Top 11 # Xem Nhiều Nhất Yêu Cầu Về Phương Pháp Giáo Dục Mầm Non Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Giáo Dục Mầm Non

1. Phương pháp giáo dục nhà trẻ

1.1. Phương pháp giáo dục tình cảm:

Cô giáo dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve, gần gũi cùng với những điệu bộ , nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc gần gũi, tin tưởng, thân thiện, thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và mọi người xung quanh.

Cô đang âu yếm trò chuyện với trẻ

1.2. Phương pháp dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyên, giải thích)

Các cháu tập trung nghe cô kể chuyện

Là phương pháp dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở sử dụng một cách phù hợp với điệu bộ, cử chỉ nhằm động viên khuyến khích cho trẻ mạnh dạng giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn chia sẽ những cảm xúc với người khác bằng lời nói hành dộng cụ thể. Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc hơn, trôi chảy hơn.

Dùng các phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh) hành động làm mẫu với lời nói và cử chỉ, cho trẻ quan sát nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan trong cơ thể của bé.

1.4. Phương pháp thực hành:

Hành động, thao tác với đồ vật đồ chơi, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ cùng cô quan sát, thao tác với đồ vật như sờ mó, cầm nắm, mở đóng, chồng lên và phân loại vật dụng với nhau.

Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động , mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh đồng thời phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

Các cháu đang chơi trò đóng kịch trong hoạt động học

1.6 Luyện tập:

cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , động tác, những cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung yêu cầu giáo dục và sự hứng thú của trẻ.

Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, những lời nói, hành vi tốt của trẻ. Ở lứa tuổi trẻ nhỏ khen, nêu gương, khích lệ trẻ làm được những việc tốt là chủ yếu, đồng thời phải hướng dẫn, chỉ những điều chưa tốt cho trẻ hiểu và tiếp thu, phải thực hiện nhẹ nhàng tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, nói những lời thô tục như vậy trẻ sẽ học theo những điều xấu.

2. Phương pháp giáo dục mẫu giáo

Tương tự các phương pháp giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ, phương pháp giáo dục mẫu giáo yêu cầu nâng cao hơn

2.1 Phương pháp thực hành

Phương pháp thao tác với đồ vật, đồ chơi là cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm cung cấp các kinh nghiệm cảm tính và rèn luyện thao tác tư duy.

Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

2.2 Phương pháp nêu tình huống:

Là phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề đặt ra.

2.3 Phương pháp luyện tập:

Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

Các cháu đang luyện tập bộ môn Toán

2.4 Phương pháp trực quan minh họa:

Sử dụng các phương tiện trực quan, thực hiện các hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn… Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn để truyền đạt thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

+ nêu gương: sử dụng các hình thức khen chê phù hợp, đúng lúc, đúng nơi và biểu dương khuyến khích trẻ là chính.

+ đánh giá: thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn của bạn bè trước những hành vi, cử chỉ của trẻ từ đó đưa ra nhận xét đánh giá tùy theo từng tình huống cụ thể.

Tìm Hiểu Về Phương Pháp Giáo Dục Mầm Non Steam

PHƯƠNG PHÁP STEAM LÀ GÌ?

STEAM là từ viết tắt với sự kết hợp giữa STEM và Art (Nghệ thuật sáng tạo). STEM là phương pháp giáo dục đặc biệt tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Lớp học STEAM chính là lớp học dành cho trẻ lứa tuổi mấu giáo. Để nhằm tiếp thu kiến thức từ hoạt động khoa học và nghệ thuật. Phương pháp giáo dục sớm này đợc coi là một chiến lược giáo dục cải tiến. Và Mỹ là đất nước đầu tiên phổ cập giáo dục mầm non hiện đại này .

ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP STEAM

Chương trình đào tạo kết hợp giữa các bộ môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học và Nghệ thuật .Từ đó giúp thúc đảy tư duy của trẻ một cách toàn diện và sự sáng tạo tiềm lực bên trong mỗi bé . Trong bối cảnh hiện nay mỗi đứa trẻ giống như một chủ nhân tương lai của đấ nước . Những vấn đề mới phải đòi hỏi những phương pháp mới cách giải quyết mới . Chính chúng ta cần đánh thức khơi dậy sự sáng tạo và một cái đầu tư duy mới của thế hệ mai sau.

TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG PHONG PHÚ

Phương pháp này cho phép trẻ có thể tự chọn đề tài, nội dung khám phá phù hợp với với sở thích và năng lực cá nhân sẽ thu hút được hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.Trẻ không những được nghiên cứu lí thuyết mà còn được thực hành áp dụng nhiều kĩ năng trong nhiề lĩnh vực để có thể giái quyết vấn đề theo tư duy của trẻ.

CÁC LỚP HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP STEAM CÓ TÍNH THỰC TIỄN RẤT CAO.

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

KẾT LUẬN

Phương pháp STEAM giúp các bé được trải nghiệm, được thực hành bằng những kỹ năng, kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống của trẻ. Qua mỗi dự án các bé sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng trong cuộc sống, điều đó tạo cho bé hứng khởi và niềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. Đó chính là mục tiêu mà STEAM luôn hướng tới. Mong rằng với bài viết này Kiddihub đã mang tới cho cha mẹ những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn trường mầm non với những phương pháp học tập phù hợp với các bé.

Phương Pháp Nghiên Cứu Giáo Dục Học Mầm Non

Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục mầm non không ngừng cải tiến và phát triển. Việc nghiên cứu giáo dục mầm non phải tuân theo yếu tố thực tiễn, giá trị định hướng, đáp ứng được nhu cầu về sự phát triển. Nghiên cứu giáo dục mầm non thực chất là một ngành khoa học có mục đích, đối tượng cụ thể. Có thể dựa vào các phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non để thực hiện nghiên cứu dễ dàng hơn.

Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu nhanh nhất.

Kết quả của quá trình quan sát còn bị tác động bởi nhiều yếu tố từ bên ngoài. Nhìn chung kết quả quan sát sư phạm bị tắc động bởi yếu tố chủ quan từ người quan sát. Nếu trang bị mặt kiến thức và cách thức nghiên cứu còn yếu kém thì kết quả quan sát sẽ thiếu khách quan, dẫn tới sai lệch dữ liệu.

Phương pháp quan sát sư phạm được phân thành nhiều loại:

– Quan sát trực tiếp – quan sát gián tiếp

– Quan sát toàn diện – quan sát có bố trí

– Quan sát dài hạn – quan sát ngắn hạn

– Quan sát thực nghiệm – quan sát kiểm nghiệm

Phương pháp trò chuyện hay đàm thoại là cách thu thập thông tin thông qua các câu trả lời được ghi nhận từ đối tượng khảo sát.

Cách đặt ra các câu hỏi trong quá trình trò chuyện phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Kết quả của câu trả lời phải được ghi nhận tỉ mỉ, đảm bảo không có sai sót hay nhầm lẫn. Có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: máy quay, máy ghi âm,… Tùy vào địa điểm, tình huống và đối tượng mà gợi mở các câu hỏi khảo sát khác nhau.

Phương pháp trò chuyện được phân thành các loại:

– Trò chuyện trực tiếp – trò chuyện gián tiếp

– Trò chuyện đường thẳng – trò chuyện đường vòng

– Trò chuyện bổ sung – trò chuyện đi sâu

– Trò chuyện phát hiện – trò chuyện kiểm nghiệm.

Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra là cách thức thu thập thông tin kết quả từ các nhóm câu hỏi. Ý kiến thu thập có thể được ghi nhận lại hoặc được tường thuật từ người điều tra.

Dựa trên phương pháp này có thể thu thập thông tin nhanh chóng và trên diện rộng. Tuy nhiên, kết quả thu được hầu hết dựa trên ý kiến chủ quan từ người được phỏng vấn. Để có thể có được các kết quả chính xác, có thể sử dụng nhóm câu hỏi có hệ thống và mang tính ràng buộc nhau. Ngoài ra, cần thu thập lượng thông tin lớn mới có thể xác định tính chính xác.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp này là cách thức phân tích kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục, phương hướng giảng dạy, phương pháp thực hiện mà đưa ra các lý luận. Ứng dụng các cơ sở lý luận đến từ chủ nghĩa Mác – Lênin, chỉ đạo từ Nhà nước, phương hướng của Bộ giáo dục và các tri thức thực tiễn vốn có.

Cần xác định chính xác đối tượng nghiên cứu, chính là các kinh nghiệm đã đạt được. Không bao gồm các dự định và việc làm dang dở. Các lý luận sau khi đút kết cần được đánh giá lại và xem xét về tính thực tế của lý luận.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Phương pháp này dựa trên sự phân tích các sản phẩm được tạo ra bởi đối tượng nghiên cứu.

Việc nghiên cứu các sản phẩm này phải bao gồm cả quá trình hình thành sản phẩm. Có nghĩa là phải xác định được điều kiện, hoàn cảnh và ghi nhận được quá tình hoàn thành sản phẩm.

Nghiên cứu theo phương pháp này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khả năng quan sát tốt và thời gian dài.

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu sự tác động của giáo dục lên vấn đề nghiên cứu. Đặc điểm của phương pháp này là nhà nghiên cứu phải tự tạo ra điều kiện nghiên cứu và có thể lặp lại nếu cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu.

Có 2 phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm:

Là thực nghiệm được tiến hành tự nhiên trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

Là thực hiện được tiến hành trong các điều kiện chóng chế nhằm xác định được mặt định tính, định lượng và bản chất của giáo dục.

Việc nghiên cứu giáo dục mầm non, đòi hỏi người nghiên cứ phải nắm bắt được các bản chất của việc nghiên cứu, không được gây đảo lộn quá trình sư phạm. Từ đó, cải tiến các phương pháp giảng dạy tại trường mầm non.

Tìm Hiểu Về Phương Pháp Giáo Dục Mầm Non Shichida Nhật Bản

Phương pháp Shichida Nhật Bản là gì ?

Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là thời kỳ não bộ của bé phát triển mạnh mẽ nhất. Giai đoạn này là thời kì quan trọng để kích thích mọi tiềm năng trí tuệ của trẻ . Phương pháp giáo dục sớm Shichida chú ý dựa trên sự phát triển của não phải . Vì vậy cha mẹ để con được tiếp cận phương pháp này sẽ mang đến cho trẻ một nền giáo dục với nhiều tri thức trong cuộc sống cũng như một môi trường rèn luyện tính cách nhân phẩm cực kì hiệu quả.

Ưu điểm của phương pháp Shichida Nhật Bản

.Việc chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ là bộ phận quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các hoạt động khác. Chính vì thế phương pháp Shichida đã áp dụng những phương pháp dạy trẻ của con người Nhật với những phương pháp như phát triển trí óc,giáo dục tinh thần,giáo dục thể chất,giáo dục dinh dưỡng,….. Từ đó giúp trẻ phát triển tòan diện mọi khả năng bên trong con người . Điều này, tạo nên một điểm khác biệt của phương pháp giáo dục sớm shichida so với những phương pháp khác.

Phát triển trí não của trẻ

Mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài, điều quan trọng là chúng ta phải đánh thức được tiềm năng bên trong cả chúng. việc cân bằng hai bán cầ não phải và trái là hết sức quan trọng giúp tối ưu hóa những khả năng thiên bẩm của mình.

Bán cầu não trái tiếp nhận thông tin , phân tích thông tin một cách logic dựa trên những cơ sở sẵn có. Ngượ lại bán cầu não phải sẽ tiếp nhận một số lượng lớn thông tin nhưng lại phân tích xử lí dựa trên hình ảnh và cảm nhận. Thông qua khả năng xử lý linh hoạt và học hỏi bé sẽ được kích thích phát triển cân bằng cả hai bán cầu não giúp tăng cường khả năng tiếp thu . Và đây cũng chính là điều mà phương pháp Shichida hướng đến.

Giáo dục tinh thần.

Để con lớn lên với trái tim thân thiện, lối ứng xử nhẹ nhàng, biết yêu thương, luôn tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và môi trường xung quanh. Đay là điều mà Giáo sư Shichida muốn cha mẹ hướng tới, cha mẹ hãy nhìn vào những điểm tích cực của con thể hiện tình yêu với con và để con cảm nhận được rằng mình được yêu thương . Từ đó tăng tiềm năng phát triển của não phải. Tuy nhiên cha mẹ đôi khi cần phải nghiêm khắc để đưa con vào nề nếp để trẻ biết nhìn nhận được mọi vấn đề đúng sai.

Giáo dục thể chất.

Với những bài tập thực hành tại nhà, cha mẹ có thể cùng con tham gia những trò chơi hết sức vui nhộn hiệu quả cao giúp phát triển năng lực đa dạng của trẻ.Các bài tập cũng được thiết kế phù hợp, giúp trẻ hưởng ứng và thích thú tham gia một cách hứng thú.

Giáo dục dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là điều đặc biệt khác lạ của phương pháp Shichida so với hững phương pháp khác . Phương pháp này không chỉ cung cấp dày đủ dinh dưỡng mà nó còn hướng dẫn giáo dục dinh dưỡng đối với các bậc phụ huynh cùng con xây dựng một lộ trình dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe hiệu quả.Nếu chế độ ăn uống không khoa học, thể chất và sức khỏe tinh thần của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng của phương pháp Shichida .

Phương pháp Shichida phù hợp với lứa tuổi nào ?

Giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển toàn diện, nhất là trí não. Cha mẹ nên tận djng áp dụng phương pháp giáo dục sớm nàyđể con tiếp cận nền giáo dục về tâm hồn. Con sẽ có cơ hội tiếp nhận lượng tri thức lớn với sự phát triển nhanh chóng của não bộ.

Kết luận

Phương pháp Shichida là phương pháp giáo dục sớm của Nhật Bản, được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Hiện tại, Shichida phát triển với hơn 500 trung tâm và 1.000.000 trẻ em trên toàn thế giới tiếp cận. “Thiên tài đều tập trung vào não phải, không phải não trái… mỗi đứa trẻ từ 0-6 tuổi đều có những khả năng bẩm sinh ở bán cầu não phải. Tuy nhiên, nếu không được chú ý thì những khả năng này sẽ bị bỏ lỡ và biến mất hoàn toàn khi trẻ lên 6” đây chính là điều mà giáo sư Makoto Shichida, người sáng lập phương pháp giáo dục mầm non Shichida Nhật Bản muốn hướng đến .Qua bài viêt này , Kiddihub mong rằng cha mẹ đã có thêm những kiến thức trong việc lựa chọn trường mầm non cũng như phương pháp học tập cho trẻ.

,