Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xem Dấu Hiệu Của Ung Thư Phổi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

5 Dấu Hiệu Sớm Của Ung Thư Phổi

1. Ho dai dẵng.

Đây là triệu chứng có khả năng xuất hiện sớm nhất. Tiến sĩ McKee giải thích “Đôi khi ở ngoại vi (của phổi) một khối u có thể tiếp tục phát triển đến kích thước tương đối lớn trước khi chúng ta phát hiện được bởi nó không gây ra nhiều triệu chứng. Nhưng nếu một khối u đang đẩy vào một trong các phế quản, các đường dẫn khí chính đi đến phổi, nó có thể sẽ kích hoạt các thụ thể ho. Nó có thể gây ra ho ngay cả khi khối u tương đối nhỏ”.

2. Khó thở.

Một trong những triệu chứng của ung thư phổi là cảm giác khó thở. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thuật ngữ chuyên ngành cho triệu chứng này là “dyspnea”, và mặc dù chỉ đáng chú ý trong các giai đoạn sau của bệnh, triệu chứng này có thể xuất hiện nếu bạn có một khối u mà cản trở đường thở của bạn.

Bất kỳ khó thở không giải thích được nên được điều tra bởi bác sĩ.

3. Ho ra máu.

4. Đau ngực.

Bởi vì đau ngực có thể là một dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng, đến gặp bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ khó chịu nào về cơn đau, đặc biệt là khi cơn đau ngực dai dẳng hoặc nghiêm trọng. Và nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào khác cho cơn đau tim, chẳng hạn như áp lực đè nặng ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì đủ điều kiện cấp cứu y tế và có nghĩa là bạn nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Khàn giọng hoặc khò khè.

Bạn nên lắng nghe cơ thể của mình mỗi ngày và phải thật thận trọng khi có bất kì bất ổn nào trong cơ thể. Gặp bác sĩ khi cảm nhận được các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác. Mặc dù không phải tất cả mọi người bị ung thư phổi đều phát triển các triệu chứng này từ sớm, nhưng đây là những triệu chứng có khả năng xuất hiện nhiều nhất trước khi bệnh lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn. Tầm soát ung thư phổi định kỳ cũng là một cách bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình. “Ho mãn tính, khò khè hoặc cảm thấy khó thở cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược axit, hen suyễn hoặc tác dụng phụ của thuốc”, bác sĩ McKee nói. Và bất kỳ cảm giác không giải thích được của việc khó thở đều đáng được chăm sóc y tế. Đây là tất cả những gì bạn muốn bác sĩ cân nhắc. Ngay cả khi nó không phải là trường hợp xấu nhất, bạn sẽ rất vui vì mình đã được điều trị và cuối cùng đã đá cơn ho đó sang một bên.

Tổng Hợp 11 Dấu Hiệu Ung Thư Phổi Không Thể Xem Thường

1. Thở nặng nhọc

Dấu hiệu ung thư phổi đầu tiên mà bạn có thể gặp đó là khó thở hoặc thở khò khè. Mặc dù đây không phải là một biểu hiện thể hiện tính nghiêm trọng nhưng nếu bạn cảm thấy mình đột nhiên bị khó thở sau khi chạy bộ, đi lại hoặc chạy lên xuống cầu thang (mà trước đây thì không) thì bạn nên cẩn thận.

Hãy nhanh chóng tới gặp các bác sĩ chuyên khoa bởi đây có thể là dấu hiệu của sự phát triển khối u ở phổi, chúng gây ra sự cản trở hô hấp khiến bạn gặp tình trạng khó thở, thở nặng nhọc và khò khè.

2. Ho nhiều là dấu hiệu ung thư phổi phổ biến

Ho dai dẳng, ho mãi không khỏi, đôi khi dẫn đến khàn giọng, mất tiếng kéo dài lên tới vài tuần thì bạn có thể xem xét nguyên nhân từ vấn đề trong phổi.

Một số bệnh lý có thể gây ra hiện tượng này là viêm phổi, nhiễm trùng phổi, một số người chủ quan có thể cho rằng ho nhiều do cảm lạnh hay dị ứng gây ra mà không đi kiểm tra. Điều này làm tình trạng viêm ở phổi ngày càng nặng hơn và có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi nếu như không được can thiệp y tế kịp thời.

3. Sụt cân bất thường

Trong mọi trường hợp giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân gây nên (ví dụ như cắt giảm lượng calo trong chế độ ăn uống hay tập luyện thể dục)… thì bệnh tật là lý do mà bạn cần lưu ý tới, trong đó có cả ung thư.

Nếu kèm theo tình trạng sụt cân bất thường là biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng thì càng có thể kết luận rằng có khối u bất thường phát triển trong cơ thể bạn. Và cũng không ngoại trừ đây là dấu hiệu ung thư phổi. Khối u ở phổi tăng kích thước đột ngột khiến sự trao đổi chất của cơ thể bị ngăn cản gây ra tình trạng nói trên.

4. Đau tức ngực

Một dấu hiệu ung thư phổi điển hình thường gặp nhất là đau ngực, đôi khi là những cơn đau sâu tận phổi mỗi khi phải nhấc một vật gì đó hoặc khi bạn ho hay cười. Bên cạnh đó là biểu hiện đau dai dẳng trong ngực mãi không hết sau một khoảng thời gian dài bạn cũng cần phải lưu ý.

5. Đau tay và các ngón tay

Với hiện tượng này bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để xác định tình trạng bệnh lý mình gặp phải là gì.

6. Ho ra đờm có lẫn máu

Những cơn ho kéo dài cơ đờm lẫn máu chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt – bao gồm cả lượng máu ít hay nhiều, máu màu đỏ hay máu màu hồng. Đây có thể là dấu hiệu ung thư phổi mà bạn cần nhận biết sớm.

Nếu không phải ung thư phổi thì cũng là một bệnh lý nào khác cũng nghiêm trọng không kém.

7. Viêm phế quản và viêm phổi thường xuyên

Vấn đề này không phải là một tình trạng hiếm gặp đối với người bị mắc ung thư phổi. Nếu như xuất hiện một khối u ở đường không khí sẽ xảy ra việc tắc nghẽn và dẫn tới những bệnh lý về nhiễm trùng.

Nếu như viêm phế quản và viêm phổi xảy ra thường xuyên (không loại trừ do hút thuốc thường xuyên) thì đây có thể được xem như là một dấu hiệu ung thư phổi. Tốt nhất là bạn cũng nên đi khám để có chẩn đoán chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa.

8. Thường xuyên bị nhiễm trùng

Bệnh ung thư phổi có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng và làm ảnh hưởng tới việc hô hấp cũng như dẫn tới nhiều bệnh lý khác như viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính hay viêm phổi.

Nếu như bạn bị chẩn đoán bị nhiễm trùng phổi mãn tính thì hãy xem xét tới việc chụp x-quang phổi để xem mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.

9. Đau xương

Một dấu hiệu ung thư phổi tiếp theo là tình trạng đau xương và cả các cơ. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy vùng hông bị đau, kế đến la vùng vai, cánh tay và chân. Việc đau nhức xương cũng có thể là dấu hiệu của tế bào ung thư đã di căn xa tới xương mà không phải là thiếu vitamin D như nhiều người vẫn nghĩ.

Một lý giải đó là tế bào ung thư phổi bám vào dây thần kinh là cho vai, ngực, lưng, một cánh tay,… bị đau và còn có thể xảy ra trước cả những cơn ho và khó thở. Nếu như những cơn đau này không phải đến từ chấn thương thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo thống kê có tới 50% các ca ung thư phổi bị đau xương tại thời điểm chẩn đoán – và cơn đau tăng lên khi bạn ho hoặc thở.

10. Mức canxi trong máu cao

Tế bào ung thư phổi có thể là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể khiến máu bị dư thừa canxi. Kèm theo đó có thể là triệu chứng buồn nôn, táo bón, tiểu liên tục, chóng mặt, khát nước,…

11. Bất thường ở các mô vú

Biểu hiện bất thường ở các mô vú không chỉ là biểu hiện của ung thư vú mà còn là dấu hiệu ung thư phổi – đặc biệt hay gặp ở nam giới. Nguyên nhân là do vùng ngực bị to lên bất thường do tế bào ung thư kích thích sự tiết ra của nội tiết tố.

Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Bệnh Ung Thư Phổi

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay. Từ những khối u ác tính xuất hiện trong các tế bào của ống dẫn khí sẽ dần dần tràn ra ngoài phổi và đi đến các mô hoặc bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, khối u này sẽ di căn và không thể cứu chữa được nữa. Do vậy, ngay từ bây giờ, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi để chủ động đi kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh từ sớm.

Thở nặng nhọc

Tình trạng thở khò khè, mệt mỏi… có thể chỉ là một triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên cảm thấy khó thở khi bước lên cầu thang mà ngày trước không hề gặp phải tình trạng này thì nên chủ động đi khám ngay để nhận được những lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của mình. Triệu chứng này có thể đang cảnh báo một khối u xuất hiện trong phổi nên gây cản trở quá trình hô hấp của bạn.

Thay đổi bất thường ở mô ngực

Thường nam giới sẽ gặp phải những sự thay đổi bất thường ở mô ngực nhiều hơn nữ giới. Biểu hiện rõ rệt nhất là vùng ngực đột nhiên to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích tới nội tiết tố. Dù vậy, nữ giới cũng đừng quá chủ quan vì ngoài ung thư phổi thì đây cũng có thể là một dấu hiệu của các bệnh ung thư khác.

Ho dai dẳng

Tình trạng ho nếu cứ kéo dài suốt nhiều tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì nguyên nhân có thể là do phổi của bạn đang gặp vấn đề. Bên cạnh đó, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phổi, hoặc nhiễm trùng phổi… Nhiều người do chủ quan lại nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra. Nếu như tình trạng viêm phổi nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ dễ biến chứng thành ung thư phổi về sau.

Đờm có lẫn máu

Triệu chứng ho dai dẳng thì tình trạng đờm có lẫn máu bên trong cũng là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nghiêm trọng. Do vậy, bạn nên chủ động đi khám ngay khi thấy mình gặp phải dấu hiệu này, kể cả lượng máu lẫn trong đờm rất ít hoặc nhạt màu. Mặt khác, đây không chỉ là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi mà còn là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Giảm cân đột ngột

Nếu không theo bất kỳ một chế độ ăn kiêng hay kế hoạch giảm cân nào mà gặp phải hiện tượng cân nặng giảm xuống đột ngột thì nhiều khả năng là do bệnh ung thư gây ra. Bên cạnh đó, khẩu vị của bạn có phần thay đổi và không còn cảm thấy ngon miệng nữa cũng là một biểu hiện cảnh báo trong cơ thể bạn đang có khối u (có thể là khối u phổi). Dần dần, khối u này sẽ tăng lên đột ngột do sự trao đổi chất trong cơ thể gặp vấn đề, từ đó dẫn đến tình trạng cân nặng giảm xuống đột ngột.

Dấu Hiệu Của Ung Thư Phổi Và Cách Điều Trị

Các triệu chứng ung thư phổi phổ biến thường là: ho dai dẳng, liên tục cảm thấy hụt hơi, khó thở, đau tức ngực, giảm cân không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng vàng da cũng là một dấu hiệu của ung thư phổi khi đã di căn.

1. Dấu hiệu của ung thư phổi

1.1. Sự bất thường trên da

Trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Nếu không thăm khám chuyên sâu bằng tầm soát ung thư phổi thì rất khó phát hiện sớm. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có nhiều dấu hiệu rõ rệt. Trong đó, bao gồm cả vàng da, vàng mắt. Lý do là bởi gan, mật là cơ quan mà ung thư phổi thường di căn đến sớm nhất. Khi khối u phổi di căn đủ lớn để ngăn chặn các ống dẫn mật, nó có thể dẫn đến tình trạng vàng da, vàng mắt. Bên cạnh đó, khi các ống mật mang mật – một chất lỏng được tiết ra bởi gan để giúp tiêu hóa chất béo – từ gan đến ruột non, nếu bị khối u cản trở, cũng có thể gây tình trạng ngứa da trầm trọng.

Cá biệt có một số bệnh nhân có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ung thư phổi đã lan sang gan.

Lưu ý rằng: Vàng da, ngứa da cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý khác không phải ung thư phổi. Điều quan trọng là khi gặp các dấu hiệu bất thường, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

1.2. Các dấu hiệu khác cảnh báo ung thư phổi

Theo thống kê, vào thời điểm chẩn đoán, có đến gần 40% bệnh nhân ung thư phổi đã di căn đến một cơ quan xa của cơ thể với các triệu chứng phổ biến là:

Đau dưới xương sườn hoặc bụng phía bên phải của cơ thể

Chán ăn và buồn nôn.

Đau xương, đau đầu hoặc tê ở cánh tay: ung thư phổi di căn xương

Đau đầu, suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn: ung thư phổi di căn não

Đau ngực liên tục

Ho ra máu

Giọng nói khàn khàn

Nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi

Mệt mỏi mọi lúc

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Ung thư phổi thường gặp ở độ tuổi từ 40; đặc biệt là người hút thuốc (hút thuốc chiếm khoảng 80% tổng số ca ung thư phổi); thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, sinh hoạt trong môi trường không khí ô nhiễm, có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.

2. Cách điều trị bệnh ung thư phổi

Trong điều trị ung thư phổi, giai đoạn bệnh là yếu tố tiên quyết giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra sức khỏe người bệnh cũng rất quan trọng, ảnh hưởng tới quyết định điều trị này.

Nói chung, ở giai đoạn đầu các phương pháp điều trị có thể giúp chữa bệnh ung thư phổi. Đối với các giai đoạn muộn, mặc dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng có thể giúp kiểm soát bệnh, giảm nhẹ triệu chứng và giúp bệnh nhân ung thư phổi sống lâu hơn.

2.1. Phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư phổi bao gồm: loại bỏ toàn bộ 1 phổi, cắt bỏ phân đoạn và cắt bỏ 1 thùy phổi.

Đây là phương pháp thường được áp dụng cho giai đoạn đầu, khi khối u còn nhỏ và chưa lây lan ra ngoài phổi. Có 3 phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư phổi, bao gồm:

– Cắt bỏ phân đoạn: Chỉ loại bỏ một phần nhỏ có chứa khối u

– Cắt thuỳ phổi: Loại bỏ toàn bộ 1 thùy phổi

– Cắt bỏ toàn bộ 1 phổi

Tác dụng phụ thường gặp của phẫu thuật là nhiễm trùng, chảy máu, và khó thở, tùy thuộc vào chức năng của phổi trước khi phẫu thuật và số lượng mô phổi ra. Tuy nhiên, cá bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở để sớm phục hồi.

2.2. Hóa trị

Hóa trị là một biện pháp điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phân chia. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc đi vào cơ thể qua đường uống.

Hóa trị thường được sử dụng sau khi phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Nó cũng có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn. Đối với những trường hợp ung thư phổi giai đoạn muộn, hóa trị thường là phương pháp điều trị ung thư phổi chính, giúp giảm đau và giảm các triệu chứng.

Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị là rụng tóc, buồn nôn…

2.3. Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong điều trị ung thư phổi, người bệnh có thể được xạ trị bên ngoài, hoặc xạ trị bên trong.

Xạ trị có thể sử dụng sau phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại, hoặc trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Ngoài ra, xạ trị có thể sử dụng 1 mình để giảm đau và giảm triệu chứng. Tác dụng phụ có thể bao gồm mẩn đỏ, kích ứng da và mệt mỏi.

2.4. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Điều trị nhắm mục tiêu hướng chính xác đến khối u và tiêu diệt, do đó sẽ ít ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

Điều trị nhắm mục tiêu là phương pháp sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các loại thuốc qua đường máu và ảnh hưởng đến các tế bào ung thư khắp cơ thể. Liệu pháp nhắm mục tiêu thường được dùng để điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn. Thuốc có thể thực hiện qua đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường uống.

Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu hướng tới các protein trên tế bào ung thư hoặc nhắm tới các tế bào bình thường đã bị ung thư tấn công. Phương pháp này mang lại nhiều hứa hẹn bởi vì nó gây ra ít tác dụng phụ hơn so với phương pháp điều trị khác.

3. Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi

Dinh dưỡng hợp lý có vai trò quyết định với bệnh nhân ung thư phổi. Để có chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh và gia đình nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp.

3.1. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

– Trái cây và rau quả là cần thiết để bệnh nhân ung thư phổi khôi phục hệ thống miễn dịch. Các thực phẩm này giúp tăng cường sản xuất tế bào khỏe mạnh và giảm các gốc tự do từ cơ thể. Thêm trái cây và rau cải trong chế độ ăn uống làm tăng sự trao đổi chất và năng lượng của bệnh nhân.

– Bệnh nhân ung thư phổi nên bổ sung một số thực phẩm như: Tỏi, hành, cà chua, đậu nành, bông cải xanh, cải bắp. Hành và tỏi có đặc tính chống ung thư và có chức năng làm giảm các tác nhân gây ung thư.

– Trà xanh là nguồn giàu chất chống oxy hoá. Lượng chất chống oxy hóa trong trà xanh mạnh gấp 500 lần so với nguồn vitamin C.

– Cà chua, dưa hấu và đu đủ có chứa lycopene – một chất chống oxy hóa làm phá vỡ sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn ngừa ung thư phát triển.

– Các loại rau xanh và rau lá, chẳng hạn như rau diếp và cải bắp, bao gồm Sulforaphane, chất chống oxy hoá làm tăng sản xuất enzyme giai đoạn II, có nhiệm vụ loại bỏ các chất gây ung thư khỏi tế bào.

3.2. Chất béo lành mạnh

– Các nguồn chất béo lành mạnh phải được đưa vào chế độ ăn của bệnh nhân ung thư phổi, nhưng mức tiêu thụ nên vừa phải. Chất béo lành mạnh hỗ trợ điều hòa các hệ thần kinh thích hợp và duy trì huyết áp, nhịp tim và ngăn ngừa đông máu.

– Một số nguồn giàu chất béo lành mạnh bao gồm dầu oliu, dầu hạt lanh và các axit béo thiết yếu như axit béo Omega-3, được tìm thấy trong cá hồi, tôm, các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó) và đậu hũ.