Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xem Phương Pháp Tính Giá Xuất Kho Trên Misa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Các Phương Pháp Tính Giá Xuất Kho

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả sử là hàng được mua trước hoặc SX trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc SX trước và thực hiện theo trình tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng, do vậy nó cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối đúng với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Nhược điểm : Phương pháp này có nhược điểm là làm cho DT hiện tại không phù hợp với những khoản CP hiện tại. Đối với phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị vật tư, hàng hoá có được từ cách đó rất lâu. Và nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập – xuất liên tục, dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc của kế toán sẽ tăng lên nhiều.

Ví dụ: Tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu X trong tháng 1/2016 của công ty A như sau

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

Đơn giá xuất : 20.000 kg x 8.000 và 1.000 kg x 8.200

Vậy trị giá hàng xuất kho = 20.000 x 8.000 + 1.000 x 8.2000 = 242.000.000 đồng

Đơn giá xuất : 4.000 kg x 8.200 và 4.000 kg x 8.300

Vậy trị giá hàng xuất kho = 4.000 x 8.200 + 4.000 x 8.300 = 66.000.000 đồng

Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước

Áp dụng dựa trên giả định hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau sẽ được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng mua hoặc sản xuất trước đó. Đối với phương pháp này giá trị hàng xuất kho tính theo giá của lô hàng nhập sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ.

Ví dụ : Tình hình nhập xuất NVL X của công ty trong tháng 2/2016 như sau :

Tồn đầu kỳ : 10.000 kg đơn giá 5.000 đồng/kg

Đơn giá xuất được tính như sau : 6.000 kg x 5.500 và 1.000 kg x 5.000

Vậy trị giá hàng xuất kho = 6.000 x 5.500 + 1.000 x 5.000 = 38.000.000 đồng

Tuy nhiên phương pháp này hầu như không được áp dụng trong thực tế

Bao gồm: bình quân cả kỳ dự trữ, và bình quân sau mỗi lần nhập, bình quân cuối kỳ trước

(SL hàng, NVL tồn đầu kỳ + SL hàng, NVL nhập trong kỳ)

Ưu điểm: Đơn giản,dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác, phương này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

Ngày 05/1/2016 : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg

Ngày 15/1/2016 : Xuất 21.000 kg NVL X

Ngày 16/1/2016 : Nhập 8.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg

Vậy đơn giá xuất kho sẽ được tính vào cuối kỳ và sẽ được tính như sau :

ĐG BQ cuối kỳ =

Trị giá hàng xuất kho ngày 15/1/2016 = 21.000 x 8.079 =169.654.545 đồng

· Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập

Theo phương pháp này, kế toán phải tính lại giá trị của hàng tồn kho và đơn giá bình bình quân sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa đó

Trị giá hàng, NVL tồn đầu kỳ + Trị giá hàng, NVL nhập trước lần xuất thứ n /

SL hàng, NVL tồn đầu kỳ + SL hàng, NVL nhập trước lần thứ n

Ưu điểm : Phương pháp này khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Nhược điểm : việc tính toán phức tạp, tốn nhiều thời gian.

Vì vậy mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít mặt hàng tồn kho, có số lượng nhập – xuất ít.

Tồn đầu kỳ : NVL Y 10 kg, đơn giá 5.000 đồng/kg

– Ngày 05/1/2016 : Nhập 20 kg NVL Y, đơn giá 5.500 đồng/kg

– Ngày 06/1/2016 : Xuất 25 kg NVL Y

(10x 5.000) + (20 x 5.500) / (10 + 20)

Trị giá hàng xuất kho ngày 06/1/2016 = 25 x 5.333 = 133.325 đồng/kg

Theo phương pháp này kế toán dựa vào trị giá và số lượng tồn kho của hàng hóa, nguyên vật liệu cuối kỳ trước để tính đơn xuất

Trị giá hàng, NVL tồn kho cuối kỳ trước

SL hàng, NVL tồn kho cuối kỳ trước

Ưu điểm : dễ tính toán, đơn giản

Nhược điểm : Trị giá hàng xuất kho không chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá cả thị trường. Vì vậy phương pháp này làm cho các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không chính xác với thực tế.

Tồn đầu kỳ : NVL Y 100 kg, đơn giá 6.000 đồng/kg

– Ngày 02/1/2016 nhập 500 kg NVL Y, đơn giá 6.200 đồng/kg

– Ngày 05/1/2016 : Xuất 200 kg NVL Y

(100 x 6.000) /100

Trị giá hàng xuất kho ngày 05/1/2016 = 200 x 6.000 = 12.000.000 đồng

Theo phương pháp này: hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.

Ưu điểm : Đây là phương pháp tốt nhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra, và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Nhược điểm : Việc áp dụng PP này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

Tồn đầu kỳ NVL A 20 kg, đơn giá 5.000 đồng/ kg

– Ngày 02/1/2016 : Nhập 50kg NVL A, đơn giá 5.100 đồng/kg

– Ngày 05/1/2016 : Xuất 30 kg NVL A

– Ngày 13/1/2016 : Xuất 10 kg NVL A

– Trị giá XK ngày 05/1/2016 = 30 x 5.100 = 153.000 đồng

– Trị giá XK ngày 13/1/2016 = 10 x 5.000 = 50.000 đồng

Tùy vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp, kế toán có thể chọn lựa phương pháp tính giá hàng xuất kho sao cho thuận tiện và đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN – TIN HỌC ĐỨC MINH

CN Đống Đa: Phòng 815, tòa 15 tầng – B14 đường Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hn. (tầng 1 là Techcombank và KFC- gửi xe đi vào ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch) CN Cầu Giấy: Phòng B2T10 (Phòng B2 Tầng 10) – Tòa nhà 335 Cầu Giấy – HN (Tầng 1 là Siêu thị thời trang Fashion Mall) CN Linh Đàm: Phòng 404 – Chung cư CT4A1 – Đường nguyễn Hữu Thọ – Linh Đàm – Hoàng Mai Hà Nội. (Ngay đèn xanh đỏ cổng chào Linh Đàm, Tầng 1 siêu thị Bài Thơ, Highlands Cofee) CN Hà Đông: Phòng 1001 tầng 10, CT2 tòa nhà Fodacon (tầng 1 là siêu thị Coopmart, đối diện Học Viện An Ninh) – Trần Phú – Hà Đông

Hướng Dẫn Tính Giá Thành Sản Xuất Trên Phần Mềm Misa

Hướng dẫn tính giá thành sản xuất trên MISA chúng tôi 2012 (QĐ 15)

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian nhất định để doanh nghiệp tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.Mục đích

Tài liệu này hướng dẫn người sử dụng tính giá thành sản xuất theo quyết định 15 trên phầnmềm MISA chúng tôi 2012

2.Cách thực hiện

2.1 Ví dụ bài tập giá thành

Chế độ kế toán ban hành theo QĐ 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTCKế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,Vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ,Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ .Doanh nghiệp X dùng 2 loại vật liệu M và N để sản xuất cả 2 loại sản phẩm A và B.Trong tháng 1/2011 có số liệu sau:Số dư đầu kỳ của NVL M: SL: 100; ĐG: 100.000đNVL N: SL: 120; ĐG: 200.000đ

1. Ngày 02/01/2011, DN mua: NVL M: SL: 500; ĐG: 120.000đNVL N: SL: 300; ĐG: 250.000đHĐ GTGT số 01234, số hiệu: AB/2008T của công ty CP An Thái, chưa thanh toán tiền

2. Ngày 05/01/2011, Xuất kho vật liệu M,N để sản xuất sản phẩm.SP A: 50 NVL M; 20 NVL NSP B: 40 NVL M; 40 NVL N

3. Ngày 15/01/2011, Nhập kho 50 sản phẩm A và 50 sản phẩm B.

4. Ngày 28/01/2011, chi phí nhân công sản xuất được tập hợp trong tháng 01/2011 là:SXSP A: 2.000.000đSXSP B: 3.000.000đ5. Ngày 28/01/2011, Chi phí sản xuất chung tháng 01/2011 là 500.000đ

6. Ngày 31/01/2011, Khấu hao dây chuyền sản xuất.Nguyên giá: 300.000.000đGiá trị hao mòn luỹ kế: 30.000.000đNgày mua và sử dụng: 01/01/2007Thời gian sử dụng: 5 năm

7. Cuối tháng nhập kho 30 sản phẩm A và 20 sản phẩm B.

Tài liệu gửi khách hàng 3/20

Hướng dẫn tính giá thành sản xuất trên MISA chúng tôi 2012 (QĐ 15) Phiên bản 1.0

Yêu cầu: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm A và B (Chi phí chung phân bổ cho sản phẩm A và B tính theo Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)

2.2 Quy trình thực hiện

* Đối với vật tư là nguyên liệu, vật liệu thì chọn “Tính chất” là Vật tư, hàng hóa

* Đối với vật tư, hàng hóa là các thành phẩm sản xuất ra thì khi khai báo cần chọn “Tính chất “ là Thành phẩm:

BẠN DOWNLOAD Ở ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Nguồn: misa

Tài liệu hướng dẫn tính giá thành sản xuất trên phần mềm Misa 2012 ( QĐ 48): http://bit.ly/huongdantinhgiathanhsanxuattrenmisa48

Tài liệu hướng dẫn tính giá thành sản xuất trên phần mềm Misa 2012 ( QĐ15): http://bit.ly/tinhgiathanhsanxuattrenphanmemmisa15

Cách Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Fifo

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước và ví dụ cụ thể đối với phương pháp nhập trước xuất trước

Hiểu đơn giản về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước các bạn lưu ý là giá trị trong kho nào có trước xuất đi trước, có sau xuất đi sau, bắt đầu xuất từ tồn đầu kỳ

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO ( nhập trước xuất trước)

Khái niệm phương pháp FIFO:

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

Đơn giá nhập kho = Giá nhập kho/ Số lượng nhập kho

Ưu điểm: Tính toán được giá trị của hàng xuất kho của từng lần xuất hàng nên cung cấp được số liệu kịp thời cho kế toán ghi sổ

Nhược điểm: Doanh hiện tại không phù hợp với Chi phí hiện tại

Vận dụng phương pháp FIFO để tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để tính giá thành sản xuất trong doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO:

+ Áp dụng cho những doanh nghiệp có hàng hóa mà giá cả có tính ổn định, hoặc giá cả hàng hóa đang trong thời kỳ có xu hướng giảm

+ Thường là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng nhỏ mà thiết yếu như: thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,…

Ví dụ về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Bài tập: Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có tình hình nguyên vật liệu trong tháng 9 như sau:

– Tồn kho đầu tháng: 4.000 kg đơn giá: 120.000đồng/kg

1. Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng.

2. Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

3. Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

4. Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

5. Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Yêu cầu: Định khoản, phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh biết DN A tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp: Nhập trước xuất trước (FIFO)

Hãy định khoản và vận dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO trên để làm bài tập trên

Bài làm:

1/ Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng

Nợ TK 152: 3500 x 118.000 = 413.000.000

Nợ TK 133: 41.300.000

Có TK 3411: 454.300.000

2/ Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

Nợ TK 621: 4000 x 120.000 + 500 x 118.000 = 539.000.000

Có TK 152: 539.000.000

3/ Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

3a) Nợ TK 152: 8000 x 121.000 = 968.000.000

Có TK 411: 968.000.000

3b) Nợ TK 152: 8000.000

Có TK 111: 8000.000

Giá nhập kho = 968.000.000 + 8.000.000 = 976.000.000

Đơn giá nhập = 976.000.000 / 8000= 122.000/kg

4/ Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

Nợ TK 621: 360.000.000

Nợ TK 627: 360.000.000

Có TK 152: 3000 x 118.000 + 3000 x 122.000 = 720.000.000

5/ Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Theo sổ sách số lượng cuối ký = 4000+ 3500 + 8000-4000-3500-3000 = 5000kg

Thực tế: 4.950 kg đang thiếu 50kg chưa có quyết định xử lý

Nợ TK 1381: 6.100.000

Có TK 152: 50 x 122.000 = 6.100.000 (Xuất theo đúng FiFO)

⇒ Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

⇒ Học kế toán sản xuất – Trên chứng từ gốc cty bạn, học thật làm thật tới khi làm được việc

⇒ Các phương pháp tính giá thành sản xuất

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Công Thức Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Fifo

Sau khi chúng ta đã nắm được quy trình tính toán theo phương pháp FIFO, chúng ta có thể vận dụng những nội dung đó để xây dựng thành câu lệnh VBA giúp tính giá xuất kho theo phương pháp này.

Viết Macro tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Chúng ta áp dụng vào bảng tính mẫu như sau:

Trong ví dụ này, chúng ta có nhiều lần nhập theo các ngày khác nhau trong bảng kê nhập kho

Trong Bảng kê xuất kho, có 5 lần xuất. Tính giá trị xuất kho cho từng lần xuất

Cách làm:

Trong ví dụ trên, chúng ta có các cột:

Cột Số lượng nhập = cột C

Cột Đơn giá nhập = cột D

Cột Số lượng xuất kho = cột H

Cột Giá trị xuất kho = thành tiền = cột I

Dựa theo quy trình đã tìm hiểu ở bài trước, chúng ta xây dựng câu lệnh VBA căn cứ theo các dữ liệu ở trên như sau:

View the code on Gist.

Chạy thử câu lệnh trên, chúng ta có kết quả:

Chúng ta có thể kiểm tra lại như sau:

Lần 2: Xuất 200 cái

Theo lần nhập đầu tiên còn 50 cái, đơn giá 100 = 50 * 100 = 5.000

Theo lần nhập thứ hai sẽ xuất 200-50 = 150 cái (còn dư 50 cái), đơn giá 120 = 150 * 120 = 18.000

Tổng cộng là 18.000 + 5.000 = 23.000 Kết quả đúng

Lần 3: Xuất 100 cái

Theo lần nhập thứ hai còn 50 cái, đơn giá 120 = 50 * 120 = 6.000

Theo lần nhập thứ ba sẽ xuất 100 – 50 = 50 cái (còn dư 70 cái), đơn giá 110 = 50 * 110 = 5.500

Tổng cộng là 6.000 + 5.500 = 11.500 Kết quả đúng

Tương tự chúng ta xét các lần nhập sau.

Như vậy bằng cách sử dụng VBA chúng ta đã có thể viết được câu lệnh Macro giúp tự động tính giá trị xuất kho theo phương pháp FIFO được rồi.

Tải về file mẫu: https://drive.google.com/open?id=1AKoTj6NVlks1vXkMfOOgRLjcY4K_U-X9

Có nền tảng về Excel chắc chắn tạo nên sự khác biệt trong công việc kế toán. Vì vậy, để xử lý các dữ liệu kế toán nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp, bạn cần sử dụng thành thạo Excel.

Đánh giá bài viết này