Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Việc Phân Biệt Công Chức Và Viên Chức Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phân Biệt Công Chức Và Viên Chức?

Công chức và viên chức là hai đối tượng dễ gây nhầm lẫn, đông đảo mọi người vẫn chưa hiểu rõ và nắm chắc để có thể phân biệt được hai đối tượng này.

Khái niệm công chức, viên chức?

– Khái niệm công chức được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019:

” Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

– Khái niệm viên chức quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 như sau: ” Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Điểm giống nhau giữa công chức và viên chức?

Công chức và viên chức giống nhau ở một số đặc điểm như sau:

– Điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.

– Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.

– Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.

– Được đảm bảo được hưởng về tiền lương, tiền công, và chế độ lao đông theo quy định của pháp luật.

– Được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Phân biệt công chức, viên chức?

Phân biệt công chức và viên chức chủ yếu dựa trên các tiêu chí như sau:

Về cơ chế trở thành công chức, viên chức

– Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ.

– Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.

– Với công chức thời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ.

– Viên chức sẽ có thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng.

– Công chức được phân thành các ngạch khác nhau.

– Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp.

– Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã.

Làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

– Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

– Với công chức thì được ngân sách nhà nước chi trả.

– Với viên chức thì được nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Đối với công chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

– Với viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình.

– Công chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.

– Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức.

– Công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện, …

– Viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…

Nếu cần được hỗ trợ về vấn đề phân biệt công chức và viên chức hãy liên hệ chúng tôi Luật Hoàng Phi 19006557 để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Tác giả

Phạm Kim Oanh

Bà Oanh hiện đang làm việc tại Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Hoàng Phi phụ trách các vấn đề Đăng ký xác lập quyền cho khách hàng trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đây là một trong những dịch vụ khó, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của người tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Phân Biệt Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức

1. (Theo quy định tại điều 4 khoản 1 Luật cán bộ công chức:) 2. (Theo quy định tại điều 4 khoản 1 Luật cán bộ công chức:) 3. (Quy định tại điều 2 luật viên chức:) Cán bộ, công chức, viên chức Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Phân biệt công chức và viên chức Công chức (chi tiết theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP): Được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ một công vụ thường xuyên, hoặc nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện; trong các cơ quan, đơn vị QĐND (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp như chuyên viên vi tính, kế toán…); trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp); trong các cơ quan Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; trong các bộ và cơ quan ngang bộ; TAND các cấp (Phó chánh án TAND tối cao; chánh án, phó chánh án các tòa chuyên trách, thẩm phán); Viện KSND; tổ chức CT-XH (Mặt trận Tổ quốc VN, Tổng liên đoàn Lao động VN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên…); trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập…

Viên chức (theo Luật Viên chức): Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin – truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ… như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học…

Công chức – Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý. – Hình thức tuyển dụng: thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc biên chế. – Lương: hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc. – Nơi làm việc: cơ quan nhà nước, tổ chức CT-XH (Liên đoàn Lao động tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy…).

Viên chức – Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ. – Hình thức tuyển dụng: xét tuyển, ký hợp đồng làm việc. – Lương: một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp. – Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã hội./.

Phân Tích Khái Niệm Công Chức? Phân Biệt Cán Bộ, Công Chức Và Viên Chức

Phân tích khái niệm công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức hiện hành? Phân biệt công chức và cán bộ

Theo khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008, công chức là ” công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

2. Đặc điểm của công chức

– Về quốc tịch: công chức bắt buộc phải là công dân Việt Nam.

– Về con đường hình thành: thông qua tuyển dụng hoặc bổ nhiệm.

– Về chế độ làm việc, hưởng lương: làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Riêng đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì có thể hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngày 01/7/2020 vừa rồi, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức có hiệu lực, trong đó, quy định về khái niệm công chức cũng đã bị sửa đổi đáng kể. Theo đó, các nhà làm luật đã bỏ hẳn phần công chức làm trong bộ máy quản lý, lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập, tức là ta có thể hiểu những người làm trong bộ máy quản lý, lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập không thể được coi là công chức được nữa. Khoản 1 Điều 32 Luật cán bộ, công chức 2008 liệt kê nơi làm việc của công chức cũng đã bị bãi bỏ điểm c “công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập” bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức. Để dễ hiểu, ta có thể lấy ví dụ là Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương. Nếu theo quy định trước đây, ông/bà hiệu trưởng chính là một công chức, nhưng theo quy định hiện tại, ông/bà hiệu trưởng không còn là công chức nữa.

Xuất phát từ thay đổi nói trên, thì hiện tại khi nói về chế độ lương của công chức, ta có thể khẳng định công chức chỉ hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

3. Phân biệt Công chức và Cán bộ

Bảng Phân biệt khái niệm cán bộ với khái niệm công chức? Ví dụ?

4. Phân biệt Công chức và Viên chức

Bảng Phân biệt khái niệm viên chức với khái niệm công chức? Ví dụ?

Tiêu chí Viên chức Công chức

5. Phân tích trách nhiệm vật chất của viên chức?

Trách nhiệm vật chất của viên chức được hiểu là trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức khi có hành vi gây ra thiệt hại về tài sản cho cá nhân, tổ chức khác trong quá trình thi hành nhiệm vụ. Trách nhiệm vật chất được quy định tại Điều 55 Luật Viên chức 2010, theo đó:

– Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại;

VD: Cô T là giảng viên của Đại học Luật Hà Nội. Trong giờ dạy, do bất cẩn, cô đã làm hỏng máy chiếu của trường. Trong trường hợp này, cô phải bồi thường bằng tiền tương ứng cho Đại học Luật Hà Nội với chiếc máy chiếu đã làm hỏng.

– Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì viên chức có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập.

VD: Anh A là bảo vệ của Đại học Luật Hà Nội. Vừa qua, trong ca trực của anh có một giáo viên bị mất xe máy. Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường cho người bị mất xe thuộc về nhà trường, còn anh A có trách nhiệm hoàn trả cho trường.

Một điểm lưu ý rằng việc gây thiệt hại về tài sản của viên chức phải diễn ra trong quá trình viên chức thi hành nhiệm vụ mới có thể phát sinh trách nhiệm vật chất, nếu không, chỉ có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự.

VD: Vẫn là cô T – giảng viên Đại học Luật Hà Nội, cô được bạn cho mượn máy ảnh. Do vô ý, cô đã làm rơi máy ảnh xuống nước, máy ảnh bị hỏng. Trong trường hợp này, không thể nói là cô T phải chịu trách nhiệm vật chất, mà chỉ là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong dân sự.

Cán Bộ Công Chức Là Gì? Phân Biệt Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức

Việc làm Công chức – Viên chức

Cán bộ chính là công dân của Việt Nam, được bầu cử và phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố. Thị xã, quận, huyện, làm việc trong biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Công chức là công dân của Việt Nam, được bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện, các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân mà không phải là sĩ quan, các quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quôc phòng,… Làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Còn đối với các công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo và quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức là công dân của đất nước Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí công việc, họ làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc, và được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Việc làm Giáo dục – Đào tạo

2.1. Phân biệt qua khái niệm

– Công chức: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

– Viên chức: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

2.2. Phân biệt qua nguồn gốc

– Cán bộ: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, trong biên chế

– Công chức: Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong biên chế

– Viên chức: Tuyển dụng theo vị trí việc làm, ký hợp đồng làm việc

2.3. Thời gian tập sự

– Cán bộ: Không có quy định về thời gian tập sự.

– Công chức:Từ 6 tháng đến 12 tháng tùy vào từng trường hợp tuyển dụng.

– Viên chức: Được quy định theo chức danh nghề nghiệp của từng ngành, từng lĩnh vực

+ Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý; nhân danh quyền lực chính trị, quyền lực công.

+ Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý

+ Thực hiện công vụ thường xuyên

+ Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu

+ Thực hiện các hoạt động thuần túy mang tính nghiệp vụ, chuyên môn

+ Công chức: Hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với những người trong bộ máy lãnh đao, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

+ Viên chức: Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

2.6. Nơi làm việc

– Cán bộ làm tại Cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội

– Công chức làm ở Cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, Quân đội, Công an, Toà án, Viện kiểm sát

+ Viên chức làm ở Đơn vị sự nghiệp công lập

Căn cứ vào nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được chuyển sang công chức khi đảm bảo được các điều kiện như sau:

– Viên chức này đã làm việc từ đủ 5 năm tại đơn vị sự nghiệp công lập, có trình độ đào tạo, có kinh nghiệm về công tác đáp ứng được những yêu cầu của vị trí làm việc cần tuyển dụng. Khi các cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng thì các viên chức này sẽ được xét duyệt vào công chức mà không cần qua thi tuyển – Viên chức khi được tiếp nhận và bổ nhiệm vào các vị trí dược quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội thì phải được xét chuyển thành công chức mà không cần qua thi tuyển. Các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cũng chính là quyết định tuyển dụng. – Viên chức được bổ nhiệm vào các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị tổ chức, lãnh đạo và quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, được quy định là công chức, được bổ nhiệm vào các ngạch công chức tương ứng đối với các vị trí làm việc cần phải hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch bổ nhiệm, giữ nguyên các chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được hưởng lương theo cách tính lương cơ bản và các chế độ lương khác như các viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Mỗi công việc, mỗi ngành nghề sẽ có những quy định mang tính đặc thù, trong đó có những điều mà người làm trong ngành nghề đó không được thực hiện. Nhất là những người làm việc trong các bộ máy nhà nước, phục vụ nhân dân.

Các cán bộ công chức không được trốn trách những trách nhiệm, không được sử dụng tài sản của Nhà nước trái pháp luật. Các cán bộ công chức càng không được lạm dụng chức quyền để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, không được phân biệt đối xử giữa các dân tộc. tôn giáo, giới tính.

+ Phụ cấp vượt khung: Loại phụ cấp này được áp dụng đối với các đối tượng đã được xét duyệt với bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc là trong chức danh. Mức phụ cấp mà họ nhận được sẽ bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng.

Tùy vào từng vị trí cụ thể của cán vộ công chức, từ năm thứ 3 trở đi thì mỗi năm các cán bộ công chức sẽ được tính thêm 1% tiền lương.

+ Phụ cấp lưu động: Loại phụ cấp này được áp dụng đối với các cán bộ công chức và viên chức làm việc tại những vùng kinh tế mới, có cơ sở kinh tế và ngoài đảo xa với đất liền, những nơi có điều kiện kinh tế và sinh hoạt khó khăn.

Mức phụ cấp này được tính với 4 mức như sau: Mức 20%, 30%, 60% và 70% so với mức lương các cán bộ công chức đang được hưởng cộng thêm với phụ cấp chức vụ của vị trí lãnh đạo và phụ cấp thêm của tiền vượt khung (nếu như có). Thời gian được hưởng phụ cấp là từ 3 – 5 năm.

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Loại phụ cấp này được áp dụng đói vơi các cán bộ, công chức và viên chức khi họ đảm nhiệm những công việc có tính lao động độc hại và nguy hiểm.

Thẻ căn cước công dân là gì? Các thông tin về thẻ căn cước công dân

Các cán bộ công chức sẽ nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động, tuổi nghỉ hưu của các cán bộ công chức. Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu của nam là đủ 60 tuổi, còn độ tuổi nghỉ hưu đối với nữ là đủ 55 tuổi. Một số trường hợp, Nhà nước vẫn cho phép các cán bộ công chức nghỉ hưu trước độ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Nếu các cán bộ công chức có đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, các cán bộ công chức nghỉ hưu non vẫn có thể nhận được lương hưu hàng tháng.

Thủ tục nghỉ hưu của các cán bộ công chức

Theo điều 9 của Nghị định 46/2010/NĐ-CP thì người nghỉ hưu và cơ quan Nhà nước cần:

+ Xác định thời điểm cán bộ công chức nghỉ hưu

Thời điểm nghỉ hưu của cán bộ công chức bắt đầu nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề, sau tháng mà cán bộ công chức đủ tuổi nghỉ hưu. Đối với trường hợp hồ sơ của cán bộ công chức không được ghi rõ về ngày tháng của năm thì ngày nghỉ hưu sẽ được tính bắt đầu từ ngày 01/01 của năm liền kề, sau năm mà cán bộ công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Thời điểm nghỉ hưu của cán bộ công chức sẽ được lùi khi có một trong những trường hợp sau: Thứ nhất, không quá một tháng đối với thời điểm nghỉ hưu trùng ngày nghỉ Tết Nguyên đán, công chức có người thân ruột thịt và trong gia đình vị từ trần, hoặc mất tích; không quá 3 tháng đối với trường hợp bị bệnh nặng, hoặc do tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện; không quá 6 tháng đối với các trường hợp đang điều trị bệnh thuộc những bênh điều trị dài ngày do Bộ y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện nơi cán bộ công chức điều trị.

Theo Điều 10 của Nghị định 46/2010/NĐ-CP thì trước 6 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo Quy định tại Điều 9, các cơ quan tổ chức, các đơn vị quản lý công chức cần phải đưa ra thông báo cho các cán bộ công chức chuẩn bị nghỉ hưu về thời điểm nghỉ hưu, để các công chức này được biết, Thông báo này cần được ban hành bằng văn bản.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước cần phải đưa ra quyết định nghỉ hưu đối với các cán bộ công chức trước 3 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu.

Các cơ quan, tổ chức của đơn vị quản lý công chức sẽ cần phối hợp với các tổ chức bảo hiểm xã hội để tiến hành các thủ tục nghỉ hưu theo đúng quy định của Nhà nước, để các cán bộ công chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ hưu.

Các cán bộ công chức được nghỉ hưu cần phải có trách nhiệm bàn giao các tài liệu, hồ sơ và những phần việc đang làm cho người kế nhiệm. Các vấn đề này cần được bàn giao trước khi các cán bộ nghỉ hưu.

Nếu bạn đang muốn tìm việc làm công chức- viên chức thì hãy truy cập ngay vào Website chúng tôi một địa chỉ uy tin dành cho bạn khi tìm các thông tin tuyển dụng và tạo CV đẹp và miễn phí trên thị trường hiện nay.