Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Và Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học

Khái niệm

Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng nhưmột phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.

Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.

Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.

Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học( như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.

Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luậnchung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.

Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.

. Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

Mở trang này để lưu lại những tài liệu tham khảo tớ tìm được về môn học Phương pháp Nghiên cứu Khoa học, lớp mình được hướng dẫn bởi PGS. TS. Trịnh Khắc Thẩm & Ths. Nguyễn Xuân Hướng ^^

1. Nguyễn Thanh Phương: Bài giảng PPNCKH – 4 Chương – – 2000, ĐH Cần Thơ, 19 trang

1. Baigiang_PPNCKH_4Chuong_DHCanTho_NguyenThanhPhuong_19p

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Phương pháp viết đề cương nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp viết Báo cáo khoa học

Chương 4: Phương pháp mô thức luận (LFA)

Bài tập & Báo cáo

2. Nguyễn Văn Tuấn: PPNCKHGD, ĐHSPKT.TP. HCM, 2007, 6 chương, 76 trang:

2. PPNCKHGD_6Chuong_DHSPKT.Tp.HCM_NguyenVanTuan_76p

– Chương 1: Những cơ sở chung về Khoa học giáo dục & Nghiên cứu Khoa học

– Chương 2: Logic tiến hành 1 chương trình nghiên cứu khoa học

– Chương 3: Đề tài nghiên cứu & Soạn đề cương nghiên cứu

– Chương 4: PPNCKH Giáo dục

– Chương 5: Xử lý thông tin

– Chương 6: Công bố và trình bày các kết quả NCKHGD

3. PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ & Ths. Nguyễn Huy Tài: PPNCKH, ĐH Cần Thơ. 2005, 70trang, 6 chương:

3. PPNCKH_NguyenBaoVe&NguyenHuyTai_DHCanTho_6Chuong_70p

– Chương 1: Khái niệm Khoa học & Nghiên cứu khoa học

– Chương 2: Phương pháp khoa học

– Chương 3: Vấn đề Nghiên cứu khoa học

– Chương 4: Thu thập & đặt giả thuyết

– Chương 5: Phương pháp thu thập số liệu

– Chương 6: Cách trình bày kết quả số liệu nghiên cứu

4. Slide Bài 1: Giới thiêu về PPNCKH

5. Slide của PGS. TS. Vũ Cao Đàm – PPNCKH – 200 Slides. http://www.mediafire.com/file/i5qzitu85i37cvy/5. PPNCKH_VuCaoDam_200Slide.ppt

6. Slide của TS. Lê Viết Dũng – Trao đổi với SV về PPNCKH, 8 Slides http://www.mediafire.com/file/6am88j8afvvhlgz/6. Trao doi voi SV ve chúng tôi Le Viet chúng tôi

7. PGS. TS. Dương Văn Tiến, Giáo trình PPLNCKH, NXB Giao thông Vận Tải – ĐH Thủy Lợi, 158 Trang, 16 Chương, 7 bước http://www.mediafire.com/file/fsx056dawfbhye2/7.PGS.TS.Duong Van Tien_PPLNCKH_7buoc_158p.PDF

Chương 1: Nghiên cứu: Phương pháp suy nghĩ

Chương 2: Tổng quan về quá trình nghiên cứu

Bước 1: Thiết lập bài toán nghiên cứu

Chương 3: Xem xét tài liệu

Chương 4: Xác lập đề tài nghiên cứu

Chương 5: Nhận diện các biến số

Chương 6: Thiết lập giả thuyết

Buớc2: Quan niện hoá thiết kế nghiên cứu

Chương 7: Chọn thiết kế nghiên cứu

Bước 3: Xây dựng thiết bị để thu thập dữ liệu

Chương 8: Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu

Chương 9: Thu thập dữ liệu bằng cách dùng thang thái độ

Chương 10: Thiết lập tính xác thực và độ tin cậy của thiết bị nghiên cứu

Bước 4: Chọn mẩu thử

Chương 11: Lấy mẫu

Bước 5: Viết đề xuất nghiên cứu

Chương 12: Viết đề xuất nghiên cứu

Bước 6: Thu thập dữ liệu

Chương 13: Xem xét vấn đề đạo đức trong thu thập dữ liệu

Bước 7: Xử lý dữ liệu

Chương 14: Xử lý dữ liệu

Chương 15: Trình bày dữ liệu

Bước 8: Viết báo cáo nghiên cứu

Chương 16: Viết báo cáo nghiên cứu

Tài liệu tham khảo

9. PGS. TS. Phạm Văn Hiền: PPL NCKH, 10 Chương, 90trang http://www.mediafire.com/file/u7km67144311h3a/9.PGS.TS.PhamVanHien_PPLNCKH_10Chuong_90p.pdf

C1: Khoa học và Phân loại Khoa học

C2: Đại cương về nghiên cứu khoa học

C3: Vấn đề Khoa học

C4. Giả thuyết khoa học

C6: PP Thu thập thông tin

C7: Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu

C8: Các hình thức công bố kết quả nghiên cứu

C9: Tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

C10: Luận văn khoa học

10. Phương pháp trình bày bài Luận văn trên pp:

http://www.mediafire.com/file/u7km67144311h3a/9.PGS.TS.PhamVanHien_PPLNCKH_10Chuong_90p.pdf

http://www.mediafire.com/file/xgkbczqp35w03jz/11. PGS.TS.PhamVanHien.Thuyet trinh luan chúng tôi

12. Định dạng các phần trong luận văn

http://www.mediafire.com/file/rikxhwsbvd36ld8/12. DHNongLamTpHCM_Dinh dang cac phan trong chúng tôi

2. Lê Tử Thành, Tìm hiểu về Logic học, NXB Trẻ, TP. HCM

3. Vũ Cao Đàm, PP Luận NCKH, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2005 (XB lần thứ 11)

4. Vũ Cao Đàm, NCKH, lý luận & Thực tiễn, NXB Chính Trị Quốc Gia, 1999

5. Vũ Cao Đàm, Đánh giá NCKH, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2004

Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì? Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

Bạn là sinh viên. Bạn rất đam mê nghiên cứu khoa học. Bạn muốn làm một đề tài nghiên cứu khoa học nhưng bạn chưa biết bắt đầu từ đâu! Bài viết này sẽ giúp bạn hình dung cách thức làm một đề tài nghiên cứu khoa học và 5 bước đơn giản để bạn thực hiện nghiên cứu một đề tài khoa học mà bạn thích.

Đầu tiên chúng ta nên cùng nhìn lại ở khái niệm khoa học là gì?

Từ “khoa học” xuất phát từ tiếng Latinh  “Scienta”, nghĩa là tri thức. Theo Webter’s New Collegiste Dictionary, “Khoa học” được định nghĩa là “những tri thức đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu”.

Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy qua những hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người và giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên với nhau.

Tri thức khoa học là những tri thức được tích lũy qua hoạt động nghiên cứu khoa học qua kết quả của việc quan sát, thí nghiệm… các sự kiện, hoạt động sảy ra trong hoạt động xã hội và trong tự nhiên.

Khoa học nói một cách đơn giản bao gồm những tính toán và thử nghiệm các giả thuyết dựa trên những bằng chứng và thí nghiệm được quan sát là quan trọng và có thể ứng dụng.

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.

Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.

5 bước để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học

Nếu thực sự bạn có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây: 1. Tìm ý tưởng Bạn có thể tìm ý tưởng từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài.. hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hẫy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp. 2. Xác định hướng nghiên cứu 3. Chọn tên đề tài nghiên cứu khoa học Sau khi đã có trong tay nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài. Lưu ý, tên đề tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. tên đề tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu.

Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đè cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây:

Đặt vấn đề

Mục đích nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Câu hỏi nghiên cứu

Các giả thuyết

Kết cấu đề tài

Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

5. Tham khảo ý kiến của giảng viên

Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng.

Hệ thống giáo dục từ chương, thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết “uyên thâm” thách thức đối đáp thông thạo trước những câu đối chứa đựng các điển tích và những thuật chơi chữ hóc búa; chuẩn mực người tài là người “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đang dần bị thay thế bởi năng lực ra những quyết định sáng tạo trong các tình huống không ngừng biến động của hoàn cảnh.

Kiến thức về phương pháp có thể được tích luỹ từ trong kinh nghiệm sống hoặc từ quá trình nghiên cứu các khoa học cụ thể. Từ đó, bản thân phương pháp cũng dần hình thành một hệ thống lý thuyết của riêng mình.

Khoa học về phương pháp ra đời từ rất sớm. Nếu như ban đầu những nghiên cứu về phương pháp xuất hiện như một bộ phận nghiên cứu “triết lý về phương pháp” trong triết học, thì đến thời Phục hưng, các nghiên cứu về phương pháp đã tách khỏi triết học và trở nên những phương hướng nghiên cứu độc lập. Khái niệm phương pháp luận xuất hiện và được hiểu là một phương hướng khoa học hậu nghiệm, hoặc nói như Caude trong tập chuyên khảo “Phương pháp luận trên đường tiến tới một khoa học hành động”, là một bộ môn khoa học tích hợp, lấy đối tượng nghiên cứu là các phương pháp. Trong những giai đoạn tiếp sau, khoa học về phương pháp ngày càng phát triển cùng với sự phát triển các khoa học đóng vai trò nền tảng cho sự hình thành các hướng nghiên cứu về phương pháp: bên cạnh những bộ môn khoa học xuất hiện từ rất sớm, như logic học, đã xuất hiện hàng loạt thành tựu quan trọng làm phong phú thêm kho tàng tri thức tề phương pháp luận, như toán học, lý thuyết hệ thống, điều khiển học, lý thuyết trò chơi,…

Mục Lục:PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌCI. Khái niệmII. Phân loại nghiên cứu khoa họcIII. Sự phát triển của nghiên cứu khoa học

PHẦN II: LÝ THUYẾT KHOA HỌCI. Khái niệm “Lý thuyết khoa học”II. Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa họcIII. Sự phát triển của lý thuyết khoa học

PHẦN III: LỰA CHỌN VÀ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀII. Khái niệm “đề tài”II. Lựa chọn đề tàiIII. Đối tượng, khách thề và phạm vi nghiên cứuIV. Đặt tên đề tài

PHẦN IV: XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌCI. Khái niệmII. Vấn đề khoa họcIII. Giả thuyết khoa học

PHẦN V: CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌCI. Đại cương về chứng minh luận điểm khoa họcII. Chọn mẫu khảo sátIII. Đặt giả thiết nghiên cứuIV. Chọn cách tiếp cậnV. Phương pháp nghiên cứu tài liệuVI. Phương pháp phi thực nghiệmVII. Phương pháp thực nghiệmVIII. Phương pháp trắc nghiệmIX. Phương pháo xử lý thông tinX. Kiểm chứng giả thuyết khoa học

PHẦN VI: TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM KHOA HỌCI. Bài báo khoa họcII. Thông báo và tổng luận khoa họcIII. Công trình khoa họcIV. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa họcV. Luận văn khoa họcVI. Thuyết trình họcVII. Cách thức trình bày một chứng minh khoa họcVIII. Ngôn ngữ khoa họcIX. Trích dẫn khoa họcX. Chỉ dẫn đề mục và chỉ dẫn tác giả

PHẦN VII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀII. Dẫn nhậpII. Các bước thực hiện đề tàiIII. Đánh giá nghiên cứu khoa họcIV. Bảo hộ pháp lý cho các công trình khoa học

Mời bạn đón đọc.