Top 7 # Xem Nhiều Nhất Xuất Kho Theo Phương Pháp Bình Quân Cuối Kỳ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Bình Quân Gia Quyền

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là một trong những phương pháp tính giá xuất kho hiện nay. Vậy Phương pháp này có những ưu, nhược điểm gì? Cách tính theo phương pháp bình quân gia quyền như thế nào? Loại hình sản xuất kinh doanh nào phù hợp để áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền? Các bạn cùng tìm hiểu chi tiết ở nội dung tiếp theo.

Thứ nhất: Tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh.

Thứ hai: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Thứ ba: Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).

So với trước đây thì hai thông tư này đã bãi bỏ Phương pháp LIFO. Đồng thời thay vào đó là bổ sung Phương pháp giá bán lẻ.

Trong bài viết này các bạn cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu về Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

1. Khái niệm tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của các loại hàng hóa tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Mặt khác, tùy vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà giá trị trung bình có thể được tính bởi 1 trong 2 cách.

Hoặc tính theo từng kỳ.

Hoặc tính sau từng lần nhập hàng.

2. Ưu điểm và nhược điểm của Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền?

Tùy vào kế toán lựa chọn vào cách tính giá trị trung bình. Thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền có các ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể.

* Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

– Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

– Nhược điểm: Độ chính xác không cao. Hơn nữa đến cuối tháng kế toán mới tính đơn giá bình quân và giá trị hàng xuất kho nên khối lượng công việc sẽ bị dồn nhiều vào cuối kỳ. Cũng chính đến cuối tháng mới có giá xuất kho do đó mỗi nghiệp vụ xuất kho vì thế mà không được cung cấp kịp thời giá trị xuất kho.

* Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

– Nhược điểm: Theo cách này, sau mỗi lần nhập kế toán phải tính toán, xác định đơn giá bình quân của các loại hàng mua về. Căn cứ vào đơn giá bình quân và khối lượng xuất kho giữa hai lần nhập liên tiếp để xác định giá xuất kho. Qua đây, ta có thể thấy kế toán tính toán đơn giá xuất kho theo cách này sẽ tốn nhiều công sức do phải tính toán nhiều lần.

– Nhưng mặt khác nó lại mang lại ưu điểm là độ chính xác cao. Đồng thời đảm bảo được tính cập nhật, kịp thời cho mỗi lần xuất kho. Điều này đã khắc phục được nhược điểm mà cách tính cả kỳ dự trữ còn mắc phải.

Cách tính như sau:

Giá xuất kho = Số lượng x giá đơn vị bình quân.

Trong đó:

Trường hợp 1: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Giá đơn vị bình quân (cuối kỳ) = (Giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ)/(số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ).

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng có số liệu của nguyên vật liệu X như sau.

+ Tồn kho đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 20.000 đồng/kg

+ Nhập trong kỳ: 4.000 kg, có giá trị là: 88.000.000 đồng.

+ Tổng số lượng xuất trong kỳ: 2.500 kg

Giá trị của nguyên liệu X xuất kho trong kỳ là: 2.500kg x 21.600 đồng/kg = 54.000.000 đồng.

Trường hợp 2: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Ta xác định:

Giá đơn vị bình quân (sau mỗi lần nhập) = Giá trị thực tế sau mỗi lần nhập/ Số lượng tồn sau mỗi lần nhập.

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng, có số liệu của nguyên liệu M trong tháng 1 như sau:

+ Ngày 01/01: tồn kho đầu kỳ: 5.000 kg, đơn giá 3.000 đồng/kg.

+ Ngày 10/01: Công ty Việt Hưng nhập kho 4.000 kg nguyên liệu M. Với đơn giá 2.000 đồng/kg.

Như vậy, tại ngày 10/01 kế toán phải tiến hành xác định giá đơn vị bình quân 1kg nguyên liệu M. Cụ thể như sau:

Giá đơn vị bình quân (ngày 10/01) = (5.000kg x 3.000 đồng/kg + 4.000kg x 2.000 đồng/kg)/(5.000kg + 4.000 kg) = 2.556 đồng/kg.

Giá trị xuất kho = 1.000kg x 2.556 đồng/kg = 2.556.000 đồng.

Tính Giá Xuất Kho Phương Pháp Bình Quân Gia Quyền

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền là một trong 3 phương pháp tính giá theo chế độ kế toán hiện hành. Doanh nghiệp áp dụng cách tính giá bình quân gia quyền có thể áp dụng một trong 2 cách: Một là tính giá xuất kho bình quân gia quyền cả kỳ; Hai là tính giá xuất kho bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Trong bài viết này chúng ta cùng nghiên cứu Nội dung của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền theo cả 2 cách; Ví dụ mô tả Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền theo cả 2 cách; Ưu và nhược điểm của phương pháp tính giá bình quân này.

Giá thực tế xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền được tính theo công thức sau:

Tại Công ty CP Kế Toán Hà Nội, trong T2/2019 có số liệu sau:

Vật liệu A tồn kho kho đầu T2/2019: 3.000 kg với đơn giá 15.000 đ/kg.

Tổng nhập trong T2/2019 của Vật liệu A là: 4.000 kg với đơn giá 15.500 đ/kg.

Tổng xuất trong T2/2019 của Vật liệu A là: 6.000 kg.

Công ty CP Kế Toán Hà Nội tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Với số liệu trên, Kế Toán Hà Nội tính trị giá xuất kho 6.000 kg Vật liệu A như sau:

Theo phương pháp này, thì sau mỗi lần nhập, phải xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và số lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để xác định trị giá thực tế của hàng xuất kho.

Để hiểu rõ hơn về Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn). Chúng ta cùng nghiên cứu ví dụ sau:

Tại Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội trong tháng 3/2019 có số liệu sau:

– Ngày 7/3/2019, nhập kho nguyên liệu A 5.000 kg, đơn giá: 2.800 đ/kg, trị giá 14.00.000 đ.

– Ngày 15/3/2019 xuất kho 2.000 kg nguyên liệu A.

Công ty Thực hiện Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) như sau:

Tại ngày 4/3/2019, Công ty phải tính được các chỉ tiêu: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho của nguyên liệu A.

– Ngày 7/3/2019, nhập kho nguyên liệu A 5.000 kg, đơn giá: 2.800 đ/kg, trị giá 14.00.000 đ.

– Ngày 15/3/2019 xuất kho 2.000 kg nguyên liệu A.

Tại ngày 15/3/2019, Công ty phải tính được các chỉ tiêu: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho của nguyên liệu A.

Ưu nhược điểm.

Cách Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Fifo

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước và ví dụ cụ thể đối với phương pháp nhập trước xuất trước

Hiểu đơn giản về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước các bạn lưu ý là giá trị trong kho nào có trước xuất đi trước, có sau xuất đi sau, bắt đầu xuất từ tồn đầu kỳ

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO ( nhập trước xuất trước)

Khái niệm phương pháp FIFO:

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

Đơn giá nhập kho = Giá nhập kho/ Số lượng nhập kho

Ưu điểm: Tính toán được giá trị của hàng xuất kho của từng lần xuất hàng nên cung cấp được số liệu kịp thời cho kế toán ghi sổ

Nhược điểm: Doanh hiện tại không phù hợp với Chi phí hiện tại

Vận dụng phương pháp FIFO để tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để tính giá thành sản xuất trong doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO:

+ Áp dụng cho những doanh nghiệp có hàng hóa mà giá cả có tính ổn định, hoặc giá cả hàng hóa đang trong thời kỳ có xu hướng giảm

+ Thường là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng nhỏ mà thiết yếu như: thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,…

Ví dụ về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Bài tập: Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có tình hình nguyên vật liệu trong tháng 9 như sau:

– Tồn kho đầu tháng: 4.000 kg đơn giá: 120.000đồng/kg

1. Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng.

2. Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

3. Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

4. Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

5. Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Yêu cầu: Định khoản, phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh biết DN A tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp: Nhập trước xuất trước (FIFO)

Hãy định khoản và vận dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO trên để làm bài tập trên

Bài làm:

1/ Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng

Nợ TK 152: 3500 x 118.000 = 413.000.000

Nợ TK 133: 41.300.000

Có TK 3411: 454.300.000

2/ Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

Nợ TK 621: 4000 x 120.000 + 500 x 118.000 = 539.000.000

Có TK 152: 539.000.000

3/ Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

3a) Nợ TK 152: 8000 x 121.000 = 968.000.000

Có TK 411: 968.000.000

3b) Nợ TK 152: 8000.000

Có TK 111: 8000.000

Giá nhập kho = 968.000.000 + 8.000.000 = 976.000.000

Đơn giá nhập = 976.000.000 / 8000= 122.000/kg

4/ Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

Nợ TK 621: 360.000.000

Nợ TK 627: 360.000.000

Có TK 152: 3000 x 118.000 + 3000 x 122.000 = 720.000.000

5/ Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Theo sổ sách số lượng cuối ký = 4000+ 3500 + 8000-4000-3500-3000 = 5000kg

Thực tế: 4.950 kg đang thiếu 50kg chưa có quyết định xử lý

Nợ TK 1381: 6.100.000

Có TK 152: 50 x 122.000 = 6.100.000 (Xuất theo đúng FiFO)

⇒ Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

⇒ Học kế toán sản xuất – Trên chứng từ gốc cty bạn, học thật làm thật tới khi làm được việc

⇒ Các phương pháp tính giá thành sản xuất

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Ba Phương Pháp Tính Giá Xuất Kho Theo Thông Tư 200

Căn cứ vào hoạt động của DN kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

Trên thực tế phải căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán và phỉa sử dụng đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Trường hợp nếu có thay đổi phương pháp phải có giải thích rõ ràng bằng văn bản để gửi về cơ quan thuế:

Khi xác định giá trị hàng xuất kho, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

1. Phương pháp giá bình quân gia quyền: ( hay sử dụng )

Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)

Giá thực tế nguyên vật liệu, hàng hoá xuất dùng = Số lượng xuất dùng x Giá đơn vị bình quân

-› Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách:

* Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ( phương pháp này thường xuyên sử dụng)

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá.

VD: Tồn đầu kỳ NVLA: 3000 kg đơn giá 1000đ/kg

Nhập trong kỳ NVLA: 7000kg đơn giá 770đ/kg

* Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:

Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hoá. Tuy nhiên lại không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả.

* Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

– Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục.

– Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần

VD: Ngày 1/1 tồn kho NVLA: 3.000kg đơn giá 1.000đ/kg

Ngày 3/1 nhập kho NVLA: 2.000kg đơn giá 1.100đ/kg

Ngày 4/1 xuất kho NVLA: 4.000kg

Ngày 5/1 nhập kho NVLA: 3.000kg đơn giá 1.080đ/kg

Xác định đơn giá bình quân 1kg NVLA

Ngày 4/1 xuất đi 4.000 x 1.040 = 4.160.000

Vậy tồn kho (3.000 x 1.000) + (2.000 x 1.100) – 4.160.000 = 1.040.000

2. Phương pháp nhập trước xuất trước ( Thường về DN thuốc, sữa,..)

Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.

3. Phương pháp giá đích danh( DN kinh doanh về tài sản có giá trị lớn)

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia kế toán của Kế toán 68 qua Tổng đài tư vấn:

Mr Thế Anh : 0981 940 117

Email: tvketoan68@gmail.com