Sỏi thận là sự kết tủa một số khoáng chất trong nước tiểu. Phổ biến nhất là sỏi canxi chiếm 80%, một số loại khác được tạo ra chủ yếu là axit uric, struvit, hoặc cystine. Các xét nghiệm có thể xác định được loại sỏi bạn có, nhờ đó bạn có thể thực hiện các bước để ngăn chặn những cái mới hình thành trong tương lai.
Nguyên nhân gây sỏi thận
Sỏi thận có thể hình thành khi có thay đổi trong sự cân bằng bình thường của nước, muối, và khoáng chất trong nước tiểu. Yếu tố thay đổi khác nhau dẫn đến các loại sỏi thận khác nhau. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra điều này, từ điều kiện sức khỏe cho đến những gì bạn ăn và uống.
Các yếu tố nguy cơ gây sỏi thận bạn có thể kiểm soát
Uống ít nước là nguyên nhân phổ biến nhất của sỏi thận.
Chế độ ăn uống ăn nhiều chất đạm, natri và các loại thực phẩm giàu oxalat, chẳng hạn như socola hoặc rau xanh đậm, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tăng cân và dùng một số loại thuốc nhất định.
Một số yếu tố nguy cơ sỏi thận bạn không thể kiểm soát
Bạn có nguy cơ mắc bệnh sỏi sỏi thận cao nếu bạn có tiền sử gia đình về bệnh này.
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh sỏi mật đang gia tăng.
Một số bệnh như huyết áp, gút, nhiễm trùng đường tiết niệu làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Yếu tố vị trí địa lý: các khu vực có môi trường sa mạc hoặc khí hậu nóng. Kết hợp với xu hướng ít uống nước có thể dẫn đến hiện tượng hàm lượng khoáng chất trong nước tiểu tăng cao và kết lại với nhau tạo sỏi.
Dấu hiệu sỏi thận
Sỏi thận hiếm khi được nhận biết trước khi chúng gây ra cơn đau. Cơn đau thường đủ nghiêm trọng để đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu, nơi có nhiều xét nghiệm có thể phát hiện ra sỏi. Chúng có thể bao gồm chụp CT, X- quang, siêu âm và phân tích mẫu nước tiểu. Xét nghiệm máu có thể giúp tìm kiếm các khoáng chất đã hình thành sỏi thận. Các dấu hiệu bệnh sỏi thận thường gặp:
Đau bụng dữ dội ở lưng, bụng hoặc háng: Cơn đau bắt đầu từ các điểm niệu quản sau đó lan dọc theo đường niệu quản xuống phía gò mu sau đó lan ra hông, lưng. Trường hợp sỏi kích thước vừa hoặc lớn xuất hiện ở bể thận có thể gây ra những cơn đau âm ỉ.
Đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, bí tiểu hoặc đau khi tiểu.
Máu, mủ trong nước tuổi: Xuất hiện khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nhân có thể đi tiểu ra sỏi. Khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản có thể gây đau kèm theo tiểu ra máu.
Buồn nôn và ói mửa: Thường xuất hiện kèm theo các cơn đau.
Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường trên thì bạn nên đi khám bệnh ngay lập tức. Một số trường hợp chỉ có triệu chứng đau bụng nó vẫn rất nguy hiểm nếu như nó là biểu hiện của các bệnh nguy cấp như viêm ruột thừa, thai ngoài tử cung. Đi tiểu đau cũng là một triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chữa sỏi thận như thế nào
Sỏi thận là bệnh mãn tính và có tỷ lệ tái phát rất cao dù cho đã phẫu thuật lấy sỏi. Chính vì vậy người bệnh càng cần phải cân nhắc cách điều trị nào để vừa đạt hiệu quả cao nhất, ít ảnh hưởng sức khỏe và quan trọng nhất là ngăn ngừa sỏi tái phát.
Trường hợp sỏi nhỏ chưa gây nguy hại có thể áp dụng các phương pháp điều trị không cần đến phẫu thuật như uống thuốc nam điều trị sỏi thận, hình thành các chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước. Viên sỏi thận càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng nó sẽ tự đi qua được. Nếu nó nhỏ hơn 5mm, có 90% cơ hội nó sẽ vượt qua mà không cần sự can thiệp thêm. Nếu nó trong khoảng 5-10mm thì tỷ lệ còn 50%.
Thuốc nam trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan
Thuốc nam chữa sỏi mật là bài thuốc gia truyền được người Mường được bác sĩ Vũ Công Phú kế thừa, hoàn chỉnh và chia sẻ để giúp bệnh nhân mắc bệnh sỏi. Thuốc dùng cho các trường hợp bị sỏi thận sỏi mật sỏi gan và các trường hợp đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.
Cách ngăn ngừa sỏi thận tái phát
Phụ thuốc vào loại sỏi và tình trạng sỏi, bác sĩ của bạn có thể đề nghị cắt giảm tiêu thụ những thành phần phù hợp. Ví dụ nếu bạn từng bị sỏi canxi, bạn nên giảm muối và natri, khiến cơ thể phân phối nhiều canxi hơn vào nước tiểu. Bạn có thể được khuyên nên tránh các loại thực phẩm giàu oxalate, bao gồm sô cô la, cà phê hòa tan, trà, đậu, quả mọng, rau lá xanh đậm, cam, đậu phụ và khoai lang. Cách tốt nhất để tránh sỏi thận là uống đủ nước.