Top 11 # Xem Nhiều Nhất Xây Dựng Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Làm Sao Để Xây Dựng Phương Pháp Học Online Hiệu Quả

Học tập trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến nhất là sau thời gian nghỉ dịch do covid 19. Với nhiều lợi ích và sự tiện lợi thì nó đang dần trở thành thói quen học tập mới. Nhưng không phải ai cũng biết đến phương pháp học tập online hiệu quả nhất. Vậy thì hãy tìm hiểu bài viết của Edubit để có những phương pháp học hiệu quả cho bản thân. 1. Luôn tạo thói quen tự giác và quyết tâm cao độ

Học tập trực tuyến có rất nhiều lợi ích. Với sự linh động trong thời gian và không gian học tập, học sinh được tự do thoải mái khi không có mặt của thầy cô. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm.

Chính sự tự do không theo nội quy nào khiến nhiều học sinh không tập trung và không tự giác và rất dễ ỷ lại vào người khác. Vì thế việc tạo cho mình thói quen tự giác, kỷ luật với bản thân là phương pháp học online hiệu quả mà ai cũng nên rèn luyện.

Hãy luôn đặt cho bản thân phải quyết tâm học bài xong trong hôm nay, để ngày mai sẽ học bài khác sẽ giúp bạn có động lực để học hơn.

– Không để bản thân bị phân tâm: học ở nhà rất dễ bị phân tán bởi nhiều thứ xung quanh bởi mọi người trong gia đình. Hãy chọn cho mình không gian học tập riêng tư, yên tĩnh để có thể tập trung nhất vào việc học.

– Chọn địa điểm học thích hợp: đừng bao giờ học ở trên giường vì nó rất dễ khiến bạn buồn ngủ. Ngồi ra bàn học cá nhân, tạo tư thế thoải mái nhất để học hiệu quả.

– Tắt điện thoại hoặc các thiết bị điện tử không cần thiết: để có thể thực sự tập trung vào việc học mà không bị phân tán, hãy tắt wifi để tránh thông báo đổ về từ các thiết bị di động khiến bạn mất tập trung.

– Tránh những tác nhân từ mạng xã hội trực tuyến. Học online thì việc sử dụng máy tính có kết nối internet là điều đương nhiên, nhưng hãy tắt các tap không phục vụ cho việc học để không làm xao nhãng và tốn thời gian.

3. Xây dựng kế hoạch học tập

Bước tiếp theo trong phương pháp học online hiệu quả là thiết lập kế hoạch học tập. Việc này tưởng đơn giản nhưng lại rất quan trọng để việc học đạt được kết quả tốt.

Bạn cần phải ước lượng thời gian để hoàn thành một khóa học trực tuyến trong bao lâu, dự kiến kiến thúc khi nào và kế hoạch để tránh những rào cản không cần thiết.

Hàng tuần, hãy lên kế hoạch ngay từ thứ hai để có thể nắm được những việc cần làm trong tuần, từ đó phân bổ công việc hợp lý. Hãy ưu tiên những việc gì nên làm trước như làm bài kiểm tra, làm bài nộp cho giáo viên,…

5. Luyện tập và luyện tập

Học đi đôi với hành, chính vì thế hãy vận dụng ngay kiến thức vừa học vào bài tập được giao hay tốt hơn là liên hệ với thực tế. Luyện tập thường xuyên là phương pháp học online hiệu quả giúp bạn làm chủ kiến thức của bản thân.

6. Rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh

Tập thể dục thường xuyên vừa có lợi cho sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể và tăng khả năng tập trung.

Hãy tận dụng những khoảng thời gian trống để tập các động tác nhẹ nhàng, hay đơn giản chỉ là đứng lên ngồi xuống, đi lại giữa giờ học cũng sẽ giúp bạn bớt căng thẳng, mệt mỏi.

Một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần tỉnh táo sẽ giúp bạn tập trung hơn và tăng đáng kể hiệu suất học tập.

Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả

Trong xã hội ngày nay, sự học ngày càng được coi trọng. Chúng ta học kiến thức chuyên môn. Chúng ta học kỹ năng 4.0. Chúng ta còn học để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”. Có rất nhiều thứ cần để học. Vậy làm sao để học hiệu quả?

Không có bất kì một cách tiếp cận học tập nào có thể phù hợp hết tất cả mọi người. Mỗi người chúng ta đều có những khả năng khác nhau, vì vậy phương pháp học tập nên được thiết kế riêng biệt cho từng cá nhân để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết này sẽ giúp các bạn thiết kế phương pháp học phù hợp cho riêng mình.

1. Sắp xếp công việc hợp lý

Quyển sổ ghi những bài tập, công việc cần làm không bao giờ là thừa thãi. Nó sẽ là người nhắc nhở giúp bạn đảm bảo rằng không có bất kỳ một việc quan trọng nào bị lãng quên. Bạn hãy viết ra giấy và phân loại, sắp xếp công việc dựa vào thời gian dành cho nó.

Việc viết ra giấy bạn có thể giảm tải cho não rất nhiều. Bạn có thể đánh số từng công việc theo thứ tự thực hiện công việc. Hoặc bạn cũng có thể chia công việc theo độ lớn và thời gian giải quyết công việc từ ít tới nhiều, từ nhỏ tới lớn. Và nên nhớ, hãy đặt deadline cho mỗi công việc trên và thực hiện đúng theo kế hoạch mà bạn đặt ra.

2. Luôn tập trung trong lớp học

Điều quan trọng là phải tập trung khi nghe giáo viên nói. Thực hành lắng nghe tích cực bằng cách tập trung vào những gì được nói và ghi vào vở bằng lời của bạn. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn nghe (và hiểu) những gì đang được dạy trong lớp.

Điều này rất quan trọng nhất là đối với các lớp học online. Việc không thể tương tác ngoài đời thật là một rào cản. Vậy nên bạn cần dồn 100% công lực vào lắng nghe những điều thầy cô giảng giải.

3. Chủ động tránh những sự phiền nhiễu

Sự phiền nhiễu ở khắp mọi nơi, từ điện thoại di động, phương tiện truyền thông xã hội đến bạn bè. Hãy nhận biết những gì làm bạn mất tập trung trong lớp và biết cách tránh xa những phiền nhiễu này.

Tránh ngồi cạnh bạn bè nếu bạn biết họ sẽ làm bạn mất tập trung. Tắt điện thoại di động của bạn cũng sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang chú ý đến giáo viên của mình. Đó là những thứ gây phiền toái nhất, nguy hiểm nhất. Chúng giết chết sự tập trung của các bạn. Có những người làm việc 8 tiếng – 10 tiếng đồng hồ trong 1 ngày nhưng vẫn cảm thấy không đủ thời gian. Chính là vì họ bị chi phối quá nhiều bởi chat facebook, nghe nhạc,…

4. Ghi chú cẩn thận và đầy đủ

Viết ghi chú rõ ràng và đầy đủ trong lớp sẽ giúp bạn xử lý và phân loại thông tin bạn đang học. Những dòng ghi chú này sẽ là tài liệu cho bạn xem lại vài phút trước giờ kiểm tra. Bạn nên nói chuyện với giáo viên hoặc bạn bè nếu bạn đã bỏ lỡ một lớp học hay chưa nghe rõ để đảm bảo ghi chú của bạn được hoàn thiện nhất có thể. Não bộ chỉ có thể vận hành tốt trong 45 phút đầu tiên. Vậy nếu bạn không ghi chép cẩn thận, bạn sẽ không có cơ hội để ôn tập lại lần nữa.

Ngoài ra, trong những lớp học online khi mà không ai theo dõi hay kiểm soát được thông tin bạn tiếp nhận thì bạn phải là người chủ động lưu giữa và kết nối mình với những thông tin thầy cô truyền tải đó. Có vậy, việc học mới hiệu quả được.

5. Đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu

Hãy giơ tay và đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu điều gì đó. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi hỏi trước mặt mọi người. Hãy đặt một lời nhắc trên điện thoại để nói chuyện với giáo viên sau giờ học. Đây là điều rất cần thiết. Bởi đặt câu hỏi cho giáo viên đồng nghĩa với việc não bộ của bạn sẽ có cơ hội rà soát lại một lần và phát hiện lỗ hổng kiến thức. Và bạn đang thực hiện quá trình học hai chiều. Việc lấp đầy lỗ hổng đó ngay lập tức sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan vào hệ thống kiến thức và lưu trữ nó lâu hơn việc tiếp nhận một chiều.

6. Lập chiến lược học tập

7. Xem lại những ghi chú trong lớp mỗi buổi chiều

Sau giờ học, việc xem lại và mở rộng các ghi chú trong lớp là điều tất yếu. Xem lại các ghi chú giúp bạn chuyển các tài liệu học được từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn. Điều này sẽ rất giúp ích cho lần tới khi bạn có một bài kiểm tra lớn. Hoặc chỉ đơn thuần là giúp bạn lưu giữ lâu hơn các kiến thức đã học. Hãy cố gắng biến nó thành thói quen của mình. Đừng để sự trì hoãn làm bạn thiếu chủ động trong tiếp nhận kiến thức.

8. Nói chuyện với giáo viên

Giáo viên luôn sẵn sàng để giúp bạn phát triển bản thân. Hãy thoải mái nói chuyện với giáo viên và yêu cầu hiểu rõ hơn về bài học. Chủ động yêu cầu được giúp đỡ với giáo viên là một việc khôn ngoan. Họ sẽ hiểu bạn là cô/cậu học trò như thế nào? Cách tiếp thu nhanh hay chậm? Tư duy cố định hay cầu tiến? Từ đó họ sẽ có những cách giúp bạn tiếp cận kiến thức và hòa nhập vào cuộc sống học đường tốt hơn.

9. Học tập trong thời gian ngắn

Cứ sau 30 phút học, hãy nghỉ khoảng 10-15 phút để nạp lại năng lượng. Các buổi học ngắn sẽ có hiệu quả hơn và giúp bạn tận dụng tối đa thời gian học. Như đã nói ở trên, não bộ chỉ có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả trong 45 phút đầu tiên. Vậy nên việc kết hợp hợp lý giữa nghỉ và học sẽ giúp cân bằng hoạt động của não bộ, giúp nó hoạt động tốt hơn.

10. Tham gia nhóm học tập

Khi học cùng nhau, bạn sẽ học nhanh hơn. Ví dụ như một số phần quyển sách có thể gây khó hiểu cho bạn, nhưng đối với thành viên khác thì không. Trong một nhóm học, thay vì phải dành thời gian quý báu để giải quyết khó khăn, thì bạn có thể học nhanh chóng bằng việc đặt câu hỏi với các thành viên còn lại. Hơn nữa, bạn có thể giúp các thành viên còn lại khi họ không hiểu vấn đề gì đó mà đó là vấn đề mà bạn biết. Hãy cố gắng tạo nên các cuộc tranh luận trong nhóm vì đó là cách nhanh nhất và tốt nhất để chúng ta bóc tách vấn đề và làm nó sáng tỏ hơn.

Phương Pháp Học Tập Có Hiệu Quả

Phương pháp học tập có hiệu quả

Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư… nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ “Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì” để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán… Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ – 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.

Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt “cuộc càn quét” lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý… mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

(Theo Hoa Học Trò)

Làm Cách Nào Để Xây Dựng Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả Khi Du Học ?

Theo kinh nghiệm được nhiều du học sinh chia sẻ thì thời gian tự học hợp lý nhất là khoảng 20 giờ mỗi tuần, còn lại là để dành cho những hoạt động xã hội, giải trí, làm thêm hoặc trau dồi những kiến thức khác. 20 giờ/tuần nghe thì có vẻ nhiều, nhưng nếu sinh viên không sắp xếp hợp lý thì khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Nếu bạn đang tham gia học tập tại môi trường giáo dục nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm giữ chiếc vé đến với sự nghiệp tương lai rực rỡ thì nên áp dụng phương pháp sau để có thể chinh phục những mục tiêu đã đề ra:

Nên học tập thông minh chứ không đơn thuần là chăm chỉ

“Cần cù bù thông minh” là câu tục ngữ vô cùng quen thuộc nói lên tầm quan trọng của sự chăm chỉ, nhưng liệu có phải chỉ “cần cù” là đủ? Không thiếu những du học sinh cần mẫn học tập nhưng kết quả đạt được không hề xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là khi tham gia học tập tại nước ngoài, các em không phải chỉ “học” lý thuyết trong sách là đủ mà còn phải thực tập, tham gia những hoạt động để rèn luyện những kĩ năng mềm cần thiết cho công việc tương lai. Vì vậy, hãy nên chuẩn bị cho mình phương pháp học tập hiệu quả khi du học, chứ không đơn thuần trông chờ vào sự chăm chỉ.

Thời gian học tập hiệu quả nhất là khoảng từ 2 đến 2 tiếng rưỡi mỗi ngày, khoảng 45 phút thì giải lao một lần để não bộ nghỉ ngơi. Lúc này, sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú hơn và tiếp thu tốt hơn rất nhiều so với việc học liên tục mấy tiếng đồng hồ. Đừng ỷ y vào sức trẻ mà không chú ý đến thời gian học, các em nên hạn chế thức khuya, nếu có thể hãy học vào trước 10g tối. Bên cạnh đó, sinh viên cũng nên cố gắng “giải quyết” bài tập của từng ngày để có thể đầu tư tốt hơn cho nội dung đặc biệt là các bài luận chuyên ngành. Việc học không phải chỉ diễn ra khi ngồi vào bàn, vì vậy, hãy sắp xếp thời gian hợp lý để có thể trau dồi thêm những kiến thức, kĩ năng khác. Khi đi du học, các em đã sở hữu được cơ hội nâng tầm trình độ chuyên môn và tầm vóc sự nghiệp tương lai, vì vậy nên tận dụng tốt thời gian để học tập hiệu quả!

Lên kế hoạch chi tiết cho mỗi ngày

Mỗi ngày, sinh viên nên có một danh sách của những việc cần phải làm. Ưu tiên nhất cho việc học và phân bổ thời gian một cách thích hợp để có thể học tập tốt nhất có thể. Việc lập kế hoạch sẽ giúp các em biết được cần phải chú tâm giải quyết việc nào trước, không bị rối rắm và rơi vào tình trạng căng thẳng quá độ. Cuối tuần, hãy thư giãn và tự thưởng cho bản thân bằng một vài hoạt động lý thú để có thư giãn, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi chinh phục những mục tiêu tiếp theo.

Kiểm soát mọi thứ

Bạn nên có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tự học. Bắt đầu bằng việc thiết lập sự yên tĩnh cần thiết, tất cả những đầu sách, tài liệu bạn cần học hay tham khảo nên sẵn sàng trên bàn. Sau đó hãy tập trung tuyệt đối, tắt hết những thông báo trên điện thoại (không cần phải tắt máy để đề phòng trường hợp khẩn cấp). Thực tế đã chứng minh, các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính bảng…là tác nhân số 1 gây phân tâm trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, đừng để điện thoại ở chế độ bật thông báo để tránh gây sự xao lãng, hãy nhớ rằng một giờ học tập trung sẽ hiệu quả hơn 3 giờ vừa học vừa làm những việc khác. Các em nên kiểm tra email hay các thông báo trên smartphone tách riêng khỏi thời gian học.

Khi gặp khó khăn thì đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ

Tự lập là tốt, nhưng điều này không có nghĩa là sinh viên phải đơn độc đối mặt mọi thứ hoặc gồng mình làm những điều quá sức với bản thân. Các em cần phải hiểu khả năng của mình tới đâu để có thể gây dựng mạng lưới mối quan hệ xung quanh chứ đừng cứ mãi “tự kỉ” trong thế giới riêng. Khi bắt đầu nhận thấy có mọi thứ có xu hướng vượt khỏi tầm kiểm soát thì hãy tìm kiếm lời khuyên đúng đắn từ gia đình, bạn bè, anh chị du học sinh đi trước hoặc các cố vấn trong trường. Đừng quá tự tin để khiến bản thân phải đuối sức trên chặng đường đua khốc liệt. Điều thiếu nhất của những người trẻ chính là kinh ngiệm, vì vậy lời khuyên từ những người có kinh nghiệm sẽ giúp các em rất nhiều.

Nguồn: studylink

Để biết thêm những kinh nghiệm du học bổ ích khác, vui lòng Đăng kí TẠI ĐÂY !