Top 13 # Xem Nhiều Nhất Yêu Cầu Về Nội Dung Phương Pháp Giáo Dục Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Nội Dung Phương Pháp Giáo Dục Montessori Mới Nhất Hiện Nay

Phương pháp học Montessori đã mở ra những một cách dạy học hoàn toàn mới cho lĩnh vực giáo dục mầm non. Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ không nắm được rõ nội dung phương pháp giáo dục Montessori hiện nay là gì và trẻ được học những phần nào khi ở trên lớp. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những nội dung chính mà trẻ sẽ được học cũng như được tiếp thu khi làm quen với phương pháp này.

Nội dung phương pháp giáo dục Montessori

Dạy trẻ cách học đi đôi với thực hành

So với phương pháp giảng dạy truyền thống, trẻ em chỉ được dừng lại ở mức lý thuyết, chưa được thực hành nên trẻ thường bị động và gặp khó khăn khi bắt tay thực hành. Phương pháp này là cách tốt nhất giúp trẻ vận dụng được những điều đã học để tham gia các hoạt động thực tiễn mà bản thân trẻ quan sát được. Do đó, nhiệm vụ chính của phương pháp Montessori là để trẻ có thể phát huy được hết những gì chúng học được.

Phương pháp Montessori giúp trẻ vừa học vừa thực hành

Ví dụ như, trẻ sẽ được thực hành, trải nghiệm với những hoạt động bình thường trong cuộc sống như rót nước, biết tháo giày, để dép đúng nơi quy định, biết gấp chăn màn, biết quét nhà…. Ngoài ra, trẻ còn được dạy ngay những thói quen cơ bản của xã hội như văn hóa chờ đèn đỏ, văn hóa xếp hàng, biết làm việc nhóm…

Trẻ được tự lựa chọn hoạt động

Nếu mỗi buổi đến lớp, giáo viên đã lên kế hoạch các hoạt động diễn ra trong ngày thì trẻ sẽ là người chủ động làm việc đó sao cho đạt hiệu quả. Khi trẻ tự lựa chọn, tự lên kế hoạch làm việc sẽ khiến cho trẻ cảm thấy vui vẻ, thích thú và thời gian trải nghiệm vui chơi của trẻ sẽ được tăng lên.

Khi được tự lựa chọn hoạt động, trẻ sẽ phát huy được hết những ưu điểm, tính chủ động của mình trong hoạt động để từ đó phát huy được tính sáng tạo và linh hoạt khi làm việc.

Trẻ không bị làm phiền trong quá trình làm việc

Một trong những nội dung phương pháp giáo dục Montessori là dạy trẻ biết cách tập trung. Đây được xem là kỹ năng đóng vai trò trong quá trình học của trẻ. Khi trẻ theo học phương pháp Montessori sẽ không bị ngắt quãng sự tập trung như chuyển sang bài mới, dừng việc làm bài tập lại…

Vừa học, vừa chơi

Giáo viên cần tạo tinh thần vừa học vừa chơi cho trẻ

Luôn tôn trọng và không áp đặt trẻ

Nội dung phương pháp giáo dục Montessori tiếp theo đó là tôn trọng quyền tự do của trẻ khi học. Có nghĩa là trẻ sẽ được tự do lựa chọn các hoạt động mình yêu thích nhằm phát triển cá nhân và sự tập trung. Nội dung của phương pháp Montessori không ép buộc trẻ, bắt trẻ phải đi ngược với suy nghĩ, tư duy vốn có của mình. Ngoài ra, nội dung học của Montessori sẽ giúp trẻ được tự do khám phá trong nhà và ngoài trời theo cách riêng của mình, miễn sao đảm bảo trẻ được an toàn.

Xây dựng môi trường học thân thiện

Khác với quan niệm về truyền thống như thưởng cho trẻ có thành tích, phạt trẻ khi mắc sai phạm hoặc dọa nạt. Đến với phương pháp Montessori hiện đại, nội dung giáo dục sẽ thân thiện hơn, ví dụ như nếu trẻ làm sai thì hãy minh họa lại cho trẻ làm đúng, khích lệ, động viên và ghi nhận sự cố gắng của trẻ thay vì trao thưởng.

Tham khảo khóa học “Phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi”

Để trẻ phát huy hết tính sáng tạo, sự toàn diện cũng như bạn có thể nắm được nội dung phương pháp giáo dục Montessori như thế nào thì hãy tham khảo khóa học “Phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi” của giảng viên Đinh Thanh Tuyến trên UNICA. Khóa học giúp trẻ nâng cao được trí tuệ, sự thông minh, khả năng nhớ và tiếp thu ý kiến.

Mục Tiêu Và Nội Dung Giáo Dục Nhà Trẻ Năm Học 2022

Lĩnh vực

Mục tiêu giáo dục năm học

Nội dung giáo dục năm học

chúng tôi

phát triển thể chất

a. Phát triển vận động

MT1: Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi :

+ Cân nặng của trẻ trẻ trai :11,3 – 18, 3 kg : trẻ gái : 10,8 – 18,1 kg

+ Chiều cao của trẻ trai : 88,7 – 103,5 cm ; trẻ gái : 87,4 – 102,7 cm.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, lên thực đơn phù hợp theo mùa và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

– Cho trẻ ăn một bữa chính và một bữa phụ/ ngày (tại trường MN)

– Cho trẻ ngủ một giấc / ngày ( tại trường)

– Cân đo chấm biểu đồ theo quý để nắm được mức độ phát triển của trẻ

– Kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kì 2 lần / năm

– Phối kết hợp với phụ huynh, trao đổi thường xuyên về tình hình sức khỏe của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

* Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

MT2: Trẻ thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/ bụng và chân.

– Hô hấp; tập hít vào, thở ra.

– Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay

– Lưng, bụng, lườn: Cúi người về phía trước, nghiêng người sang 2 bên,vặn người sang 2 bên

– Chân : Ngồi xuống ,đứng lên, co duỗi từng chân

* Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

MT3 : Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi chạy, thay đổi tốc độ nhanh chậm, đi trong đường hẹp có bê vật trên tay.

– Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp

– Đi có mang vật trên tay

– Chạy theo hướng thẳng

‘’- Đứng co 1 chân

– Bật tại chỗ

– Bật qua vạch kẻ’’

MT4 : Trẻ thực hiện phối hợp vận động tay- mắt; tung- bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m, ném vào đích xa 1- 1,2 m.

– Tung- bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m,

– Ném vào đích xa 1- 1,2 m

MT5 : Trẻ phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò giữ được vật trên lưng.

– Bò thẳng hướng và có vật trên lưng

‘’- Bò chui qua cổng

– Bò, trườn qua vật cản’’

MT6 : Trẻ thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng, ném xa lên phía trước bằng 1 tay ( tối thiểu 1,5m)

– Ném xa lên phía trước bằng 1 tay ( tối thiểu 1,5m)

* Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay

MT7: Trẻ biết vận động cổ tay ,bàn tay, ngón tay- thực hiện ‘’múa khéo’’.

– Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót , nhào, khuấy, đảo. Vò , xé, múa khéo

MT8: Trẻ biết phối hợp cử động được bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn, vẽ tổ chim, xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ.

– Đóng cọc bàn gỗ

– Nhón nhặt đồ vật

– Tập xâu luồn dây, cài, cởi cúc . buộc dây

– Chắp ghép hình

– Chồng, xếp 6-8 khối

– Tập cầm bút tô, vẽ

b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

* Có một số nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt

MT9 : Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau.

– Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau

– Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống

MT10: Trẻ ngủ một giấc buổi trưa.

– Luyện thói quen ngủ 1 giấc

MT11: Trẻ biết đi VS đúng nơi quy định.

– Luyện tập một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn, lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn, vứt rác đi vệ sinh đúng nơi quy định

* Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

MT12: Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh..)

– Tập tự phục vụ

+ Xúc cơm, uống nước

+ Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt

+ Chuẩn bị chỗ ngủ

– Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh

– Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định

– Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt

MT13: Trẻ chấp nhận đội mũ khi ra nắng, đi giầy dép, mặc quần áo ấm khi trời lạnh.

– Đội mũ khi ra nắng, đi giầy dép, mặc quần áo ấm khi trời lạnh

* Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

MT14: Trẻ biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước giếng) khi được nhắc nhở.

– Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước giếng)

MT15: Trẻ biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo tròe lên lan can, chopwi nghịch các vật sắc nhọn..) khi được nhăc nhở.

– Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh (leo tròe lên lan can, chopwi nghịch các vật sắc nhọn..)

2. GD

phát triển nhận thức

*Khám phá thế giới xung quanh bằngcác giác quan

MT16: Trẻ biết sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.

– Tìm đồ vật vừa mới cất giấu

– Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.

– Sờ nắn, nhìn, ngửi.. đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật

– Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng- mềm, trơn (nhẵn)- xù xì

– Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt- mặn- chua)

*Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi

MT17 : Trẻ biết chơi bắt chiếc một số hành động quen thuộc của những người gần gũi . Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

– Một số hành động quen thuộc của những người gần gũi .

– Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

MT18 : Trẻ nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi.

– Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân

– Đồ dùng đồ chơi của bản thân và của nhóm lớp

– Tên và công việc của những người gần gũi trong gia đình

– Tên của cô giáo, các bạn, nhóm / lớp

MT19 : Trẻ nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi.

– Tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể: mắt, mũi, miệnng, tay, tay, chân

MT20: Trẻ nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc.

– Tên và một vài đặc điểm nổi bật của hoa quả, con vật quen thuộc

– Tên , đặc điểm nổi bật, công dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc

– Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của PTGT gần gũi

MT21: Trẻ biết chỉ/ nói tên hoặc lấy, hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ / vàng / xanh theo yêu cầu.

– Chỉ/ nói tên hoặc lấy, hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ / vàng / xanh (Đồ dùng đồ chơi,con vật, hoa quả, các PTGT)

‘’- Hình tròn, hình vuông’’

MT22 : Trẻ biết chỉ hoặc lấy cất đồ dùng đồ chơi có kích thước to / nhỏ theo yêu cầu.

– Chỉ hoặc lấy cất đồ dùng đồ chơi có kích thước to / nhỏ (Đồ dùng đồ chơi, con vật, quả, các PTGT).

‘’- Vị trí trong không gian (trên- dưới; trước – sau) so với bản thân trẻ

– Số lượng (một và nhiều)’’

chúng tôi

phát triển ngôn ngữ

*Nghe hiểu lời nói

MT23: Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2 – 3 hành động : VD : ‘’Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay’’.

– Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói

– Lắng nghe khi người lớn đọc sách

MT24 : Trẻ biết trả lời các câu hỏi : ‘’Ai đây ?’’.’’ Cái gì đây ?’’ ‘’Làm gì ?’’ ‘’Thế nào?’’…

– Nghe các câu hỏi : ‘‘Làm gì ?’’.’’ Cái gì ?’’ ‘’Để làm gì ?’’ ‘’Như thế nào ?’’, ‘’ở đâu ?’’…

VD: Con gà gáy thế nào?

MT25: Trẻ hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản : trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.

– Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn

*Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu

MT26 : Trẻ phát âm rõ tiếng.

– Phát âm to – rõ ràng

MT27 : Trẻ đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.

– Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3 – 4 tiếng

– kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý

*Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp

MT28 : Trẻ nói được câu đơn, câu có 5 – 7 tiếng có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động đặc điểm quen thuộc.

– Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.

MT29 : Trẻ biết sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau chào hỏi, trò chuyện.

– Xem tranh và gọi tên các nhân vật, hành động gần gũi trong tranh

MT30: Trẻ biết bày tỏ nhu cầu của bản thân.

– Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng1-2 câu đơn giản và câu dài

MT31: Trẻ biết hỏi về các vấn đề quan tâm như: ‘’Con gì đây?’’ ‘’Cái gì đây?’’…

– Trả lời và đặt câu hỏi : Cái gì?; Làm gì?;ở đâu?; Thế nào?; Để làm gì?; Tại sao?…

MT32: Trẻ biết nói to, đủ nghe, lễ phép.

– Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn

chúng tôi

phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

*Biểu lộ sự nhận thức về bản thân

MT33: Trẻ nói được một vài thông tin về mình( tên, tuổi).

– Nhận biết tên gọi , một số đặc điểm bên ngoài bản thân

– Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình

MT34: Trẻ biết thể hiện điều mình thích và không thích.

– Thể hiện điều mình thích và không thích

– Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên

*Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi

MT35: Trẻ biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ lời nói

– Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ lời nói

MT36: Trẻ nhận biết được trạng thái cảm xúc vui buồn, sợ hãi.

– Nhận biết một số trạng thái cảm xúc vui buồn, sợ hãi.

MT37: Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: vui buồn sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.

– Thể hiện một số trạng thái cảm xúc vui buồn sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.

MT38: Trẻ biết biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/ gần gũi, bắt chiếc tiếng kêu gọi.

– Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/ gần gũi, bắt chiếc tiếng kêu gọi

*Thực hiện hành vi xã hội đơn giản

MT39: Trẻ biết chào tạm biệt, cám ơn, ạ ,vâng ạ.

– Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp chào tạm biệt, cám ơn, ạ ,vâng ạ, chơi cạnh bạn, không cấu bạn

MT40: Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ( trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại)

– Tập sử dụng đồ dùng đồ chơi: (bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại)

– Quan tâm đến các vật nuôi

MT41: Trẻ biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác

– Giao tiếp với những người xung quanh

– Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh, không tranh dành đồ chơi với bạn

MT42: Trẻ thực hiện một số yêu cầu của người lớn.

– Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định

*Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh

MT43: Trẻ biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/ bản nhạc quen thuộc.

– Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ

– Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc

MT44: Trẻ thích tô màu, vẽ nặn,xé dán, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc).

– Vẽ các đường nét khác nhau,di màu, nặn, xé, vò, xếp hình

– Xem tranh

Phương Pháp Giáo Dục Stem Là Gì? Hiểu Đúng Về Giáo Dục Stem

Bạn đã bao giờ nghe qua về các khóa học được thiết kế theo định hướng STEM chưa? Vậy bạn có từng thắc mắc STEM là gì? Nó có thực sự “thần thánh” như những thông tin đăng tải trên internet? Cùng tôi tìm hiểu về phương pháp giáo dục thú vị này ngay thôi nào!

Giáo dục STEM là gì?

Mục tiêu của phương pháp giáo dục STEM là trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Đáp ứng sự phát triển của kinh tế, xã hội và có thể tác động tích cực đến nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Để trả lời cho câu hỏi “STEM là gì?”, bạn có thể định nghĩa ngắn gọn như sau: STEM là cách hiểu về thế giới tự nhiên và con người, từ đó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Ưu điểm của mô hình giáo dục STEM là gì

Khi biết được STEM là gì, bạn hẳn đã hiểu phần nào về tác dụng nó. Tiếp đến chúng ta cần khai thác những ưu điểm của phương pháp giáo dục này trong giảng dạy. Cụ thể có thể kể tới một số ưu điểm nổi bật của mô hình giáo dục STEM như:

Thứ nhất: STEM phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng. Cụ thể, STEM gắn kết 4 môn học thành một mô hình học tập dựa trên các ứng dụng thực tế. Nhờ đó, học sinh có thể học được các kiến thức khoa học và ứng dụng ngay vào thực tế. Có thể nhận định rằng STEM phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn. Từ đó tạo ra những con người có khả năng làm việc “tức thì” trong môi trường sáng tạo và đòi hỏi trí óc của thế kỉ 21.

Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao phong cách học tập sáng tạo cho người học. Ở đó, người học giữ vai trò là một nhà phát minh: hiểu thực chất của kiến thức; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế tạo ra chúng để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Ứng dụng thực tế của phương pháp giáo dục STEM là gì

Chúng ta vẫn luôn nói rằng STEM giúp trẻ biết cách áp dụng kiến thức vào đời sống hàng ngày. Vậy cụ thể ứng dụng thực tế của phương pháp giáo dục STEM là gì?

Trẻ được học qua các ngữ cảnh tình huống cụ thể

Tiếp cận STEM sớn giúp khơi dậy niềm đam mê của trẻ

Việc tìm tòi, sáng tạo khi học STEM sẽ khơi dậy và nuôi dưỡng niềm đam mê trong trẻ. Từ đó, trẻ sẽ dần quan tâm đến nghề nghiệp trong tương lai mà mình muốn làm.

Vừa học vừa chơi với phương pháp giáo dục STEM

Thay vì bị động tiếp nhận tri thức, với STEM trẻ sẽ chủ động hơn – có thể vừa học vừa chơi. Khi được học thông qua các hoạt động vui nhộn, hấp dẫn, trẻ sẽ dễ dàng phát triển toàn diện các kỹ năng.

Vai trò quan trọng trong nghề nghiệp thế kỷ 21 của STEM là gì

Cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực STEM đang phát triển với tốc độ cao, thu nhập hấp dẫn. Đó có thể là những công việc còn khá mới lạ nhưng sẽ là xu hướng trong tương lai. Cũng có thể là sự mở rộng của những công việc quen thuộc, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, cải thiện cuộc sống con người.

Mô hình STEM có tác dụng gì với sự phát triển của trẻ

Tác dụng của STEM là gì? Mô hình học STEM giúp phát huy, rèn luyện 6 kỹ năng chính cho trẻ:

Kỹ năng quan sát

Biết cách quan sát, so sánh và đối chiếu các vật với nhau.

Đánh giá và tìm ra điểm giống – khác nhau giữa các vật, từ đó phân loại chúng thành từng nhóm.

Biết cách tìm kiếm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Xác định được các quy luật của số liệu, thông tin, dữ kiện.

Kỹ năng lên kế hoạch

Trẻ biết cách đặt những câu hỏi có tính khoa học, logic.

Đưa ra bằng chứng phù hợp, luận điểm chặt chẽ, có tính khoa học – logic để giải quyết vấn đề.

Trẻ có năng lực đề xuất phương án giả thuyết, dự đoán kết quả trong các tình huống cụ thể.

Xác định được các biến, các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến việc khảo sát.

Chuẩn bị, lên kế hoạch và lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp khi thực hiện.

Hiểu được cả những hạn chế của thiết bị, hoàn cảnh và đề ra phương án khắc phục, thay thế.

Lựa chọn phương pháp thực hành phù hợp để thực hiện nhiệm vụ.

Kỹ năng thực hành

Trẻ áp dụng kỹ thuật lấy mẫu trong thực hành, dùng dụng cụ và phương pháp kỹ thuật phù hợp.

Lựa chọn phương pháp đo đạc phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Sau đó cần thu thập và ghi nhận số liệu.

Lưu ý, trong quá trình thực hành cần đảm bảo an toàn.

Kỹ năng phân tích và toán học

Xử lý số liệu để đưa ra kết quả chính xác bằng những công thức phù hợp.

Sử dụng đúng đại lượng và các đơn vị theo quy chuẩn.

Trình bài và phân tích số liệu bằng cách sử dụng biểu đồ, đồ thị.

Thực hiện phân tích toán học.

Sử dụng các mô hình và lý thuyết để dự đoán kết quả và xu hướng.

Kỹ năng đánh giá

Phân tích kết quả, đánh giá lỗi trong dữ liệu có được.

Nhận xét và cải thiện phương pháp đã áp dụng.

Phân tích luận điểm, bằng chứng rõ ràng để đưa ra kết quả chính xác.

Đánh giá phương pháp trình bày.

Đánh giá các mô hình khoa học.

Nhận định đúng về những rủi ro và lợi ích của các yếu tố một cách chặt chẽ, khoa học.

Xem xét những hạn chế về mặt đạo đức và lý luận của khoa học

Kỹ năng giao tiếp

Biết cách sắp xếp, phân luồng và giải trình thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Trình bày giải pháp khoa học, đề xuất phương pháp mô tả hiệu quả.

Giả thích hợp lý, lập luận chặt chẽ với các bằng chứng khoa học và logic.

Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với người nghe, sử dụng các thuật ngữ khoa học đúng ngữ cảnh.

Làm thế nào để trẻ tham gia STEM?

Hãy để STEM trở thành một phần của cuộc sống

Khi đã hiểu STEM là gì, bạn hãy đưa phương pháp giáo dục này vào các hoạt động thường ngày. Ví dụ như hướng dẫn trẻ biết về sự biến đổi chất (hóa học), cân đo (toán học) và tìm hiểu, quan sát thực phẩm (sinh học) trong khi nấu ăn. Hay khi cần dùng đến tiền, bạn có thể hướng dẫn trẻ về nguyên tắc số, tính toán…

Cùng trẻ khám phá thiên nhiên

Bạn cũng đừng quên hỗ trợ trẻ bằng những câu hỏi “What – cái gì”, “Why – tại sao”. Điều này sẽ giúp gợi mở và thôi thúc hứng thú tìm tòi, khám phá của trẻ. Hãy thử hỏi: “Em nhìn thấy điều gì ở đó?”, “Em nghĩ tiếp theo sẽ xảy ra điều gì?”, “Tại sao nó lại như vậy?”…

Lắng nghe sở thích, mong muốn của trẻ

Triển khai bài học STEM dựa trên sở thích của trẻ sẽ mang tới hiệu quả học tập tốt hơn. Thực hiện một số bài học vật lý về tốc độ, lực ma sát… với những trẻ thích ô tô. Đề cập đến kiến thức sinh – hóa với những bạn yêu thiên nhiên, cây lá…

Tạo cơ hội cho trẻ thực hành

Thực hành là một phần không thể thiếu trong phương pháp giáo dục STEM. Việc được tiếp xúc và trực tiếp thao tác với các vật liệu sẽ giúp trẻ dễ hình dung hơn về những kiến thức hàn lâm.

STEM trong chương trình giáo dục ở Việt Nam

Trong thời đại hội nhập quốc tế, nhu cầu trao đổi nhân lực giữa các quốc gia ngày một cao. Bối cảnh đó đòi hỏi ngành giáo dục cũng cần chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng và kiến thức theo chuẩn toàn cầu.

Với nhiệm vụ cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh, STEM sẽ là mô hình giáo dục diện rộng của thế giới trong những năm tới. STEM có thể áp dụng trong cả 3 bậc học với những cấp độ khác nhau:

Tiểu học: STEM chủ yếu là giúp trẻ làm quen, tạo hứng khởi với 4 lĩnh vực của phương thức học này. Từ đó, trẻ dần khám phá và thêm yêu thích, muốn tìm hiểu về tri thức.

Trung học phổ thông: Học sinh hiểu biết hơn về sự liên hệ giữa các lĩnh vực STEM và hoàn toàn có thể giải quyết các vấn đề khó với những kiến thức, kỹ năng đã có. Các em dần hình thành lộ trình nghề nghiệp trong tương lai.

Tuy chưa phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên toàn xã hội cần có nhận thức đúng đắn về STEM. Người hoạch định giáo dục cần đưa ra những chính sách tác động, nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội về phương pháp giáo dục này. Bởi lẽ, STEM sẽ đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong tương lai.

Với phương pháp giáo dục STEM, học sinh được trang bị kỹ năng, kỹ thuật để có thể sản xuất đối tượng. Tạo nên những con người có khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp để biết cách cân bằng các yếu tố, từ đó đề xuất những giải pháp tốt nhất.

Tất Tần Tật Về Phương Pháp Giáo Dục Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner đang được áp dụng tại hơn 2000 trường mầm non, 1000 trường học các cấp, 700 trung tâm chăm sóc trẻ em. Rất nhiều chương trình homeschooling tại các quốc gia đi theo cách giáo dục này. Vì sao phương pháp này được nhiều bậc phụ huynh tin cậy đến vậy?

Phương pháp giáo dục Steiner là gì?

Phương pháp giáo dục Waldorf Steiner hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống.

Chính vì vậy, nhà sáng lập Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên ở Stuttgart, Đức vào năm 19191. Nhưng chính Adolf Hilter cấm việc mở trường học đi theo hướng khai phóng này.

Các nhà giáo dục tiên phong phải di cư sang Mỹ và thành lập trường Rudolf Steiner School đầu tiên tại New York (năm 1928).

Triết lý giáo dục Steiner

Nền giáo dục hiện ngay quá tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, bồi đắp cho học sinh thêm sức cạnh tranh. Triết lý giáo dục Steiner khác hẳn: Nhấn mạnh vào 3 yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí.

Trong nền giáo dục Steiner, giáo viên được chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm. Cấp mầm non tiểu học chủ yếu là các hoạt động chân tay. Sang cấp 2-3, Steiner chủ trương các dự án khoa học và nghệ thuật.

Triết lý giáo dục Steiner đơn giản nhưng rất thâm sâu:

Giáo dục không dựa vào thành tích

Đánh giá con người không qua thành công, địa vị, tiền bạc…

Không áp đặt uy quyền, không thưởng – phạt

Không phán xét

Nuôi nấng trí tưởng tượng

Giáo dục từ trái tim

Nền giáo dục phổ quát hiện tại đang dùng phương tiện cạnh tranh, thi đua, tưởng thưởng và trừng phạt. Giá trị của một người dựa vào sự thành công trong sự nghiệp, địa vị xã hội, đạt được uy quyền chính trị hay kinh tế….

Giáo dục không dựa vào thành tích

Phương pháp giáo dục Steiner ngược lại, là nền giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng. Giáo dục rất gần với triết lý của Aristote: “Giáo dục TRÍ NÃO mà không giáo dục TRÁI TIM thì coi như không giáo dục gì cả”.

Các nhà trường theo Steiner không đặt mục tích tạo ra học giả, kỹ thuật gia, doanh nhân thành đạt… Mục tiêu là tạo nên những công dân tự do, không sợ hãi, sống hài hòa vui vẻ.

Học sinh Steiner không giới hạn bởi chủ nghĩa quốc gia hay dân tộc, mà là một cá thể của nhân loại. Đứa trẻ ấy sinh ra với gốc gác dân tộc và thấm nhuần văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trẻ vẫn được tiếp nhận nền văn minh nhân loại.Khi trưởng thành, trẻ thoát khỏi và vượt xa nỗi sợ hãi, uy quyền hay các hủ tục truyền thống.

Trong môi trường giáo dục Steiner, nhà giáo tuyệt đối không áp đặt uy quyền lên học trò. Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá.

Trẻ được học các môn rất phong phú: Thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ… đến ngôn ngữ, toán học, khoa học,… Từ các trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế mạnh, sở thích và đam mê của mình.

Không cạnh tranh, không tưởng thưởng, không trừng phạt

Các trường học Steiner không có cạnh tranh, thi đua, không có thưởng-phạt. Tư tưởng cốt lõi là xây dựng động lực bên trong mỗi học sinh. Trẻ đến trường sẽ cảm nhận tình yêu thương, ấm áp từ lớp học, từ thầy cô…

Thiếu uy quyền, liệu trẻ có vô kỷ luật?

May mắn câu trả lời là không. Ngược lại, học sinh trong trường Waldorf/Steiner luôn có kỷ luật rất cao. Cộng đồng Steiner vì vậy không đông đảo. Mỗi lớp chỉ 15-20 học sinh. Người thầy theo học trò hết cấp Tiểu học. Sự thấu hiểu ấy tạo quan hệ thầy trò bền vững, giúp từng cá nhân học sinh phát huy tốt nhất.

Không phán xét, nuôi nấng trí tưởng tượng

Học sinh Steiner thường được nhận xét là “Chơi nhiều hơn học”. Kỳ thực, việc dạy và học không tập trung vào kiến thức. Trẻ tiếp thu kiến thức, trải nghiệm nghệ thuật, tình yêu thiên nhiên qua hoạt động chơi. Từ đó, nuôi dưỡng ý chí, nuôi dưỡng năng lực và mong muốn làm việc của đứa trẻ qua từng giai đoạn.

Tư duy học khác nhau ở các cấp

Giai đoạn tiểu học

Trẻ thu kiến thức và tư duy bằng hình ảnh.Các môn học trong trường tiểu học Waldorf/Steiner không tập trung vào tư duy trừu tượng.

Trẻ học qua trải nghiệm thực, tiếp xúc thực. Trẻ học chữ và số qua hình vẽ, bài hát, thẩm mỹ… Steiner cho rằng cái đẹp gây xúc cảm nơi tâm trí, từ đó đánh thức tư duy, nuôi dưỡng ý chí.

Quá trình phát triển tư duy trẻ rút ngắn từ con đường phát triển của loài người. Ở Việt Nam, học sinh học về nguồn gốc Việt Nam, lịch sử Việt Nam rồi mới học về thế giới.

Ở Steiner, trẻ học huyền thoại, truyền thuyết, đến sự phát triển của đế chế Hy Lạp – La Mã, giai đoạn Phục hưng, và sau cùng mới là lịch sử hiện đại của dân tộc mình.

Học môn khoa học, trẻ bắt đầu tiếp cận với thế giới thực vật, động vật, khoáng vật, rồi mới đến con người.

Giai đoạn trung học

Trẻ học bằng tư duy logic, tư duy trừu tượng, các vấn đề khoa học được đào sâu bằng tư duy phản biện.

Ở cấp học này, trẻ được làm khoa học thay vì chỉ học lý thuyết. Các thực nghiệm được học trong phòng thí nghiệm, nhà xưởng. Trẻ sẽ theo đuổi các dự án khoa học kéo dài nhiều tháng.

Các môn học nghệ thuật ở học sinh Trung học đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Học sinh có thể thực hiện các tác phẩm nghệ thuật như một họa sỹ, một nhà điêu khắc, một nhạc công…

Trong một công trình nghiên cứu tại châu Âu, người ta thấy rằng chỉ số sáng tạo của học sinh theo phương pháp giáo dục Steiner cao hơn học sinh nền giáo dục công. Học sinh Steiner cũng hạnh phúc với cuộc sống của mình, sống hòa đồng, bao dung và thích đóng góp cho xã hội hơn.