Bộ Giao Thông Vận Tải Ban Hành

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH ĐỘ CHẶT NỀN, MÓNG ĐƯỜNG BẰNG PHỄU RÓT CÁT

1.1 Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô của lớp vật liệu (đất, đất gia cố, đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) tại hiện trường bằng phễu rót cát làm cơ sở xác định hệ số đầm chặt K của lớp nền, móng đường.

1.2 Hệ số đầm chặt K được xác định trên cơ sở khối lượng thể tích khô xác định theo quy trình này và khối lượng thể tích khô lớn nhất của mẫu vật liệu cùng loại xác định theo “Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm” 22 TCN 333-06. Trường hợp lớp vật liệu thí nghiệm có chứa hạt quá cỡ, việc xác định hệ số đầm chặt K sẽ được tiến hành theo hướng dẫn trong Phụ lục B của quy trình 22 TCN 333-06.

1.3 Quy trình này chỉ áp dụng cho những loại vật liệu có không quá 50% lượng hạt nằm trên sàng 19,0 mm.

1.4 Quy trình này không áp dụng trong những trường hợp sau đây:

Khi thí nghiệm phát hiện có nước chảy vào hố;

Thành hố đào bị biến dạng hoặc sập trong quá trình đào hố.

1.5 Các thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu trong quy trình này tuân theo các quy định của quy trình 22 TCN 333-06.

2.1. Tại vị trí thí nghiệm, tiến hành đào một cái hố vào lớp vật liệu có đường kính và chiều sâu quy định (Khoản 5.3). Lấy toàn bộ vật liệu ở hố đào, tiến hành xác định khối lượng tự nhiên và độ ẩm của vật liệu.

2.2. Dùng phễu rót cát đổ một lượng cát chuẩn có khối lượng thể tích đã xác định trước vào trong hố đào, tính thể tích của hố đào.

2.3. Từ kết quả khối lượng tự nhiên, độ ẩm của vật liệu và thể tích hố đào, sẽ tính được khối lượng thể tích khô thực tế của lớp vật liệu thí nghiệm.

3 Quy định về dụng cụ thí nghiệm

3.1 Bộ phễu rót cát: gồm có 3 phần là bình chứa cát, thân phễu và đế định vị. Các kích thước của bộ phễu rót cát được mô tả tại Hình 1.

3.1.1 Bình chứa cát: làm bằng nhựa hoặc kim loại, có ren ở miệng để có thể lắp chặt khít với phễu. Bình chứa cát có thể tích tối thiểu là 4,0 lít.

3.1.2 Phễu: làm bằng kim loại. Cuống phễu có ren để lắp với bình chứa cát. Miệng phễu có đường kính 165,1 mm, được chế tạo để có thể lắp khít với thành lỗ của đế định vị. Gần cuống phễu có một cái van để cho cát chảy qua. Khi vặn theo chiều thuận kim đồng hồ cho đến khi dừng, van sẽ được mở hoàn toàn, khi vặn theo chiều ngược lại cho đến khi dừng, van sẽ được đóng kín hoàn toàn. Thành phễu tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 60­­­­­­ o để cát được phân bố đều trong phễu.

3.1.3 Đế định vị: là một tấm kim loại hình tròn (hoặc hình vuông) đáy phẳng, có đường kính (hoặc cạnh bên) 304,8 mm. Đế được khoét một lỗ tròn ở giữa với đường kính 165,1 mm, thành lỗ có gờ để có thể lắp vừa với miệng phễu.

3.2 Cát chuẩn : là loại cát sạch, hạt cứng, khô, tơi; kích cỡ hạt lọt qua sàng 2,36 mm và nằm trên sàng 0,3 mm; hệ số đồng nhất của cát (C u = D 60/D 10) nhỏ hơn 2,0.

3.3 Cân: cần có 2 chiếc cân. Một chiếc cân có khả năng cân được đến 15 kg với độ chính xác ± 1,0 g (để xác định khối lượng của mẫu từ hố đào). Một chiếc có khả năng cân được đến 1500 g với độ chính xác ± 0,01 g (để xác định độ ẩm mẫu).

3.4 Tủ sấy: loại có bộ phận cảm biến nhiệt để có thể tự động duy trì nhiệt độ trong tủ ở mức 110 ± 5 o C dùng để sấy khô mẫu.

3.5 Sàng: loại sàng mắt vuông, bao gồm 4 chiếc có kích cỡ 2,36, 1,18, 0,6 , 0,3 mm để chế bị cát chuẩn và 2 sàng có kích cỡ là 4,75 mm và 19,0 mm để sàng hạt quá cỡ.

3.6 Các loại dụng cụ khác: dao, cuốc nhỏ, đục, xẻng nhỏ, thìa, đinh to, xô có nắp đậy, hộp đựng mẫu độ ẩm, chổi lông,…

4 Công tác hiệu chuẩn trong phòng

4.1 Hiệu chuẩn bộ phễu rót cát: nhằm mục đích xác định khối lượng của cát chuẩn chứa trong phễu và đế định vị. Khi đã biết khối lượng cát này, sẽ xác định được khối lượng cát chuẩn nằm trong hố đào, là cơ sở để xác định thể tích hố đào. Việc hiệu chuẩn bộ phễu rót cát theo hướng dẫn tại Phụ lục A.

4.2 Xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn

4.2.1 Mục đích: để xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn, từ đó có thể tính được thể tích hố đào khi đã biết khối lượng cát chuẩn chứa trong hố đào.

4.2.2 Việc xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn theo hướng dẫn tại Phụ lục B, được tiến hành định kỳ mỗi tháng hoặc khi độ ẩm không khí thay đổi.

4.2.3 Sau mỗi lần xác định khối lượng thể tích của cát, phải tiến hành hiệu chuẩn lại bộ phễu rót cát (Phụ lục A).

5.1 Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát. Lắp bình chứa cát với phễu, khoá van. Cân xác định khối lượng tổng cộng ban đầu của bộ phễu có chứa cát (ký hiệu là A).

5.2 Tại vị trí thí nghiệm, làm phẳng bề mặt để sao cho tấm đế định vị tiếp xúc hoàn toàn với và bề mặt. Lấy đinh ghim đế xuống lớp vật liệu để giữ chặt đế định vị trong khi thí nghiệm.

5.3 Đào một cái hố có đường kính khoảng 15 cm qua lỗ thủng của đế định vị. Chiều sâu của hố đào phải bằng chiều dày lớp vật liệu đã được lu lèn. Hố đào có dạng hơi côn, phần trên lớn hơn phần dưới, đáy hố phẳng hoặc hơi lõm. Cho toàn bộ vật liệu từ hố vào khay và đậy kín.

Ghi chú 1:

Trong quá trình thi công, vật liệu có thể được lu lèn theo nhiều lớp và công tác thí nghiệm phải được tiến hành riêng cho từng lớp. Mỗi thí nghiệm chỉ được đào hố có chiều sâu trong phạm vi của một lớp và kết quả khối lượng thể tích thu được sau thí nghiệm chỉ có giá trị cho lớp đó. Không được đào hố qua nhiều lớp vật liệu đã lu lèn để tính khối lượng thể tích chung cho các lớp chỉ sau một lần thí nghiệm.

5.4 Lau sạch miệng lỗ thủng của đế định vị. úp miệng phễu vào lỗ thủng của đế định vị, xoay phễu đến vị trí điểm đánh dấu trên miệng phễu và trên đế định vị trùng nhau (vị trí đã đánh dấu khi hiệu chuẩn phễu theo hướng dẫn tại Phụ lục A). Mở van hoàn toàn cho cát chảy vào hố đào. Khi cát dừng chảy, đóng van lại, nhấc bộ phễu rót cát ra.

5.5 Cân xác định khối lượng của bộ phễu và cát còn lại (ký hiệu là B).

5.6 Cân xác định khối lượng vật liệu lấy trong hố đào (ký hiệu là M w).

5.7 Lấy mẫu để xác định độ ẩm

5.7.1 Trường hợp vật liệu ở hố đào không chứa hạt quá cỡ (theo quy định tại 22 TCN 333-06): trộn đều vật liệu lấy từ hố đào, sau đó lấy một lượng mẫu đại diện để xác định độ ẩm. Độ ẩm mẫu được xác định theo Mục 6.4.1 (công thức 4).

5.7.2 Trường hợp vật liệu ở hố đào chứa hạt quá cỡ: căn cứ vào quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm (22 TCN 333-06), lấy loại sàng thích hợp tách mẫu ra thành 2 phần (phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ), xác định khối lượng tự nhiên và độ ẩm của từng phần. Độ ẩm mẫu (bao gồm cả phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ) được xác định theo Mục 6.4.2 (công thức 5).

5.7.3 Khối lượng vật liệu cần thiết để xác định độ ẩm: tuỳ thuộc vào cỡ hạt lớn nhất, theo quy định tại Bảng 1.

Ghi chú 2:

Để nước có trong mẫu vật liệu lấy từ hố đào không bị bay hơi nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả xác định độ ẩm của mẫu, toàn bộ các thao tác mô tả tại Khoản 5.7 phải được tiến hành trong bóng râm, hoặc có dụng cụ che nắng, tránh ánh nắng trực tiếp. Việc thí nghiệm phải được tiến hành khẩn trương sao cho khối lượng mẫu tự nhiên được xác định trong vòng 10 phút tính từ lúc bắt đầu lấy mẫu.

Bảng 1. Khối lượng mẫu nhỏ nhất để xác định độ ẩm

5.7.4 Phương pháp xác định độ ẩm: tuỳ thuộc vào loại vật liệu, thí nghiệm độ ẩm được tiến hành theo một trong các tiêu chuẩn sau:

Với đất, đất gia cố: TCVN 4196-95 (Phương pháp xác định độ ẩm của đất).

Với đất cát, cát gia cố: TCVN 341-86 (Phương pháp xác định độ ẩm của cát).

Với đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên: TCVN 1772-87 (Khoản 3.10 – Xác định độ ẩm).

6.1 Thể tích hố đào được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.2 Khối lượng thể tích tự nhiên được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.3 Khối lượng thể tích khô được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.4 Độ ẩm của mẫu

6.4.1 Trường hợp vật liệu trong hố đào không chứa hạt quá cỡ: lấy mẫu xác và định độ ẩm như Mục 5.7.1, độ ẩm của mẫu tính theo công thức sau:

trong đó:

6.4.2 Trường hợp mẫu có chứa hạt quá cỡ: lấy mẫu xác định khối lượng ướt và độ ẩm của phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ như Mục 5.7.2, độ ẩm của mẫu (bao gồm cả hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ) được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.5 Tính hệ số đầm chặt K

6.5.1 Trường hợp vật liệu không chứa hạt quá cỡ, không cần hiệu chỉnh khối lượng thể tích khô lớn nhất:

trong đó:

6.5.2 Trường hợp phải hiệu chỉnh khối lượng thể tích khô lớn nhất thì áp dụng các hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục B của 22 TCN 333-06.

Trong Phụ lục B của Quy trình 22 TCN 333-06, có hai phương pháp hiệu chỉnh. Về nguyên tắc, hai phương pháp này có thể áp dụng tương đương nhau. Phương pháp hiệu chỉnh thứ hai thường được áp dụng. Sau khi tiến hành tính toán và hiệu chỉnh, hệ số đầm chặt K sẽ được tính như sau:

a. Nếu hiệu chỉnh theo Phương pháp thứ nhất:

trong đó:

b. Nếu hiệu chỉnh theo Phương pháp thứ hai:

trong đó:

7.1 Trường hợp vật liệu không có hạt quá cỡ, báo cáo kết quả thí nghiệm xác định độ chặt bằng phễu rót cát bao gồm những thông tin sau (Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 1và 3):

Công trình, vị trí thí nghiệm, loại kết cấu và vật liệu thí nghiệm, chiều dày lớp vật liệu;

Thể tích hố đào, cm 3;

Khối lượng tự nhiên, khối lượng thể tích tự nhiên của vật liệu trong hố đào, g/cm 3;

Độ ẩm của vật liệu trong hố đào, %;

Khối lượng thể tích khô của vật liệu trong hố đào, g/cm 3;

Phương pháp đầm chặt trong phòng; giá trị khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm đầm chặt tốt nhất trong phòng;

Hệ số đầm chặt K của lớp vật liệu, %.

Khối lượng thể tích của cát chuẩn, g/cm 3;

7.2 Trường hợp vật liệu có hạt quá cỡ, báo cáo kết quả thí nghiệm xác định độ chặt bằng phễu rót cát bao gồm những thông tin tại Khoản 7.1 và bổ sung các thông tin sau (Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 2 và 3):

Tỷ lệ hạt quá cỡ, khối lượng thể tích khô lớn nhất đã hiệu chỉnh (theo hướng dẫn tại Phụ lục B và Phụ lục C của quy trình 22 TCN 233-06).

HIỆU CHUẨN BỘ PHỄU RÓT CÁT

A.1 Mục đích: xác định khối lượng của cát chuẩn chứa trong phễu và đế định vị của bộ dụng cụ phễu rót cát dùng trong thí nghiệm xác định độ chặt hiện trường.

A.2 Trình tự tiến hành hiệu chuẩn.

A.2.1 Đổ cát chuẩn vào bình đựng cát, lắp bình đựng cát với phễu.

A.2.2 Xác định khối lượng ban đầu của bộ phễu rót cát có chứa cát (ký hiệu là m 1), g

A.2.3 Đặt tấm đế định vị lên trên một mặt phẳng nằm ngang, sạch và nhẵn. úp miệng phễu vào lỗ thủng của đế định vị. Đánh dấu vị trí tương đối giữa phễu với đế định vị, đồng thời đánh ký hiệu cho bộ phễu và đế đã được lựa chọn. Trong những lần hiệu chuẩn sau, bắt buộc phải sử dụng bộ phễu và đế định vị này cùng nhau.

A.2.4 Mở van hoàn toàn cho cát chảy từ bình chứa cát xuống phễu và đợi cho cát không chảy nữa. Không tác động vào bộ phễu rót cát khi cát đang chảy.

A.2.5 Đóng chặt van lại, nhấc toàn bộ phễu ra khỏi đế định vị. Xác định khối lượng của bộ phễu rót cát và cát còn lại (ký hiệu là m 2).

A.2.6 Xác định khối lượng của cát chứa trong phễu và đế bằng cách lấy giá trị khối lượng của phễu và cát ban đầu trừ đi giá trị khối lượng của phễu và cát sau (m 1 – m 2).

A.2.7 Lặp lại quá trình trên ít nhất là 3 lần. Khác biệt giữa mỗi lần thử so với giá trị trung bình không được vượt quá 1%. Khối lượng của cát trong phễu và đế (ký hiệu là C) sẽ là trung bình của 3 lần thí nghiệm nói trên.

XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH CỦA CÁT CHUẨN

B.1 Mục đích: xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn dùng trong thí nghiệm xác định độ chặt hiện trường.

B.2 Dụng cụ cần thiết.

B.2.1 Thùng đong cát: được chế tạo bằng kim loại, có đường kính 15 cm, thể tích từ 2000 cm 3 đến 3000 cm 3. Có thể sử dụng cối đầm loại D (22 TCN 333-06)để làm thùng đong.

B.2.2 Bộ dụng cụ phễu rót cát: Sử dụng loại phễu như khi làm thí nghiệm.

B.2.3 Cân: theo Khoản 2.3. của quy trình.

B.2.4 Thanh thép gạt cạnh thẳng: làm bằng kim loại dày 3 mm, rộng 5 cm, dài 22 cm.

B.3 Trình tự tiến hành xác định khối lượng thể tích của cát

B.3.1 Cân xác định khối lượng thùng đong cát (ký hiệu là m 4).

B.3.2 Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát, lắp bình chứa cát với phễu. Đặt đế định vị lên trên miệng thùng đong, úp phễu rót cát lên đế định vị.

B.3.3 Mở van hoàn toàn cho cát chảy xuống thùng đong, khi cát ngừng chảy thì đóng van lại.

B.3.4 Đưa bộ phễu rót cát ra ngoài. Dùng thanh thép gạt gạt bỏ phần cát nhô lên khỏi miệng bình đong. Lấy bàn chải quét sạch những hạt cát bám phía ngoài thùng đong. Cân xác định khối lượng của thùng đong có chứa cát (ký hiệu là m 3).

B.4 Tính toán

B.4.1 Khối lượng thể tích của cát chuẩn được tính theo công thức sau:

Trong đó: g = khối lượng thể tích của cát chuẩn, g/cm 3;

.m 3 = khối lượng thùng đong và cát, g;

.m 4 = khối lượng thùng đong, g;

V c = thể tích thùng đong cát, cm 3.

B.4.2 Giá trị khối lượng thể tích của cát dùng cho thí nghiệm sẽ là trung bình của 3 lần thí nghiệm.

Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 1

Số……../2006/LAS-XD

1. Đơn vị yêu cầu2. Công trình3. Hạng mục4. Vật liệu sử dụng

5. Ngày thí nghiệm6. Ký hiệu bộ dụng cụ: A17. Ngày hiệu chuẩn dụng cụ và cát chuẩn:…..

Kết quả thí nghiệm

Ghi chú : thí nghiệm đầm chặt trong phòng tiến hành theo 22 TCN 333-06, phương pháp I-A

Người thí nghiệm(ký tên)

Người kiểm tra(Ký tên)

Phòng LAS-XD …(ký tên, đóng dấu)

Đơn vị thực hiện thí nghiệm(ký tên, đóng dấu)

Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 2

Số……../2006/LAS-XD

1. Đơn vị yêu cầu2. Công trình3. Hạng mục4. Vật liệu sử dụng

5. Ngày thí nghiệm6. Ký hiệu bộ dụng cụ: A17. Ngày hiệu chuẩn dụng cụ và cát chuẩn:…..

Kết quả thí nghiệm

Xác định độ ẩm của mẫu

Hạt quá cỡ

Hạt tiêu chuẩn

Ghi chú : thí nghiệm đầm chặt trong phòng tiến hành theo 22 TCN 333-06, phương pháp I-A

Người thí nghiệm(ký tên)

Người kiểm tra(Ký tên)

Phòng LAS-XD …(ký tên, đóng dấu)

Đơn vị thực hiện thí nghiệm(ký tên, đóng dấu)

Xác Định Vitamin C Bằng Phương Pháp Chuẩn Độ Iốt

Vitamin C (acid ascorbic) là 1 chất chống oxy hóa cần thiết đối với dinh dưỡng của con người. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến bệnh scurvy (scobat) đặc trưng khiến cho xương và răng không bình thường. Rất nhiều trái cây và rau quả chứa vitamin C, nhưng việc chế biến món ăn đã làm mất đi hàm lượng vitamin C, vì vậy, trái cây tươi loại cam quýt và nước uống của chúng là nguồn cung cấp chủ yếu acid ascorbic cho cơ thể.

1 phương pháp xác định hàm lượng vitamin C trong thực phẩm là sử dụng phương pháp khử oxy hóa. Phản ứng khử oxy hóa tốt hơn phương pháp chuẩn độ acid-baz bởi vì cho thêm acid vào nước quả, nhưng một số acid sẽ cản trở sự oxy hóa acid ascorbic bởi iốt.

Iốt tương đối không tan trong nước, nhưng điều này có thể cải thiện bằng cách pha trộn iốt với iođua và hình thành triiođua:

Triiođua oxy hóa vitamin C tạo acid dehydroascorbic:

Chừng nào mà vitamin C còn hiện diện trong dung dịch, thì triiođua được chuyển thành ion iođua rất nhanh chóng.

Tuy nhiên, khi tất cả vitamin C đã bị oxy hóa, thì iốt và triiođua sẽ hiện diện trong dung dịch và phản ứng với tinh bột tạo nên một hỗn hợp màu xanh đen. Màu xanh đen là điểm dừng cho phản ứng chuẩn độ.

Quy trình chuẩn độ này thích hợp trong việc kiểm tra hàm lượng vitamin C trong viên thuốc vitamin C, nước ép quả, và trái cây tươi, đông lạnh hoặc trái cây đóng gói và rau quả. Phương pháp chuẩn độ có thể thực hiện chỉ sử dụng dung dịch iốt và không dùng iodate, nhưng dung dịch iodate ổn định hơn và cho kết quả chính xác hơn.

acid ascorbic

Mục đích của thí nghiệm này là xác định hàm lượng vitamin C trong các mẫu thử, ví dụ nước ép quả.

Dung dịch chỉ thị 1% tinh bột:

1. Cho 0,5 g tinh bột hòa tan vào 50 ml nước cất nóng gần sôi.

2. Hòa tan hoàn toàn và để dung dịch nguội trước khi sử dụng. (không phải lúc nào cũng là dung dịch hồ tinh bộ 1%, dung dịch 0,5% cũng tốt).

1. Hòa tan 5 g KI và 0,268 g KIO 3 trong 200 ml nước cất.

2. Thêm 30 ml acid sunfuric 3 M.

3. Cho dung dịch này vào ống đong 500 ml và pha loãng dung dịch bằng nước cất đến vạch định mức 500 ml.

4. Hòa tan dung dịch hoàn toàn.

5. Cho dung dịch vào becher 600 ml.

Ghi nhãn trên becher là “dung dịch iốt”.

Dung dịch vitamin C chuẩn:

1. Hòa tan 0,250 g vitamin C (acid ascorbic) trong 100 ml nước cất.

2. Dùng nước cất pha loãng thành dung dịch 250 ml bằng bình định mức. Ghi nhãn trên bình là “dung dịch vitamin C chuẩn”.

Tiêu chuẩn hóa các dung dịch:

1. Thêm 25,00 ml dung dịch chuẩn vitamin C vào bình erlen 125 ml.

2. Thêm 10 giọt dung dịch hồ tinh bột 1 %.

3. Rửa sạch buret với một lượng nhỏ dung dịch iốt và sau đó cho dung dịch iốt vào buret. Ghi lại vạch thể tích dung dịch ban đầu trong buret.

4. Chuẩn độ dung dịch cho đến điểm dừng phản ứng, khi bạn thấy dấu hiệu đầu tiên của màu xanh dương bền trong 20 giây khi bạn lắc đều dung dịch.

5. Ghi nhận vạch thể tích dung dịch iốt trên buret. Lượng iốt đã dùng cho chuẩn độ chính là thể tích dung dịch iốt ban đầu trừ đi dung dịch sau chuẩn độ.

6. Làm lại thí nghiệm chuẩn độ ít nhất 2 lần. Các kết quả chấp nhận sai khác 0,1 ml.

Tiến hành chuẩn độ các mẫu thí nghiệm tương tự quá trình chuẩn độ dung dịch vitamin C chuẩn. Nhớ ghi nhận lại thể tích dung dịch iốt ban đầu và sau khi chuẩn độ cho đến khi xuất hiện điểm dừng làm thay đổi màu dung dịch.

Chuẩn độ các mẫu nước ép quả:

1. Cho 25,00 ml nước ép quả vào erlen 125 ml.

2. Chuẩn độ cho đến khi xuất hiện điểm dừng phản ứng. (Cho dung dịch iốt cho đến khi màu xanh xuất hiện bền trong 20 giây)

3. Lặp lại chuẩn độ cho đến khi có 3 kết quả sai số 0,1 ml.

Chuẩn độ nước chanh:

Chanh dễ dùng cho thí nghiệm chuẩn độ vì chứa nhiều vitamin C.

1. Cho 10,00 ml nước chanh vào erlen 125 ml.

2. Chuẩn độ cho đến khi được 3 kết quả dung dịch iốt sai số 0,1 ml.

Viên thuốc vitamin C – hòa tan viên thuốc vào khoảng 100 ml nước cất. Cho thêm nước cất vào để thành dung dịch 200 ml trong 1 ống đong.

Nước ép quả – lọc nước ép quả bằng giấy lọc hay miếng vải thưa để tách bã và hạt, bởi vì chúng có thể làm nghẹt trong các vật dụng thí nghiệm bằng thủy tinh.

Nước ép quả đóng hộp – cũng phải đem lọc.

Trái cây và rau quả – Xay nhỏ 100 g với 50 ml nước cất. Lọc dung dịch. Thấm ướt giấy lọc bằng vài ml nước cất. Thêm nước cất để thu dung dịch 100 ml trong bình định mức.

Chuẩn độ các mẫu này tương tự như mẫu nước quả trên.

Tính toán nồng độ vitamin C:

Các phép tính chuẩn độ:

1. Tính toán thể tích dung dịch iốt dùng cho mỗi mẫu. Tính trung bình các mẫu:

Thể tích trung bình = thể tích tổng cộng / số lần tiến hành thí nghiệm chuẩn độ

2. Xác định thể tích iốt chuẩn độ cho dung dịch vitamin C chuẩn:

Nếu bạn có trung bình 10,00 ml dung dịch iốt phản ứng với 0,250 g vitamin C, thì có thể xác định hàm lượng vitamin C trong mẫu. Ví dụ, nếu có 6,00 ml dung dịch iốt phản ứng với nước quả:

10,00 ml dung dịch iốt / 0,250 g vitamin C = 6,00 ml dung dịch iốt / X ml vitamin C

X = 0,15 g vitamin C hiện diện trong mẫu thử.

3. Ghi nhớ thể tích của mẫu, để có thể làm phép tính khác, như g/l. Ví dụ, đối với 25 ml nước quả:

0,15 g / 25 ml = 0,15 g / 0,025 l = 6,00 g/l vitamin C trong mẫu thử.

Bảng Tính Độ Chặt K, Chính Xác, Hot Nhất 2022

BẢNG TÍNH XÁC ĐỊNH ĐỘ CHẶT K NGOÀI HIỆN TRƯỜNG

( Theo tiêu chuẩn 8730 : 2012 )

(Bảng tính xác định độ chặt K theo tiêu chuẩn 8730 : 2012)

I. LÍ THUYẾT 

1. Định nghĩa

Hệ số nén chặt K hay còn được gọi là hệ số đầm chặt của nền đất. Là tỷ số giữa khối lượng thể tích đơn vị đất khô của đất đắp đạt được khi đầm nén tại hiện trường và khối lượng thể tích đơn vị đất khô lớn nhất mà đất đó có thể đạt được trong điều kiện đầm nén trong phòng thí nghiệm.

2. Công thức

Trong đó:

– K : hệ số đầm chặt của nền đất đang tính toán.

: là khối lượng thể tích đơn vị đất khô lớn nhất của đất đó và nó được xác định được bằng thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn thực hiện trong phòng thí nghiệm tính với đơn vị g/cm3.

3. Phương pháp do xác định hệ số

3.1 Phương pháp sử dụng dao vòng thép

a. Dụng cụ :

Dao vòng bằng thép được dùng để lấy mẫu đất ở hiện trường.

Dụng cụ lấy đất vào dao vòng thép trên.

Cân kĩ thuật để xác định khối lượng.

Các đụng cụ cắt gọt, đào để lấy mẫu đất hiện trường.

Dụng cụ xác định độ ẩm của đất.

b. Cách tiến hành

Đóng dao vòng vào trong nền đất, gạt bằng hai đầu ngang với thành dao vòng loại bỏ phần đất thừa.

Cân mẫu đất để xác định khối lượng đã lấy.

Lấy đất trong dao vòng đem xác định độ ẩm bằng dụng cụ.

c. Tính toán kết quả thí nghiệm sau cùng.

….

II. BẢNG TÍNH XÁC ĐỊNH ĐỘ CHẶT K

Nhập các thông số cho các bảng ta sẽ thu được kết quả chính xác nhất.

Để có thể sử dụng bảng tính các bạn có thể tải ở link sau:

Bảng tính công nghệ cọc nhồi bê tông chính xác mới nhất 2020.

File excel thống kê thép hay, tiện lợi trong xây dựng.

Tính toán dầm chịu xoắn bằng file Excel.

Bảng tính công nghệ cọc nhồi bê tông chính xác mới nhất 2020.

File excel thống kê thép hay, tiện lợi trong xây dựng.

Máy Chiết Rót Định Lượng

– Máy chiết rót định lượng còn tên gọi khác đó là máy chiết rót dung dịch hay máy chiết rót chất lỏng, tức là chiết một thể tích nhất định của sản phẩm lỏng và rót vào trong bình, chai, lọ, thùng chứa…

– Máy chiết rót định lượng được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm,… Việc định lượng bằng máy giúp chúng ta cải thiện điều kiện vệ sinh, đảm bảo luôn đạt năng suất cao và định lượng sản phẩm được chính xác.

– Máy chiết rót dung dịch được sử dụng khi các nhà máy có năng suất cao hoặc vấn vệ sinh được kiểm kê nghiêm ngặt. Tùy theo nguyên liệu chiết rót mà các thiết bị sẽ có sự khác biệt ở các bộ phận làm việc chính và cơ cấu chiết rót. Máy giúp chúng ta chiết rót các dung dịch sệt ra chai nhựa, thủy tinh,… đem lại hiệu quả rõ về thời gian và năng suất

Ưu điểm và nhược điểm của máy chiết rót định lượng.

Máy có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản tiện lợi.

Trang bị tính năng hoàn toàn tự động nên năng suất rất cao và đơn giản sử dụng

Máy được cảm ứng điện tử giúp quá trình chiết rót diễn ra chính xác.

Đa dạng nguyên liệu chiết rót phù hợp hầu hết tất cả dung dịch cần chiết rót trên thị trường

Chất liệu chính là inox 304 có độ bền cao.

Mất khá nhiều thời gian vệ sinh máy.

Máy không thể chiết rót các dung dịch quá đặc hay có lẫn chất rắn trong thành phần

Nguyên lý máy chiết rót định lượng

Có ba nguyên lý máy chiết rót cơ bản: định lượng theo bình định mức, định lượng theo mức và định lượng theo thời gian chảy. Trong đó, định lượng theo bình định mức và định lượng theo mức là hai phương pháp phổ biến nhất đối với sản phẩm lỏng.

Chúng ta có 3 nguyên lý chiết rót như sau:

Cùng lúc đó sẽ diễn ra sự trùng khít của các lỗ trên van trượt và ống lót, chất lỏng trong bình lường nhờ đó mà chảy vào bao bì chứa. Sau khi chất lỏng đã chảy hết thì bình lường được hạ xuống, chất lỏng lại tiếp tục chảy vào đầy bình lường và chu trình sẽ lặp đi lặp lại. Chất lỏng chảy vào bao bì có thể tích bằng với bình lường. Vì vậy, khi cần thay đổi định lượng, chúng ta phải thay đổi bình lường có thể tích thích hợp.

Chu trình làm việc của cơ cấu này là:

Nạp khí vào bao bì, áp suất của khí và chất lỏng đã nạp khí là bằng nhau.

Mở lỗ nạp chất lỏng.

Chất lỏng chảy vào bao bì chứa không có sự chênh lệch áp suất mặt thoáng mà chỉ chảy nhờ chênh lệch cột áp.

Nạp đầy đến mức đã định trước hoặc theo thời gian (thông thường không có thiết bị định lượng).

Đóng lỗ nạp chất lỏng.

TDN-Tín Dân nơi cung cấp máy chiết rót nhập khẩu hàng đầu Việt Nam

Hàng trăm danh nghiệp đã lựa chọn Tín Dân làm nơi cung ứng máy móc cho riêng mình. Vậy chúng tôi có gì đặc biệt?

Chất lượng thiết bị là điều mà Tín Dân rất tự hào. Chúng tôi luôn cung cấp máy dán nhãn, tem chống giả, máy chiết rót và đóng gói tự động tốt nhất, hiện đại nhất được nhập khẩu từ Hàn Quốc cho hàng trăm danh nghiệp lớn nhỏ trong suốt hơn 10 năm qua.

Tại Tín Dân mọi nhân viên và mọi quy trình làm việc đều hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo chất lượng thiết bị tốt hàng đầu Việt Nam, các danh nghiệp.

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và có tâm với nghề. Mọi danh nghiệp khi đến với Tín Dân đều được tư vấn tận tình, cũng như hỗ trợ lắp đặt chu đáo từ bước đầu tiên tới khi bàn giao thiết bị

Luôn cập nhập liên tục thông tin về máy dán nhãn, tem chống giả, máy chiết rót tự động mới nhất trên thị trường trong và ngoài nước.

Tín Dân luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình loại máy phù hợp nhất với quy trình kinh danh của danh nghiệp bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi Hotline: để nâng cao năng suất việc kinh danh của bạn đạt mức hiệu quả nhất ngay hôm nay.