Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Bằng Phương Pháp Pcr Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tư Vấn Xét Nghiệm Hiv Bằng Phương Pháp Pcr

PCR (Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi trùng phân) là một kỹ thuật then chốt trong di truyền học phân tử, được áp dụng để test kiểm tra nhiễm HIV giai đoạn sớm với độ nhạy cao.

Kĩ thuật này cho phép phân tích bất kỳ một đoạn ngắn nào của chuỗi ADN (hay của chuỗi ARN) mà không phải nhân dòng vô tính đoạn ADN đó.

PCR được sử dụng để tái tạo (khuếch đại) những đoạn ADN chọn lọc. Trước đây, việc khuếch đại này được thực hiện nhờ những vi khuẩn và phải mất hàng tuần. Nhưng giờ đây với kỹ thuật PCR được thực hiện trong các ống nghiệm thì chỉ mất một vài giờ. PCR hiệu quả cao đến nỗi có thể tạo ra vô số bản sao của ADN. Ngoài ra, PCR sử dụng chính những phân tử mà thiên nhiên sử dụng để sao chép ADN:

– Hai “phân tử mồi” để đánh dấu vị trí bắt đầu và kết thúc của chuỗi ADN cần sao chép. – Một enzym có tên là polymerase (enzyme đồng phân hóa) chạy dọc theo đoạn ADN đó, đọc mã của ADN và lắp ráp nên một bản sao của ADN. – Rất nhiều khối bazơ mà polymerase sử dụng để xây nên bản sao của ADN.

Do thử nghiệm PCR quá nhạy cảm, nên khi áp dụng trong chẩn đoán, một vấn đề rất quan trọng cần phải lưu tâm, đó là hiện tượng dương tính giả, chủ yếu là do mẫu thử bị nhiễm bởi các sản phẩm PCR trước đó. Chỉ cần mẫu thử bị nhiễm một hoặc vài mảnh sản phẩm PCR thì các mảnh này sẽ được khuếch đại và mẫu cho kết quả dương nhưng là dương giả. Đợi 12 tuần là cần thiết. Việc gì mà vội hả bạn ?

Hiện nay xét nghiệm DNA_ PCR(Chuỗi phản ứng polymerase) là một trong những xét nghiệm có độ chính xác cao nhất tuy nhiên thời gian chính xác để thực hiện xét nghiệm này từ ngày có hanh vi nguy cơ vẫn còn gây nhiều tranh cãi (theo các tài liệu nước ngoài là 28 ngày,một số tài liệu của VN là 10 ngày hoặc theo một số bác sĩ của viện Pasteur là từ 3-7 ngày). Đây là một xét nghiệm khá tốn kém và quy trình khá phức tạp( dựa trên kĩ thuật nhiệt) nên thường chỉ dùng cho trẻ em(dưới 18 tháng tuổi) để phát hiện bản sao bộ ADN của HIV.Như Hiện tại theo mình biết viện Pasteur TPHCM dùng phương pháp này để xét nghiệm cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi hoặc dùng đo nồng độ vi rút cho người có HIV.Viện Pasteur TPHCM nếu xét nghiệm PCR âm tính (dưới ngưỡng phát hiện) thì Bác Sĩ vẫn khuyên sau 12 tuần xét nghiệm lại

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn HIV, tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ các chuyên gia.

Phương Pháp Pcr Xét Nghiệm Covid

Xét nghiệm đang được dùng để xác định nhiễm virus Corona được gọi là xét nghiệm PCR (Polymerase chain reaction) hay còn có tên là xét nghiệm sinh học phân tử từ chuỗi phản ứng Polimerase. PCR là một kỹ thuật không mới, được phát minh bởi nhà khoa học người Mỹ Kary Mullis. Trên thực tế người ta đã sử dụng PCR từ những năm 1980 và ứng dụng phương pháp này vào chẩn đoán cho các bệnh truyền nhiễm khác. Đây là một kỹ thuật nhằm tạo ra một lượng lớn các bản sao DNA mục tiêu sao cho đủ nhiều để phát hiện và xác nhận sự nhiễm trùng. Chỉ từ một lượng mẫu rất nhỏ, kỹ thuật PCR cũng có thể khuếch đại và tạo ra hàng triệu bản sao một cách chính xác và dễ dàng.

Để kiểm tra sự tồn tại của virus trước hết người ta sẽ dùng que lấy mẫu tại các mô và dịch cơ thể ở nhiều vị trí, thường sẽ là mũi hoặc cổ họng của bệnh nhân. Que mẫu sau đó sẽ được bảo quản trong ống và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Quá trình phân tích diễn ra khá phức tạp và thường tốn một vài ngày cho tới vài tuần kể từ khi lấy mẫu.

DNA chính là vật liệu di truyền để cấu thành các đặc điểm của chúng ta và cả một số loại virus. Thế nhưng virus gây ra COVID-19, SARS-CoV-19 (và nhiều loại virus khác) lại không chứa các chuỗi DNA kép mà chỉ chứa RNA chuỗi đơn. Bên cạnh đó do xét nghiệm PCR chỉ có thể tạo ra bản sao cho DNA, vì thế trước hết người ta cần phải chuyển đổi RNA thành DNA.

Người ta sẽ chiết xuất RNA của virus từ que mẫu. Sau đó, mẫu thử cần được lọc tế bào người và các enzyme ra để đem đi làm xét nghiệm PCR. Thông thường các phòng thí nghiệm sẽ sử dụng bộ kits dụng cụ được sản xuất đặc biệt phục vụ cho mục đích này. Sau đó, RNA tinh khiết được trộn với một enzyme được gọi là enzyme phiên mã ngược, enzyme này sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi RNA chuỗi đơn thành DNA chuỗi kép để có thể sử dụng được kỹ thuật PCR. Cái vụ chuyển từ RNA thành DNA này sinh học cấp hai có rồi đó, anh em nào mà học chăm là biết à.

Tiếp đến, DNA của virus được cho vào ống nghiệm và thêm vào các chất sau:

Các đoạn mồi: Đây là những đoạn DNA ngắn được chế tạo để có thể liên kết với DNA của virus.

Nucleotide: những thành phần cơ sở để cấu thành DNA, gồm các loại A T G X

Một enzyme tạo dựng DNA: mục đích để tạo ra các bản sao cho DNA

Một máy PCR gia nhiệt hỗn hợp sẽ được sử dụng để làm duỗi thẳng các đoạn DNA sợi kép, sau đó các đoạn mồi có thể liên kết được với DNA khi đã nguội. Khi các đoạn mồi đã liên kết với DNA, chúng sẽ tạo ra một điểm khởi đầu cho các enzyme xây dựng DNA và bắt đầu sao chép các đoạn đó để tạo ra DNA. Thông qua việc gia nhiệt và làm lạnh, quá trình này sẽ lặp lại nhiều lần đến khi hàng triệu bản sao DNA được tạo ra. Điều này cũng giải thích cách PCR khuếch đại mã di truyền của virus.

Tiếp đến thuốc nhuộm huỳnh quang được thêm vào ống nghiệm trong khi DNA đang được nhân bản. Thuốc nhuộm này liên kết với DNA đã sao chép, làm tăng cường màu huỳnh quang và sáng hơn. Chính ánh sáng này là dấu hiệu để người ta nhận biết sự hiện diện của virus.

Cường độ huỳnh quang tỉ lệ thuận với các bản sao DNA của virus được tạo ra. Khi cường độ huỳnh quang của mẫu vượt quá ngưỡng mức nhất định thì mẫu được xem là dương tính. Trong trường hợp mẫu không chứa virus, xét nghiệm PCR không tạo ra các bản sao, do đó ngưỡng huỳnh quang không đạt mức nền, thử nghiệm được xem là âm tính.

Lý do đơn giản là bởi thời gian, kết quả xét nghiệm PCR có thể mất đến vài giờ. Vấn đề về thời gian cùng với khả năng có thể xét nghiệm sẽ tạo ra giới hạn số lượng xét nghiệm mà một phòng thí nghiệm có thể thực hiện trong một ngày. Chẳng hạn một phòng thí nghiệm nghiên cứu nhỏ có thể xét nghiệm được 80 mẫu một ngày, với những nơi quy mô được trang bị nhiều máy hơn, năng suất có thể là 1000-2000 mẫu. Một hạn chế khác là việc thiếu thuốc thử cần thiết để làm xét nghiệm. Do nhu cầu xét nghiệm rất cao dẫn đến sự thiếu hụt, nhiều quốc gia đã bị trì hoãn do thiếu thuốc thử.

Mặc dù kỹ thuật PCR có độ chính xác cao thế nhưng ở một số trường hợp, kết quả cũng có sự sai lệch. Nguyên nhân chủ yếu là do mẫu phẩm bị nhiễm bẩn, hay bảo quản không đúng cách cũng có thể làm sai lệch kết quả, dẫn đến trường hợp dương tính giả (khi ai đó không có virus nhưng xét nghiệm lại có) hoặc âm tính giả (khi ai đó có virus nhưng kết quả cho thấy họ không nhiễm bệnh).

Hạn chế cuối cùng của phương pháp PCR là kỹ thuật này chỉ có thể nhận biết virus tại ngay thời điểm thực hiện xét nghiệm. Trong trường hợp nếu ai đó đã từng mắc bệnh sau đó hồi phục trước thời điểm xét nghiệm, thì phương pháp này không thể xác định được. Bởi nếu ai đó đã từng có virus và đã phục hồi, họ sẽ sinh ra miễn dịch kháng virus trong một thời gian trước khi có khả năng tái nhiễm.

Còn để xét nghiệm liệu ai đó đã từng nhiễm virus trước kia hay không, người ta sử dụng loại xét nghiệm dựa trên kháng thể. Vì khi đó cơ thể người từng nhiễm bệnh sẽ sản sinh ra loại kháng thể chống lại virus, các kháng thể đó vẫn tồn tại trong máu suốt một khoảng thời gian sau khi nhiễm bệnh. Và với phương pháp xét nghiệm kháng thể, người ta có thể phát hiện ra chúng. Hiện tại, một số công ty đang nghiên cứu xét nghiệm kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 và dự kiến phương pháp này sẽ được triển khai nhanh chóng khi đã sẵn sàng.

Ngoài ra, trong trường hợp thiếu hụt bộ dụng cụ xét nghiệm PCR, người ta cũng thực hiện một số xét nghiệm khác hiệu quả như xét nghiệm tìm kiếm các protein cụ thể trên bề mặt virus. Mặc dù phương pháp này tốn thời gian ít hơn so với PCR, thế nhưng độ sai lệch của phương pháp này cũng lớn hơn. Do đó, nhiều khả năng kết quả sẽ không chính xác.

Cho đến khi tốc độ và số lượng thực hiện xét nghiệm tăng lên, nhiều quốc gia vẫn đang khuyến cáo người dân nên tự chủ động bảo vệ bản thân, tự cách ly tại nhà và khai báo y tế để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Xét Nghiệm Pcr Có Những Ưu

1. Xét nghiệm PCR là gì?

PCR (Polymerase Chain Reaction gọi là phản ứng chuỗi polymerase) là một kỹ thuật được phát minh vào năm 1985 bởi một nhà khoa học người Mỹ tên là Kary Mullis. Phát minh này được coi là một cuộc cách mạng lớn đối với nền y học thế giới, và đã được trao giải thưởng danh giá Nobel vào năm 1993.

Phương pháp xét nghiệm PCR có thể nhân bản một lượng lớn lên đến hàng triệu bản ADN nhằm phục vụ cho các quá trình khảo sát trong phản ứng.

Nguyên lý hoạt động của PCR là nhằm tạo ra một lượng lớn các bản sao ADN từ một đoạn ADN chọn lọc chỉ trong một thời gian ngắn. Sự sao chép ADN được diễn ra trong môi trường in vitro tương tự như trong quá trình phân bào.

Bằng kỹ thuật PCR, từ một lượng khuôn ADN rất nhỏ như: một giọt máu, một sợi tóc hay một tế bào,… người ta có thể khuếch đại chính xác, trật tự một lượng lớn lên đến hàng triệu bản nhằm phục vụ cho các quá trình khảo sát trong phản ứng.

Đặc biệt, phương pháp PCR có độ nhạy đặc nhạy lên tới 90,4% và độ đặc hiệu là 94% khi so sánh với phương pháp nuôi cấy (tiêu chuẩn vàng).

Như vậy, xét nghiệm PCR cho kết quả chính xác cao hơn các phương pháp xét nghiệm truyền thống. Nó có thể giúp phát hiện ra nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

2. Xét nghiệm PCR chẩn đoán những bệnh gì?

– Phát hiện các tác nhân vi sinh vật gây bệnh như các virus (viêm gan B, viêm gan C, HIV, Herpes, CMV, EBV, HPV, virus SARS, H5N1…).

– Phát hiện các vi khuẩn lậu (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum…).

– Phát hiện virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.

– Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư (tìm HPV trong ung thư cổ tử cung, phát hiện gen APC trong ung thư đại tràng, gen BRCA 1 – BRCA 2 trong ung thư vú, gen TPMT trong bệnh bạch cầu trẻ em, gen Rb-105 trong u nguyên bào lưới, gen NF-1,2 trong u xơ thần kinh, gen IgH và TCRy trong u lympho không Hodgkin…)

Xét nghiệm PCR có thể phát hiện được virus HPV với độ chính xác cao.

– Nghiên cứu về hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA, human lymphocyte antigen)…

– Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc như S.aureus – MRSA, các vi khuẩn sinh ESBL hoặc betalactamase, carbapenemase…)

Trong công nghệ sinh học, PCR được sử dụng trong việc lập bản đồ gen, phát hiện gen, dòng hoá gen, giải mã trình tự ADN…

3. Xét nghiệm PCR bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm PCR thường có giá thành cao bởi những hoá chất để làm phản ứng đều phải nhập ngoại. Đó là chưa kể đến những máy móc thiết bị xét nghiệm PCR cũng có giá thành lên tới hàng chục ngàn USD. Thông thường, để xét nghiệm một bệnh phẩm bằng phương pháp PCR, người bệnh phải tiêu tốn tối thiểu 8 – 10 USD/ lần xét nghiệm.

4. Những ưu – nhược điểm của xét nghiệm PCR.

4.1. Ưu điểm

Phương pháp xét nghiệm PCR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với xét nghiệm truyền thống như:

– Cho kết quả xét nghiệm nhanh, thường không quá 5 giờ kể từ khi bắt đầu làm xét nghiệm.

– Phát hiện được các tác nhân vi sinh vật gây bệnh mà phòng thí nghiệm lâm sàng không có khả năng phát hiện với các xét nghiệm vi sinh hay miễn dịch truyền thống như các tác nhân virus (HCV, HBV, HPV…), tác nhân vi sinh không thể triển khai nuôi cấy được tại phòng thí nghiệm lâm sàng vì khả năng gây dịch cao (H5N1) hay khó nuôi cấy (C. trachomatis, L.pneumophila), hay có mặt rất ít trong bệnh phẩm ( tuberculosis trong lao ngoài phổi, tác nhân viêm màng não mủ cụt đầu…), hay là các tác nhân có thể nuôi cấy được nhưng thời gian có kết quả chung cuộc quá lâu (M. tuberculosis).

– Xét nghiệm PCR còn có thể cho ra kết quả định lượng chính xác số bản copies virus/ 1 ml máu. Từ đó hỗ trợ rất đắc lực cho bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị, cũng như tiên lượng giai đoạn bệnh.

– Phát hiện các đột biến gen gây ung thư, gây các bệnh di truyền khác…nhằm có biện pháp phòng ngừa bệnh.

– Xác định mối quan hệ huyết thống giữa những cá thể khác nhau.

4.2. Nhược điểm

– Xét nghiệm PCR rất khó thực hiện được một cách chuẩn mực tại các phòng thí nghiệm lâm sàng.

– Giá thành khá cao.

– Đòi hỏi trình độ của kỹ thuật viên, bác sĩ phải là người có trình độ cao.

– Đòi hỏi trang thiết bị , máy móc kỹ thuật hiện đại.

Xét nghiệm PCR là kỹ thuật phức tạp, hỏi nhân viên kỹ thuật, bác sĩ phải giàu kinh nghiệm, có trình độ cao.

5. Xét nghiệm PCR ở đâu nhanh và chính xác nhất?

Xét nghiệm PCR là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi trang bị hiện đại, đồng thời với độ nhạy phản ứng rất cao đòi hỏi nhân viên kỹ thuật, bác sĩ phải giàu kinh nghiệm, có trình độ cao, tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật để tránh hiện tượng dương tính giả khi bị nhiễm lại sản phẩm PCR. Do những yêu cầu cao như vậy nên không phải ở bất cứ bệnh viện nào cũng có thể tiến hành làm xét nghiệm PCR được.

Do đòi hỏi trang thiết bị hiện đại nên không phải bệnh viện nào cũng có thể làm xét nghiệm PCR.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang sử dụng phương pháp realtime PCR (là một cải tiến kỹ thuật cao hơn của phương pháp PCR) để giúp nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị các loại bệnh lý nói chung. Với công nghệ đầu dò Taqman (Taqman probe) cùng chứng nội tại (Internal control) được cho vào ngay từ quá trình tách chiết cho phép kiểm soát toàn bộ quá trình xét nghiệm từ đó cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác hơn. Bệnh nhân sẽ nhận được kết quả xét nghiệm PCR chỉ sau vài giờ đồng hồ, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí khi thăm khám, đi lại.

Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp xét nghiệm PCR, những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này cùng những địa chỉ làm xét nghiệm chính xác, uy tín nhất hiện nay.

Xét Nghiệm Pcr Trong Chẩn Đoán Y Khoa

Đến nay, với các bệnh nhiễm trùng, ngành y vẫn áp dụng định đề Koch là phải chỉ ra vi sinh vật gây bệnh. PCR là xét nghiêm “định danh” ở mức gene phân tử có giá trị rất lớn giúp chẩn đoán khá nhiều căn bệnh khó trước đây.

PCR là gì? Lịch sử phát minh ra nó?

PCR (Chuỗi Phản ứng Polymerase, Polymerase Chain Reaction) là kỹ thuật phát hiện AND (hoặc ARN) của mầm bệnh hiện diện trong bệnh phẩm nhở vào phản ứng chuỗi enzyme polymerase khuếch đại lên cả triệu lần trong một thời gian ngắn. Nhờ PCR, từ một mẫu rất nhỏ AND (ARN), như từ một giọt máu, một sợi tóc hay chỉ một tế bào… phòng xét nghiệm có thể nhân lên, phóng đại ra hàng triệu bản cho các quá trình khảo sát, xác định tiếp theo.

PCR vận hành ra sao?

Nguyên lý hoạt động của PCR là dùng enzyme trùng hợp polymerase để nhanh chóng tạo ra một lượng lớn các bản sao từ một đoạn AND (ARN) chọn lọc.

Quy trình thực hiện PCR qua ba bước chính: biến tính; kết hợp; và mở rộng (extension), lặp lại từ 30-40 chu kỳ. Chu trình được thực hiện trên một máy quay tự động, một thiết bị làm nóng nhanh và làm lạnh các ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng.

* Biến tính (denaturation) thực hiện ở 94o C, giúp sợi xoắn kép DNA tách thành hai đoạn DNA chuỗi đơn.

* Ủ kết hợp (annealing) thực hiện ở 54o C, các cặp mồi kết hợp với “mẫu” chuỗi đơn, enzyme polymerase gắn vào và bắt đầu sao chép mẫu.

* Mở rộng (extension) thực hiện ở 72o C, polymerase tổng hợp các chuỗi DNA bổ sung cho mẫu được ghép với mồi, tạo ra một phân tử DNA sợi kép.

Các chu kỳ được đi lặp lại nhiều lần, nhiều bản sao được tạo ra và số lượng bản sao của mẫu được tăng theo cấp số nhân.

Đặc biệt, với các virus RNA, như HIV, sởi, quai bị, ZIKA… phòng xét nghiệm sẽ dùng enzyme sao chép ngược reverse trancriptase (RT) để biến đổi đoạn RNA của virus thành DNA rồi tiến hành PCR, xét nghiệm này gọi là RT-PCR (Reverse Transcriptase-Polymerase Chain Reaction). Kỹ thuật này có hai giai đoạn:

* Tổng hợp DNA bổ sung từ RNA bằng vào enzyme sao chép ngược (RT),

* Khuếch đại DNA bổ sung này bằng PCR chính thống.

Những ứng dụng của PCR

Kỹ thuật PCR cho phép con người nhân lên cả triệu đoạn AND (ARN) trong thời gian rất ngắn. Vì thế, hiện nay PCR đã trở thành công cụ thiết yếu cho các nhà sinh học, phòng thí nghiệm pháp y, di truyền… ứng dụng để chẩn đoán bệnh di truyền, xác định vi khuẩn và virus, lấy dấu DNA vân tay, nghiên cứu sự tiến hóa của con người, nhân bản DNA của xác ướp, xác định quan hệ huyết thống hay sinh học.v.v…

* Phát hiện các mầm bệnh không thể nuôi cấy thường quy được như các virus (viêm gan B, viêm gan C, Dengue, HIV, Herpes, CMV, EBV, HPV, virus SARS, H5N1…), các vi khuẩn (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum…).

* Phát hiện các vi khuẩn bệnh lây tình dục (sex transmitted diseases STDs (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum…).

* Phát hiện các tác nhân nuôi cấy thất bại vì ít có mặt trong bệnh phẩm, rất chậm phát triển, hay đã bị điều trị kháng sinh trước đó (lao thất bại nuôi cấy, viêm màng não mủ mất đầu…).

* Phát hiện nhanh các chủng virus Dengue của bệnh sốt xuất huyết.

* Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư (HPV trong ung thư cổ tử cung, phát hiện gene APC trong ung thư đại tràng, gene BRCA1, BRCA2 trong ung thư vú, gene TPMT trong bệnh bạch cầu trẻ em, gen Rb-105 trong u nguyên bào lưới, gen NF-1,2 trong u xơ thần kinh, gen IgH và TCRy trong u lympho không Hodgkin…)

* Nghiên cứu về hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA, human lymphocyte antigen)…

* Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc như S.aureus MRSA, các vi khuẩn sinh ESBL betalactamase, hay carbapenemase…)

* Xác định độc tố của vi sinh vật: Tiểu đơn vị A của độc tố ruột không chịu nhiệt của Escherichia coli.

* Trong công nghệ sinh học, xét nghiệm sinh học phân tử PCR được sử dụng trong việc lập bản đồ gen, phát hiện gene, dòng hoá gene, giải mã trình tự ADN…

Ưu, nhược điểm của PCR

Xét nghiệm PCR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với xét nghiệm thông thường khác như: (1) Cho kết quả xét nghiệm nhanh, không quá 5 giờ kể từ khi bắt đầu làm xét nghiệm; (2) Độ đặc hiệu rất cao; (3) Phát hiện được nhiều tác nhân vi sinh vật gây bệnh mà phòng thí nghiệm hóa, sinh hay miễn dịch truyền thống không phát hiện được (4) Cho kết quả định lượng số copies virus, hỗ trợ bác sĩ điều trị đánh giá giai đoạn, hiệu quả điều trị, và tiên lượng bệnh; (5) Phát hiện các đột biến gene gây ung thư, và các bệnh di truyền khác…nhằm có biện pháp phòng ngừa bệnh.

Các nhược điểm của xét nghiệm PCR hiện tại: (1) Phải có labo hiện đại, chuẩn mực. Ngoài labo hiện đại, PCR cũng đòi hỏi kỹ thuật viên, bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, (2) Giá thành xét nghiệm PCR còn khá cao; và (3) Vài trường hợp như đã dùng kháng sinh, lấy hay bảo quản bệnh phẩm sai quy cách có thể ức chế PCR khiến độ nhạy của xét nghiệm thấp.

Đôi điều bàn luận

Trong y khoa, chẩn đoán xác định nguyên nhân gốc rễ (root cause) của căn bệnh là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Đặc biệt, trong các bệnh nhiễm trùng, cho đến nay ngành y vẫn áp dụng định đề Koch (Koch’s postulates) đưa ra từ năm 1884 “Tiêu chuẩn vàng để chẩn bệnh nhiễm là chỉ ra vi sinh vật gây bệnh”. Trong thực tế lâm sàng, rất khó đạt được nguyên tắc Koch này vì: (1) lượng vi sinh vật quá ít khó hoặc không phân lập đươc, (2) vi sinh vật nhân lên quá chậm, không kịp cho khâu điều trị đặc hiệu; (3) nhiều yếu tố tác động lên việc thu thập bệnh phẩm.

Theo lý thuyết, PCR là xét nghiệm “định danh” (identify) ở mức phân tử, bộ gene di truyền hiện đại, nên có độ đặc hiệu (specificity) rất cao, gần tuyệt đối đáp ứng “định đề Koch” để xác định bệnh. Với enzyme polymerase, một mẫu ADN (ARN) rất nhỏ, labo xét nghiệm dễ dàng nhân lên cả ngàn, triệu lần trong khoảng thời gian rất ngắn (khoảng 5 giờ), khiến việc nhận diện mầm bệnh quá dễ dàng, thuận lợi và điều trị kịp thời hơn. Do đó, hiện nay PCR được ứng dụng khá rộng rãi trong y khoa để xác định chẩn đoán.

Tuy có quá nhiều ưu điểm, nhưng cũng như các xét nghiệm chẩn đoán khác, PCR vẫn có nhược điểm “chết người” là độ nhạy (sensitivity, Se) trong một số bệnh phẩm còn thấp, nghĩa là cho “âm tính giả” còn cao. Điển hình là PCR trong bệnh viêm màng não lao (tuberculous meningitis), một bệnh đòi hỏi phải chẩn đoán và điều trị sớm để tiên lượng tốt và ít biến, di chứng. Dù PCR lao cho dịch não tủy có độ đặc hiệu Sp cao gần tuyệt đối 98%, nhưng độ nhạy Se lại rất thấp 56%. Vì thế, các bác sĩ lâm sàng thường phải: (1) Làm PCR lao thêm trên các mẫu khác, như máu, nước tiểu, đờm, dịch màng phổi, màng bụng; và (2) Làm thêm các xét nghiệm khác như IDR, soi đàm, chụp phổi…

TS.BS Trần Bá Thoại,Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PCR (Polymerase Chain Reaction) https://www.medicinenet.com/pcr_polymerase_chain_reaction/article.htm [2] PCR in diagnosis of infection: Detection of bacteria in cerebrospinal fluidshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC119969/ [3] How does the PCR work ?https://www.youtube.com/watch?v=3XPAp6dgl14 [4] Polymerase Chain Reaction (PCR)https://www.youtube.com/watch?v=iQsu3Kz9NYo [5] Basic Principles of RT-qPCRhttps://www.thermofisher.com/vn/en/home/brands/thermo-scientific/molecular-biology/molecular-biology-learning-center/molecular-biology-resource-library/spotlight-articles/basic-principles-rt-qpcr.html [6] Reverse transcriptase polymerase chain reaction (RT-PCR)https://www.khanacademy.org/test-prep/mcat/biological-sciences-practice/biological-sciences-practice-tut/e/reverse-transcriptase-polymerase-chain-reaction--rt-pcr--of-a-uv-dependent-gene [7] RT PCR (Reverse transcription PCR)https://www.slideshare.net/iqrawazir7/rt-pcr-reverse-transcription-pcr [8] Diagnostic accuracy of nucleic acid amplification tests for tuberculous meningitis: a systematic review and meta-analysishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14522262 [9] Nucleic acid amplification tests in the diagnosis of tuberculous pleuritis: a systematic review and meta-analysishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC387423/ [10] Diagnosed tuberculous meningitis using cerebrospinal fluid polymerase chain reaction in patients hospitalized with the diagnosis of meningitis in referral hospitals in Isfahanhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4468224/