Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xuất Kho Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tính Giá Trị Hàng Tồn Kho Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên

Hàng tồn kho quá ít hoặc quá nhiều đều gây ra những thiệt hại, phát sinh không đáng có cho doanh nghiệp. là một bài toán khó của doanh nghiệp, đòi hỏi sự cẩn thận chính xác ở người nhân viên, bên cạnh đó là khả năng phân tích, tầm nhìn chiến lược của người quản lý.

Hiện nay có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho phổ biến đang được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên trong mỗi doanh nghiệp khi hạch toán kế toán chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp.

1. Nội dung quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là việc theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống; Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho; Giá trị hàng xuất có thể tính được ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ ngay khi có yêu cầu chỉ thị báo cáo từ ban lãnh đạo.

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ.

2. Chứng từ sử dụng trong quá trình kê khai:

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.

– Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa.

– ….

3. Đặc điểm quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

– Việc theo dõi chặt chẽ sẽ giúp cho việc điều chỉnh, đưa ra các kế hoạch chiến lược mới nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Giảm thiểu các sai sót trong quá trình ghi chép và quản lý.

– Phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với các đơn vị có giá trị hàng tồn kho lớn, sử dụng thường xuyên như nguyên vật liệu, vật tư; máy móc, thiết bị hàng kỹ thuật công nghệ chất lượng cao,..

4. Các loại tài khoản sử dụng trong việc quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

– Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế.

– Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho.

– Ngoài ra, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp này còn sử dụng một số tài khoản khác như 111, 112, 133, 141, 331, 515,…

5. Phương pháp hạch toán

a. Hạch toán tổng hợp tăng Nguyên vật liệu:

· Tăng do mua ngoài:

– TH1: Vật liệu và hóa đơn về cùng thời điểm. Bút toán ghi:

Nợ TK 152: Giá thực tế

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111, 112, 331, 141, 311,…: Tổng thanh toán

– TH2: Vật tư chuyển về trước hóa đơn nhận sau.

+ Nếu hóa đơn về trong kỳ: hạch toán như trường hợp 1

+ Cuối kỳ hóa đơn chưa về. Bút toán:

Nợ TK 152: Giá tạm tính

Có TK 331

+ Sang tháng sau hóa đơn mới về, kế toán ghi bổ sung hoặc ghi âm để điều chỉnh giá tạm tính thành giá hóa đơn:

Nợ TK 152: Giá nhập thực tế trừ (-) giá tạm tính

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331: Giá thanh toán trừ (-) giá tạm tính

– TH3: Hóa đơn được gửi về trước, hàng hóa vật tư nhận sau:

+ Nếu trong kỳ vật tư về, hạch toán giống trường hợp 1

+ Cuối kỳ vật tư chưa về, bút toán ghi:

Nợ TK 151: Giá vật tư

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331, 111, 112,… Tổng số tiền

+ Sang kỳ sau vật tư về, bút toán ghi

Nợ TK 152: Nếu nhập kho

Nợ TK 621, 627, 642 … Nếu sử dụng ngay

Có TK 151

· Tăng do các nguyên nhân khác:

Nợ TK 152: nguyên vật liệu tăng Có TK 411: được cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh Có TK 711: được viện trợ, biếu tặng Có TK 154: thuê ngoài gccb hoặc tự sản xuất đã hoàn thành Có TK 154, 711: thu hồi phế liệu trong sản xuất, thanh lý TSCĐ Có TK 621, 627, 641, 642: sử dụng còn thừa nhập lại kho Có TK 1388: nhập vật tư từ cho vay, mượn Có TK 128, 222: nhận lại vốn góp liên doanh Có TK 3381: kiểm kê thừa Có TK 412: đánh giá tăng nguyên vật liệu

b. Hạch toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu:

Nợ TK 621, 627, 641, 641: Theo giá

Có TK 152: giá trị xuất

c. Xuất góp liên doanh

Giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá, chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị ghi sổ được phản ánh trên tài khoản chênh lệch đánh giá tài sản:

Nợ TK 128, 222: Giá trị vốn góp

Nợ TK 811: Phần chênh lệch tăng

Có TK 152: Giá trị xuất thực tế

Có TK 711: Phần chênh lệch giảm

d. Xuất vật liệu bán:

– Phản ánh giá vốn, bút toán ghi:

Nợ TK 632: Trị giá xuất

Có TK 152

– Phản ánh Doanh thu:

Nợ TK 111, 112, 131: Giá bán cả thuế GTGT

Có TK 511: Giá bán chưa Thuế GTGT

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

e. Kiểm kê thiếu NVL:

Nợ TK 1381

Có TK 152

Nợ TK 1388, 334, 111, 112: Cá nhân bồi thường

Nợ TK632: Tính vào giá vốn hàng bán

Có TK 1381

g. Xuất cho các mục đích khác:

Nợ TK 154: Thuê ngoài gia công chế biến

Nợ TK 1388, 136: Cho vay, cho mượn

Nợ TK 411: trả lại vốn góp liên doanh

Nợ TK 4312: Viện trợ, biếu tặng

Nợ TK 412: Đánh giá giảm NVL

Có TK 152: NVL giảm

Hạch Toán Tồn Kho Bằng Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên

Hàng tồn kho là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy việc hạch toán hàng tồn khi không chỉ giúp cho doanh nghiệp có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ đúng mức, không dự từ quá nhiều gây ứ độn vốn, mặt khác không dự trữ quá ít để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doah nghiệp được tiến hành liên tục không bi gián đoạn.

Hàng tồn kho là những tài sản:

– Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

– Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

– Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

(Chuẩn mực 02 “HÀNG TỒN KHO” – QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Hàng tồn kho bao gồm: tự học kế toán thuế

– Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.

– Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.

– Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

– Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.

– Chi phí dịch vụ dở dang.

Nội dung hàng tồn kho

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hó trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) và các doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao…

Quản lý kho hiệu quả cùng Nhanh.vn

Đơn giản – Tiết kiệm – Tiện lợi chỉ với 8k/ngày

Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa

Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập,xuất) và số hiện có của vật tư, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK 151, TK 152, 153, 154, 156, 157, 158).

Ví dụ khi mua hàng

Nợ TK 156

Nợ 1331 (nếu có)

Có 111/112/331

– Có thể xác định giá về số lượng và giá trị hàng tồn kho vào từng thời điểm khác nhau nếu doanh nghiệp có nhu cầu kiểm tra.

– Nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

– Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý

Tăng khối lượng ghi chép hàng ngày, gây áp lực cho người làm công tác kế toán. Tuy nhiên nhược điểm này có thể được khắc phục khi doanh nghiệp tin học hóa công tác kế toán.

Ưu nhược điểm phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc thiết bị hàng có kỹ thuật, chất lượng cao

Kế Toán Tiêu Thụ Sản Phẩm Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên

Theo phương pháp kê khai thường xuyên, khi hạch toán tiêu thụ, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

* Tài khoản 157 “hàng gửi bán”:

Tài khoản 157 được sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo phương pháp chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Tài khoản 157 được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng lần gửi hàng.

Bên Nợ: giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận.

Bên Có:

– Giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.

– Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại.

Dự Nợ: giá trị hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa được chấp nhận.

Bên Nợ:

– Số thuế tiêu thụ phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ;

– Số giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu;

– Kết chuyển số DTT vào tài khoản 911 để xác định kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Bên Có: tổng số doanh thu BH&CCDV (kể cả doanh thu BĐS đầu tư) thực tế phát sinh trong kỳ của DN.

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2:

– 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”: sử dụng chủ yếu cho các DN kinh doanh vật tư, hàng hóa;

– 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”: sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, …

– 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”: sử dụng chủ yếu cho các ngành kinh doanh dịch vụ (giao thông – vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ khoa học – kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiểm toán, pháp lý, … )

– 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”: sử dụng cho các DN thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và được hưởng các khoản thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước.

– 5117 “Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư”: dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư của DN.

* Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”:

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm tiêu thụ trong nội bộ DN (giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty, tập đoàn…). Ngoài ra, tài khoản này còn được sử dụng để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trả lương, thưởng, … cho người lao động…

Tài khoản 512 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 5121 “Doanh thu bán hàng hóa”

– Tài khoản 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm”

– Tài khoản 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

Nội dung phản ánh của tài khoản 512 tương tự như tài khoản 511 ở trên.

* Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”:

Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận trên lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.

Bên Nợ: tập hợp các khoản chiết khấu thương mại chấp thuận cho người mua trong kỳ (bớt giá, hồi khấu).

Bên Có: kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên nợ tài khoản 511, 512.

Tài khoản 521 cuối kỳ không có số dư và mở chi tiết từng loại khách hàng và từng loại hàng bán, từng loại dịch vụ.

Bên Nợ: tập hợp các khoản doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại.

Bên Có: kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại

Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư.

* Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”:

Tài khoản 532 được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận do những nguyên nhân thuộc về người bán.

Bên Nợ: tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ.

Bên Có: kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán.

Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư.

Bên Nợ: tập hợp giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và các khoản được ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.

Bên Có: kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và giá vốn hàng đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại.

Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng nội dung phản ánh tùy thuộc vào yêu cầu quản lý (giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ; chi phí kinh doanh BĐS đầu tư, …)

Hạch Toán Kế Toán Thành Phẩm Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên

Kế toán thành phẩm – Nhiệm vụ hach toán đầy đủ, kịp thời số lượng thành phẩm theo từng loại thành phẩm, giá trị thành phẩm nhập kho, xuất kho theo từng kho, theo từng lần nhập, xuất kho, kiểm kê thành phẩm định kì để tìm ra sự thiếu hụt để có biện pháp xử lí kịp thời. Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ cách hach toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên

1. Tài khoản sử dụng: TK 155 – Thành phẩm

Tài khoản này có nội dung phản ánh và kết cấu như sau:

– Trị giá của thành phẩm nhập kho;

– Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê;

– Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

– Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;

– Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;

– Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). o Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

2. Hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên

Nợ TK 155: Thành phẩm

Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 155: Thành phẩm

Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán

Có TK 155: Thành phẩm

Nợ TK 155: Thành phẩm

Có TK 632: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 221, 222: Vốn góp liên doanh, liên kết (theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811: Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ giá trị ghi sổ của thành phẩm).

Có TK 155: Thành phẩm

Có TK 711: Thu nhập khác

Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý:

Nợ TK 155: Thành phẩm

Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác (3381)

Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác

Có TK 711: nếu số thừa được ghi tăng thu nhập khác.

Nợ TK 138: Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)

Có TK 155: Thành phẩm

Nợ các TK 111, 112…: (Nếu cá nhân phạm lỗi bồi thường bằng tiền)

Nợ TK 334: Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của cá nhân phạm lỗi)

Nợ TK 138: Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thường)

Có TK 138: Phải thu khách hàng (1381)

Nợ TK 2223: Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811: Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm)

Có TK 155: Thành phẩm

Có TK 711: Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm)