Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xuất Hiện Dấu Hiệu Chuyển Dạ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Những Việc Cần Lưu Ý Khi Xuất Hiện Dấu Hiệu Chuyển Dạ

Vào cuối thai kỳ, đặc biệt sát ngày dự sinh, nhiều chị em thường lo lắng không yên. Muôn vàn câu hỏi như chuyển dạ ra sao? chuyển dạ diễn ra lúc nào?… Một sự chuẩn bị sẵn sàng lúc này sẽ là nền tảng để cuộc vượt cạn của các mẹ thành công. Vậy, bạn đã biết, khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ – mẹ cần lưu ý những gì?

Những điều cần biết về quá trình chuyển dạ

Chuyển dạ có thể nói là quá trình chuyển tiếp quan trọng. Chính thức chấm dứt những chuỗi ngày mang thai đầy vất vả của mẹ. Khi ấy, cơ thể người mẹ bắt đầu có sự thay đổi đáng kể. Thai nhi cùng bánh nhau sẽ dần được đưa ra buồng tử cung thông qua âm đạo.

Hiện tượng chuyển dạ có thể được xác định chính xác thông qua các dấu hiệu cơ bản như: có dịch nhầy. Hoặc mẹ nhận thấy xuất hiện tình trạng máu báo sinh, vỡ nước ối ở âm đạo. Hay xuất hiện tình trạng đau thắt liên tục với cường độ tăng dần, cổ tử cung bắt đầu dãn nở,…

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể trạng và đặc điểm sinh lý của mỗi người khác nhau. Nên dấu hiệu chuyển dạ của các mẹ cũng có thể khác nhau. Thời điểm từ lúc bắt đầu có dấu hiệu sinh đến khi sinh cũng không đồng nhất. Đôi lúc, các mẹ chỉ mất từ 3 – 4 giờ, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài đến tận 24 giờ.

Một số điều cần lưu ý khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ ở các chị em

Để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho cả mẹ và bé, bạn cần lưu ý những vấn đề như:

Khi bắt đầu có tình trạng vỡ nước ối, cần thu xếp nhập viện ngay nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Khi cơ thể cảm nhận được cơn đau chuyển dạ, đừng quá căng thẳng hay lo lắng. Vì điều này chỉ khiến cơn đau của bạn trầm trọng thêm. Hãy thả lỏng cơ thể, tập quen dần với cơn đau và hít thở đều đặn.

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sớm

Theo các sách y học, quá trình sinh con gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung (là vùng cơ giữa tử cung và âm đạo) giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai (đẻ) bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Trong giai đoạn cuối, nhau thai được đưa ra ngoài.

Mỗi thai phụ có những trải nghiệm khác nhau đối với từng giai đoạn trong khi sinh con. Khoảng thời gian trước khi sinh và giai đoạn thứ nhất thường kéo dài rất lâu trước khi giai đoạn thứ hai ập tới nhanh dữ dội. Giai đoạn cuối thường rất mờ nhạt, vì lúc đó sản phụ đang quá háo hức ngắm nhìn đứa con mới lọt lòng hơn là chú ý tới cơ thể của chính họ.

Trước khi có hiện tượng chuyển dạ

Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, ngay trước khi đứa trẻ ra đời, nội tiết tố sẽ tiết ra giúp cơ thể bạn thích nghi và sẵn sàng chuẩn bị sinh nở.

Mỗi sản phụ có trải nghiệm và cảm giác khác nhau ở giai đoạn tiền sản và khi lâm bồn. Có một vài dấu hiệu chuyển dạ chung sẽ xảy ra trong vài ngày hay vài tuần hay thậm chí là vài giờ khi kì sinh sắp đến. Nhiều bà bầu có thể không để ý các dấu hiệu sắp sinh này.

Khi chuyển dạ

Trước khi sinh, thai nhi sẽ chùng xuống phần xương chậu. Điều này sẽ giúp giảm đau ngực và áp lực ở phổi, giúp bạn dễ thở hơn.

Tuy nhiên, thai nhi sẽ ép vào bàng quang làm cho thai phụ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn bao giờ hết. Áp lực tăng lên trên các mạch máu dẫn đến chân mẹ sẽ bị tê, mỏi, phù đầu gối và mắt cá chân. Hãy giữ chân của bạn càng cao càng tốt và nghiêng người về phía bên trái để giúp giảm phù bàn chân.

Các bác sĩ thường đánh giá vị trí của đầu em bé đã vào đúng vị trí hay không căn cứ vào vị trí đỉnh đầu của bé dựa vào hai xương ở giữa xương chậu của bạn. Vị trí đó là điểm chính xác để sinh. Nếu đầu bé nằm trên vị trí này khoảng 2cm, bác sĩ có thể nói là “trừ hai phân”, nếu đầu bé nằm dưới vị trí này 1cm, có thể gọi là “hơn một phân”.

Bản năng làm tổ

Gần cuối thai kỳ, bạn thường thấy cơ thể cồng kềnh, uể oải và không muốn nhấc mình lên tí nào. Nhưng mỗi buổi sáng thức dậy bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh lại bình thường và bắt đầu đi lại dọn dẹp, nấu ăn, rửa chén bát, như thể đang chuẩn bị dọn dẹp tổ đón đứa con sắp chào đời. Tuy nhiên, bạn cần nhẹ nhàng với bản thân, đừng để kiệt sức vì lau nhà trước khi đón em bé ra đời. Hãy tạm dừng những công việc hàng ngày và nghỉ ngơi.

Sút cân

Một vài thai phụ bị giảm tới 500g khối lượng một ngày trước khi lâm bồn. Đó là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể bạn.

Đau lưng dưới

Một số phụ nữ bảo rằng họ cảm thấy những cơn đau âm ỉ ở phần sau lưng khiến họ cảm khó ở và bồn chồn.

Triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Nhiều chị em có triệu chứng hệt như trước kì kinh nguyệt trước khi bước vào kì sinh, cảm thấy khó ở, đau đầu, mệt mỏi. Một số người có thể bị tiêu chảy trong giai đoạn này.

Dịch nhầy âm đạo

Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung được chặn lại bởi một lớp dịch nhầy âm đạo. Khi cổ tử cung bắt đầu mềm và giãn rộng ra, lớp dịch này có thể chảy ra ngoài. Dịch nhầy có thể xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi sản phụ sinh, hoặc chỉ chảy ra ngay trong lúc sinh nở. Dịch nhầy thường có màu đỏ tươi, hoặc màu máu nâu.

Những cơn gò Braxton Hicks

Vài tuần trước khi sinh nở, tử cung sẽ bắt đầu luyện tập cho hành trình sắp tới bằng việc bắt đầu những cơn gò nhỏ ở tử cung, diễn ra trong khoảng 30 giây và lặp lại một cách ngẫu nhiên khiến bạn đôi khi không nhận ra. Chúng gây ra những cơn đau ngắn và bạn có thể cảm thấy như bị thắt chặt ở vùng bụng một lúc.

Bạn có thể bị thấy đau đến mức không ngủ được vì những cơn gò. Đây là lúc để bạn thực hiện các kĩ thuật thả lỏng như đã được hướng dẫn trong lớp học tiền sản để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới.

Càng gần đến ngày sinh, các cơn gò càng diễn ra nhiều và mạnh hơn đến nỗi, bạn có thể tự hỏi có phải đây là lúc “đó”.

Triệu chứng này được gọi là “sinh giả” nhiều thai phụ đã nhầm và vội đến bệnh viện vào giữa đêm vì lo sắp chuyển dạ. Sau đó, họ lại phải về nhà để tiếp tục chờ đợi đến ngày sinh thật.

Các cơn gò giả thường không diễn ra đều đều và chúng thường biến mất khi bạn đứng dậy đi lại. Những cơn co tử cung (cơn gò chuyển dạ “thật”) thường diễn ra theo một chu kỳ đều và sẽ mạnh dần lên. Do đó, nếu bạn thắc mắc mình sắp sinh hay không, bạn có thể phán đoán bằng cách làm một bảng theo dõi, ghi lại thời gian diễn ra các cơn gò chúng cách nhau khoảng bao lâu và kéo dài trong bao lâu?

Các cơn gò thường không diễn ra theo cách giống nhau và nếu bạn đứng dậy để đi lại, chúng sẽ nhanh chóng biến mất. Các cơn gò chuyển dạ “thật” thường diễn ra dần dần, mạnh hơn và thường xuyên hơn.

Nếu vẫn không chắc, bạn nên gọi điện hỏi bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để được hướng dẫn. Có thể đó chỉ là cơn gò giả, nhưng đó cũng có thể là lúc bạn thực sự lâm bồn.

Để biết thêm, mời bạn đọc bài Sinh con

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sau Chuyển Phôi 20 Ngày Xuất Hiện Dấu Hiệu Bị Hỏng Thai

Không ít trường hợp sau 14 ngày chuyển phôi đo nồng độ hCG tăng được chẩn đoán có thai nhưng sau chuyển phôi 20 ngày lại xuất hiện một vài dấu hiệu báo thai hỏng, thai không tiếp tục phát triển. Điều này khiến không ít chị em lo lắng. Vậy thực chất nguyên nhân do đâu? Chị em phải làm gì để “bảo vệ” an toàn tuyệt đối cho thai nhi trong thời điểm nhạy cảm này? Tất tần tật thông tin sẽ được các chuyên gia tại thảo dược An Bình chia sẻ qua bài viết sau.

Sau chuyển phôi 20 ngày, rất nhiều trường hợp vẫn bị hỏng thai.

Hình ảnh bảng nồng độ hCG thay đổi theo tuần thai

Tuy nhiên, không ít trường hợp cho tới ngày thứ 20, lại có hiện tường bị hỏng thai. Thảo dược An Bình trích lại một số những chia sẻ của các mẹ trên một số diễn đàn như sau:

Chia sẻ của mẹ Haco910 trên webtretho: “Chị dâu mình làm IVF chuyển phôi đông 14 ngày xét nghiệm Beta được 105,5, bác sĩ nói đã có thai, nhưng ngày thứ 21 siêu âm chưa thấy túi thai, xét nghiệm beta chỉ còn 3, BS nói đã bị hỏng, dừng thuốc cho máu ra. Và chỉ dặn chờ chu kỳ kinh tháng sau đi khám lại để chuyển phôi tiếp. Nhưng chị mình dừng thuốc 2 ngày rồi mà vẫn không thấy máu ra. Ngực vẫn căng, có phải chị mình thai bị lưu nên không ra máu? …”

Một câu chuyện nữa cũng được chia sẻ trên báo Tiền Phong: “Hôm nọ chị cấy được rồi cậu à! Đến nay đã được 9 ngày…”. Thế nhưng, chưa đầy 20 ngày sau, khi hỏi thăm tình hình, tôi lại nhận được câu nói trĩu nặng thất vọng của chị: “Lại hỏng rồi cậu ơi! Phôi bị tuột ra ngoài”.

Như vậy có thể thấy rằng, không chỉ 14 ngày đầu là nhạy cảm mà thức chất cho đến ngày 20 sau chuyển phôi hay 30, mẹ vẫn có thể bị hỏng thai. Vậy nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân khiến phôi thai bị hỏng sau chuyển phôi 20 ngày

► Cơ thể mẹ xuất hiện dấu hiệu bất thường► Phôi thai có những dấu hiệu bất thường – Có nhiễm sắc thể bất thường

– Nhiễm trùng âm đạo trước khi tiến hành chuyển phôi

– Cuống rốn có những dấu hiệu bất thường

– Rối loạn nội tiết tố

– Nguồn dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho phôi thai

– Sau giai đoạn chuyển phôi, những lo lắng có thẻ khiến mẹ bị tăng huyết áp

– Mẹ mắc một số bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim, chứng rối loạn đông máu, tử cung bất thường bị thiểu năng tử cung, rối loạn hệ miễn dịch.

► Quá trình phôi làm tổ gặp phải sự cố

– Sau khi thụ tinh trong phòng Lab, phôi thai tốt nhất sẽ được tuyển chọn để chuyển vào tử cung của người mẹ. Lúc này, quá trình phân chia tế bào diễn ra. Một số tế bào phát triển thành phôi, một số phát triển thành nhau thai và mô khác.

Nhưng nhiều trường hợp khi vào cơ thể mẹ, một số tế bào phát triển thành phôi lại gặp thất bại dù tế bào trong túi ối vẫn phát triển tạo thành nhau thai.

Do đó trong khoảng 14 ngày đầu, chỉ số hCG vẫn tăng nhưng do phôi không phát triển nên sau đó, cơ thể mẹ tự sản sinh hormone để ngừa thai, phá thai, đào thải phôi thai ra ngoài.

– Dị tật bẩm sinh nghiêm trọng

– Phôi thai phát triển nhưng bị chứng rối loạn nhịp tim. Dù chỉ xuất hiện trong một thời điểm (1 – 2%) trong cả quá trình nhưng rất có thể sẽ làm nhịp tim bị tăng, chậm hoặc làm ngưng đột ngột khiến phôi thai không tiếp tục phát triển.

Sau chuyển phôi 20 ngày bị hỏng thai, rất nhiều mẹ sẽ cảm thấy rất sốc và không tin đó là sự thật, đến khám lại nhiều lần. Các bác sĩ cũng sẽ tiến hành đo kích thước túi thai, cẩn thận hơn và siêu âm đầu dò để kiểm tra chắc chắn kích thước túi thai, hẹn tái khám sau đó để khẳng định có thai không có phôi thai phát triển để các cặp vợ chồng có phương án khác.

Với sự cẩn thận và chu đáo đó của bác sĩ, thì chắc hẳn một khi đưa ra kết luận, chị em cũng không nên quá buồn và cần nhanh chóng sốc lại tinh thần để tiến hành lần chuyển phôi kế tiếp.

Làm thế nào để giữ thai sau khi đã xác định chuyển phôi thành công?

► Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu cần được quan tâm, đặc biệt là sau khi chuyển phôi được chẩn đoán mang thai thì mẹ càng cần bổ sung dinh dưỡng để phôi thai phát triển. Một số món như: cháo cá chép, cháo hạt sen, các loại sữa, trái cây như cam, chuối, bơ, khoai lang…

Sử dụng bài thuốc an thai từ củ gai tươi An Bình , bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Các mẹ ít biết nhưng rễ gai có chứa một nguồn dinh dưỡng vô cùng lớn: Vitamin A, B, C, D, sắt, kali, protein, canxi, i – ốt, muối, giàu axit amin, chất diệp lục, ít chất béo… Đặc biệt có lợi cho mẹ sau khi chuyển phôi.

Tuyệt đối không nên ăn đồ cay nóng dễ gây táo bón, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy, café… rất dễ làm biến đổi, tổn thương nhiễm sắc thể và các tế bào.

Khắc phục tình trạng nhiễm trùng âm đạo:►

+ Vợ chồng tuyệt đối không được quan hệ, vừa làm nhiễm trùng âm đạo vừa làm cho phôi thai bị tuột ra ngoài do chưa bám chắc.

+ Hạn chế đi lại, tắm rửa bằng nước lạnh.

+ Sau chuyển phôi mẹ thường bị ra máu âm đạo nhưng không nên dùng bỉm hay băng vệ sinh mà nên thường xuyên thay quần trong để tránh làm nhiễm trùng âm đạo.

Cơn Gò Chuyển Dạ Là Gì? Dấu Hiệu Khi Chuyển Dạ Sắp Sinh

Cơn gò chuyển dạ với sự khác nhau và cường độ và thời gian dễ làm các mẹ cảm thấy bối rối. Vậy nên, nhận biết các cơn gò chuyển dạ cũng như học hỏi các biện pháp giúp làm dịu cơ thể khi gặp trường hợp này là điều mà các mẹ nên làm lúc này.

1. Cơn gò Braxton – Hicks hay cơn co tử cung sinh lý

Đến thai kỳ thứ 4 các mẹ có thể nhận thấy những cơn co tử cung xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, nó không đồng đều và thường xuyên. Đây chính là cách để cơ thể hay tử cung của người mẹ luyện tập trước ngày lâm bồn.

Đối với cơn gò sinh lý thì nó sẽ không tăng dần theo thời gian cũng như đau nhiều hơn, cổ tử cung của người mẹ cũng không thay đổi. Khi cơ thể mệt mỏi, thiếu nước, đi đứng nhiều rất dễ xuất hiện cơn gò này. Khi được nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ thì cơn gò này sẽ biến mất.

Trước khi đến bệnh viện để kiểm tra bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để giúp cơn gò sinh lý biến mất:

Khi đã thử những cách trên mà cơn gò vẫn không biến mất hoặc xuất hiện thường xuyên hơn thì bạn cần đi kiểm tra ngay, tránh tình trạng sinh non.

Trong quá trình gò tử cung mà sờ vào bụng bạn sẽ thấy cứng hơn bình thường. Cảm giác tử cung căng chặt đi kèm một số biểu hiện như sau:

Khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Đặc biệt lưu ý những trường hợp đi kèm với chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay bị vỡ ối.

Đa thai (sinh hai hoặc sinh ba)

Tử cung, cổ tử cung, nhau thai bất thường

Người mẹ hút thuốc lá hay một số loại thuốc kích thích nào đó.

Căng thẳng nhiều

Đã từng sinh non trước đó

Nhiễm trùng

Trước khi mang thai bị thừa cân hay thiếu cân

Không thăm khám thai nhi hay chăm sóc thai đúng cách

Các mẹ cần lưu ý khoảng cách các cơn co tử cung cũng như số lần, tần số gò và các triệu chứng khác cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời.

3. Cơn gò tử cung chuyển dạ

Cơn gò chuyển dạ một khi đã xảy ra thì nó sẽ không giảm đi hay biến mất nếu áp dụng các biện pháp nghỉ ngơi, uống nước như hai loại trên. Thay vì vậy, cơn gò này sẽ có dấu hiệu tăng lên về cường độ, thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò. Mục đích của các cơn gò này là mở rộng cổ tử cung để chuẩn bị chào đón em bé ra đời.

Giai đoạn chuyển dạ này những cơn gò vẫn còn nhẹ nhàng. Các mẹ sẽ thấy căng chặt tử cung hay bụng dưới, thời gian kéo dài từ 30 đến 90 giây. Khoảng cách và cường độ của cơn gò sẽ tăng dần. Lúc đầu khá xa nhưng gần đến lúc cơn chuyển dạ đến thì cơn gò có thể xuất hiện liên tục sau 5 phút.

Giai đoạn sớm trước khi chuyển dạ bạn cần phải chú ý đến các dấu hiệu sắp sinh , chuyển dạ thực sự như có chất nhầy hồng từ cổ tử cung vì cổ tử cung mở rộng. Thậm chí bị vỡ ối thành tia rỉ rả hay thành dòng lớn chảy từ âm đạo.

Các mẹ sẽ cảm thấy cơn gò này bao quanh cả cơ thể từ lưng đến trước bụng. Nhiều người còn bị chuột rút ở chân và đau. Theo dõi sẽ thấy cơn gò kéo dài từ 45 đến 60 giây sau 3 đến 5 phút và lúc này cần đến bệnh viện ngay.

Trong quá trình chuyển dạ , cổ tử cung sẽ mở rộng từ 7 đến 10cm. Cơn gò kéo dài từ 60 đến 90 giấy. Khoảng cách của mỗi cơn gò từ 30 giây đến 2 phút. Một số trường hợp cơn gò còn chồng lên nhau để đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, đối với mỗi phụ nữ khác nhau cơn gò chuyển dạ cũng sẽ xảy ra khác nhau đi kèm với triệu chứng khác nhau như:

+ Biện pháp không uống thuốc

+ Biện pháp dùng thuốc

– Uống nước, nghỉ ngơi, giải trí nhưng vẫn không giảm.

– Xuất hiện ở tuần 37 của thai kỳ.

– Tăng dần về thời gian xuất hiện, khoảng cách và cường độ.

– Khoảng cách giữa các cơn gò chỉ là 5 phút.

– Đi kèm với các cơn đau, chảy máu, vỡ ối, rỉ ối và các biểu hiện khác.

Lần đầu làm mẹ sẽ khó để xác định cơn gò chuyển dạ thực sự. Nếu nghi ngờ tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán. Ngoài ra, bạn cũng nên thời gian của cơn gò và một số dấu hiệu khác để thông báo với bác sĩ.

Co tử cung chuyển dạ là lúc chuẩn bị em bé chào đời. Với người mẹ, chịu đựng sự đau đớn ấy là điều thiêng liêng nhất của họ. Đừng quá căng thẳng, hãy thư giãn và luôn nhớ rằng mọi chuyện sẽ ổn khi sinh bé xong. Nếu bạn cần chia sẻ những lời khuyên và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho quá trình vượt cạn, hãy liên hệ với ngay hôm nay.