Đề Xuất 6/2023 # Trẻ Bị Nghẹt Mũi: Phải Làm Sao Để Giúp Trẻ Đỡ Khó Chịu? # Top 12 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Trẻ Bị Nghẹt Mũi: Phải Làm Sao Để Giúp Trẻ Đỡ Khó Chịu? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Bị Nghẹt Mũi: Phải Làm Sao Để Giúp Trẻ Đỡ Khó Chịu? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ – Bác sĩ Nội trú Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Thông thường, trẻ ở lứa tuổi dưới 2-3 tháng thường hay bị nghẹt mũi khó thở sinh lý do lỗ mũi hẹp và đóng nhiều vảy mũi. Vậy trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ như thế nào?

Nước muối sinh lý là an toàn để vệ sinh mũi cho bé nghẹt mũi khó thở. Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh như sau:

Bế trẻ nằm ngửa, và nếu có thể, hơi nghiêng đầu ra sau (không ép buộc trẻ).

Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi.

Không sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, nước muối sinh lý có thể làm khô niêm mạc bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi trở nên tồi tệ thêm.

Bóng hút mũi giúp hút chất nhầy từ mũi làm trẻ bị nghẹt mũi khó thở có thể hít thở dễ dàng hơn.

Nhỏ hai giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi để làm lỏng các chất nhầy bên trong.

Sử dụng bóng hút mũi hoặc máy hút nước mũi để rút nước muối và chất nhầy. Đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới vai của bé, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé một chút để đảm bảo những giọt nước muối có thể chảy vào mũi dễ dàng.

Khi sử dụng bóng hút nước mũi, bạn bóp quả bóng trước khi bạn để nó vào trong mũi trẻ nghẹt mũi.

Khi thả lỏng quả bóng ra, nó sẽ kéo ra chất nhầy từ bên trong.

Bỏ phần chất nhầy vào một bình đựng để tránh chất nhầy rơi vãi gây mất vệ sinh.

Thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ khoảng 15 phút hoặc hơn trước khi cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bé dễ thở hơn khi ngủ.

Chú ý không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 hoặc 4 lần/ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Và luôn nhớ vệ sinh dụng cụ hút mũi trước

Một vài loại nước muối sinh lý được bổ sung thêm một số dược chất, bạn hãy hạn chế dùng những loại đó trừ khi có chỉ định của bác sĩ, chỉ cần dùng nước muối sinh lý là đủ. Chú ý bạn luôn rửa sạch sẽ trước cũng như sau khi sử dụng kết hợp với làm khô quả bóng hút mũi hoặc máy hút mũi sau mỗi lần sử dụng.

Xả nước nóng vào chậu rồi cho bé ngồi xông hơi trong một khoảng thời gian ngắn. Hơi nước ấm có khả năng giúp nới lỏng các chất nhầy trong mũi. Tuy nhiên, bạn nên chú ý không để trẻ chạm trực tiếp vào nước để tránh bé bị bỏng. Xông hơi vừa giúp làm khi thông tình trạng nghẹt mũi khó thở, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong đã hình thành trong mũi.

Chạy máy giữ ẩm không khí là biện pháp có thể khiến lỗ mũi của bé thoải mái, bớt đau rát hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Bạn nên đặt máy giữ ẩm không khí với khoảng cách đủ gần để sương có thể bay đến chỗ của con trong khi ngủ hoặc trong khi bạn đang ở trong phòng bé để chơi cùng con. Để phòng tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, bạn nên thay nước ở trong máy mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy tỏa hơi nước theo hướng dẫn.

Bên cạnh các biện pháp kể trên, bạn có thể tham khảo một số cách khác để chữa nghẹt mũi cho trẻ dễ hơn như:

Đặt một cái gối dưới nệm để kê cao đầu của trẻ. Điều đó có thể làm giảm nghẹt mũi, giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Bạn nên chú ý đặt gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS). Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên thực hiện biện pháp này cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn, vì nước có khả năng làm giảm nghẹt mũi và làm chất nhầy ở mũi loãng bớt. Tuy nhiên, bạn không nên ép bé uống thật nhiều trong cùng một lúc nếu bé không muốn. Trẻ chỉ cần uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt cả ngày cũng sẽ giúp ích rất nhiều.

Tuy nhiên, một số biện pháp chữa nghẹt mũi sau cần tránh thực hiện:

Hút mũi cho trẻ bằng miệng: có thể khiến vi khuẩn từ miệng người hút mũi cho trẻ lây lan sang trẻ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Tự ý cho trẻ sử dụng nhóm thuốc co mạch, thuốc kháng sinh hay những nhóm thuốc khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội – ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM:

Vì Sao Trẻ Bị Nghẹt Mũi Kéo Dài?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ nhỏ, vì thế các bậc cha mẹ cần có phương pháp theo dõi và chăm sóc trẻ, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài là do đâu?

Nghẹt mũi là tình trạng một hoặc cả hai lỗ mũi bị bít tắc do dịch nhầy hoặc có hiện tượng viêm nhiễm khiến trẻ bị khó thở, nhiều lúc phải thở bằng miệng. Theo đó nếu trẻ không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn và có thể dẫn đến biến dạng trên gương mặt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, đầu tiên có thể là do tình trạng viêm cấp tính tại mũi do nhiễm vi rút (như bệnh cảm cúm). Trong trường hợp này, ngoài nghẹt mũi, trẻ còn có biểu hiện hắt hơi, đau họng và ho.

Nguyên nhân thường gặp thứ hai là viêm mũi dị ứng. Trong đó, trẻ còn có các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt. Đặc điểm đặc trưng để nhận dạng viêm mũi dị ứng là trẻ có hắt hơi liên tục và thường là nghẹt cả hai bên mũi. Bệnh xảy ra nhiều nhất trong mùa hoa nở hoặc biểu hiện dai dẳng quanh năm do nấm mốc, bọ nhà, dán, lông thú cưng, bụi, v.v.

Ngoài ra, trẻ có thể gặp tình trạng viêm khác như viêm mũi vận mạch, viêm mũi vị giác, viêm mũi nhiễm khuẩn.

2. Nghẹt mũi kéo dài không được điều trị sẽ gây ra hậu quả gì?

Nghẹt mũi kéo dài không được điều trị sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính và gây ra các biến chứng đường hô hấp. Mức độ nghiêm trọng của biến chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị ngạt mũi do nhiễm vi rút, biến chứng hay gặp có thể xảy ra là nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm xoang.

Nếu trẻ bị ngạt mũi do viêm nhiễm, trẻ có thể bị giảm khả năng nghe do viêm phù nề, đọng mủ làm tắc nghẽn đường lưu thông giữa mũi và tai. Viêm mũi kéo dài còn có thể gây viêm nhiễm ở mắt như viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt. Nếu trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, nguy cơ biến dạng khuôn mặt cũng có thể xảy ra, biểu hiện là hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô ra, lồng ngực xẹp, v.v.

Ngoài ra, nghẹt mũi còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ như trẻ trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, hay nhức đầu, khó tập trung, v.v. Nếu trẻ có biểu hiện nghẹt mũi lâu ngày và/hoặc kèm theo các triệu chứng dịch mũi có màu vàng, xanh, đau đầu, đau tai, sốt cao, ho nhiều, tức ngực thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

3. Phải làm sao khi trẻ bị nghẹt mũi kéo dài?

Nghẹt mũi kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, triệu chứng nghẹt mũi có thể biến mất nếu trẻ được điều trị đúng cách. Theo đó, các bậc cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi bằng các cách sau đây:

Xông hơi hoặc tắm cho trẻ bằng nước nóng sẽ giúp phần nào giảm triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ. Bởi khi hơi nước bay vào mũi sẽ làm loãng dịch nhầy. Biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, chỉ giảm nghẹt mũi trong thời gian ngắn.

Xịt nước muối cũng là một biện pháp giúp giảm viêm mũi và nghẹt thở. Phụ huynh có thể mua nước muối xịt mũi tại nhà thuốc hoặc pha chế tại nhà với nước ấm và muối sạch. Biện pháp này cũng giúp xả sạch dịch nhầy khỏi mũi xoang, làm đường mũi thông thoáng dễ thở. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, dung dịch xịt rửa phải vô khuẩn, ấm.

Chườm nóng với khăn ẩm là biện pháp tiếp theo mà các bậc phụ huynh nên dùng. Chườm nóng ở mức độ vừa phải tránh làm bỏng da trẻ. Chườm nóng như vậy có thể làm cảm giác tắc nghẽn và nặng ở mũi, mặt.

Hít tinh dầu cũng có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi và dễ thở hơn. Thực hiện đơn giản bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi và hít hơi nước.

Nếu nghẹt mũi do dị ứng thì có thể cho trẻ dùng thuốc dị ứng theo đơn của bác sĩ. Phụ huynh nên chú ý liều lượng và phân biệt tác dụng phụ bình thường và tác dụng phụ nghiêm trọng để kịp thời báo với bác sĩ.

Thuốc chống sung huyết cũng được sử dụng ở trẻ, có tác dụng gây co mạch, giảm sung huyết trong niêm mạc mũi và giảm nghẹt mũi. Có một số loại thuốc xịt mũi có thể sử dụng không cần kê đơn. Tuy nhiên, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác và dặn dò sử dụng thuốc đúng cách.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ uống đủ nước, bởi khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm giảm độ đặc chất nhầy ở mũi, đẩy chất nhầy khỏi mũi, giảm áp lực trong xoang, giảm viêm.

Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng nếu như không được thăm khám và điều trị sớm. Nếu các phương pháp chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi tại nhà không thuyên giảm thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để bệnh có những diễn biến nguy hiểm xảy ra.

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín, tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sổ mũi, viêm mũi, sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ,… Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, điều trị hiệu quả, hiểu tâm lý trẻ nhỏ, thường xuyên được tham gia các hội thảo y khoa của các chuyên gia nước ngoài, giúp các bệnh nhi được tiếp cận với các phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Nếu bé bị nghẹt mũi kéo dài kèm biến chứng thì sẽ được điều trị ngay tại khoa Nhi mà không phải chuyển sang bất cứ khoa nào khác. Khoa Nhi của Vinmec có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, dinh dưỡng, ung bướu… rút ngắn thời gian điều trị và đạt được kết quả điều trị tốt hơn.

Nếu có nhu cầu khám cho bé tại Vinmec, bạn vui lòng đặt lịch trực tiếp tại website hoặc liên hệ đến hệ thống hotline để được tư vấn chi tiết.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: Mẹ Phải Làm Sao Để Giúp Con?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược vào thực quản. Trào ngược thường xảy ra do bé có cơ thắt thực quản dưới (cơ nằm giữa thực quản và dạ dày, ngăn chặn sự di chuyển ngược của thức ăn) kém phát triển.

Sự kích thích gây ra bởi thức ăn và axit dịch vị đã kích hoạt các tế bào thần kinh gây co thắt cơ hoành, dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.

2. Trẻ ăn quá nhiều, quá no

Cho bé ăn sữa mẹ quá nhiều có thể khiến dạ dày của bé đầy hơi và khó chịu. Sự phình to đột ngột của ổ bụng kéo theo cơ hoành gây ra cơn co thắt. Điều này làm cho em bé của mẹ bị nấc.

Nếu em bé của mẹ bú bình, bé có thể nuốt phải một lượng không khí quá mức vì sữa chảy ra từ bình thường nhanh hơn sữa từ vú của mẹ. Luồng khí nuốt vào gây ra các triệu chứng tương tự như khi bé ăn quá nhiều, dạ dày bị phình to sẽ dẫn đến nấc cụt.

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số protein được tìm thấy trong sữa công thức hoặc thậm chí trong sữa mẹ, từ đó gây ra viêm thực quản. Như một phản ứng bình thường của cơ thể, cơ hoành sẽ rung lên thường xuyên gây ra tiếng nấc ở trẻ sơ sinh.

Trong một số trường hợp, dị ứng có thể được kích hoạt bởi sự thay đổi thành phần của sữa mẹ do một số loại thực phẩm người mẹ tiêu thụ.

5. Hen suyễn

Nếu em bé của mẹ bị hen, phế quản bị viêm dẫn đến hạn chế luồng không khí vào phổi. Điều này gây ra tình trạng thở khò khè, từ đó dẫn đến tăng chuyển động co thắt của cơ hoành gây ra tiếng nấc.

6. Hít phải chất kích thích trong không khí

Trẻ sơ sinh có hệ thống hô hấp rất nhạy cảm, bất kỳ chất kích thích trong không khí như khói, ô nhiễm hoặc hương thơm nồng có thể khiến trẻ bị sặc, ho. Ho liên tục gây áp lực lên cơ hoành, cơ hoành rung lên khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt.

7. Giảm thân nhiệt

Đôi khi nhiệt độ cơ thể giảm có thể khiến cơ bắp của trẻ co lại. Điều này có thể dẫn đến sự co thắt cơ hoành, khiến em bé xuất hiện cơn nấc.

Đừng hoảng sợ nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt, mẹ hãy cảnh giác và phân tích lý do, trong một vài trường hợp mẹ phải mang trẻ đến bác sĩ nhi khoa.

Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Theo bác sĩ William Sears, bác sĩ nhi khoa nổi tiếng người Mỹ, cho trẻ ăn quá nhiều chính là nguyên nhân phổ biến gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Không nên cho con bú sữa mẹ hoặc bú bình với lượng sữa quá nhiều trong một lần vì nó có thể gây hại cho trẻ.

Nếu trẻ tạo ra quá nhiều tiếng ồn khi mút sữa, có lẽ trẻ đang nuốt phải rất nhiều không khí. Mẹ nên điều chỉnh núm vú trong miệng trẻ sao cho ít khe hở nhất, đảm bảo rằng miệng của bé bao phủ toàn bộ núm vú.

Thường xuyên làm sạch và rửa bình sữa của bé để ngăn ngừa sự tích tụ cặn sữa trên núm vú. Sự tắc nghẽn núm vú khi trẻ ăn sữa có thể khiến bé hút không khí nhiều hơn và gây ra nấc cụt.

Mẹ phải làm gì khi trẻ bị nấc cụt?

1. Cho trẻ ngậm một ít đường

Đây đã là phương pháp lâu đời mỗi khi chúng ta bị nấc cụt. Nếu em bé của mẹ đủ lớn để ăn một số thức ăn rắn, hãy đặt một ít hạt đường dưới lưỡi của trẻ.

Trong trường hợp bé còn quá nhỏ, mẹ có thể nhúng núm vú giả của bé hoặc ngón tay của mẹ vào một ít nước đường (mới khuấy) và đưa vào miệng trẻ. Đường có thể làm giảm căng thẳng trong cơ hoành, ngăn chặn cơn nấc cụt của bé.

2. Massage lưng cho bé

Đây là cách trực tiếp hơn để đối phó với nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Đặt em bé ở tư thế ngồi thẳng, nhẹ nhàng xoa lưng lên đến vai theo chuyển động tròn. Hãy nhẹ nhàng với động tác tay của mẹ và đừng tạo quá nhiều áp lực lên lưng bé. Việc này sẽ nới lỏng sự căng thẳng trong cơ hoành của bé và giúp bé hết nấc.

Bất cứ khi nào trẻ rơi vào cơn nấc cụt, hãy thử đánh lạc hướng bé bằng một hoạt động trò chơi mà bé thích hoặc đung đưa món đồ chơi yêu thích trước mặt trẻ.

Nấc cụt là do co thắt cơ. Thường được kích hoạt bởi các xung thần kinh, sự thay đổi kích thích thần kinh cảm ứng có thể khắc phục cơn nấc của bé nhanh chóng.

4. Cho bé uống nước

Những điều mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Có một số biện pháp khắc phục nấc cụt chỉ phù hợp với người lớn nhưng mẹ không bao giờ được áp dụng với trẻ nhỏ.

Đừng cố gắng làm trẻ giật mình để đánh lạc hướng hoặc dọa bé để khiến bé ngừng nấc. Một tiếng nổ lớn từ một túi nhựa thổi phồng thường được sử dụng để cắt cơn nấc người lớn, tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương màng nhĩ nhạy cảm của trẻ sơ sinh, thậm chí khiến bé sợ đến mức bị chấn thương đại tràng do ị ra bỉm.

2. Cho trẻ ăn kẹo chua

Kẹo chua có tác dụng với người lớn nhưng không có nghĩa là trẻ sơ sinh cũng vậy. Ngay cả khi bé đã hơn 12 tháng, mẹ cũng không nên cho bé ăn kẹo chua hoặc các đồ ăn chua khác để giảm bớt nấc cụt.

Hầu hết các loại kẹo chua có chứa axit, có thể không tốt cho sức khỏe của con bạn.

3. Vỗ mạnh vào lưng bé

Xương của bé vẫn là những cấu trúc sợi dẻo, bất kỳ cú vỗ mạnh nào cũng có thể khiến chúng bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, không bao giờ được vỗ lưng em bé để ngăn cơn nấc cụt.

4. Kéo lưỡi hoặc kéo chân tay

Như đã đề cập ở trên, xương và khớp của trẻ chưa đủ khả năng chịu được lực kéo. Không nên kéo lưỡi hoặc kéo tay chân của bé để ngăn chặn cơn nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt đều có thể ngăn chặn và khắc phục một cách khéo léo, mẹ nên chú ý tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh để bé yêu tránh được cơn nấc cụt đáng ghét.

Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/causes-and-steps-to-deal-with-baby-hiccups_00346971/#gref

Trẻ Bị Viêm Mũi Chảy Máu Có Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao Để Chữa Trị?

Viêm mũi chảy máu là gì?

Viêm mũi chảy máu thường xảy ra khi lớp niêm mạc của mũi bị tổn thương, khi đó các mạch máu sẽ bị rách và xây xước gây ra hiện tượng chảy máu. Bên cạnh đó, khi bị tắc mũi, chảy nước mũi, người bệnh khó chịu thường dùng tay để ngoáy mũi, khiến niêm mạc mũi bị tổn thương và làm chảy máu.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm mũi chảy máu?

– Vệ sinh mũi sai cách: Việc làm sạch những chất nhầy trong mũi là điều rất cần thiết khi trẻ bị viêm xoang. Nhưng việc sử dụng dung dịch xịt mạnh vào trong mũi sẽ dễ gây sung huyết, chảy máu mũi. Bên cạnh đó, việc dùng corticoid quá thường xuyên có thể gây nhờn thuốc, làm bệnh nặng hơn. Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, không nên cho trẻ dùng thuốc xịt quá 7 ngày.

– Hắt xì quá mạnh: Khi bị ngạt mũi hoặc xịt mũi vệ sinh, người bệnh thường có thói quen xì mũi thật mạnh để đẩy hết các chất nhầy ra bên ngoài. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới niêm mạc xoang, gây tổn thương dẫn đến chảy máu mũi.

– Ngoáy mũi: Khi mũi khó chịu, trẻ thường hay có thói quen dùng tay ngoáy mũi. Bàn tay lại là nơi chứa nhiều vi rút gây tổn thương niêm mạc mũi làm chảy máu mũi.

– Thời tiết lạnh và khô: Bệnh viêm mũi chảy máu có nguy cơ tăng cao khi tiết lạnh và khô, vi khuẩn dễ tấn công ảnh hưởng đến mạch máu, làm tổn thương và gây chảy máu.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm mũi chảy máu mũi?

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi chảy máu mũi ở trẻ, mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau: mặc đủ ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài; không sử dụng thuốc xịt mũi có chứa corticoid kéo dài; không ngoáy mũi; kiểm tra sức khỏe định kỳ,…

Đồng thời, cần kết hợp cho trẻ uống siro Coje để phục hồi niêm mạc xoang. Coje là sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc. Sản phẩm này được các chuyên gia khuyên dùng vì có chứa các thành phần như Paracetamol, Phenylephrine HCl, kháng histamin có tác dụng thông mũi xoang, giảm dị ứng; giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi; hỗ trợ phục hồi niêm mạc xoang và tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh viêm mũi chảy máu. Coje không chứa kháng sinh, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để có thêm thông tin chi tiết về căn bệnh viêm mũi chảy máu cũng như cách dùng siro Coje để trị bệnh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Bị Nghẹt Mũi: Phải Làm Sao Để Giúp Trẻ Đỡ Khó Chịu? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!