Top 15 # Xem Nhiều Nhất Xuất Kho Theo Phương Pháp Nhập Trước Xuất Trước Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tính Giá Xuất Kho Phương Pháp Nhập Trước, Xuất Trước (Fifo)

Theo phương pháp này, giả thiết rằng số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàng xuất. Do đó nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho cuối cùng.

Ví dụ: Tại công ty cổ phần Thép Thanh Bình trong tháng 7/2017 có số liệu như sau:

– Ngày 15/7/15 xuất bán 150 tấn thép 1,5 ly; 130 tấn thép 2,3ly.

Ngày 12/7/17

– Trị giá xuất bán 120 tấn thép 1,5 ly được xác định như sau: (100 tấn x 11 trđ ) + (20 tấn x 12 trđ) = 1.340 trđ.

– Trị giá xuất bán 40 tấn thép 2,3 ly được xác định như sau: 40 tấn x 10 trđ = 400 trđ.

Ngày 15/7/15

– Trị giá xuất bán 100 tấn thép 1,5 ly được xác định như sau: (30 tấn x 12 trđ) + (70 tấn x 13 trđ) = 1.270 trđ.

– Trị giá xuất bán 130 tấn thép 2,3 ly được xác định như sau: (10 tấn x 10 trđ) + (100 tấn x 11 trđ) + (20 tấn x 12 trđ) = 1.440 trđ.

2. Ưu điểm phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) có ưu điểm là giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

3. Nhược điểm phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

Tính Giá Theo Phương Pháp Nhập Trước Xuất Trước (Fifo)

Tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). Nội dung trình bày bao gồm: Nội dung của phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO); Ví dụ mô tả tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước; Ưu và nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước.

Để tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) thì là số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nào thì Tức là xuất hết số nhập trước mới đến theo giá thực tế của từng lô hàng xuất. Do đó nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho cuối cùng.

Tại Công ty CP Thép và Vật Tư trong tháng 2/2019 có số liệu như sau:

b) Số liệu nhập kho hàng hóa trong tháng 2/2019 như sau:

c) Trong tháng 2/2019 Công ty CP Thép và Vật Tư xuất bán hàng với chi tiết như sau:

Ngày 12/2/19 xuất bán 200 tấn thép 2 ly ; 110 tấn thép 3 ly.

Ngày 16/2/19 xuất bán 160 tấn thép 2 ly; 120 tấn thép 3 ly.

d) Công ty CP Thép và Vật Tư tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).

Trị giá xuất bán 200 tấn thép 2 ly được xác định như sau: (160 tấn x 12 trđ/tấn ) + (40 tấn x 13 trđ/tấn ) = 2.440 trđ.

Trị giá xuất bán 110 tấn thép 3 ly được xác định như sau: (80 tấn x 13 trđ/tấn ) + ( 30 tấn x 14trđ/tấn ) = 1.460 trđ.

Trị giá xuất bán 160 tấn thép 2 ly được xác định như sau: (80 tấn x 13 trđ) + (80 tấn x 14 trđ) = 2.160 trđ.

Trị giá xuất bán 120 tấn thép 3 ly được xác định như sau: (80 tấn x 14 trđ) + ( 40 tấn x 15 trđ ) = 1.720 trđ.

Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các Đơn vị có thể quản lý được thời gian nhập của từng lô hàng cụ thể.

Khi xuất kho tính ngay được giá vốn của từng lô hàng, đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu cho kế toán ghi chép và công tác quản lý.

Trị giá vốn của hàng tồn kho sát với giá thị trường, chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán có ý nghĩa kinh tế hơn.

Doanh thu hiện tại có thể không phù hợp với chi phí hiện tại (Giá trị hàng xuất kho tương ứng với giá của những lần nhập trước).

Doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá có thể đã có được từ cách đó rất lâu.

Đối với Đơn vị có nhiều chủng loại mặt hàng, hoạt động nhập xuất liên tục áp dụng phương pháp này sẽ khiến cho chi phí hạch toán và khối lượng công việc tăng lên rất nhiều.

Nếu bạn là kế toán mới ra trường, chưa tự tin về chuyên môn cũng như kỹ năng xử lý trong công việc kế toán, có thể tham khảo khóa học Kế toán Thuế chuyên sâu; khóa học kế toán tổng hợp của Kế Toán Hà Nội.

Còn bạn đã là kế toán có kinh nhiều, muốn nâng cao giá trị bản thân cũng như thu nhập có thể tham gia Lớp ôn thi CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ để có chứng chỉ.

Cách Tính Giá Xuất Kho Bình Quân, Đích Danh, Nhập Trước Xuất Trước

Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.

2. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh:

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.Ví dụ: Tình hình nhập xuất trong tháng T1/2019 của công ty Hữu Tâm như sau: Tồn đầu T1/2019: NVL A:1.000kg x 11.000đ/kg NVL B: 500kg x 15.000đ/kg Ngày 03/1/2019: Nhập kho NVL A: 3.000 kg, Đơn giá 12.000đ/kg Ngày 10/1/2019: + Nhập kho NVL B: 2.000kg, Đơn giá 16.000đ/kg + Xuất kho NVL A: 2.000kg Ngày 15/1/2019: Xuất kho NVL B: 2.000kg Ngày 25/1/2019: Xuất kho NVL A: 1.000kg

Bài giải: Giá trị xuất trong T1/2019: Ngày 03/1/2019 xuất kho NVL A: 2.000 x 12.000 = 24.000.000đ Ngày 15/1/2019 xuất kho NVL B: 2.000 x 16.000 = 32.000.000đ Ngày 25/1/2019 xuất kho NVL A: 1.000 x 12.000 = 12.000.000đ

– Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra: Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. – Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này: Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

3. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

– Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Thường các doanh nghiệp kinh doanh về thuốc, mỹ phẩm… : Tình hình nhập xuất trong T2/2019 của Công ty Hữu Tâm như sau: Đầu T02/2019 tồn kho: 5 chai dầu gội, Đơn giá 100.000đ Ngày 01/02/2019 nhập mua: 20 chai dầu gội, Đơn giá 110.000đ/chiếc Ngày 08/02/2019: + Nhập : 10 chai dầu gội, đơn giá 120.000đ/chiếc + Xuất : 15 chai dầu gội Ngày 22/02/2019 xuất : 15 chai dầu gội.Bài giảiTính nhập trước – Xuất trước: trước hết căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá nhập kho lần trước, xong mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập lần sau, làm giá thực tế của từng lần xuất: Giá trị vật tư xuất trong kỳ: Ngày 08/02/2019 xuất kho: 05 x 100.000 + 10 x 110.000 = 1.600.000đ. Ngày 22/02/2019 xuất kho: 10 x 110.000 + 05 x 120.000 = 1.700.000đ.

– Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên bán cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn – Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

4. Các điều kế toán cần biết về phương pháp tính giá xuất kho:

– 3 Phương pháp tính giá xuất kho nêu trên áp dụng cho tất cả các loại hàng tồn kho.

– Riêng đối với hàng hóa thì có thêm 1 phương pháp nữa đó là: phương pháp Giá bán lẻ

Dành cho: Một số đơn vị có đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự) có thể áp dụng kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp Giá bán lẻ. Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng.

– Trước đây: Theo quyết định 48 và quyết định 15 thì còn có thêm 1 phương pháp nữa là Phương pháp FIFO: First in – First out (nhập trước xuất trước) nhưng hiện nay theo thông tư 200 và thông tư 133 đã bỏ phương pháp này.

Phương Pháp Nhập Sau, Xuất Trước (Last In, First Out

Phương pháp Nhập sau, xuất trước

Khái niệm

Phương pháp Nhập sau, xuất trước trong tiếng Anh là Last In, First Out, viết tắt là LIFO.

Nhập sau, xuất trước (LIFO) là một phương pháp được sử dụng để tính toán hàng tồn kho ghi lại các mặt hàng được sản xuất gần đây nhất sẽ được bán trước hay xuất trước.

Theo LIFO, chi phí của các sản phẩm được mua gần đây nhất (hoặc sản xuất sau) là chi phí đầu tiên được chi trả như giá vốn hàng bán (COGS), có nghĩa là chi phí thấp hơn của các sản phẩm cũ sẽ được báo cáo là hàng tồn kho.

Hai phương pháp thay thế để tính chi phí hàng tồn kho bao gồm phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO), trong đó các mặt hàng tồn kho để lâu nhất sẽ được bán trước; và phương pháp chi phí trung bình, lấy trung bình trọng số của tất cả các đơn vị có sẵn để bán trong kì kế toán và sau đó sử dụng chi phí trung bình đó để xác định giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kì.

Đặc điểm của phương pháp Nhập sau, xuất trước (LIFO)

Nhập sau, xuất trước (LIFO) chỉ được sử dụng ở Mỹ, nơi cả 03 phương pháp chi phí hàng tồn kho có thể được sử dụng theo các Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) vì Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cấm sử dụng phương pháp LIFO.

Các công ty sử dụng định giá hàng tồn kho LIFO thường là những công ty có hàng tồn kho tương đối lớn, chẳng hạn như nhà bán lẻ hoặc đại lí ô tô, có thể tận dụng được thuế thấp khi giá tăng và dòng tiền cao hơn.

Mặc dù vậy, nhiều công ty ở Mỹ thích sử dụng FIFO, bởi vì nếu một công ty sử dụng định giá LIFO khi nộp thuế, họ cũng phải sử dụng LIFO khi báo cáo kết quả tài chính cho các cổ đông, làm giảm thu nhập ròng và giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

Phương pháp LIFO trong mối quan hệ với Lạm phát và Thu nhập ròng

Khi không có lạm phát, cả 03 phương pháp chi phí hàng tồn kho đều cho kết quả như nhau. Nhưng nếu lạm phát cao, việc lựa chọn phương pháp kế toán chi phí hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ định giá. FIFO, LIFO và chi phí trung bình có tác động khác nhau:

– FIFO là chỉ số tốt hơn về giá trị của hàng tồn kho cuối kì (trên bảng cân đối kế toán), nhưng nó cũng làm tăng thu nhập ròng vì hàng tồn kho có thể trải qua vài năm mới được sử dụng để định giá COGS. FIFO làm tăng thu nhập ròng, nhưng nó cũng có thể làm tăng các khoản thuế mà công ty phải chịu.

– LIFO không phải là một chỉ số tốt về việc tính giá trị hàng tồn kho cuối kì vì nó có thể vượt quá giá trị của hàng tồn kho. LIFO làm cho thu nhập ròng (và thuế) thấp hơn vì giá vốn hàng bán cao hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện bút toán giảm (Write-down) sẽ ít hơn đối với hàng tồn kho theo LIFO trong quá trình lạm phát.

– Chi phí trung bình (Average cost method) tạo ra kết quả nằm ở đâu đó giữa phương pháp FIFO và LIFO.

Ví dụ thực tế về phương pháp LIFO so với FIFO

Giả sử công ty A có 10 sản phẩm. 05 sản phẩm đầu tiên có giá $100 mỗi cái và đến kho 02 ngày trước. 05 sản phẩm cuối cùng có giá $200 mỗi cái và đến cách đây 01 ngày trước. Dựa trên phương pháp quản lí hàng tồn kho LIFO, các sản phẩm cuối cùng trong số đó là những sản phẩm đầu tiên được bán. 07 sản phẩm được bán, nhưng kế toán viên có thể ghi nhận chi phí như thế nào?

Mỗi sản phẩm có cùng giá bán, vì vậy doanh thu thu được là như nhau, nhưng chi phí của các sản phẩm sẽ khác nhau dựa trên phương pháp hàng tồn kho được chọn.

Dựa trên phương pháp LIFO, hàng tồn kho nhập cuối cùng là hàng tồn kho đầu tiên được bán. Điều này có nghĩa là các sản phẩm có giá $200 được bán đầu tiên. Công ty sau đó đã bán thêm 02 trong số các sản phẩm có giá $100/ sản phẩm.

Tổng cộng, chi phí của các sản phẩm theo phương pháp LIFO là: $200*5 + $100*2 = $1.200.

Ngược lại, bằng cách sử dụng FIFO, các sản phẩm giá $100 sẽ được bán đầu tiên, tiếp theo là các sản phẩm giá $200. Vì vậy, chi phí của các sản phẩm được bán sẽ được ghi lại là: $100*5 + $200*2 = $900.

Đây là lí do tại sao trong thời kì giá tăng, LIFO tạo ra chi phí cao hơn và giảm thu nhập ròng, điều này cũng làm giảm thu nhập chịu thuế.

Tương tự như vậy, trong thời kì giá giảm, LIFO tạo ra chi phí thấp hơn và tăng thu nhập ròng, điều này cũng làm tăng thu nhập chịu thuế.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng