Top 9 # Xem Nhiều Nhất Yêu Cầu Về Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Nhà Trẻ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Giáo Dục Trẻ 3

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3-4 TUỔI

By Chris Huong – Sách hóa Bắc Ninh

https://www.facebook.com/profile.php?id=100006559991395

TƯ DUY CỦA TRẺ LÊN 3

Cha mẹ chuyển sang cách dạy khiến trẻ phải tự suy nghĩ.

Được 3 tuổi, não bộ trước phát triển vượt bậc. Đây là vùng tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ đến 3 tuổi tiến bộ đáng kể. Cho đến thời điểm này, việc giáo dục tập trung vào việc dậy trẻ ghi nhớ là chủ yếu, song từ thời kì này phải chuyển sang giáo dục tư duy cho trẻ. Các bạn phải biết trước một điều rằng càng cho trẻ 3 tuổi chơi trò chơi tư duy, càng khiến trẻ trở thành người có khả năng tư duy cao, chỉ số thông minh cao. Vì vậy, vào thời kì này, đồ chơi cho trẻ không chỉ là việc vặn cái ốc vít, hay chơi đồ chơi chạy bằng pin… mà phải cho trẻ những món đồ chơi vận dụng đầu óc suy nghĩ mới được.

Đồ chơi thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ, tự lắp ráp, sáng tác ra những đồ vật mới. Ví dụ như bộ đồ chơi 3 miếng gỗ dẹt hình tam giác bằng 3 màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng) là đồ chơi rất bổ ích. Con của tôi rất thích bộ đồ chơi này, bất kể sớm tối, nó xếp thành vô vàn hình thù khác nhau để chơi và không biết chán là gì. Tôi không biết trò đó có tác dụng thế nào, mà sau này nó trở thành đứa trẻ có sức tập trung rất cao, thích suy nghĩ, và rất giỏi môn toán. Với 3 miếng gỗ này, bạn cho con bạn xếp thành tàu, xe, chim, thú, côn trùng… thì đó là một trò chơi hết sức bổ ích. Thời kì 3 tuổi, cùng với khả năng tư duy, kĩ thuật của trẻ cũng phát triển vượt bậc. Các bạn nên cố gắng hết mức có thể để trẻ có thể dùng đầu ngón tay vào những việc cần kĩ thuật tỉ mỉ càng nhiều càng tốt. Ví dụ như cho trẻ dùng kéo, cho trẻ dán bằng hồ dán, chơi gấp giấy, chơi lấy dây (1 sợi dây thắt nút làm 1 vòng lớn, đan qua đan lại bằng các ngón tay, biến thành nhiều hình dạng khác nhau), cài cúc áo cúc quần, buộc dây…chẳng hạn. Cho trẻ chơi những trò như vậy sẽ khiến trẻ trở thành người có các ngón tay cực kì khéo léo. Sự khéo léo của các ngón tay có thể sánh được với mức độ thông minh của trẻ. Ngược lại, trẻ không dùng tay thuần thục được sẽ thành người vụng về.

Vào thời kì này, các bạn không được quên việc dạy cho trẻ cầm đũa được, tự cởi mặc quần áo. Vào thời kì kĩ thuật phát triển này mà cho trẻ đạp xe 3 bánh, đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn piano, chơi bàn tính gẩy hạt thì cực kì hợp lí.

HIỂU ĐỂ DẠY TRẺ 3 TUỔI TỐT HƠN Khi 3 tuổi trẻ đã chuyển từ giai đoạn em bé ( baby) trở Thành một đứa trẻ ( children). Một điều quan trọng cần nhớ là tất cả trẻ 3 tuổi đều khác nhau, và có thể phát triển ở mức độ khác nhau. Trẻ ở giai đoạn này rất giàu trí tưởng tượng, có những nỗi sợ hãi mạnh mẽ và đặc biệt thích các trò chơi vận động. Bắt đầu thích tự chơi, và rời xa bố mẹ khi ở chỗ công cộng. Đôi khi trẻ 3 tuổi hơi nhút nhát khi thử những điều mới lạ. Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 3 tuổi trên các phương diện như: Mặt tình cảm và xã hội, khả năng ngôn ngữ, toán học, sự vận động…sẽ giúp bạn hiểu và dạy trẻ tốt hơn. 1. Phát triển tình cảm và mặt xã hội của trẻ 3 tuổi: Trẻ 3 tuổi là tuổi bắt đầu học cách làm quen với người khác, lúc này trẻ đã có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn khi 2 tuổi, nhưng đôi khi vẫn có những cơn giận dữ xuất hiện. Đứa trẻ ở độ tuổi này đã hiểu được các kỹ năng xã hội như chia sẻ, tốt bụng, nhưng chúng chỉ có thể thực hành các kỹ năng này trong một khoảng thời gian ngắn và khi mà chúng cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Do vậy nếu một lúc nào đó thấy đứa trẻ 3 tuổi của bạn có một chút ích kỷ với em bé thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy tạo cho con môi trường an toàn và cảm giác hạnh phúc từ chính tình yêu của người mẹ, tự con sẽ biết nhường nhịn và tốt bụng với các em bé. Trẻ 3 tuổi có thể biết chờ đợi trong một khoảng thời gian ngắn cho những điều mà chúng muốn. Ví dụ như mẹ sẽ cho con ra ngoài chơi sau khi con ăn tối xong. Do vậy mẹ đừng ngần ngại nếu muốn đứa con 3 tuổi của mình chờ đợi một điều gì đó. Con bạn khi 3 tuổi vẫn thường sợ hãi một số thứ như bóng tối, quái vật, tiếng ồn, động vật…Cha mẹ cần phải hiểu điều này, và đừng quát mắng hay chỉ trích khi con bộc lộ những nỗi sợ hãi tương tự như vậy. Đứa trẻ 3 tuổi là thời kỳ đang phát triển cảm giác hài hước và thích cười nói, thích lặp lại các từ hay các hành động ngộ nghĩnh. Trẻ 3 tuổi cũng có những khái niệm về con trai và con gái, chúng hiểu theo cách như con gái thì mặc váy đẹp, còn con trai thì dùng đồ siêu nhân.

Cột mốc phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ 3-4 tuổi

– Rất nhạy bén với mọi người (quan sát, sao chép)

– Giả vờ biểu lộ cảm xúc thực tế trong các trò chơi

– Thể hiện tình cảm với bạn cùng chơi quen thuộc

– Thích chơi với những đứa trẻ khác (ví dụ như trò đuổi bắt) với sự tương tác qua lại hơn là “chơi song hành”

– Cảm xúc của trẻ thường dâng trào tột độ nhưng cũng nhanh chóng qua. Bạn cần khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói.

– Trí tưởng tượng của bé phong phú, đôi khi bé có những người bạn trong trí tưởng tượng.

– Bé thường có xu hướng khoe khoang và muốn làm ông, bà chủ.

– Bé học cách chờ đến lượt và chia sẻ. Các trò chơi và các hoạt động sẽ giúp trẻ học cách chờ đến lượt.

– Trẻ thích đóng giả thành những người quan trọng trong cuộc sống của bé (mẹ, bố, bác sĩ, y tá, cảnh sát, cô giáo, ông, bà,…)

– Bé rất thích mọi người khen ngợi khi bé hoàn thành xong một việc gì đó.

2. Phát triển khả năng hiểu  Thế giới nội tâm của trẻ trong giai đoạn 3-4 tuổi cực kỳ mạnh mẽ. Đôi khi trẻ 3 tuổi gặp khó khăn trong việc phân loại cái gì là giả vờ và cái gì là thực tế, ví dụ như chúng sẽ nghĩ liệu việc có một cây gậy thần chạm vào người có thể mọc ra đôi cánh rồi bay được là thực tế hay không. Trẻ 3 tuổi hiểu rằng suy nghĩ của cô ấy khác với suy nghĩ của bố mẹ, và bố mẹ đôi khi không đọc được suy nghĩ của cô ấy.

Đôi khi trẻ 3 tuổi gặp khó khăn trong việc phân loại cái gì là giả vờ và cái gì là thực tế, ví dụ như chúng sẽ nghĩ liệu việc có một cây gậy thần chạm vào người có thể mọc ra đôi cánh rồi bay được là thực tế hay không.Trẻ 3 tuổi hiểu rằng suy nghĩ của cô ấy khác với suy nghĩ của bố mẹ, và bố mẹ đôi khi không đọc được suy nghĩ của cô ấy.

Ở giai đoạn này bé có khả năng ngôn ngữ của bé sẽ có mức tiến bộ hơn, cụ thể:

– Hiểu được hầu hết các từ nói được

– Có thể nghe câu chuyện 10-15 phút.

– Nói được tên và tuổi của mình.

– Nói được từ khoảng 250 đến 500 từ

– Trả lời được một số câu hỏi đơn giản từ người lớn

– Nói những câu đơn giản gồm 5 đến 6 từ, và đến 4 tuổi bé có thể nói được những câu hoàn chỉnh

– Nhắc lại các từ hoặc cụm từ được nghe thấy nhiều lần

– Sử dụng đại từ nhân xưng (con, mẹ…)

– Biết sử dụng từ ở số nhiều (các em nhỏ, nhiều đồ chơi…)

3. Phát triển về ngôn ngữ Theo bà Maria Montessori, giai đoạn khoảng 3,5 – 4 tuổi là giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ và toán học của trẻ. Do vậy, bố mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua giai đoạn này, nên dạy con học đọc và viết thông qua bộ chữ in nhám hay bộ số in nhám ( là loại chữ trẻ sờ vào và cảm nhận được hình dáng của chữ bằng các đầu ngón tay, từ đó tác động nên não bộ và giúp trẻ sau này viết tốt hơn so với chỉ học bằng chữ flash card) ( Được dịch bởi chúng tôi – www.giaocumontessori.com)

4. Phát triển vận động tinh 

– Học cách đá một quả bóng

– Bước lên và xuống cầu thang lần lượt từng chân một trong khi vịn vào vật hỗ trợ

– Biết sử dụng bàn đạp của xe 3 bánh

– Ném đồ vật lên cao

– Có thể đứng trên một chân

– Có thể lắp ráp hình khối cao 6 tầng

– Kéo được các loại khóa lớn (như khóa áo, khóa quần)

– Khi chạm đồ chơi có tay cầm vào tay bé, bé sẽ chủ động xoè tay ra để nắm lấy đồ chơi; bé có thể nắm lấy đồ chơi trong khoảng 1 phút.

– Bé sẽ đưa những vật bé thích vào miệng.

– Bắt đầu cầm bút chì màu giống như người lớn

CÁC TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CHO BÉ 3-4 TUỔI

Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu nhận biết thế giới xung quanh một cách khá rõ. Đây cũng là lúc trẻ hiếu động nhất vì muốn khám phá thế giới xung quanh và bản thân mình. Trẻ rất tỉ mỉ về các sự vật xung quanh, trẻ sẽ bắt dầu hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi nhất là những trò chơi giúp các bé hình thành và phát triển trí tưởng tượng, kích thích trí tò mò khoa học và sáng tạo.

 Trò chơi xếp tháp:

Mô phỏng trò chơi xây dựng để cho em bé 3-4 tuổi của bạn học theo, ví dụ xếp một khối tháp hoặc một ngôi nhà bằng nhiều khối đồ chơi có hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau.

Chơi với cát và nước:

Cho cát và nước vào một cái thau, sau đó trộn, nhào chúng sền sệt lại. Trẻ sẽ dùng 1 đôi găng tay cao su để nhào, bóp và thích thú khi thấy hợp chất này dính bết vào các đầu ngón tay.

Làm bánh:

Ở độ tuổi này trẻ rất thích nhào trộn các nguyên vật liệu với nhau vào 1 cái tô, sau đó cán chúng mỏng ra, lấy khuôn cắt thành nhiều hình và đem vào lò nướng.

Phát triển quan sát và trí nhớ:

Để 5 vật vào trong 1 cái khay, ví dụ như: 1 cái muỗng, 1 cái ly, 1 món đồ chơi nhỏ, 1 cái viết chì và 1 cái lược. Để bé ghi nhớ từng vật vài phút, rồi sau đó đậy chúng lại, yêu cầu trẻ nhắc lại xem nhớ được bao nhiêu thứ.

Vỗ tay theo nhịp điệu:

Vỗ tay theo nhịp điệu đơn giản và dạy trẻ làm theo. Ví dụ vỗ 2 nhịp nhanh và sau đó 1 nhịp chậm. Một khi trẻ theo kịp thì lặp lại và phát triển ở mức độ phức tạp hơn.

Chơi board games (cờ tỷ phú hoặc đổ cá ngựa):

Những trò này có luật chơi tương đối khó nhưng tập cho trẻ làm quen với cách chơi. Nên quan sát khi trẻ chơi với các bạn xem chúng có biết cách chơi và tuân thủ theo luật hay không.

Nói chuyện với trẻ qua những bức hình:

Sử dụng các chữ cái có dính nam châm:

Trước tiên tập chơi trò tìm chữ phù hợp. Sau đó cha mẹ viết chữ cái lên 1 tờ giấy và yêu cầu trẻ tìm chữ phù hợp dán đúng lên chữ đã viết đó. Nâng dần độ khó khi trẻ thành thạo.

Chơi trò tìm chữ:

Nó có thể khó khăn cho 1 đứa trẻ lên 3 vì chúng chưa biết đọc, bạn có thể lựa những tấm bảng nhỏ có các từ chứa từ 2-3 chữ cái để bé nhận biết và bé sẽ lựa chọn đúng tấm bảng tương tự.

Cùng nhau hát:

Tất cả trẻ con đều thích hát cho dù đôi khi chúng không nhớ được hết lời bài hát. Nếu cho bé đi chơi xa bằng xe hơi, bạn có thể lựa chọn một vài CD bé ưa thích để mở trong suốt chuyến đi. Điều này giúp cho hành trình thú vị hơn và trau dồi khả năng về ngôn ngữ của trẻ. Nếu ở nhà, có thể nói trẻ rủ thêm vài người bạn và có thể tổ chức các cuộc thi hát cho chúng.

Chơi múa rối:

Khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ bằng cách dùng bộ rối bàn tay để từng ngón tay nói chuyện với nhau hoặc nói với người khác. Một vài trẻ có khả năng dùng giọng của nhân vật mà bé từng thấy thay vì dùng ngôn ngữ thường ngày.

Trò chơi lắng nghe:

Nói trẻ nhắm mắt lại lắng nghe một đoạn hoặc một chương trình trên tivi khá quen thuộc với trẻ, trẻ sẽ cố gắng phân biệt những giọng khác nhau mà trẻ đã nghe, có thể trẻ sẽ đoán được một cách chính xác.

Chơi trò tung hứng :

Đứng cách bé 1 m, mặt đối mặt. Thảy trái banh mềm có kích thước vừa để bé chụp. Khi bé chụp được bằng hai tay bạn yêu cầu bé thảy trái banh lại về phía bạn.

Trò chơi chạy theo nhạc :

Lựa một bài nhạc vui nhộn bé ưa thích hoặc thay vào đó là bạn đứng dậm chân theo nhịp. Bé chạy xung quanh và bạn luôn dậm chân, sau đó bạn vừa chạy vừa hát. Bé sẽ chạy cho đến lúc thở hổn hển.

Bơi:

cho dù bé biết bơi hay không bé cũng sẽ được hướng dẫn một cách bài bản từ thầy cô giáo và bé sẽ thích thú khi vui đùa dưới nước.

By Chris Huong – Sách hóa Bắc Ninh- +84 97911002I

https://www.facebook.com/profile.php?id=100006559991395

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Bật Mí Về Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ

Ở Việt Nam thuật ngữ giáo dục sớm còn khá mới mẻ, chưa được biết đến nhiều. Đây là phương pháp nhằm khơi dậy khả năng tiềm ẩn cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Không ít bậc cha mẹ đang tìm hiểu và áp dụng phương pháp này, một số khác thì vẫn còn nghi ngại về việc giáo dục sớm cho trẻ là nguyên nhân gây áp lực tâm lý, “đánh cắp” tuổi thơ của con trẻ. Bàn luận về vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Vậy giáo dục sớm là gì và có nên áp dụng phương pháp này cho con?

Giáo dục sớm là gì và nên bắt đầu giáo dục trẻ từ khi nào?

Giáo dục sớm là phương pháp được bố mẹ áp dụng ngay từ khi con còn trong bụng mẹ. Phương pháp này được xây dựng nhằm mục đích giúp cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc dạy dỗ con cái từ sớm để con phát huy hết khả năng, tố chất tiềm ẩn đồng thời giúp con có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, nhân cách.

Khoa học đã chứng minh giai đoạn từ 0 – 6 tuổi não bộ của trẻ phát triển nhanh và mạnh mẽ, đây là giai đoạn lý tưởng để tiếp thu một cách tốt nhất trong cuộc đời mỗi con người. Từ 0 – 6 tuổi là thời điểm trẻ luôn muốn khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh. Đối với trẻ con không có khái niệm khó hay dễ chỉ có thích hay không thích. Chính vì vậy nhiệm vụ của cha mẹ là tạo hứng thú trong các hoạt động để kích thích tính tò mò, khám phá ở con. Từ 3 – 7 tuổi não bộ của trẻ phát triển gần như hoàn toàn, nếu bỏ qua giai đoạn này thì tiềm năng não bộ của trẻ sẽ giảm dần theo thời gian.

Lợi ích của việc giáo dục sớm là gì?

Giáo dục cho con từ sớm mang lại nhiều lợi ích không ngờ:

Giáo dục từ sớm giúp kích thích não bộ của bé phát triển vượt trội so với tiềm năng vốn có.

Khi bé được khám phá, tiếp xúc với môi trường xung quanh từ sớm sẽ làm tăng sự tư tin, linh hoạt hơn.

Phát hiện ra sở trường của bé để từ đó giúp nuôi dưỡng đam mê, sở thích trong tương lai.

Trẻ biết cách vận dụng, chuyển hóa kiến thức vào thực tế cuộc sống.

Góp phần xây dựng tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ.

Hình thành thói quen sống có mục đích và định hướng rõ ràng.

Hình thành nhân cách, dạy trẻ biết yêu thương, đồng cảm với mọi người.

Ngoài ra còn vô vàn lợi ích khác từ việc giáo dục sớm cho con mà chưa được kể đến. Điều quan trọng nhất là bố mẹ phải biết cách khơi gợi hứng thú, khả năng tiềm ẩn của bé để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.

Các phương pháp giáo dục sớm hiệu quả nhất hiện nay.

Phương pháp Montessori – Coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Phương pháp Montessori nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chủ động, khơi gợi tiềm năng ở trẻ. Người lớn chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn chứ không can thiệp quá sâu cũng không áp đặt quan điểm, cách nhìn của mình đối với bé. Trẻ sẽ được học cách tự chăm sóc bản thân từ những việc nhỏ nhặt nhất như tự rửa tay, thay quần áo, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, … Kiến thức về tự nhiên và xã hội được trẻ lĩnh hội thông qua các giáo cụ quy chuẩn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết quả phương pháp này mang lại cho trẻ khả năng tự lập cao, ham học hỏi.

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman – Cha mẹ sẽ là người thầy đầu tiên của con. Với phương pháp này trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ và hình thành năng lực vượt qua nghịch cảnh. Glenn Doman cung cấp các bài tập vận động dành cho trẻ từ khi mới chào đời đến khi bé 6 tuổi. Ngoài ra, phương pháp còn khuyến khích bố mẹ nên tạo thói quen đọc sách cho con từ nhỏ.

Reggio Emilia – Phương pháp xây dựng trên sự tò mò của trẻ về thế giới xung quanh. Trẻ được tự do khám phá, thể hiện trí tưởng tượng phong phú thông qua các trò chơi. Phương pháp này khuyến khích, tạo điều kiện để bé tự giải quyết vấn đề, thể hiện ý tưởng, cảm xúc của bản thân. Giáo viên sẽ giữ vai trò hỗ trợ, quan sát và ghi lại thông tin.

Phương pháp giáo dục sớm Steam – giải pháp cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt (Khoa học, công nghệ, nghệ thuật, toán học), đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở Mỹ. Đặc điểm tư duy của trẻ là trực quan vì thế khi cho trẻ quan sát một sự việc chúng ta sẽ chỉ đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Hãy cho trẻ trải nghiệm, để trẻ khám phá thế giới tự nhiên theo cách mà chúng muốn.

Một Số Phương Pháp Giáo Dục Trẻ

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn. 1. Phương pháp tình cảm:

– Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyện với trẻ)

– Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

– Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

– Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

– Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

– Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

– Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

* Giáo dục mẫu giáo – Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

2. Phương pháp thực hành

– Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

– Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

– Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

– Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

– Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

– Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Em Ở Mỹ

Việc này tất nhiên không hề dễ dàng.”Chúng tôi chấp nhận, tôn trọng con mình bằng cách: Cho con được toàn quyền lựa chọn từ đồ ăn, giờ ăn, giờ ngủ, sở thích…Cách giáo dục như vậy khuyến khích sự khác biệt, định hình cá tính và đẩy mạnh tính sáng tạo cho trẻ” – Paul giải thích.

Tôn trọng tối đa, nhưng đồng thời cũng hết sức kỷ luật. Từ nhỏ, đứa trẻ đã được dạy phải tuân thủ những quy tắc ứng cơ bản như: Tự ăn, tự chăm sóc mình nếu có thể, ăn uống, sinh hoạt đúng giờ, lịch sự nơi công cộng. Lúc con bắt đầu biết cầm, nắm để ăn, Paul và vợ hướng dẫn con mình cách tự xúc ăn.

Đứa bé có thể còn ngượng nghịu, lóng ngóng thậm chí cáu kỉnh và bỏ cuộc. Nhiệm vụ của bố mẹ là phải kiên trì, hết lần này tới lần khác, vừa hướng dẫn vừa khích lệ, thậm chí biến bữa ăn thành “trò chơi”, để con có thể tập cho đến khi biết tự ăn thành thạo.

Phương pháp giáo dục trẻ em ở Mỹ: Người lớn phải làm gương

“Phần lớn, trẻ nhìn cách người lớn cư xử để làm theo. Chúng sẽ thắc mắc, và nhiệm vụ của bố mẹ là giải thích và hướng dẫn chứ không phải áp đặt và lờ đi khi con vặn hỏi. Cha mẹ sẽ nhiều lần tức tối, nổi giận vì mất bình tĩnh khi đối mặt với một đứa trử bướng bình, nhưng điều quan trọng là không được mất kiểm soát tới mức dạy con theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.

Có nghĩa là, bạn đừng dạy đứa bé rằng cắn là thói quen xấu bằng cách cắn nó, dạy đứa bé đánh lộn là hành vi không thể chấp nhận bằng cách đánh nó, và hét vào mặt đứa trẻ để cho nó biết rằng la hét là đức tính xấu….” – Paul nói.

Anh càng lưu ý đến việc cẩn trọng trong mọi hành xử trước mặt con cái – nói phải đi đôi với làm. Với những bậc cha mẹ như vợ chồng Paul, khái niệm con “ngoan” không phải là “biết vâng lời”, mà chỉ cần con “biết hợp tác”. “Con trai tôi 5 tuổi nhưng cháu hiểu và thường biết hợp tác với bố mẹ trong những hoàn cảnh phổ biến” – Paul vui vẻ nói.

Phương pháp giáo dục trẻ em ở Mỹ (Nguồn: sưu tầm)

Những khi con trai ương bướng và bất hợp tác, anh không phạt con kiểu đe dọa, mắng mỏ, quy kết bé “hư đốn”, “tồi tệ”. Thay vào đó, anh sẽ nghiêm nghị sửa chữa, hoặc đánh vào sở thích của con để “dẫn dụ”: “Ví dụ, thằng bé có thể tự đi giày, nhưng có lúc nó mè nheo và “ra lệnh” cho bố mẹ. Thông thường chúng tôi sẽ nghiêm nghị gợi ý cho bé đặt câu hỏi lễ phép hơn, hỗ trợ bé tự đi chứ không làm hộ.

Khi bé phạm lỗi như nói dối, bỏ ăn, vô kỷ luật, chúng tôi phạt bé bằng cách cắt giảm đồ chơi, trò chơi và giờ chơi, sở thích của bé. Điều cấm kỵ lớn nhất khi phạt trẻ là quát mắng, đánh đòn hoặc đe dọa, quy kết bé “hư đốn”, “tồi tệ”… Bởi trẻ con thì vẫn là trẻ con, vẫn còn rất non nớt. Đứa trẻ biết rằng chúng được cha mẹ tôn trọng và chấp nhận, chúng sẽ mang cái tôi rất lớn và có thể dẫn đến thiếu tôn trọng cha mẹ và người lớn tuổi. Là cha mẹ, chúng ta phải tỉnh táo và nghiêm khắc với con đúng lúc”.

Đồng hành cùng gia đình ” Học cùng con

RetailStorePromotion.com