Cập nhật nội dung chi tiết về Về Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng, Sức Khỏe, Nhân Phẩm, Danh Dự Của Con Người (Phần I) mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1-Vụ án Phạm Văn Đông phạm tội “Giết người”, Bùi Văn Hoạt, Vũ Văn Duẩn phạm tội “Gây rối trật tự công cộng ” ở tỉnh N.
Nguồn: Số 439/TB – VKSTC – V3 ngày 9 tháng 12 năm 2010
Ngày 02/11/2010 Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Phạm Văn Đông phạm tội “giết người”, Bùi Văn Hoạt, Vũ Văn Duẩn phạm tội “gây rối trật tự công cộng” ở tỉnh N do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo rút kinh nghiệm một số vấn đề ở vụ án này như sau:
I Nội dung vụ án và quá trình giải quyết:
1. Nội dung vụ án:
Chiều tối ngày 25/11/2008, Phạm Văn Đông, Bùi Văn Hoạt, Vũ Văn Duẩn, Vũ Văn Quyền rủ nhau đi uống rượu rồi đi hát karaokê. Sau đó, khoảng 21 giờ cùng ngày, Đông và Quyền đến khu tập thể Công ty cổ phần Thuỷ sản 2 còn Hoạt và Duẩn rẽ vào quán Bia. Tại đây, Hoạt và Duẩn gặp anh Nguyễn Đức Xuân cùng một người (chưa xác định được lai lịch); anh Xuân rủ đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa, nhưng Hoạt và Duẩn không chơi mà đi về khu tập thể Công ty thuỷ sản , anh Xuân và người bạn đi theo. Đến khu tập thể Hoạt và Duẩn vào phòng anh Đỗ Văn Giang nghe nhạc. Anh Xuân và bạn gặp Phạm Văn Đông ở sân, anh Xuân rủ Đông đánh bạc, Đông không đánh, hai bên nói qua nói lại rồi dẫn đến cãi nhau. Đông vào gọi Hoạt và Duẩn ra rồi đóng cổng khu tập thể lại không cho anh Xuân và bạn về. Anh Xuân đẩy Đông ra làm Đông bị ngã. Thấy vậy, Hoạt, Duẩn xông vào dùng tay chân đấm đá anh Xuân. Trong lúc đó, Đông chạy vào phòng của chị Trần Thị Nhiên (người yêu của Đông) lấy hai con dao (một con dao cán gỗ, đầu lưỡi dao tròn, lưỡi dao dài 11cm; con dao có cán nhựa màu vàng, mũi nhọn, lưỡi dao dài 10,5cm) chạy ra. Anh Xuân bỏ chạy, Đông, Hoạt và Duẩn đuổi theo đến cổng khu tập thể thì Duẩn dừng lại, Đông và Hoạt tiếp tục đuổi anh Xuân, Đông chạy đến dùng dao đâm nhiều nhát vao người anh Xuân. Sau đó, Đông, Hoạt quay lại cùng Duẩn đánh người bạn của anh Xuân rồi cho anh này về. Anh Xuân sau khi bị đâm chạy vào bệnh viện Y tỉnh N, do thương tích nặng nên đã chết lúc 21giờ 45 phút cùng ngày. Đông bỏ trốn, ngày 27/11/2008 Đông đầu thú tại Công an huyện Hương trà tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo bản kết luận pháp y tử thi số 68/PY 08 ngày 28/11/2008 của phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh N thì nạn nhân Nguyễn Đức Xuân chết do suy hô hấp, tuần hoàn cấp do vết thương thấu bụng, ngực
2. Quá trình giải quyết vụ án.
Tại cáo trạng số 13/KSĐT-HS ngày 22/01/2009, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N truy tố Phạm Văn Đông về tội “giết người” theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự, Bùi Văn Hoạt và Vũ Văn Duẩn về tội “gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự.
Bản án hình sự sơ thẩm số 42/2009/HSST ngày 20/3/2009, Toà án nhân dân tỉnh N áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93, các điểm b và p khoản 1 và 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Phạm Văn Đông tù chung thân về tội “giết người”, áp dụng khoản 1 Điều 245, điểm p khoản 1 khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Bùi Văn Hoạt 18 tháng tù, Vũ Văn Duẩn 12 tháng tù đều về tội “gây rối trật tự công cộng”; áp dụng Điều 41, 42 Bộ luật hình sự buộc Phạm Văn Đông bồi thường tiền cấp cứu, mai táng phí và tiền tổn thất tinh thần, tổng cộng là 45 triệu đồng cho gia đình người bị hại, buộc cấp dưỡng cho mẹ anh Xuân là Vũ Thị Tiến và hai con anh Xuân mỗi người 300.000 đồng/tháng. Ngoài ra Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về tiêu huỷ vật chứng, án phí và tuyên phần kháng cáo theo luật định.
Ngày 25/3/2009 người đại diện hợp pháp của người bị hại là chị Lương Thị Huế kháng cáo, xem xét lại tội danh đối với Bùi Văn Hoạt và Vũ Văn Duẩn; ngày 13/4/2009 Chị Huế kháng cáo bổ sung tăng hình phạt đối với bị cáo Đông.
Ngày 30/3/2009 Phạm Văn Đông kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bản án hình sự phúc thẩm số 300/2009/HSPT ngày 29/5/2009, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Đông và kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại, giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.
Tại kháng nghị giám đốc thẩm số 08/QĐ-VKSTC-V3 ngày 02/4/2010, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 300/2009/HSPT ngày 29/5/2009 của Toà phúc thẩm Toà án tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 42/2009/HSST ngày 20/3/2009 của Toà án nhân dân tỉnh N. Đề nghị hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm để huỷ cả hai bản án nêu trên để điều tra lại theo quy định của pháp luật.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 31/2010/HS-GĐT ngày 02/11/2010, Hội đồng thẩm phán Toà ấn nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh N nêu trên để điều tra lại.
II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm
1. Về dấu vết, vật chứng:
Theo biên bản khám nghiệm hiện trường thì tại hiện trường cơ quan điều tra thu giữ được hai con dao (một con dao cán vàng có dính chất màu nâu nghi máu, một con dao cán gỗ) nhưng cơ quan điều tra không cho Đông nhận diện con dao gây án, không tiến hành thực nghiệm để xác định vết thương trên cơ thể nạn nhân là do một hay hai con dao gây ra. Nếu là một con dao thi con dao nào gây ra trong hai con dao thu ở hiện trường, không tiến hành giám định chất màu nâu nghi máu trên con dao cán vàng thu được ở hiện trường có phải là máu hay không, nếu phải là máu thì có trùng với nhóm máu của nạn nhân không. Theo lời khai của Vũ Văn Duẩn thì Duẩn có nhìn thấy một con dao rơi ở chân của Bùi Văn Hoạt (là bị cáo bị xử về tội “gây rối trật tự công cộng”) nhưng cơ quan điều tra không cho Hoạt và Duẩn đối chất, không cho Duẩn nhận diện con dao mình đã nhìn thấy để xác định dao đó có phải là hung khí gây án hay không là có thiếu sót, làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
2. Về lời khai của các bị cáo:
Đối với Bùi Văn Hoạt và Vũ Văn Duẩn tham gia cùng Phạm Văn Đông đánh anh Xuân. Khi Đông chạy vào phòng của Chị Trần Thị Nhiên lấy dao, Hoạt và Duẩn có biết hay không? Có thống nhất với Đông về việc lấy dao để đâm anh Xuân không? Khi đuổi theo anh Xuân, Hoạt có biết Đông chạy theo sau và cầm dao hay không. Hành vi Hoạt túm áo anh Xuân giữ lại mục đích chỉ để bản thân đấm đánh anh Xuân hay là để Đông lao tới phía sau để đâm anh Xuân. Khi đuổi theo anh Xuân Hoạt hay Đông có hô hào gì không, Hoạt có nhìn thấy Đông cầm dao đâm anh Xuân không và có nghe thấy tiếng anh Xuân kêu gì không. Cần phải làm rõ các tình tiết này để xác định Bùi Văn Hoạt và Vũ Văn Duẩn chỉ phạm tội như Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã tuyên hay đồng phạm với Phạm Văn Đông về hành vi giết người.
Theo lời khai của ba bị cáo (Đông, Hoạt, Duẩn) thì nguyên nhân của sự việc là do người bị hại (anh Xuân) rủ các bị cáo để đánh bạc nhưng các bị cáo không đánh nên đã xẩy ra cãi nhau, xô xát. Người bị hại là anh Nguyễn Đức Xuân đã chết, người đi cùng với người bị hại thì cơ quan điều tra không xác định được lai lịch. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chỉ dựa vào lời khai của của các bị cáo để xác định nguyên nhân cũng như diễn biến khách quan của vụ án là không chính xác.
Sau khi xét xử phúc thẩm, chị Lương Thị Huế (vợ anh Xuân) có đơn khiếu nại, nay đã xác định được người đi cùng với anh Xuân hôm xẩy ra vụ án là anh Hoàng Văn Nhuệ. Cần phải điều tra làm rõ tối 25/11/2008 anh Xuân, anh Nhuệ vào khu tập thể để làm gì, tại sao hai anh lại bị một nhóm người đe doạ tấn công. Tại sao họ chỉ đuổi đánh anh Xuân, giữa bị hại (anh Xuân) và bị cáo Đông ai đánh trước. Lời khai của anh Hoàng Văn Nhuệ là một trong những căn cứ quan trọng để xác định sự việc xẩy ra có lỗi của người bị hại hay không, từ đó đánh giá hành vi giết người của bị cáo Phạm Văn Đông “có tính chất côn đồ” hay không.
Các thiếu sót trong qúa trình tiến hành tố tụng ở vụ án này đã làm cho việc xác định sự thật của của vụ án chưa thể kết luận được. Chính vì vậy Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định huỷ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Những thiếu sót nêu trên có phần trách nhiệm của Kiểm sát viên làm công tác Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử hình sự trong vụ án này cần phải rút kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ. Phải thực hiện đúng quy chế công tác kiểm sát xét xử hình sự, phải kiểm tra kỹ hồ sơ vụ án, bản án để đề xuất kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm khi thấy cần thiết (Điều 43 QĐ số 960 ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo rút kinh nghiệm vụ án trên đã được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm để các địa phương biết nhằm rút kinh nghiệm nghiệp vụ chung để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự trong toàn ngành, đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống tội phạm trong phạm vi cả nước.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
2- Vụ án Võ Văn Thống phạm tội “Giết người”
Nguồn: Thông báo số; 112/TB-VKSTC-V3 ngày 30/5/2011
Đây là vụ án mà cấp phúc thẩm tuyên phạt bị cáo Võ Văn Thống phạm tội “Giết người” với hình phạt tử hình, phải hủy án để điều tra lại. Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử Hình sự thấy cần rút kinh nghiệm để các địa phương nghiên cứu:
1. Nội dung vụ án :
Khoảng 19 giờ ngày 19/12/2007, do mâu thuẫn từ trước với một số nhân viên của Công ty vệ sỹ Tây Đô, Võ Văn Thống đem theo 01 con dao rủ Võ Tấn Lợi (Nhất) và Lương Thành Châu (14 tuổi 9 tháng) cũng đi theo đến quán cà phê Hồng Anh tại Thới Lợi, phường Phước Thới, quận ô Môn, thành phố Cần Thơ để tìm Nguyễn Minh Trí (là nhân viên Công ty vệ sỹ Tây Đô) để đánh trả thù. Thấy Lợi do dự vì nhóm vệ sỹ đông người, Thống cho Lợi xem con dao để thuyết phục và Lợi đồng ý. Thống, Lợi và Châu đi đến nhà trọ của Công ty vệ sỹ Tây Đô. Đến nơi, do không tìm thấy Trí mà nhìn thấy Phạm Văn Tư (là vệ sỹ cùng nhóm với Trí, trước đây cũng có mâu thuẫn với Thống) đang đứng trước cổng nhà trọ. Thống và Lợi xông vào vào đánh Tư, Châu thấy vậy cũng chạy theo đấm 01 cái nhưng không biết vào lưng ai. Trong lúc đánh nhau, Thống cầm dao đâm 01 nhát vào lưng Tư rồi tất cả bỏ chạy. Phạm Văn Tư bị chết trên đường đi cấp cứu. Tại bản Kết luận giám định pháp y số 361/KLGĐ – PC21 ngày 20/12/2007 Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố C kết luận: Phạm Văn Tư chết do choáng mất máu cấp sau vết thương thủng phổi do vật sắc nhọn gây ra.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 20/2008/HSST ngày 25/4/2008 của Toà án nhân dân thành phố C đã áp dụng Điểm n Khoản 1 Điều 93; Điểm n Khoản 1 Điều 48; Điểm p Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự xử phạt Võ Văn Thống tử hình; áp dụng Điểm n Khoản 1 Điều 93; Điểm p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 69; Khoản 2 Điều 74 Bộ luật Hình sự xử phạt Võ Tấn Lợi 08 năm tù đều về tội “Giết người” .
Ngày 29/4/2008, Võ Tấn Lợi kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; ngày 05/5/2008, Võ Văn Thống kháng cáo kêu oan; ngày 06/5/2008, Võ Văn Dũng (là người đại diện hợp pháp của bị cáo Lợi) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Lợi.
Tại bản án phúc thấm số 995/2008/HSPT ngày 28/8/2008 của Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
Bản án hình sự phúc thẩm số 995/2008/HSPT ngày 28/8/2008 của Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ngày 19/4/2011 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đã quyết định hủy bản án phúc thẩm nêu trên để điều tra lại.
2. Một số vấn đề rút kinh nghiệm:
a) Xác định hiện trường và thực nghiệm lại vụ án:
Tại phiên tòa sơ thẩm, Võ Văn Thống khẳng định nhiều lần được Cơ quan điều tra lấy lời khai và 15 lần viết bản tự khai, những lời khai ban đầu bị cáo không khai nhận hành vi phạm tội, nhưng trong hồ sơ vụ án không thể hiện những tài liệu này; đối với anh Phạm Phú Phới (là người làm chứng) có hai lời khai, trong đó một lời khai cho rằng: “Thời điểm xảy ra vụ án có 5 đến 6 người, có một người đâm anh Phạm Văn Tư, tóc để dài ngang vai, cao trên l,70m”, sau đó lại có lời khai không nhìn thấy ai đâm anh Tư. Mặc dù, lời khai của anh Phới còn có mâu thuẫn, nhưng Cơ quan điều tra không xác định rõ mâu thuẫn này.
b) Về lấy lời khai và đối chất trong vụ án:
Võ Văn Thống và Võ Tất Lợi đều khai đi đánh trả thù nhân viên Công ty vệ sỹ Tây Đô vì trước đó bị nhân viên Công ty này (trong đó có Tư) đánh nhiều lần. Nhưng trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện số lần đánh nhau, nguyên nhân, mức độ lỗi của từng bên. Nguyễn Minh Trí (nhân viên Công ty vệ sỹ Tây Đô), Vương Văn Phát (Phó Phòng nghiệp vụ Công ty) và Nguyễn Văn Nam (Trưởng phòng nghiệp vụ công ty) cũng thừa nhận giữa các nhân viên Công ty, cụ thể là Trí và Tư có mâu thuẫn với Thống và Lợi. Tuy nhiên, lời khai của những người này cũng có những quan điểm không thống nhất về nguyên nhân, diễn biến của sự việc. Nam có lời khai trong lần xô xát gần nhất (trước ngày Tư bị đâm chết), phía các nhân viên bảo vệ cũng có lỗi và sau khi sự việc được giải quyết ở Công an phường P, Nam đã bồi thường cho Thống 200.000 đồng, nhưng quá trình điều tra cũng không xác minh làm rõ.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
3- Vụ án Phạm Chí Thưa, Toà tuyên không phạm tội “Cố ý gây thương tích”
Nguồn: Thông báo số 362/TB- VKSTC-V3 ngày 24 tháng 11 năm 2009
Ngày 30/9/2009, Toà án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm vụ án Phạm Chí Thưa, Toà tuyên không phạm tội “Cố ý gây thương tích” tại tỉnh N, do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Qua công tác thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Vụ THQCT và KSXX hình sự thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án.
I. Nội dung và quá trình giải quyết vụ án:
Năm 2004, anh Đinh Tấn Trung ở thị trấn T mua tại cửa hàng của anh Lê Văn Hưng 01 chiếc tivi hiệu sanyo, thời hạn bảo hành 24 tháng. Tháng 9/2005 chiếc tivi bị hỏng, chị Huỳnh Thị Miên (vợ anh Trung) mang tivi đến cửa hàng điện tử của anh Phạm Quốc Dũng để sửa, anh Dũng hẹn 3 ngày sau đến lấy. Đúng hẹn chị Miên đến thì anh Dũng nói chiếc tivi hỏng do bị sét đánh, nếu sửa hết 300.000 đồng, chị Miền không sửa mà đem tivi về nhà. Ngày 24/9/3005, chị Miền đem tivi đến cửa hàng của anh Hưng để sửa, anh Hưng liền mang đến Trung tâm bảo hành thì phát hiện một số linh kiện của tivi đã bị thay đổi nên yêu cầu chị Miền phải cung cấp linh kiện phù hợp của tivi thì mới sửa chữa.
Chiều ngày 26/9/2005, chị Miền đến gặp anh Phạm Quốc Dũng nói: “anh mở máy của tôi ra, đồ cũ của tôi đâu cho tôi xin lại gửi ra bảo hành máy”, anh Dũng trả lời “không biết” thì chị Miên nói “anh qua nhà anh Hưng để nghe điện thoại của Trung tâm bảo hành”, anh Dũng nói “tôi không đi”, chị Miên bỏ về và quay lại nhà anh Hưng. Khi chị Miên đang ngồi uống nước cùng vợ chồng anh Hưng thì Phạm Quốc Dũng cùng ông Phạm Văn Thiện (bố Dũng), Phạm Chí Thưa (em Dũng) đến nhà anh Hưng. Ông Thiện và Thưa nói “thằng nào dựng chuyện nói bậy”, đồng thời Thưa cầm ghế đánh trúng đầu anh Hưng làm anh Hưng ngã xuống nền nhà; ông Thiện và Dũng xông vào giữ anh Hưng để Thưa tiếp tục đánh anh Hưng. Chị Liên (vợ anh Hưng) la lên thì ông Thiện cầm chiếc cốc uống nước ở trên bàn ném, nhưng không trúng chị Liên mà trúng vào tủ kính làm vỡ cửa tủ, thiệt hại 290.000 đồng. ông Thiện, Dũng và Thưa tiếp tục giằng co với anh Hưng một lúc thì có anh Huỳnh Tấn Phước đến can ngăn.
Anh Hưng bị thương tích ở thái dương trái, xây xát da tại hai bàn tay và bàn chân phải, điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh N từ ngày 26/9/2005 đến ngày 07/10/2005.
Tại bản giám định thương tích số 912 ngày 11/10/2005 và bản phân tích vết thương số 52 ngày 01/9/2006 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh N kết luận: tỷ lệ thương tật của anh Lê Văn Hưng là 12%.
Sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan điều tra Công an huyện T đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Chí Thưa để điều tra về tội “Cố ý gây thương tích”. Đối với Phạm Văn Thiện và Phạm Quốc Dũng quá trình điều tra xác định có tham gia cùng với Thưa gây thương tích 3% cho ông Hưng, Cơ quan điều tra đã xử lý hành chính đối với ông Thiện và Dũng.
Bản Cáo trạng số 38 ngày 09/10/2006 của Viện kiểm sát nhân dân huyện T, truy tố Phạm Chí Thưa về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.
Bản án hình sự sơ thẩm số 12/2007/HSST, ngày 09/4/2007 của Toà án nhân dân huyện T áp dụng khoản 2 Điều 104, điểm b, g khoản 1 , khoản 2 Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự, xử phạt Phạm Chí Thưa 18 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”; buộc Phạm Chí Thưa bồi thường cho anh Lê Văn Hưng số tiền 4.519.000 đồng và ông Phạm Văn Thiện phải bồi thường cho anh Hưng 290.000 đồng.
Ngày 15/4/2007 bị cáo Phạm Chí Thưa kháng cáo kêu oan.
Ngày 23/4/2007 bị hại Lê Văn Hưng kháng cáo cho rằng bỏ lọt tội phạm và yêu cầu bồi thường thêm tiền tổn thất tinh thần.
– Bản án hình sự phúc thẩm số 99/2007/HSPT, ngày 13/7/2007 của Toà án nhân dân tỉnh N quyết định huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Tại bản Cáo trạng số 39 ngày 26/11/2007 của Viện kiểm sát nhân dân huyện T, truy tố Phạm Chí Thưa về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.
– Bản án hình sự sơ thẩm số 08/2008/HSST, ngày 02/4/2008 của Toà án nhân dân huyện T áp dụng Đ107 Bộ luật hình sự, tuyên bố bị cáo Phạm Chí Thưa không phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Ngày 14/4/2008, bị hại Lê Văn Hưng kháng cáo toàn bộ bản án; Viện kiểm sát nhân dân huyện T kháng nghị, đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xét xử theo hướng Phạm Chí Thưa phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
– Bản án hình sự phúc thẩm số 115/2008/HSPT, ngày 30/8/2008 của Toà án nhân dân tỉnh N cho rằng hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn nhưng Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cấp sơ thẩm không tiến hành đối chất, không thực nghiệm điều tra để làm rõ theo yêu cầu của Toà án nhân dân huyện T, nên Toà án nhân dân huyện T tuyên bị cáo Thưa không phạm tội là có cơ sở, đúng pháp luật. Vì vậy, quyết định không chấp nhận kháng cáo và kháng nghị, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 121/QĐ-VKSTC-V3 ngày 01/6/2009 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ toàn bộ hai bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên để điều tra lại, với lý do:
Trong quá trình điều tra, xét xử, lời khai của bị cáo, bị hại và những người làm chứng còn nhiều mâu thuẫn chưa được điều tra làm rõ, nhưng cơ quan điều tra không đối chất, không thực nghiệm điều tra là thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố.
Tuy nhiên căn cứ vào biên bản sự việc ban đầu và lời khai của những người làm chứng Huỳnh Thị Miền, Nguyễn Thị Thu Liên, Bùi văn Liêm thì mặc dù lời khai của họ còn có mâu thuẫn, nhưng đều khẳng định có sự xô xát giữa anh Lê Văn Hưng với Phạm Chí Thưa, Phạm Văn Thiện, Phạm Quốc Dũng. Bản thân Phạm Chí Thưa cũng thừa nhận có xô xát với anh Hưng và theo kết luận giám định thì anh Hưng bị thương tích 12%. Do việc điều tra không đầy đủ, không thể bổ sung tại phiên toà thì lẽ ra Toà án cấp phúc thẩm phải huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại, nhưng Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên bị cáo không phạm tội là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Mặt khác, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án, thể hiện thương tích của ông Hưng không phải do một mình Phạm Chí Thưa gây ra, mà còn có sự tham gia, giúp sức của Phạm Văn Thiện, Phạm Quốc Dũng; hành vi của Thiện, Dũng đều thể hiện “có tính chất côn đồ”. Nhưng Cơ quan điều tra chỉ xử phạt hành chính mà không điều tra làm rõ để xử lý theo đúng pháp luật là có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội.
– Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 32 ngày 30/9/2009 của Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, huỷ toàn bộ bản án hình sự phúc thẩm số 115/2008/HSPT, ngày 30/8/2008 của Toà án nhân dân tỉnh N và bản án hình sự sơ thẩm số 08/2008/HSST, ngày 02/4/2008 của Toà án nhân dân huyện T để điều tra lại.
II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:
1. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra:
Chỉ vì một mâu thuẫn rất nhỏ trong việc sửa chữa tivi, nhưng ông Phạm Văn Thiện đã cùng các con là Phạm Quốc Dũng, Phạm Chí Thưa đến tận nhà anh Lê Văn Hưng đánh anh Hưng gây thương tích 12%. Trong đó, Phạm Chí Thưa là người giữ vai trò chính, là kẻ tấn công, đánh anh Hưng nhiều nhất; ông Phạm Văn Thiện và Phạm Quốc Dũng là những người giúp sức tích cực, tạo điều kiện để Thưa đánh anh Hưng. Hành vi của ba bố con ông Thiện có tính chất côn đồ, nhưng cơ quan điều tra chỉ xử phạt hành chính đối với Phạm Văn Thiện và Phạm Quốc Dũng là không đúng qui định của pháp luật, bỏ lọt tội phạm.
Quá trình điều tra, xét xử, anh Hưng khai đã bị Phạm Chí Thưa dùng ghế sắt đánh vào đầu gây thương tích nhưng bị cáo Thưa không thừa nhận; lời khai của những người làm chứng cũng có một số mâu thuẫn chưa được điều tra làm rõ, nên chưa kết luận được ai trong số 03 người (ông Thiện, Dũng, Thưa) đã dùng ghế sắt đánh anh Hưng. Do đó, cần tiến hành đối chất giữa bị cáo, người bị hại, người làm chứng và tiến hành thực nghiệm điều tra để làm rõ. Tuy nhiên Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát huyện T không thực hiện, mặc dù Toà án sơ thẩm đã trả hồ sơ 01 lần và sau đó Toà phúc thẩm đã huỷ án, yêu cầu điều tra lại để làm rõ những vấn đề trên nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện và Viện kiểm sát vẫn truy tố, dẫn đến việc Bản án sơ thẩm và phúc thẩm lần thứ hai đã tuyên bố bị cáo Phạm Chí Thưa không phạm tội như Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện T đã truy tố.
2. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Mặc dù lời khai của các nhân chứng, người bị hại và bị cáo còn nhiều mâu thuẫn, tuy nhiên đều có điểm thống nhất là Phạm Chí Thưa có xô xát với ông Lê Văn Hưng và hậu quả là ông Hưng bị thương tích 12%. Trong trường hợp này, do việc điều tra không đầy đủ, không thể bổ sung tại phiên toà, lẽ ra Toà án sơ thẩm cần tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật. Việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Phạm Chí Thưa không phạm tội là phiến diện, không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Tại phiên toà phúc thẩm, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đã đề nghị Hội đồng xét xử huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại, nhưng Hội đồng xét xử lại căn cứ vào kết quả điều tra không đầy đủ để tuyên bố Phạm Chí Thưa không phạm tội là sai lầm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án. Sau khi xét xử phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N đã kịp thời báo cáo với Viện kiểm sát nhân dân tối cao để kháng nghị vụ án theo thủ thủ tục giám đốc thẩm.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
4 – Vụ án Chu Văn Cử, Toà án tuyên không phạm tội “Cố ý gây thương tích”
Nguồn: Thông báo số 148/TB-VKSTC-V3 ngày 14 tháng 06 năm 2010
Ngày 07/5/2010, Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ án Chu Văn Cử, Toà án tuyên không phạm tội “Cố ý gây thương tích” tại tỉnh Q. Qua vụ án này, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần thông báo để rút kinh nghiệm chung.
I: Nội dung và quá trình giải quyết vụ án:
Khoảng 19 giờ ngày 07/3/2009, Chu Văn Cử (SN 1970) cùng anh Đinh Văn Xuân và một số người khác ngồi uống rượu tại nhà chị Linh Thị Huế ở thôn Đ, xã M, huyện B, tỉnh Q. Trong lúc uống rượu, anh Xuân rủ Cử uống rượu xong thì đánh bạc, Cử nói: Đánh bạc thì chịu vì các anh đánh cờ bạc bịp. Anh Xuân tức giận đánh 02 cái vào mặt Cử, rồi mọi người ra về còn anh Xuân ngủ tại nhà chị Huế. Khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, Cử gọi hai cháu là Chu Văn Mức và Chu Văn Thêm đến nhà, kế chuyện bị anh Xuân đánh và rủ Mức, Thêm cùng đến nhà chị Huế để yêu cầu anh Xuân phải xin lỗi. Khi đến nhà chị Huế, Cử gọi cửa nhưng chị Huế không mở, Cử liền nhặt 01 đoạn gậy tre dài 70cm, đường kính 04cm rồi đạp cửa xông vào nhà. Thấy anh Xuân đang nằm ngủ trên giường, Cử dùng gậy đánh vào đầu anh Xuân, anh Xuân vùng dậy chạy thì Cử tiếp tục dùng gậy đánh vào đầu người anh Xuân gây thương tích.
Tại bản giám định thương tích số 183 ngày 15/4/2009 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Q kết luận anh Đinh Văn Xuân bị thương tích, tổn hại sức khoẻ 8%. Ngày 17/4/2009, anh Xuân làm đơn yêu cầu khởi tố những người đã đánh anh gây thương tích.
Tại bản Cáo trạng số 08 ngày 02/7/2009 của Viện kiểm sát nhân dân huyện B truy tố Chu Văn Cử về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 08/2009/HSST ngày 24/7/2009, Toà án nhân dân huyện B áp dụng khoản 1 Điều l04; các điểm d, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt Chu Văn Cử 6 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”. Ngày 05/8/2009, bị cáo Chu Văn Cử kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 13/8/2009, người bị hại Đinh Văn Xuân làm đơn xin rút yêu cầu khởi tố vụ án.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 168/2009/HSPT ngày 29/9/2009, Toà án nhân dân tỉnh Q căn cứ điểm d khoản 2 Điều 248, khoản 2 Điều 107, Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự, quyết định: chấp nhận đề nghị của người bị hại và huỷ bản án sơ thẩm; tuyên bố Chu Văn Cử không phạm tội và đình chỉ xét xử đối với vụ án số 08/2009/HSST ngày 24/7/2009 của Toà án nhân dân huyện B, tỉnh Q.
Tại kháng nghị số 07/2010/HS-TK ngày 01/02/2010, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 21/2010/HS-GĐT ngày 07/5/2010, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã quyết định: huỷ bản án phúc thẩm số 168/2009/HSPT ngày 29/9/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Q; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Q xét xử phúc thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.
II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Chu Văn Cử dùng gậy là hung khí nguy hiểm đánh vào đầu, vào người anh Đinh Văn Xuân gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 8% vĩnh viễn. Sau khi sự việc xảy ra, anh Đinh Văn Xuân có đơn yêu cầu khởi tố. Hành vi phạm tội của Chu Văn Cử thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm được qui định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Do đó, Toà án cấp sơ thẩm kết án Chu Văn Cử phạm tội “Cố ý gây thương tích” là có căn cứ, đúng pháp luật. Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn luật định bị cáo kháng cáo xin giảm hình phạt và giảm mức bồi thường còn người bị hại không có đơn kháng cáo khi đã hết thời hạn kháng cáo theo qui định của pháp luật, người bị hại mới có đơn xin rút yêu cầu khởi tố.
Theo qui định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì “trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiện toà sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”. Như vậy, đối với vụ án đã được xét xử sơ thẩm thì người bị hại không có quyền rút yêu cầu khởi tố.
Trong vụ án này, bị cáo có kháng cáo nên Toà án cấp phúc thẩm phải xét kháng cáo của bị cáo, đồng thời xem xét đơn xin rút yêu cầu khởi tố của người bị hại. Nếu việc rút yêu cầu khởi tố của người bị hại là tự nguyện không bị ép buộc, cưỡng bức thì được coi là một tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn cho bị cáo. Việc toà án nhân dân tỉnh Q quyết định “chấp nhận đề nghị của người bị hại và huỷ bản án sơ thẩm; tuyên bố Chu Văn Cử không phạm tội và đình chỉ xét xử đối với vụ án” là sai lầm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án, do Kiểm sát viên không nắm chắc các qui định của pháp luật nên đã đề nghị Hột đồng xét xử “đình chỉ xét xử đối với vụ án và tuyên bố bị cáo không phạm tội”, sau khi xét xử phúc thẩm cũng không phát hiện vi phạm của bản án phúc thẩm để báo cáo đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nên cần phải rút kinh nghiệm.
Qua vụ án trên cho thấy, do Hội đồng xét xử cũng như Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên toà phúc thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án, nên cấp giám đốc thẩm đã phải huỷ bản án phúc thẩm để xét xử lại. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo đến Viện kiểm sát nhân dân các địa phương để nghiên cứu rút kinh nghiệm chung, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
5- Vụ án Nguyễn Đức Huy cùng đồng bọn phạm tội “Giết người” và tội “Gây rối trật tự công cộng”
Nguồn: Thông báo số 135/TB-VKSTC-V3 ngày 31 tháng 5 năm 2010
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án Nguyễn Đức Huy cùng đồng bọn phạm tội “Giết người” và tội “Gây rối trật tự công cộng” ở thành phố D theo thủ tục giám đốc thẩm. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xét thấy cần thông báo rút kinh nghiệm một số điểm về tội danh và hình phạt trong quá trình giải quyết vụ án.
I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án:
Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 11/4/2007 , tại quan bar nhạc trẻ Number One thuộc phường H, quận HC, TP D một số thanh niên trong lúc khiêu vũ có dẫm đạp chân lên nhau dẫn đến xô xát và đã dùng ly, vỏ chai bia ném vào nhau làm Phan Gia Lợi, Trần Công Vinh, Nguyễn Thanh Quang, Lê Hoàng Vĩnh Phước và Đặng Ngọc Tuấn bị thương. Khi bảo vệ của quán can ngăn thì số thanh niên này ra ngoài và tạo thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm có: Lê Minh Sơn, Huỳnh Bá Trọng, Phan Bá Nhân, Lê Xuân, Trần Phan Anh Vũ, Đặng Ngọc Tuấn, Phan Văn Thành, Hồ Đức Trọng, Huỳnh Thị Kim Liên (bạn gái của Sơn) và Quyền cùng ba người bạn của Vũ (không xác định được lại lịch); tốp này do Lê Minh Sơn cầm đầu. Nhóm thứ hai gồm: Phan Gia Lợi, Vũ, Hưng và Đù (đều không xác định được lai lịch).
Nhóm thứ ba gồm: Trần Công Vinh, Nguyễn Trần Thanh Quang và Lê Hoàng Vinh Phước do Trần Công Vinh (là bạn của Phan Gia Lợi) cầm đầu. Sau khi rời khỏi quán nhóm của Lê Minh Sơn, Huỳnh Bá Trọng chuẩn bị hung khí và tập trung tại đường Nguyễn Văn Thoại để đánh nhau.
Cũng trong thời gian này, Phan Gia Lợi từ quan Number One về nhà Nguyễn Việt Hùng thì gặp Huỳnh Tấn Huy, Nguyễn Quang Long, Lê Quang Tiến, Trần Quốc Minh, Hoàng Xuân Hùng, Ngô Lê Trung Hiếu, Nguyễn Quốc Việt cùng Linh (không xác định được lại lịch) đều là người quen của Nguyễn Việt Hùng. Lợi kể cho Hùng biết việc bị nhóm của Lê Minh Sơn đánh ở quan Number One và rủ Hùng đi tìm nhóm của Lê Minh Sơn đánh lại để trả thù thì tất cả đều đồng ý và chuẩn bị hung khí (dao, mác, chai xăng). Khi đi Lợi, Huy cầm mác, Nguyễn Việt Hùng cầm dao. Lợi gọi tắc xi rồi cả bọn lên xe, riêng Linh và Việt đi xe máy cầm theo bao hung khí (gồm dao, mác). Khi đi đến Trung tâm y tế huyện S nhóm phát hiện thấy 1 số thanh niên đang đứng trước cổng; nhóm của Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng nghi là nhóm của Lê Minh Sơn nên quay xe lại, Lợi điện thoại cho Trần Công Vinh, hẹn đến trung tâm y tế quận S để đi đánh nhóm của Lê Minh Sơn. Tại đây Việt và Linh bỏ bao hung khí cho đồng bọn, Xuân Hùng, Việt mỗi người cầm 1 con dao, số còn lại mỗi người cầm 1 gậy gỗ (loại gỗ cất pha) được lấy từ công trình trong hẻm. Cả bọn đi bộ đến Trung tâm y tế huyện S thì gặp nhóm của Trần Công Vinh, Nguyễn Trần Thanh Quang và Lê Hoàng Vĩnh Phước (Quang cầm gậy gỗ, Vinh và Phước cầm dao). Nhóm của Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng và Trần Công Vinh sáp nhập vào thành một và cùng đi lên khu vực ngã ba N.
Khoảng 23h30 phút cùng ngày, khi phát hiện nhóm của Lê Minh Sơn trên đường Nguyễn Văn Thoại thì nhóm của lợi, Việt Hùng xông vào dùng gạch, đá, chai xăng đã châm lửa ném và dùng dao, mã tấu, gậy gỗ đuổi đánh nhóm của Lê Minh Sơn, cụ thể: Huy lấy đèn dầu của người bán trứng vịt lộn ném, Việt Hùng dùng gậy ném, Long cầm gậy đánh, Minh, Tiến nhặt đá, cầm gậy đánh Xuân, Hùng; Hiếu, Vinh, Quang cầm gậy, gạch đá ném. Nhóm của Sơn vừa chống đỡ vừa bỏ chạy vào các hẻm xung quanh. Khi phát hiện thấy nhóm của Sơn đi hai xe máy từ trong hẻm 38 Nguyễn Văn Thoại đi ra, một xe bỏ chạy còn xe của Sơn do Liên điều khiển chở Lê Minh Sơn dừng lại sau đầu hẻm, Sơn xuống xe và nói “Ty già đây” thì Huy cầm gậy gỗ đánh vào đầu Sơn, Sơn tránh được và chạy vào trong hẻm thì Huy ném gậy đuổi theo, Huy giật mác của đồng bọn cùng Lợi (cầm mác) và hai thanh niên (là bạn của Lợi không xác định được lại lịch) cầm hung khí (gậy, dao) đuổi theo Sơn vào hẻm. Lúc này Việt Hùng, Minh, Tiến, Long, Xuân Hùng, Hiếu, Vinh, Quang, Phước đều đứng ở khu vực ngã ba đầu hẻm. Sơn bị vấp ngã cạnh bụi cây trên vỉ hè trước quán cà phê Trung Nguyên thì Huy dùng mác chém 3-4 nhát vào đầu lưng của Sơn, Lợi cầm mác và hai thanh niên cũng xông vào đánh, chém Sơn đến chết. Việt Hùng chạy vào thấy đồng bọn chém chết Sơn thì hô đồng bọn bỏ chạy lên khu vực ngã ba N.
Huỳnh Bá Trọng nghe tin Sơn bị nhóm Lợi, Việt Hùng đánh gục thì cùng Trần Phan Anh Vũ, tập hợp đồng bọn để đi đánh lại. Khi thấy nhóm của Trọng đi lên khu vực ngã ba N thì nhóm Lợi, Việt Hùng quay lại dùng gạch, gậy, đá ném và dùng gậy, dao, mác đánh đuổi nhóm của Trọng. Trọng ném dao về phía Huy, Huy tránh được và xông lên, Trọng lùi lại thì vấp ngã, Huy dùng mác chém trọng hai nhát vào vai và mặt. Một số người trong nhóm lợi cũng xông vào đánh Trọng. Cùng lúc này Công an đến nên nhóm của Lợi và Việt Hùng bỏ chạy.
Kết luận giám định tử thi số 88 ngày 16/8/2007 của Trung tâm pháp y TP D kết luận, Lê Minh Sơn chết do chấn thương sọ não (vỡ toác hộp sọ, tổ chức não bị dập và lòi ra ngoài);
Anh Huỳnh Bá Trọng bị chấn thương sọ não (nứt sọ ở trán phải), chấn thương hàm, mặt (vỡ xương hàm má phải, vỡ xương hàm trên phải, gẫy răng 1 2-1.3 và 2.3; 2.4; chấn thương đụng dập nhãn cầu mắt phải và tổn thương phần mềm, tỷ lệ thương tích là 78%. Hiện tại anh Trọng bị suy não sau chấn thương não, không còn năng lực trách nhiệm hành vi.
Kết luận điều tra số 41 ngày 7/9/2007; Kết luận điều tra bổ sung số 08 ngày 9/11/2007; Kết luận điều tra bổ sung số 35 ngày 25/2/2008; Kết luận điều tra bổ sung số 27126/3/2008 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố D đề nghị truy tố các bị cáo hai tội “Giết người” và tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Cáo trạng số 16 ngày 2/5/2008 Viện kiểm sát nhân dân nhân thành phố D truy tố 21 bị cáo.
Truy tố Phan Gia Lợi điểm a, n, p khoản 1 điều 93 và điểm e khoản 2 Điều 245 BLHS;
Truy tố các bị cáo Huỳnh Tấn Huy; Nguyễn Việt Hùng điểm a khoản 1 Điều 93, khoản 1 Điều 245 BLHS;
Truy tố các bị cáo còn lại theo khoản 1 Điều 245 BLHS.
Bản án hình sự sơ thẩm số 18/2008/HSST ngày 31/7/2008 Toà án nhân dân thành phố D áp dụng điểm a, n, khoản 1 Điều 93; Khoản 1 Điều 245; điểm g khoản 1 Điều 48; điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 50, Điều 51 BLHS xử Huỳnh Quốc Huy tử hình tội “Giết người”, 2 năm tù tội “Gây rối trật tự công cộng”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là tử hình.
+ Áp dụng điểm a, n, p khoản 1 Điều 93, điểm e khoản 2 điều 245, điểm p khoản 1 Điều 46, điểm n khoản 1 Điều 48; điều 50 BLHS xử phạt Phan Gia Lợi chung thân tội “Giết người” 3 năm tù tội “Gây rối trật tự công cộng”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội tù chung thân;
+ Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93, khoản 1 Điều 245, điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 điểm n khoản 1 Điều 48; Điều 50 xử phạt Nguyễn Việt Hùng 16 năm tù tội “Giết người” 2 năm tù tội “Gây rối trật tự công cộng”. Tổng hợp hình phạt chung cho hai tội là 18 năm tù.
+ Áp dụng khoản 1 Điều 245; các điểm h, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử Lê Quang Tiến 18 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
+ Áp dụng khoản 1 Điều 245; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 69 và Điều 74 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Quang Long 15 tháng 5 ngày tù; Trần Quốc Minh 15 tháng 5 ngày tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”;
+ Áp dụng khoản 1 Điều 245; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 69; Điều 74 và Điều 51 Bộ luật hình sự xử phạt Hoàng Xuân Hùng 15 tháng tù tội về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Tổng hợp với 27 tháng tù tại bản án số 35/HSST ngày 21/9/2007 của Toà án nhân dân quận S, buộc Hùng phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 42 tháng tù.
+ Áp dụng khoản 1 Điều 245, điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự xử phạt Ngô Lê Trung Hiếu 18 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
+ Áp dụng khoản 1 Điều 245, các điểm h, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Bộ luật hình sự xử phạt Trần Công Vinh 1 5 tháng 19 ngày tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
+ Áp dụng khoản 1 Điều 245, các điểm h, o, p khoản 1 Điều 46; bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Trần Thanh Quang 15 tháng 8 ngày tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Về trách nhiệm dân sự buộc các bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng phải liên đới bồi thường cho gia đình bị hại Lê Minh Sơn tổng số tiền là 52.107.000 đồng, trong đó phần mỗi bị cáo phải bồi thường là 17.369.000 đồng. Hàng tháng mỗi bị cáo có trách nhiệm cấp dưỡng cho cháu Lê Nhật Thanh là con của anh Lê Minh Sơn 167.000 đồng cho đến tuổi trưởng thành (18 tuổi), thời gian cấp dưỡng tính từ ngày 12/4/2007.
Các bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phạm Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng phải liên đới bồi thường cho anh Huỳnh Bá Trọng tổng số tiền là 19.169.077 đồng, trong đó phần mỗi bị cáo phải bồi thường là 6.389.666 đồng.
Ngoài ra bản án còn xử các bị cáo khác thuộc nhóm của Lê Minh Sơn gồm: Đỗ Tuân 12 tháng tù cho hưởng án treo và 10 bị cáo khác bị xử tù từ 15 tháng 7 ngày tù đến 18 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng””.
Sau khi xét xử sơ thẩm các bị cáo Lê Quang Tiến; Ngô Lê Trung Hiếu, Huỳnh Thống, Nguyễn Hoàng Phương, Phan Thành Phước và Phan Văn Thành kháng cáo xin giảm hình phạt.
Bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi và Nguyễn Việt Hùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo Lê Quang Tiến, Phan Thành Phước, Huỳnh Thống, Nguyễn Hoàng Phương và Phan Văn Thành rút đơn kháng cáo. Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2008/HSPT ngày 10/10/2008 của Toà ấn nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đình chỉ xét xử đối với 5 bị cáo rút đơn kháng cáo;
Không áp dụng khoản điểm a (giết nhiều người) khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự đối với Phan Gia Lợi và Nguyễn Việt Hùng;
Giữ y bản án hình sự sơ thẩm đối với tội danh và mức hình phạt đối với Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng và Ngô Lê Trung Hiếu. Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2008/HSPT ngày 10/10/2008 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để huỷ bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về phần tội danh và và hình phạt đối với các bị cáo Lê Quang Tiến, Trần Công Vinh, Nguyễn Trần Thanh Quang, Nguyễn Quang Long, Trần Quốc Minh, Hoàng Xuân Hùng và phần quyết định trách nhiệm dân sự đối với các bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi và Nguyễn Việt Hùng và huỷ bản án hình sự phúc thẩm về quyết định tội danh và hình phạt đối với các bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng và Ngô Lê Trung Hiếu để điều tra lại.
Quyết định giám đốc thẩm số 08/2010/HS-GĐT ngày 05/4/2010 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 18/2008/HSST ngày 31/7/2008 của Toà án nhân dân thành phố D về phần quyết định tội danh và hình phạt đối với các bị cáo Lê Quang Tiến, Trần Công Vinh, Nguyễn Trần Thanh Quang, Nguyễn Quang Long, Trần Quốc Minh, Hoàng Xuân Hùng và phần quyết định trách nhiệm dân sự đối với các bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi và Nguyễn Việt Hùng và huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 01/2008/HSPT ngày 10/10/2008 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về phần quyết định tội danh và hình phạt đối với các bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng và Ngô Lê Trung Hiếu để điều tra lại.
II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Đây là vụ án có nhiều người tham gia đánh nhau và gây rối trật tự công cộng vào lúc đêm khuya (hai nhóm của Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng và nhóm của Lê Minh Sơn). Quá trình điều tra các bị cáo đều không khai rõ việc bàn bạc, phân công việc thực hiện phạm tội mà cả nhóm chỉ cần tên cầm đầu nhóm đồng ý thì đồng bọn nhất trí đi theo, trong quá trình đánh nhau thì cả bọn đều dùng hung khi như dao, mác, gậy, đá đánh nhau hỗn loạn, chưa xác định rõ hành vi của từng bị cáo, đánh nhau như thế nào, hậu quả do hành vi của từng bị cáo gây ra đối với bị hại. Từ việc thu thấp chứng cứ, đánh giá chứng cứ; xác định tội danh trong vụ án đồng phạm; xác định trách nhiệm dân sự của bị cáo còn có nhiều vi phạm các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nên cần được điều tra lại.
1. Về tội danh:
Trong vụ án này chúng ta cần xem xét và phân biệt đối với các bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Quang Long, Hoàng Xuân Hùng, Trần Công Vinh, Ngô Lê Trung Hiếu, Nguyễn Trần Thanh Quang đã cùng nhau bàn bạc đem theo hung khí đi tìm đánh nhóm của Lê Minh Sơn để trả thù. Hậu quả anh Lê Minh Sơn bị chết, Huỳnh Bá Trọng bị thương với tỷ lệ thương tật là 78%. Việc anh Trọng không chết là ngoài ý muốn của các bị cáo (thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt). Mặc dù không có sự phân công vai trò cụ thể giữa các bị cáo, nhưng khi Lợi rủ đi đánh nhau thì tất cả các bị cáo đều đồng ý và chuẩn bị hung khí. Các bị cáo Long, Tiến, Minh, Xuân Hùng, Hiếu, Vinh và Quang không trực tiếp chém chết anh Sơn và chém anh Trọng bị thương nhưng khi thấy Lợi, Huy và Việt Hùng đuổi đánh anh Sơn và đồng bọn của anh Sơn thì các bị cáo này cũng cầm hung khí xông vào cùng Lợi, Huy và Việt Hùng đánh nhóm của anh Sơn. Các bị cáo đã tham gia đánh nhau trong suốt quá trình diễn ra vụ án. Hành vi của các bị cáo là giúp sức cho Lợi, Huy và Việt Hùng thực hiện tội phạm nên phải cùng Lợi, Huy, Việt Hùng chịu trách nhiệm về hậu quả của vụ án.
Việc truy tố Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi và Nguyễn Việt Hùng về hai tội “Giết người” và tội “Gây rối trật tự công cộng” là không đúng vì hành vi phạm tội của các bị cáo này đã trực tiếp gây ra cái chết cho anh Sơn và làm anh Trọng bị thương nên các bị cáo này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”; truy tố Nguyễn Quang Long, Hoàng Xuân Hùng, Trần Công Vinh, Ngô Lê Trung Hiếu, Nguyễn Trần Thanh Quang đều về tội “Gây rối trật tự công cộng” là không đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo vì đã có đủ cơ sở kết luận các bị cáo này đồng phạm với Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi và Nguyễn Việt Hùng về tội “Giết người”
2. Về đường lối xử lý:
Đối với bị cáo Huỳnh Tấn Huy và Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng có vai trò chủ mưu, cầm đầu và tích cực tham gia trong suốt quá trình vụ án. Lợi là người khởi xướng, rủ đồng bọn đi đánh nhau trả thù, Lợi là người gọi tắc xi cho đồng bọn Lợi cùng là người cầm mã tấu xông lên cùng với Huy đánh Lê Minh Sơn, Lợi có 3 tiền án, trong suốt quá trình điêu tra cũng như xét xử công khai tại phiên toà nhiều đồng bọn khai Lợi là người chém Lê Minh Sơn nhưng quá trình điều tra chưa xác định rõ Lợi chém anh Sơn mấy nhát, chém vào vùng nào, nguyên nhân trực tiếp quyết định cái chết của anh Sơn là do ai chém, Toà án cấp sơ thẩm cho rằng Huỳnh Tấn Huy phải chịu trách nhiệm chính về cái chết của anh Sơn là chưa đủ căn cứ vững chắc. Nếu kết luận Huỳnh Tấn Huy và Phan Gia Lợi cùng chém anh Sơn nhưng không xác định được ai chém vào đâu thì Lợi phải là người chịu mức hình phạt cao hơn Huy vì Lợi có nhân thân xấu (có 03 tiền án, phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm) và cũng là người khởi xướng và rủ rê các bị cáo khác tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng Toà án cấp sơ thẩm lại xử Huy mức án tử hình, Lợi mức án tù chung thân, thấp hơn mức án của Huy là không thoả đáng.
Đối với các bị cáo: Lê Quang Tiến, Nguyễn Quang Long, Trần Quốc Minh, Hoàng Xuân Hùng, Ngô Lê Trung Hiếu, Trần Công Vinh và Nguyễn Trần Thanh Quang, đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng Toà án áp dụng mức hình phạt đối với các bị cáo từ 15 tháng tù đến 18 tháng tù là quá nhẹ, trong khi đó có cả những bị cáo có nhân thân xấu( như: Hoàng Xuân Hùng, Ngô Lê Trung Hiếu mỗi bị cáo đều có 1 tiền án), phạm tội lán này thuộc trường hợp tái phạm, nhưng Toà án cấp sơ thẩm chỉ xử phạt Hoàng Xuân Hùng 15 tháng tù, Ngô Lê Trung Hiếu 18 tháng tù là chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo. Các bị cáo này phải bị truy tố về tội “Giết người”.
Khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm cho rằng chỉ mình Huỳnh Tấn Huy chém anh Huỳnh Bá Trọng nên chỉ áp dụng tình tiết định khung “Giết nhiều người” (điểm a khoản 1 điều 93) đối với Huỳnh Tấn Huy là không đúng vì mặc dù các bị cáo Phan Gia Lợi, Nguyễn Việt Hùng Nguyễn Quang Long, Lê Quang Tiến, Trần Quốc Minh, Hoàng Xuân Hùng, Trần Công Vinh, Nguyễn Trần Thanh Quang không trực tiếp chém anh Trọng nhưng các bị cáo này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” và đều phải chịu tình tiết định khung “Giết nhiều người” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Đây là những thiếu sót, sai lầm nghiêm trọng của Toà án cấp sơ thẩm nhưng đến cấp phúc thẩm cùng không phát hiện được những sai lầm của bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với các bị cáo nên y án sơ thẩm; không thông báo cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để xem xét lại tội danh và mức hình phạt đối với 10 bi cáo của nhóm Lợi và Nguyễn Việt Hùng là không đúng quy định tại Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Về trách nhiệm dân sự:
Đây là vụ đồng phạm nên các bị cáo trong nhóm đều phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho các gia đình Lê Minh Sơn Và Huỳnh Bá Trọng. Việc Toà án cấp sơ thẩm, và cấp phúc thẩm chỉ buộc 3 bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi và Nguyễn Việt Hùng phải liên đới bồi thường cho các gia đình bị hại mà không buộc các bị cáo trong nhóm cùng phải liên đới bồi thường là sai lầm nghiêm trọng (vi phạm Điều 604, 616 Bộ luật dân sự (BLDS) và tiểu mục 1 mục I Nghị quyết số 03/ 20061NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì cả 10 bị cáo nhóm của Lợi và Việt Hùng phải liên đới bồi thường thiệt hại cho gia đình anh Sơn và gia đình anh Trọng.
Vụ án nêu trên có đông người tham gia như đã phân tích, song những vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm cũng như cấp phúc thẩm khi đánh giá hành vi phạm tội của từng bị cáo để xác định tội danh, áp dụng mức hình phạt cũng như trách nhiệm dân sự đối với từng bị cáo để giải quyết vụ án một cách đúng pháp luật. Những vi phạm này thuộc về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm khi tiến hành tố tụng chưa phân tích và nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm để xác định tội danh và nguyên tắc bồi thường trong vụ án hình sự.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, xét thấy cần rút kinh nghiệm để các viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trao đổi, về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự nhằm hạn chế những thiếu sót và vi phạm./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
6-Vụ án Trần Thị Lệ Hoa phạm tội “Giết người”
Nguồn: Thông báo số 424/TB-VKSTC-V3 ngày 30 tháng 11 năm 2007
Thông qua công tác giải quyết án giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm kiểm sát xét xử các vụ án hình sự thấy cần rút kinh nghiệm vụ án Trần Thị Lệ Hoa phạm tội “Giết người” chưa đủ căn cứ kết tội.
I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết:
Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm kết án Trần Thị Lê Hoa phạm tội “Giết người” với diễn biến vụ án như sau:
Ông Trần Văn Thiệt và bà Nguyễn Ngọc Mai chung sống với nhau từ năm 1953 nhưng không có con. ông bà đã nhận 3 người con nuôi từ nhỏ là Nguyễn Văn Chỉ, Trần Văn Sự và Trần Thị Lê Hoa. Năm 1993 ông Thiệt chết không để lại di chúc. Khoảng tháng 5/2000 do cần tiền để nợ và an dưỡng tuổi già, xây trả mồ mả cho chồng nên bà Nguyễn Ngọc Hải có gọi người đến bán mảnh vườn của mình toạ lạc tại ấp X, xã T, huyện V với giá 100.000.000 đồng. Biết thông tin này Trần Thị Lê Hoa không đồng ý và đặt vấn đề xin mua lại với giá 80.000.000 đồng. Hoa xin trả trước 40.000.000 đồng số tiền còn lại Hoa sẽ trả dần cho bà Hai. Bà Hai không đồng ý và ra điều kiện là bà đồng ý bán cho Hoa với giá 80.000.000 đồng và Hoa phải trả đủ tiền một lần. Do Hoa không có đủ tiền để trả một lần cho nên cũng chưa có thoả thuận gì với bà Hai. Tuy ở chung một nhà nhưng bà Hai nấu ăn riêng cùng với người cháu nội là Trần Vặn Nhựt (Nhựt là con của ông Trần Văn Sự, ông Sự là con nuôi thứ hai của bà Hai) ở cùng với bà Hai để lo phụng dưỡng cho bà.
Ngày 12/7/2000 bà Hai lập di chúc và được Phòng công chứng nhà nước số 1 tỉnh BL chứng nhận. Nội dung di chúc thể hiện việc chia đất nhà đất vườn và đất trồng lúc toạ lạc tại ấp X, xã T, huyện V tỉnh BL cho các con, cháu trong đó Hoa cũng được cho 4 công đất ruộng, một nền đất thổ cư ngang 15m dài 70m và một phấn đất vườn ngang lom dài 27m. Di chúc này được lập thành 4 bản có giá trị như nhau và được lưu tại Cơ quan công chứng 1 bản.
Sau khi sự việc xảy ra anh Huỳnh Văn Sương (trưởng Công an ấp X) đến lập biên bản sự việc vào hồi 14giờ 45 phút ngày ngày 21/7/2000 với nội dung theo bà Hai trình bày là: “Con bà là cô Hoa đè đổ thuốc sâu bà trong lúc bà đang ngủ trên võng. Bà đã la làng bà con gần có chạy đến và đem bà đi tắm rửa..” nhưng không có chữ ký của bà Hai ở biên bản. Trần Thị Lệ Hoa không ký, chỉ có ông Nguyễn Văn A, bà Huỳnh Thị Tư, em Phạm Hoàng Khải Em (Tâm) ký. Bà Hai được đưa đi bệnh viện điều trị.
Theo hổ sơ bệnh án cho bà Nguyễn Ngọc Hai (ngày 21/7/2000, mã lưu trữ số 12268) của bệnh viện tỉnh BL ghi lý do vào viện: uống thuốc trừ sâu; quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng: bệnh nhân khai đang mơ màng ngủ bị ép uống thuốc sâu không rõ loại, vào viện khám tỉnh tiếp xúc tết, tim đều, phổi trung, bụng mềm; chuẩn đoán ra viện: bệnh chính ngộ độc thuốc trừ sâu do bị ép uống; phương pháp điều trị: rửa dạ dày, truyền dịch…; kết quả điều trị tình trạng người bệnh khi ra viện; hướng điều trị và các chế độ tiếp: tiếp sinh hoạt bình thường.
Theo Công văn số 117/CV-BV ngày 12/5/2006 do bác sỹ Nguyễn Hổng Sơn là Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật của Bệnh viện tỉnh BL ký trả lời Công văn số 03/CV ngày 10/6/2006 của Phòng bạn đọc Báo BL với nội dung: qua nghiên cứu bệnh án lưu, nhận định chung của Hội đồng khoa học kỹ thuật Bệnh viện và các bác sĩ có tham gia điều trị cho bệnh nhân như sau: “Việc chuẩn đoán: theo dõi ngộ độc thuốc trừ sâu khi do bị ép uống là hoàn toàn dựa vào làn khai (y, bác sĩ không có chứng kiến hiện trường nên không thể khẳng định có ép hay không ép, có uống hay không uống). Trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện bà Hai không có biểu hiện của tình trạng ngộ độc thuốc trừ sâu. Điều trị cho bà Hai là điều trị dự phòng ngộ độc theo lời khai. Khi xuất viện bà Hai không có biểu hiện di chứng nào do ngộ độc gây nên”.
Còn toàn bộ lời khai của Trần Thị Lệ Hoa (trước khi khởi tố vụ án Hoa có 05 lời khai, sau khi khởi tố vụ án Hoa có 03 lời khai) đều khai thống nhất là nghe bà Hai than phiền về việc bán đất vườn và nói tự tử. Hoa từ nhà trước chạy xuống nhà sau thấy bà Hai đang cầm cái ca mủ màu xanh uống, Hoa nhào đến giật cái ca văng ra. Hoa la lên kêu chồng và nói bà Hai tự tử, anh Hiền từ nhà trước chạy xuống nhà sau và lúc này bà Tư cũng vừa chạy đến. Tại hiện trường Công an xã T, huyện V thu được 01 ca bằng mủ có mùi thuốc sâu, 01 nút chai có mùi thuốc sâu (hiện nay những vật trên Công an xã T đã làm mất).
Bà Nguyễn Ngọc hai điều trị tại bệnh viện tỉnh BL đến ngày 28/7/2000 xuất viện và về ở với ông Trần Văn Sự cho đến khi bà chết vào ngày 22/4/2001 vì lí do tuổi già thọ 75 tuổi.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 06/2006/HSST ngày 09/01/2006, Toà án nhân dân tỉnh BL áp dụng điểm d khoản 1 Điều 93, Điều 18, các điểm g và p khoản 1 Điều 46, Điều 47 BLHS, xử phạt Trần Thị Lệ Hoa 7 năm tù về tội giết người”.
Ngày 19/01/2006 Trần Thị Lệ Hoa kháng cáo kêu oan:
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 545/2006fHSPT ngày 28/4/2006, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
Tại Quyết định giám đốc thẩm 05/2007/HS – GĐT ngày 4/4/2007 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 545/2006/HSPT ngày 28/4/2006 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và bản án hình sự sơ thẩm số 06/2006/HSST ngày 09/01/2006 của Toà án nhân dân tỉnh BL, giao hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
1. Vi phạm nghiêm trọng Điều 136, Điều 138 BLTTHS về lấy lời khai của người làm chứng và đối chất.
Nghiên cứu các tài liệu có trong hổ sơ vụ án cho thấy bà Hai không biết chữ nên ở phần cuối những biên bản ghi là lấy lời khai của bà Hai chỉ được bà Hai điểm chỉ (trong hồ sơ vụ án chỉ có 03 biên bản ghi lời khai của bà Hai cụ thể ở lời khai đề ngày 31/7/2000 do Công an huyện V lập ghi là điểm chỉ của bà Hai còn 02 lời khai đề ngày 21/7/2000 do Công an xã T lập và ngày 02/3/2001 do Công an huyện V lập chỉ ghi là do bà Hai đánh dấu “+”), nhưng điểm chỉ này chưa được giám định để có cơ sở kết luận ai là người đã điểm chỉ vào những biên bản này. Trong các đơn khiếu nại đứng tên bà Hai đều có nội dung là bà Hai nhìn thấy Trần Thị Lệ Hoa cầm chai thuốc sâu để đầu độc bà Hai, nhưng trong các biên bản ghi lời khai của bà Hai lại thể hiện bà Hai không rõ Hoa đổ thuốc sâu bằng dụng cụ gì Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của những người làm chứng là: bà Huỳnh Thị Tư, bà Lê Thị Tuyết Mai, anh Nguyễn Văn Hiền, chị Châu Ngọc Phượng, cháu Lê Hổng Phương Trang để kết án Trần Thị Lệ Hoa, nhưng tất cả những người này đều không chứng kiến sự việc xảy ra mà chỉ nghe bà Hai kể lại. Còn Trần Thị Lệ Hoa tại cơ quan điều tra, các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm đều khai là bà Hai uống thuốc sâu để tự tử nhưng Hoa kịp thời phát hiện và can ngăn chư không phải Hoa đổ thuốc sâu ép bà Hai uống.
2. Việc xét hỏi phiên toà còn phiến diện, chủ yếu thẩm vấn về chứng cứ buộc tội chưa chú trọng đến chứng cứ gỡ tội cho với bị cáo.
Vụ án xảy ra từ ngày 21/7/2000 và chính quyền địa phương đã tiến hành lập biên bản sự việc, cơ quan điều tra cũng đã tiến hành lấy lời khai của người bị hại cũng như của Trần Thị lệ Hoa và những người làm chứng. Tuy nhiên, mãi đến ngày 15/02/2005 Công an tỉnh BL mới khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Trần Thị Lệ Hoa mà không có tài liệu nào thể hiện lý do tại sao sau khi xảy ra vụ án với thời gian dài như vậy mới khởi tố vụ án. Tất cả những lời khai của bà Hai từ khi lập đến khi khởi tố vụ án này được lưu ở đâu? Những tài liệu này do ai cung cấp đều chưa được làm rõ.
Các đơn khiếu nại đứng tên bà Nguyễn Ngọc Hai được viết bằng nhiều kiểu chữ khác nhau chứng tỏ có nhiều người viết hộ bà Hai nhưng chưa được điều tra làm rõ ai là những người viết hộ bà Hai các đơn này. Trong các đơn này đều thể hiện bà Hai đã nhiều lần đến phòng tiếp dân của Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Lợi và Công an huyện Vĩnh Lợi yêu cầu giải quyết đơn khiếu nại và có người nhận ghi vào đơn, nhưng chưa được điều tra xác minh có đúng bà Hai là người trực tiếp nộp đơn và đã đến phòng tiếp dân của các cơ quan nêu trên yêu cầu giải quyết vụ việc này không.
Tại biên bản ghi lời khai của bà Hai đề ngày 31/7/2000 do Công an huyện V lập ghi là điểm chỉ của bà Hai; tại các đơn khiếu nại đứng tên bà Nguyễn Ngọc hai ở phần cuối đơn đều có ghi là điểm chỉ của bà Hai (cụ thể ở các đơn đề ngày 04/8/2000, ngày 21/11/2000 chỉ có một điểm chỉ). Những điểm chỉ này cần phải được giám định để xác định có phù hợp với điểm chỉ của bà Hai ở bản di chúc lưu ở Cơ quan công chứng và phù hợp với điểm chỉ của bà Hai còn lưu lại ở những giấy tờ tuỳ thân hay không (nếu có).
Mẫu biên bản ghi lấy lời khai của bà Hai đề ngày 21/7/2000 do Công an xã T lập là mẫu biên bản của Công an tỉnh. Vậy cần phải làm rõ tại thời điểm năm 2000 Công an xã T và các Công an xã khác của huyện V nói riêng của tỉnh BL nói chung đã có mẫu này chưa.
Tại biên bản lấy lời khai của bà Hai tại bệnh viện tỉnh BL đề ngày 21/7/2000 ở phần cuối có ghi người chứng kiến việc ghi lời khai là ông Trần Văn Hoàng, nhưng không ghi ông Hoàng cư trú ở đâu và quan hệ với bà Hai như thế nào? Nếu cũng là bệnh nhân điều trị cùng bà Hai thì cần điều tra làm rõ ông Hoàng điều trị bệnh gì? Trú quán ở đâu? Có đúng ông Hoàng đã chứng kiến việc cơ quan điều tra lấy lời khai của bà Hai tại bệnh viện không? Tại biên bản ghi lời khai của Trần Thị Lệ Hoa đề ngày 21/7/2000 có ghi ông Khưu Minh Quý (thư ký Công an xã T) là người trực tiếp lấy lời khai của Trần Thị Lệ Hoa tại xã T kết thúc vào lúc 17 giờ 05 phút nhưng vào hồi 17 giờ 15 phút tại bệnh viện tỉnh BL ông Quý cũng là người lấy lời khai của bà Hai: hổ sơ vụ án không thể hiện hai địa điểm này cách xa nhau bao nhiêu km, nhưng những biên bản ghi lời khai này chỉ ghi cách nhau với thời gian 10 phút thì ông Quý có thể thực hiện được việc ghi biên bản như trên không. Cùng thời điểm vào lúc 8 giờ ngày 02/03/2001 tại đội Cảnh sát điều tra Công an huyện V, Điều tra viên Công an huyện V cùng tiến hành lấy lời khai của bà Hai và của Trần Thị Lệ Hoa thì có đúng sự thật khách quan không.
Trong hồ sơ vụ án có bản di chúc do bà Hai lập ngày 12/7/2000 có điểm chỉ của bà Hai đã được Phòng công chứng nhà nước số 1 tỉnh BL chứng nhận thì Trần Thị Lệ Hoa được bà Hai cho hưởng di sản thừa kế. Ngày 21/7/2000 xảy ra sự việc bà Hai bị đổ thuốc trừ sâu, song cho đến khi bà Hai mất là ngày 26/3 âm lịch (tức ngày 22/4/2001) dương lịch sau 9 tháng 01 ngày, nhưng bà Hai cũng không huỷ bỏ quyền thừa kế của Hoa, thế nhưng cơ quan điều tra không làm rõ diễn biến quan hệ giữa Hoa và bà Hai sau khi đổ thuốc trừ sâu như thế nào và lý do tại sao đã ép bà Hai uống thuốc sâu thì tại sao bà Hai lại không có sự thay đổi di chúc đối với Hoa.
Bà Lê Thị Tuyết Mai là người làm chứng có 02 lời khai vào thời điểm sau khi bà Hai đã mất cho rằng sau khi sự việc xảy ra Trần Thị Lệ Hoa đã hai lần đến nhà bà thừa nhận có đổ thuốc sâu vào bà Hai và nhờ bà đến xin bà Hai tha thứ cho Hoa. Tuy nhiên, tại các bản cung Hoa đều không thừa nhận việc này; song cũng không được cơ quan tố tụng cho đối chất giữa bà mai và Hoa.
Cơ quan điều tra cũng chưa làm rõ: bà Hai có ý định tự tử không? Những diễn biến tâm lý của bà Hai trước khi có việc bà bị Hoa ngăn cản không cho bán đất? Trong cuộc sống có những điều gì làm bà uất ức, vì những nguyên nhân nào đó làm bà giận dỗi… mà vì những nguyên nhân này dẫn đến bà Hai phải tự tử; hay vì mâu thuẫn với Hoa trong việc bà bị Hoa ngăn cản không cho bán đất nên bà Hai có ý định doạ tự tử để đơm đặt cho Hoa không? Ngược lại có hay không việc Hoa đưa thuốc trừ sâu chỉ nhằm đe doạ bà Hai. Mặt khác, việc bà Hai có thuốc trừ sâu hay không cũng chưa được điều tra làm rõ, loại thuốc trừ sâu này gia đình Hoa có không nếu có thì ở nguồn nào? Chiếc ca mà Hoa khai là bà Hai dùng để uống thuốc là ca của ai, nếu là của bà Hai thì bà có thường xuyên sử dụng hay không? Những vấn đề nêu trên chưa được điều tra xác minh làm rõ. Thế nhưng Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn kết án Trần Thị Lệ Hoa phạm tội “Giết người” chủ yếu căn cứ vào các biên bản ghi lời khai của bà Nguyễn Ngọc Hai và lời khai của một số người làm chứng như: bà Lê Thị Tuyết Mai, bà Huỳnh Thị Tư, anh Nguyễn Văn Hiền, chị Châu Ngọc Phượng, cháu Lê Hồng Phương Trang.
Đây là vụ án Toà án các cấp kết tội bị cáo Trần Thị Lệ Hoa về tội :”Giết người” chỉ trên những chứng cứ truy xét, chứng cư này lại mâu thuẫn với nhau chưa được làm rõ, trong khi đó chứng cứ vật chất không thu được. Do vậy, việc điều tra làm rõ những vấn đề trên là hết sức cần thiết cho việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với Trần Thị Lệ Hoa.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (Vụ 3) thông báo để Viện kiểm sát các địa phương cùng nghiên cứu trao đổi rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
7- Vụ án Hồ Văn Nữ phạm tội “Cố ý gây thương tích” và vụ án Đặng Văn Tế phạm tội “Vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Nguồn: Thông báo số 421/TB-VKSTC-V3 ngày 27 tháng 11 năm 2007
Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề qua 2 vụ án sau đây :
I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết.
1. Vụ án Hồ Văn Nữ.
Do nghi ngờ vợ (là Châu Thị Mai) ngoại tình nên khoảng 23giờ ngày 27 – 8- 2005 khi thấy Mai nói khiêng máy nổ xuống thuyền (ghe) cho Mai đi chợ thì Hồ Văn Nữ đã cùng cháu là Huỳnh Trường Giang đi theo Mai để theo dõi. Khi chị Mai chèo thuyền vào bến cầu đá thì Nữ và anh Giang nhìn thấy ông Võ Thanh Hải từ trên bờ đi xuống và bước xuống thuyền của chị Mai. Khi ông Hải đã xuống thuyền chị Mai liền chèo thuyền vào chỗ có đám lá nước. Tại đây ông Hải lội xuống nước và kéo thuyền của chị Mai vào trong bụi lá. Lúc thuyền được kẻo khuất vào trong bụi lá thì ông Hải dùng tay trái ôm cổ chị Mai và hôn một cái vào trán, rồi cùng nhau ngồi xuống mũi thuyền. Lúc này, Nữ đã lội tới và nấp ở dưới thuyền của chị Mai cho nên khi ông Hải một tay ôm chị Mai, một tay định lái thuyền thì đụng vào đầu Nữ, ông Hải liền kêu lên “nó kìa” và bỏ chạy, Nữ đuổi theo và đâm một nhát vào lưng ông Hải. Chị Châu Thị Mai xác nhận chị và ông Hải có quan hệ tình cảm với nhau và trước đó đã có lần quan hệ tình dục với ông Võ Thanh Hải.
Tại bản kết luận giám định pháp y số 63/GĐPY ngày 20-1-2006 Tổ chức giám định pháp y tỉnh S kết luận ông Nguyễn Thanh Hải bị tổn hại sức khoẻ tỷ lệ 14%.
Tại bản án hình sự sơ thẩm 12/2006/HSST ngày 14-7-2006 Toà án nhân dân huyện K, tỉnh S áp dụng Khoản 2 điều 104; điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Hồ Văn Nữ 2 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Về dân sự buộc Hồ Văn Nữ phải bồi thường cho ông Võ Thanh Hải tiền thuốc và tiền viện phí 4.944.000 đồng, tiền công lao động 30 ngày: 1.035.000 đồng, tổng cộng: 5.994.000 đồng.
Ngày 26-7-2006 Hồ Văn Nữ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giảm bồi thường thiệt hại.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 68/HSPT ngày 25-8-2006, Toà án nhân dân tỉnh S áp dụng điểm a khoản 2 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm về tội danh và khung, mức hình phạt. Áp dụng thêm điểm d khoản 1 Điều 244 Bộ luật tố tụng hình sự sửa bản án hình sự sơ thẩm về trách nhiệm dân sự; buộc Hồ Văn Nữ bồi thường tiền thuốc điều trị bệnh, tiền mất thu nhập cho ông Võ Thanh Hải số tiền 5.339.720 đồng.
Ngày 14-6-2007, Hội đồng giám đốc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 68/2006/HSST ngày 25-8-2006 của Toà án nhân dân tỉnh S giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh S xét xử phúc thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.
2. Vụ án Đặng Văn Tế
Đặng Văn Tế lái xe thuê cho bà Lê Thị Hới, hưởng lương theo tháng.
Ngày 29-9-2004 Tế điều khiển xe ô tô khách mang biển kiểm soát 3…H-5130 từ tỉnh T đi Hà Nội. Khoảng 22 giờ 50 phút, khi xe của anh Tế đi với tốc độ từ 50 – 55km/h đến khi 387 + 600 quốc lộ 1A, thì phía trước có hai xe mô tô đi ngược chiều, trong đó có xe anh Đặng Thanh Phú điều khiển đi lấn sang phần đường bên trái. Lúc này Tế không giảm tốc độ, không phát hiệu còi, không nháy đèn cảnh báo. Khi xe của anh Tế cách xe anh Phú khoảng 8-10m thì Tế mới lái xe sang bên trái để tránh và anh Phú cũng lái xe về bên phải phần đường của mình nên xe ô tô do Tế điều khiển đã đâm vào xe máy của anh Đặng Thanh Phú làm xe anh Phú văng ngược về phía sau, xe của Tế tiếp tục lao sang bên trái phần đường đâm tiếp vào xe mô tô anh Đinh Công Phú điều khiển đang lưu hành cùng chiều với xe của anh Đặng Thanh Phú phía sau chở anh Phạm Trung Dũng. Hậu quả anh Đặng Thanh Phú và anh Phạm Trung Dũng bị chết, anh Đinh Công Phú bị thương tỉ lệ thương tật 86%.
Công ty xi măng Hoàng Mai (nơi anh Đặng Thanh Phú, Đinh Công Phú và anh Phạm Trung Dũng làm việc) đã chi phí cho việc cấp cứu và mai táng cho các nạn nhân hết 6.245.000 đồng.
– Tại bản án hình sự sơ thẩm 163/2005/HSST ngày 22/6/2005 Toà án nhân dân tỉnh N áp dụng Khoản 3 Điều 202; điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46, 47 BLHS; xử phạt Đặng Văn Tế 5 năm tù về tội “Vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Áp dụng các điều 627 , 612 , 613 , 614 Bộ luật Dân sự buộc bà Lê Thị Hới là chủ xe ô tô gây tai nạn phải bồi thường cho những người sau:
1. Bà Nguyễn Thanh Thuỷ (đại diện bị hại Đặng Thanh Phú) tổng cộng các khoản là 36 triệu đồng đã bồi thường 20 triệu còn tiếp tục bồi thường 16 triệu.
– Cấp dưỡng nuôi 1 con: 150.000 đồng/tháng từ khi bị hại mất (29/91 2004) đến khi đủ 18 tuổi.
– Cấp dưỡng nuôi bà nội 40.000 đồng/tháng.
2. Ông Phạm Xuân Tiến (đại diện bị hại Phạm Trung Dũng) tổng cộng các khoản 36 triệu đền bồi thường 20 triệu còn tiếp tục bồi thường 16 triệu.
3. Ông Đinh Xuân Vẽ (đại diện bị hại Đinh Công Phú) tổng cộng các khoản là 146.186.000đổng đã bồi thường 20.300.000đồng còn phải tiếp tục bồi thường 125.886.000đổng.
Cấp dưỡng nuôi 1 con 150.000 đồng/tháng đến khi 18 tuổi hoặc đến khi bị hại phục hồi sức khoẻ đến dưới 81 % .
– Trợ cấp hàng tháng cho bị hại Phú 350.000 đồng/tháng cho đến khi bị hại phục hồi sức khoẻ dưới 8 1 % .
– Trợ cấp một người nuôi bị hại 300.000 đồng/tháng cho đến khi bị hại phục hồi sức khoẻ dưới 8 1 % .
4. Bồi thường cho Công ty xi măng Hoàng Mai chi phí cấp cứu và mai táng các bị hại là 6.245.000 đồng.
Ngày 8/5/2007, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1036/2005/HSPT ngày 30/9/2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 163/2005/HSPT ngày 23/6/2005 của Toà án nhân dân tỉnh N về phần quyết định buộc bà Lê Thị Hới phải bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thuỷ, ông Đinh Xuân Vẽ và Công ty xi măng Hoàng Mai để xét xử sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.
II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm.
1 . Đối với vụ án Hồ Văn Nữ
– Về việc áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự đối với vụ án:
Trước hết Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm kết án Hồ Văn Nữ về tội “Cố ý gây thương tích” là đúng pháp luật, nguyên nhân Hồ Văn Nữ phạm tội là do nghi ngờ vợ mình có quan hệ với ông Võ Thanh Hải nên đã theo dõi, ngày 27/8/2005 thì Nữ bắt quả tang ông Hải đang ôm hôn vợ mình là Châu Thị Mai, bị phát hiện ông Hải bỏ chạy nên Nữ đã đuổi theo và dùng dao đâm ông Hải gây thương tích 14%. Hành vi phạm tội của Hồ Văn Nữ là do bị kích động về tinh thần do hành vi trái đạo đức của người bị hại (Võ Thanh Hải) và vợ bị cáo là Châu Thị Mai, nhưng Toà án cấp sơ thẩm không áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS là thiếu sót. Tuy nhiên, Toà án cấp phúc thẩm đã phát hiện ra cấp sơ thẩm không áp dụng thêm điểm đ khoản 1 Điều 46 đối với bị cáo là vi phạm và Toà cấp phúc thẩm cũng thấy mức án Toà cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo là quá nghiêm khắc nhưng vẫn giữ nguyên quyết định về hành phạt của án sơ thẩm đối với bị cáo trong khi đó bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ là người lao động và có nhân thân tốt, lại không áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự cho bị cáo. Việc không xem xét giảm hình phạt cho bị cáo là do nhạn thức không đúng và đầy đủ của Hội đồng xét xử và của cả Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố.
– Về phần bồi thường thiệt hại:
Theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”, nhưng cấp phúc thẩm cũng chưa xem xét đến bởi vì trong vụ án này anh Võ Thanh Hải cũng có phần lỗi nên không thể buộc bị cáo phải bồi thường toàn bộ thiệt hai.
2. Đối với vụ án Đặng Văn Tế
Quá trình xét xử vụ án này Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều có các sai lầm thiếu sót nghiêm trọng cả về thủ tục tố tụng và các quyết định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Về thủ tục tố tụng.
– Về quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì tai nạn xảy ra do một phần lỗi của anh Đặng Thanh Phú, nhưng khi quyết định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã không tính đến lỗi của anh Đặng Thanh Phú, ảnh hưởng đến việc xác định mức độ bồi thường.
Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, người đại diện hợp pháp của anh Đặng Thanh Phú không xuất trình đầy đủ các hoá đơn, chứng từ chứng minh và không nêu rõ chi phí cụ thể, thực tế mà chỉ nêu: chi phí mai táng khoảng 9 triệu, sửa chữa xe máy khoảng 10 triệu đồng…Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận các yêu cầu trên là chưa có căn cứ.
Chi phí điều trị cấp cứu, chăm sóc anh Đinh Công Phú, đại diện hợp pháp của anh Phú yêu cầu bồi thường 162.564.500 đồng. Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm buộc bà Lê Thị Hới phải bồi thường cho anh Đinh Công Phú 108.000.000 đồng nhưng không nêu rõ lý do, không xác định là chấp nhận hoặc không chấp nhận khoản nào trong phần yêu cầu này của gia đình người bị hại.
Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào xác nhận của Công ty xi măng Hoàng Mai về thu nhập trong tháng 10-2004 của anh Đinh Công Phú là 3.354.000 đồng/tháng để xác định thu nhập hàng tháng của anh Phú là không có căn cứ vì anh Phú là công nhân hợp động của Công ty nên ngoài xác nhận thu nhập một tháng thì cần có các tài liệu kèm theo để xác định thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập thường xuyên của anh Phú.
Đối với số tiền 6.245.000 đồng mà Toà các cấp sơ thẩm và phúc thẩm buộc bà Lê Thị Hới phải trả cho Công ty xi măng Hoàng Mai: Về nguyên tắc thì số tiền này được trừ vào số tiền mà bà Hới phải bồi thường cho gia đình những người bị hại. Nhưng căn cứ vào các tài liệu có trong hổ sơ vụ án thì không có cơ sở xác định khi quyết định trách nhiệm bồi thường Toà án các cấp đã trừ số tiền này cho bà Hới hay chưa.
Ngoài ra, khi quyết định buộc bà Lê Thị Hới cấp dưỡng nuôi bà nội và con của anh Đặng Thanh Phú, con của anh Đinh Công Phú, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm còn có thiếu sót nghiêm trọng là các bản án không ghi họ, tên cũng như ngày, tháng, năm sinh của những người này. Nếu như bản án có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành án gặp rất nhiều khó khăn.
Qua những vụ án xem xét ở cấp giám đốc thẩm, nhất là những vụ án cố ý gây thương tích, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; chúng tôi thấy có nhiều điểm cần phải khắc phục sự vi phạm trong việc áp dụng pháp luật, cấp giám đốc thẩm phải huỷ án để xét xử lại. Nhất là trong tình hình hiện nay loại án trên xảy ra nhiều, cán phải làm tết ngay từ ban đầu việc thực hành quyền công tố của kiểm sát viên thì mới hạn chế được những vi phạm. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm để Viện kiểm sát nhân dân các địa phương cùng nghiên cứu trao đổi nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
8- Vụ án Nguyễn Lê Kiên bị kháng nghị để xét xử về tội “Giết người”
Nguồn: Thông báo số 309/TB-VKSTC-V3 ngày 22 tháng 10 năm 2007
Ngày 09/7/2007 bản án hình sự phúc thẩm số 1131/2006/HSPT ngày 08/8/2006 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố bị cáo Nguyễn Lê Kiên phạm tội “gây rối trật tự công cộng” đã bị huỷ để xét xử phúc thẩm lại, vì có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
I. Nội dung vụ án:
Vào khoảng 19h ngày 26/03/2003 Nguyễn Lê Kiên, Nguyễn Quốc Sử, Nguyễn Văn Thường, Bùi Quốc Tuấn, Trần Văn Mừng và Nguyễn Văn Thơ cùng uống rượu tại quán của chị Nguyễn Thị Hiền tại ấp A, xã L, huyện D, tỉnh B. Khi uống rượu, Sử trực tiếp sang bàn bên mời anh Trương Văn Sol uống rượu cùng. Được vài ly, anh Sol từ chối không uống nữa thì Sử lấy con dao (theo Sử mô tả thì dây là loại dao có lưỡi xếp vào cán dao, cán dao bằng mủ màu vàng dài khoảng loạn, rộng khoảng 2-3cm, mũi dao hình dạng hơi bầu, lưỡi dao có một bên sắc bén, một bên bằng) trong túi quần bật lưỡi ra đặt lên bàn đe doạ buộc anh Sol phải tiếp tục uống rượu. Liền lúc đó, Kiên chụp lấy con dao, kề vào cổ anh Sol buộc phải uống rượu và trả tiền cho Kiên và Sử. Sau khi trả tiền, anh Sol ra về còn lại cả nhóm rủ nhau lên quán Óc Len để uống tiếp. Khi ra khỏi quán Sử đòi Kiên trả lại con dao và cùng đi bộ hướng từ phía L Tây về phía L Đông. Đi được khoảng 40m thì Kiên, Thường gặp anh Tôn Văn Công và Phạm Văn Linh đi ngược chiều; do có quen biết nên Kiên, Thường dừng lại nói chuyện, lúc này Sử, Tuấn, Mừng, Thơ đi qua khỏi và không nói chuyện gì Kiên rủ Linh đi uống rượu nhưng Linh từ chối, Kiên liền nắm tay Linh kẻo đi thì Công ngăn cản kéo Linh trở lại. Thấy vậy, Kiên quay sang cãi nhau với Công và dùng tay đẩy vào ngực Công làm Công bị mất thăng bằng ngã ngồi dẫn đến giữa Công và Kiên xô xát nhau. Kiên chửi lại Công và hai người xông vào ẩu đả với nhau. Lúc này Linh dùng tay ôm Kiên và gọi Thường can Công ra. Trong lúc đánh nhau Kiên la lớn chửi Công nhiều lần với nội dung “đánh mày chết mẹ luôn”. Nghe tiếng Kiên la chửi, Nguyễn Quốc Sử đi trước quay trở lại nhìn thấy Kiên và Công đang đứng đối diện nhau, Sử cho rằng Kiên bị Công đánh nên đã lấy con dao trong túi quần ra đâm nhiều nhát vào bụng và ngực Công. Do Thường đang can Công nên cũng bị một vết đâm vào tay trái, sau khi bị đâm thì Thường chửi. Nghe Thường chửi, Sử ngừng đâm và cầm dao bỏ đi, Thường dùng tay phải giữ vết thương bị đâm ở tay trái rồi đi về hướng đầu bờ; Mừng, Thơ, Tuấn chạy theo để xem vết thương thế nào; còn anh Linh vừa buông Kiên ra thì phát hiện thấy Công đang nằm ngửa, máu ra nhiều nên gọi Thường, Kiên đưa Công đi cấp cứu. Trên đường đi Công đã tử vong. Nguyễn Tấn Bạch được Sử cho biết việc Sử vừa đâm Công và kế hoạch trốn của Sử, nên kêu Sử về nhà Bạch để Bạch đi cầm điện thoại giùm Sử lấy tiền cho Sử đi trốn. Nguyễn Quốc Sử đã trốn ra Hải Phòng đến ngày 09/4/2003 về đầu thú tại Công an huyện D. Theo biên bản khám nghiệm tử thi của nạn nhân Tôn Văn Công thể hiện có các thương tích sau:
Tại Bản kết luận giám định pháp y số 46/GĐPY ngày 04/3/2003 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh B kết luận: Nạn nhân Tôn Văn Công bị tử vong do xuất huyết nội, gây giảm thể tích máu cấp tính sau các vết thương thủng gan và thủng bàng quang.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 38/HSST ngày 28/4/2004, Toà án nhân dân tỉnh B áp dụng khoản 1 Điều 245; các điểm b, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Lê Kiên 18 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”; áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; các điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 69; Điều 74 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Quốc Sử 14 năm tù về tội “Giết người”; áp dụng khoản 1 Điều 313; điểm b khoản 1 , khoản 2 Điều 46; Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Tấn Bạch 12 tháng tù về tội “Che giấu tội phạm” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 tháng. Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện giữa gia đình Nguyễn Quốc Sử và Nguyễn Lê Kiên đã bồi thường cho gia đình anh Tôn Văn Công số tiền là 35.500.000 đồng nên không đặt ra xem xét lại.
Ngày 07/5/2004 Nguyễn Quốc Sử kháng cáo xin giảm hình phạt; ngày 10/5/2004 ông Tôn Văn Việt (bố đẻ anh Công) kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với Sử và xem xét trách nhiệm đối với các tên khác đã tham gia giết con ông.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1683/HSPT ngày 23/7/2004, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định huỷ bản án hình sự sơ thẩm nêu trên giao hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 05/2005/HSST ngày 14/1/2005, Toà án nhân dân tỉnh B áp dụng khoản 1 Điều 245; các điểm b, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt: Nguyễn Lê Kiên 2 năm tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”; áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 69; Điều 74 Bộ luật hình sự, xử phạt: Nguyễn Quốc Sử 16 năm tù về tội “Giết người”; áp dụng khoản 1 Điều 313 ; điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Tấn Bạch 2 năm tù về tội “Che giấu tội phạm”. Về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo Nguyễn Quốc Sử bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình nạn nhân Tôn Văn Công 5.000.000 đồng do ông Tôn Văn Việt đại diện nhận.
Ngày 27/1/2005 Nguyễn Quốc Sử kháng cáo xin giảm hình phạt.
Ngày 17/1/2005 Nguyễn Tấn Bạch kháng cáo xin được hưởng án treo.
Ngày 25/1/2005 ông Tôn Văn Việt kháng cáo xin xem xét lại vụ án.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 651/HSPT ngày 22/4/2005, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm đối với Nguyễn Tấn Bạch; áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; các điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 69; Điều 74 Bộ luật hình sự, tăng hình phạt đối với Nguyễn Quốc Sử lên 18 năm tù về tội “Giết người”. Huỷ một phần bản án hình sự sơ thẩm số 05/2005/HSST ngày 14/1/2005 của Toà án nhân dân tỉnh B đối với Nguyễn Lê Kiên, giao hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại đối với Nguyễn Lê Kiên. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 89/2005/HSST ngày 23/11/2005, Toà án nhân dân tỉnh B áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Lê Kiên 15 năm tù về tội “Giết người”.
Ngày 28/11/2005 Nguyễn Lê Kiên kháng cáo kêu oan.
Ngày 07/12/2005 ông Tôn Văn Việt là người đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với Kiên, yêu cầu giám định lại độ tuổi của Nguyễn Quốc Sử để tăng hình phạt đối với bị cáo Sử. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1131/2006/HSPT ngày 08/8/2006, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh áp dụng khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Lê Kiên 02 năm tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”; áp dụng Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự, tuyên bố trả tự do cho Nguyễn Lê Kiên ngay tại phiên toà nếu bị cáo Kiên không bị tạm giam về một tội phạm nào khác.
Quan điểm của Kiểm sát viên duy trì công tố tại phiên toà sơ thẩm ngày 23/11/2005 và phiên toà phúc thẩm ngày 08/8/2006 tại Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận Nguyễn Lê Kiên phạm tội “Giết người” theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Nhưng bản án hình sự phúc thẩm số 1131/2006/HSPT ngày 08/8/2006 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xử phạt Nguyễn Lê Kiên về tội “Gây rối trật tự công cộng” đã không được sự đồng tình của gia đình người bị hại và của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương.
Tại Quyết định kháng nghị số 18/QĐ-VKSTC-V3 ngày 22/6/2007, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm số 1131/2006/HSPT ngày 08/8/2006 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm tuyên huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh để xét xử phúc thẩm lại theo hướng xử phạt bị cáo Nguyễn Lê Kiên về tội “Giết người”. Bản kháng nghị kết luận về vấn đề này dựa vào các căn cứ sau đây:
Nguyễn Lê Kiên cùng bị cáo Nguyễn Quốc Sử và một số người khác đã củng nhau uống rượu tại quán của chị Nguyễn Thị Hiền. Kiên biết Sử có dao và chính Kiên đã sử dụng con dao đó để đe doạ anh Sol. Khi ra khỏi quán chính Kiên đã đưa lại con dao đó cho Sử.
– Nguyễn Lê Kiên biết cùng đi với mình còn có Thường, Sử, Thơ, Tuấn, Mừng (là chiến hữu của Kiên) cho nên khi đánh nhau với anh Công, Kiên nhận thức được rằng nếu Kiên có gặp sự tấn công nào sẽ có các “Chiến hữu ứng cứu”.
– Khi đánh nhau với anh Công, Kiên vừa đánh vừa chửi và la to nhiều lần với câu như: “tao đánh chết mẹ. . . “. Những lời chửi, la này của Kiên như báo hiệu cho các chiến hữu biết là mình đang gặp nguy hiểm.
– Thực tế từ những hành vi đó của Kiên thì Thường có ôm Công can ngăn và Sử đã dùng dao đâm nhiều nhát vào Công dẫn đến cái chết của anh Công.
Khi Sử đâm Công, Kiên không có phản ứng gì can ngăn và sau đó không tích cực cứu chữa.
Các vấn đề trên cho thấy Kiên đồng phạm với Sử về tội “Giết người” với vai trò người xúi giục.
Ngoài ra, qua quá trình xét xử cấp phúc thẩm hai lần huỷ án sơ thẩm để điều tra lại làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Lê Kiên có phạm tội “Giết người” cùng Nguyễn Quốc Sử với vai trò đồng phạm hay không? Quá trình điều tra bổ sung đã làm sáng tỏ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội của bị cáo Kiên với bị cáo Sử. Các nhân chứng trực tiếp chứng kiến việc Kiên xông vào đánh và la lớn đòi giết chết anh Tôn Văn Công. Nhưng hoạt động điều tra còn thiếu sót là chưa dựng lại hiện trường cụ thể và chưa cho thực nghiệm điều tra lại hiện trường về vị trí của Nguyễn Lê Kiên tấn công anh Tôn Văn Công, vị trí của Phạm Văn Linh ôm can Kiên; Nguyễn Văn Thường ôm can Công và vị trí của Nguyễn Quốc Sử trước khi lao vào dùng dao đâm anh Công, cùng với vị trí của các nhân chứng trực tiếp là Nguyễn Văn Thơ, Trần Văn Mừng, Bùi Quốc Tuấn chứng kiến hành vi phạm tội của Nguyễn Lê Kiên và Nguyễn Quốc Sử.
Ngày 09/7/2007 Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm. Hội đồng thẩm phán đã xem xét các căn cứ nêu trong kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lập luận: “Toà án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn để xét xử Nguyễn Lê Kiên về tội “Gây rối trật tự công cộng” chủ yếu chỉ căn cứ vào lời khai của Nguyễn Lê Kiên và Nguyễn Quốc Sử mà chưa xem xét và làm rõ toàn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như diễn biến của sự việc; vì có những căn cứ được nêu trong kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cùng với diễn biến anh Công bị đâm chưa được làm rõ tại phiên toà phúc thẩm. Khi xét hỏi và tranh luận tại phiên toà nếu có đủ căn cứ kết luận các vấn đề nêu trên thì phải kết án Nguyễn Lê Kiên về tội “Giết người”. Do vậy, Hội đồng thẩm phán đã quyết định: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1131/2006/HSPT ngày 08/8/2006, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
9-Vụ án vụ án Đào Đăng Khoa phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Nguồn: Thông báo số 160/TB-VKSTC-V3 ngày 23 tháng 6 năm 2010
Từ đơn phát giác của nhân dân, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử nghiên cứu vụ án Đào Đăng Khoa phạm tội “cố ý gây thương tích” ở tỉnh T và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Sau khi xét xử giám đốc thẩm thấy cần rút kinh nghiệm nghiệp vụ trong việc thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với vụ án này.
I. Nội dung vụ án.
Đào Đăng Khoa sinh năm 1969 tại huyện X, tỉnh Y; trú tại buôn B, xã K huyện L, tỉnh T; nghề nghiệp: làm ruộng; chưa có tiền án, tiền sự.
– Người bị hại: anh Dương Văn Ngần, sinh năm 1969 tại xóm Pô Khao, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng; trú tại buôn G, xã K, huyện L, tỉnh T; nghề nghiệp: làm ruộng.
Khoảng 17h ngày 05/2/2008, Đào Đăng Khoa gặp Dương Văn Ngần mua bia tại quán bà Ngô Thị Tâm, đối diện với nhà Khoa thuộc buôn B, xã K, huyện L, tỉnh T. Do Dương Văn Ngần còn nợ 03 triệu đồng từ tháng 07/2007 nên Khoa đến hỏi anh Ngần: “Nợ tiền của tôi, cuối năm rồi không trả?” Ngần trả lời: Tiền tôi tiêu xài hết rồi, không nợ nần gì hết, Khoa nói: nếu không trả tiền, tôi sẽ giữ xe của anh, rồi hai người giằng co, cãi nhau. Khi Ngần cúi xuống bê két bia, Khoa dùng tay đấm vào mặt, người anh Ngần làm anh Ngần ngã, Khoa đè lên người anh Ngần đánh tiếp và khi thấy mắt anh Ngần chảy máu, Khoa không đánh nữa. Anh Ngần tự đi xe máy về nhà và được gia đình đưa đi cấp cứu.
Tại bản giám định pháp y số 191 ngày 10/3/2008, Trung tâm giám định pháp y tỉnh D kết luận anh Dương Văn Ngần bị chấn thương mắt phải, vỡ nhãn cầu, khoét bỏ nhãn cầu phải. Tỷ lệ thương tật 50% tạm thời.
Kết luận điều tra số 20/KLĐT ngày 26/7/2008 của Cơ quan điều tra huyện L đề nghị truy tố Đào Đăng Khoa theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.
Cáo trạng số 17/KSĐT – TA ngày 03/9/2008 của Viện kiểm sát nhân dân huyện L truy tố Đào Đăng Khoa theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.
Bản án hình sự sơ thẩm số 17 ngày 30/9/2008 của Toà án nhân dân huyện L đã áp dụng khoản 2 Điều 104; các điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 và Điều 60 xử phạt: Đào Đăng Khoa 02 năm 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cố ý gây thương tích”, thời gian thử thách là 05 năm.
Về dân sự: áp dụng các Điều 604, 605, 609, khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự buộc Đào Đăng Khoa phải bồi thường cho Dương Văn Ngần tổng cộng các khoản số tiền là 32.095.000đ, đã bồi thường 11 triệu, còn phải bồi thường tiếp 21.095.000đ.
Ngày 03/10/2008 bị hại Dương Văn Ngần có đơn kháng cáo đề nghị Toà cấp phúc thẩm xử tăng hình phạt và tăng tiền bồi thường thiệt hại.
Ngày 09/10/2008 Viện kiểm sát nhân dân huyện L ra kháng nghị số 01 đối với bản án hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện L, yêu cầu Toà phúc thẩm xử không cho bị cáo được hưởng án treo.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 19/2009/HSPT ngày 13/2/2009 của Toà án nhân dân tỉnh T đã sửa bản án hình sự sơ thẩm; áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Đào Đăng Khoa 04 năm 06 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”; áp dụng Điều 609 Bộ luật dân sự buộc Đào Đăng Khoa bồi thường cho bị hại Dương Văn Ngần tổng số tiền 39.903.000đ; được khấu trừ 11 triệu Khoa đã bồi thường, còn lại phải bồi thường tiếp 28.903.000đ.
Tại Kháng nghị số 05/QĐ-VKSTC-V3 ngày 04/2/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 19/2009/HSPT ngày 13/2/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh T và bản án hình sự sơ thẩm số 17/2008/HSST ngày 30/9/2008 của Toà án nhân dân huyện L để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
Quyết định giám đốc thẩm số 13/HS-GĐT ngày 06/5/2010 của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm số 19/2009/HSPT ngày 13/2/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh T và bản án hình sự sơ thẩm số 17/2008/HSST ngày 30/9/2008 của Tòa án nhân dân huyện L để điều tra lại.
II. Một số vấn đề rút kinh nghiệm
Quá trình điều tra, truy tố xét xử có những vi phạm pháp luật tố tụng hình sự nghiêm trọng: Sự kiện pháp lý xảy ra từ ngày 5/02/2008 đến ngày 28/04/2008 vụ án mới được khởi tố, thời gian là 2 tháng 23 ngày. Trong suốt thời gian đó, các biện pháp tố tụng không được thực hiện như xác minh sự kiện phạm pháp xảy ra, khám nghiệm hiện trường, thu thập các dấu vết, yêu cầu bệnh viện khám và điều trị vết thương cho nạn nhân ban đầu. (Đặc biệt lưu ý bản Kết luận giám định pháp y số 191 ngày 10/3/2008 của Trung tâm pháp y tỉnh T kết luận: Trên cơ sở bệnh án điều trị, Dương Văn Ngần từ ngày 05/02/2008 đến ngày 12/2/2008 ra viện đã xử lý chấn thương vỡ nhãn cầu mắt phải bằng biện pháp y học: khoét bỏ nhãn cầu, cắt bỏ các cơ trục, cắt thị thần kinh và thay mắt giả trong thời gian chỉ có 7 ngày. Ngày 10/7/2008 cơ quan điều tra Công an huyện L mới tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường. Nội dung không mô tả rõ sự kiện phạm pháp, không có Viện kiểm sát tham dự, biên bản chỉ có chữ ký của điều tra viên và người lập biên bản cũng do điều tra viên ký, không có dấu, là không đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 13/02/2009 các nhân chứng đang sinh sống với vợ chồng anh Dương Văn Ngần và Nông Thị Cành gồm các anh: Y Nhân, Kháng, Hoa, Y Đợi, Thiên, Bỉnh, Hồng và anh Nông Văn Vũ là cháu ruột của Nông Thị Cành (vợ anh Ngần) đều khai: Từ năm 1991 – 1992 đến 2007 là những người lao động sinh sống cùng buôn B, xã K với Dương Văn Ngần thấy mắt của anh Ngần đã hỏng từ trước khi bị Đào Đăng Khoa đánh. Tuy nhiên các lời khai này cũng có những điểm không thống nhất, người thì khai nhìn thấy rõ mắt anh Ngần đã là mắt giả, người khai thấy hay lau nước mắt, hay tháo kính ra lau, tháo mắt giả lau. Lẽ ra Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy án sơ thẩm để điều tra lại, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm cũng không phát hiện được thiếu sót, mâu thuẫn nêu trên mà quá tin vào bệnh án và kết luận giám định để đánh giá. Do đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác minh sơ bộ theo thủ tục giám đốc thẩm tại Cao Bằng nơi anh Ngần sinh sống trước khi đi xây dựng kinh tế mới ở tỉnh T. Kết quả: anh Tuấn người cùng quê tại Cao Bằng có bản xác nhận Dương Văn Ngần bị hỏng mắt tại quê xã Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng từ trước năm 1992, trước khi vào tỉnh T vì chơi kíp mìn gây nổ bị hỏng mắt và cụt hai đốt ngón tay. Phù hợp với lời khai của ông Dương Văn Hý chú họ Dương Văn Ngần và bà Hà Thị Nguyệt là Điều dưỡng viên Bệnh viện huyện Trà Lĩnh khai: khoảng năm 1988 – 1989 Ngần chơi kíp mìn bị cụt 2 ngón tay và hỏng một mắt không nhớ rõ bên nào; ông Hý còn khai năm 2004 Ngần đi mổ mắt ở bệnh viện Đà Nẵng có về nhà ông ở xã Hùng Quốc, Trà Lĩnh, Cao Bằng chơi và Ngần kể lại cho ông biết.
Tổng hợp các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án nhận thấy quá trình điều tra, truy tố và xét xử còn nhiều mâu thuẫn có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng; việc điều tra chưa đầy đủ, khách quan; sự thật của vụ án chưa được làm sáng tỏ. Do vậy bản kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận quyết định hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
10-Vụ án Nguyễn Thanh Hùng phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Nguồn: Thông báo số 216/TB-VKSTC-V3
Ngày 27/5/2008 Toà án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự Nguyễn Thanh Hùng phạm tội “Cố ý gây thương tích’ ở tỉnh T. Thông qua vụ án này, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần thông báo để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
1. Nội dung vụ án.
Khoảng 15h ngày 14/11/2004 sau khi cùng nhau uống rượu tại nhà Lê Văn Hoàng Thanh, Trần Anh Quang cùng với Hoàng Thanh, Nguyễn Tấn Phát và Hồ Duy Cần đến trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu để xem văn nghệ. Trước khi đi, Quang lấy 1 con dao ở nhà Thanh cất dấu trong người để phòng khi có đánh nhau thì lấy ra sử dụng. Trong lúc xem văn nghệ thì nhóm của Quang cãi nhau với nhóm của Nguyễn Thanh Hùng gồm Hùng, Vũ Quý Lâm và Nguyễn Đoàn Dương Minh. Sau đó cả hai nhóm cùng kéo nhau ra trước cổng trường, Quang cầm con dao đã chuẩn bị sẵn, Minh cũng sử dụng dao, hai nhóm tiếp tục cãi nhau và sử dụng dao gây thương tích nhẹ cho Quang ở ngón út bàn tay phải. Lúc này, Hùng và Lâm từ trong trường đi ra thấy vậy nên vào can ngăn thì bị Quang đâm gây thương tích nhẹ. Do thấy nhóm của Hùng ra quá nhiều nên nhóm của Quang bỏ chạy và đưa Quang đến Trung tâm y tế thành phố M điều trị vết thương.
Trong lúc này, nhóm của Hùng đến nhà Trịnh Hồng Quốc để nhờ Quốc hoà giải mâu thuẫn và đi tìm nhóm của Quang nhưng không gặp. Minh thấy Quốc đang cất giữ một con dao (có cán nhựa màu đen, lưỡi bằng sắt không gỉ màu trắng, kích thước 04×04) nên hỏi mượn với mục đích cả nhòm đi đánh nhóm của Quang. Khi Minh lấy dao, Hùng nhìn thấy nên hỏi mượn lại và cất giấu vào yên xe mô tô của Sơn.
Sau khi điều trị vết thương xong, Quang đi bộ về hướng đường Ngô Quyền và đi vào hẻm số 30 đường Ngô Quyền, phường 1, thành phố M. Lúc này khoảng 16h cùng ngày. Phạm Thanh Sơn điều khiển xe môt ô chở Hùng đi tìm Quang để chém trả thù thì phát hiện Quang đang đi bộ vào hẻm, Sơn dừng xe lại, Hùng lấy con dao chuẩn bị sẵn chém vào vùng lưng, vùng cổ bên trái của Quang. Sau khi gây án Hùng bỏ trốn đến ngày 23/11/2004 về đầu thú.
Trần Anh Quang sau khi bị chém gây thương tích được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đến ngày 22/11/2004 thì xuất viện.
Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 59/TgT ngày 10/10/2007 của Viện pháp y quốc gia – bộ phận thường trực phía Nam kết luận: Anh Trần Anh Quang bị vết sẹo ở cổ phía sau chạy qua trái ra trước kích thước 14x03cm, giảm cảm giác nửa người bên trái, tổn thương tuỷ cổ, sẹo phần mềm ở lưng kích thước 14x01cm, sức khoẻ giảm do hai thương tích gây nên hiện tại là 45%.
2. Quá trình giải quyết vụ án.
– Tại bản cáo trạng 149/QĐ-KSĐT ngày 21/11/2007 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố M tỉnh T truy tố Nguyễn Thanh Hùng về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự.
– Tại bản án HSST số 02/HSST ngày 04/1/2008 Toà án nhân dân thành phố M tỉnh T áp dụng khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Thanh Hùng 8 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”, buộc Nguyễn Thanh Hùng phải bồi thường cho anh Trần Anh Quang 40.856.000đ (gồm các khoản chi phí điều trị 17.810.000đ, chi phí tàu xe đi lại 3.900.000đ, chi phí cho vật lý trị liệu 2.026.000đ, ăn bồi dưỡng bệnh nhân 920.000đ tổn thất về tinh thần 16.200.000đ). Gia đình bị cáo đã bồi thường 25.000.000đ, còn lại chưa bồi thường 15.856.000đ.
– Ngày 16/1/2008 Nguyễn Thanh Hùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, anh Trần Anh Quang kháng cáo đề nghị xử Nguyễn Thanh Hùng tội “giết người” và yêu cầu bồi thường thêm 8.224.000đ.
– Ngày 22/2/2008 Nguyễn Thanh Hùng có đơn yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật đối với Trần Anh Quang vì cho rằng Biên bản giám định pháp y hiện tại có mâu thuẫn, không hợp lệ.
– Ngày 26/2/2008 anh Trần Anh Quang có đơn yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật vì cho rằng Toà án nhân dân thành phố M dựa vào tỷ lệ thương tật 45% là chưa hợp lý.
– Tại Quyết định trưng cầu giám định lại số 75/QĐ- TCGĐ ngày 10/3/2008 Toà án nhân dân tỉnh T yêu cầu Phân viên khoa học hình sự – Tổng cục cảnh sát – Bộ Công an tiến hành giám định lại tỷ lệ thương tật đối với Trần Anh Quang.
– Tại bản kết luận giám định pháp y số 2861/C21B ngày 28/3/2008 của Viện Khoa học hình sự thành phố H – Tổng cục cảnh sát xác định Trần Anh Quang tại thời điểm giám định có tỷ lệ thương tật là 42%.
– Tại bản án hình sự phúc thẩm số 54/HSPT ngày 18/4/2008 Toà án nhân dân tỉnh T áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Thanh Hùng 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Cố ý gây thương tích”, thời gian thử thách 5 năm tính từ ngày tuyên án phúc thẩm; áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, buộc bị cáo bồi thường thêm cho gia đình người bị hại 2.024.000đ chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Tại quyết định 03/2009/HS-TK ngày 02/2/2009 Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và đề nghị Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm huỷ bản án về phần trách nhiệm hình sự tỉnh T xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 10/2009/HS-GĐT ngày 27/5/2008, Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
3. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm.
– Về thủ tục tố tụng:
Trường hợp này, Toà án cấp phúc thẩm có nghi ngờ về kết quả giám định thì phải huỷ án sơ thẩm để điều tra lại chứ không được ra quyết định trưng cầu giám định lại.
– Về áp dụng pháp luật:
Toà án cấp sơ thẩm căn cứ vào bản kết luận giám định số 59/TgT ngày 10/10/2007 của Viện pháp y quốc gia bộ phận phía Nam kết luận thương tật của bị hại tỷ lệ 45% để áp dụng xử phạt bị cáo Nguyễn Thanh Hùng theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự là đúng. Vì bản kết luận giám định này được tiến hành theo đúng thủ tục tố tụng.
Bản thân bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ như: đã bồi thường, gia đình có ông bà nội được tặng huân huy chương, bị hại có phần lỗi, nhưng toà án cấp sơ thẩm không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định ở điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự mà xử phạt bị cáo 8 năm tù là có phần nặng.
Khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm lại căn cứ vào bản kết luận giám định lại số 2801/C21B ngày 28/3/2008 của Phân viện khoa học hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh kết luận bị hại thương tật tỷ lệ 42% để xử phạt bị cáo là không đúng thủ tục tố tụng.
Mặt khác, Toà án cấp phúc thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 Điêu 46 Bộ luật hình sự là không đúng. Vì trường hợp này không được coi là ít nghiêm trọng vì bị cáo bị truy tố theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự có mức hình phạt từ 5 – 15 năm. Mặc dù bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, do vậy Toà án cấp phúc thẩm chỉ xử phạt bị cáo 3 năm tù là quá nhẹ và còn cho bị cáo hưởng án treo là sai lầm nghiêm trọng.
Thiếu sót của Hội đồng xét xử nêu trên cũng là thiếu sót của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm do không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không phát hiện ra những vi phạm về thủ tục tố tụng và việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ của Toà án cấp phúc thẩm nên không có kiến nghị đề xuất kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
11-Vụ án Nguyễn Trọng Vũ phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Nguồn: Thông báo số 108/TB-VKSTC-V3 ngày 17 tháng 5 năm 2010
Ngày 10/3/2010, Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Trọng Vũ phạm tội “Cố ý gây thương tích” do bị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao tập hợp để thông báo rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành.
I. Nội dung vụ án:
Ngày 29/8/2006, Nguyễn Trọng Vũ có gây sự đánh nhau với anh Trần Ngọc Danh, nên ngày 30/8/2006, Trần Ngọc Giang (em trai của Danh) đã rủ Tiêu Văn Thạnh và Võ Văn Vỹ cùng đến nhà Vũ để đánh Vũ; Giang mang theo một con dao tự tạo, Thạnh cầm một cây gậy cà phê. Khi đến nhà Vũ thì Giang và Thạnh vào đập cửa còn Vỹ đứng ở ngoài trông xe.
Lúc này, Vũ và bà Nguyễn Thị Lâm (là mẹ Vũ) vừa đi làm đồng về. Thấy Vũ về Giang và Thạnh đuổi đánh Vũ, Vũ bỏ chạy sang nhà anh Nguyễn Văn Bích, anh Bích can ngăn nên Giang và Thạnh quay ra thì gặp bà Lâm, bà Lâm chửi Giang và Thạnh. Thạnh liền dùng gậy đánh vào đầu bà Lâm, nghe tiếng mẹ kêu cứu, Vũ từ nhà anh Bích chạy về cầm cây xà bách bổ một nhát vào đầu anh Thạnh.
Tại các Biên bản giám định thương tật số 54/GĐPY-TT và số 56/GĐPY – TT ngày 01/3/2007, tổ chức giám định pháp y tỉnh kết luận: Anh Tiêu Văn Thạnh bị thương tật tỷ lệ 28% vĩnh viễn, bà Nguyễn Thị Lâm tỷ lệ thương tật là 0%.
Trần Ngọc Giang, Tiêu Văn Thạnh và Võ Văn Vỹ đã bị Công an huyện xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh nhau.
II. Quá trình giải quyết vụ án:
Tại Cáo trạng số 85/KSĐT-TA ngày 13/6/2008, Viện kiểm sát nhân dân huyện U truy tố Nguyễn Trọng Vũ theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 64/2008/HSST ngày 29/8/2008 Toà án nhân dân huyện U áp dụng khoản 2 Điều 104; các điểm đ và p khoản 1 Điều 46; Điều 69; Điều 71 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Trọng Vũ 15 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
Về trách nhiệm dân sự: buộc bị cáo phải bồi thường cho người bị hại toàn bộ chi phí điều trị, thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị hại trong thời gian điều trị; thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị hại trong thời gian điều trị, tổng số tiền là 43.524.000 đồng và các quyết định khác.
Ngày 06/10/2008 Nguyễn Trọng Vũ kháng cáo kêu oan.
Bản án hình sự phúc thẩm số 150/2008/HSPT ngày 22/12/2008 Toà án nhân dân tỉnh H áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm đ, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 69; Điều 74 và Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Trọng Vũ 15 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, nhưng cho hưởng án treo, giữ nguyên các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm.
Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 19/QĐ-VKSTC-V3 ngày 28/7/2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 64/2008/HSST ngày 29/8/2008 của Tòa án nhân dân huyện U để điều tra lại.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 02/2010/HS-GĐT ngày 10/3/2010 của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm số 150/2008/HSPT ngày 22/12/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh H và bản án hình sự sơ thẩm số 64/2008/HSST ngày 29/8/2008 của Tòa án nhân dân huyện U đối với bị cáo Nguyễn Trọng Vũ để điều tra lại.
III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
1. Về việc xác định tội danh đối với Nguyễn Trọng Vũ.
Xuất phát từ việc Trần Ngọc Giang, Tiêu Văn Thạnh và Võ Văn Vỹ đến nhà Vũ để tìm đánh Vũ. Khi đến nơi Giang đã cầm dao, Thạnh cầm cây gậy cà phê đuổi đánh Vũ nhưng Vũ đã chụp được và bỏ chạy sang nhà anh Bích là hàng xóm. Lúc này bà Nguyễn Thị Lâm là mẹ Vũ la chửi thì bị Thạnh cầm gậy đánh. Nghe tiếng bà Lâm kêu cứu Vũ từ nhà anh Nguyễn Văn Bích chạy về cầm xà bách đánh vào đầu Thạnh gây thương tích cho Thạnh 28%. Nhưng Cơ quan điều tra chưa điều tra rõ việc Vũ từ nhà anh Bích chạy về thì bà Lâm bị đánh trong trạng thái như thế nào, đang còn đứng hay đã ngã. Vũ có nhìn thấy Thạnh đánh bà Lâm không. Do vậy, cần phải điều tra làm rõ những vấn đề nêu trên để xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, quá trình diễn biến của sự việc để xác định chính xác hành vi phạm tội của Vũ phạm vào Điều 104 hay Điều 105 Bộ luật hình sự.
2. Về thương tích của bà Nguyễn Thị Lâm.
Tổ chức giám định pháp y tỉnh đã căn cứ theo giấy y chứng số 2639 của Bệnh viện B thành phố K kết luận tỷ lệ thương tích của bà Lâm là 0%. Trong khi đó hồ sơ vụ án lại không có giấy y chứng này là không có căn cứ.
Mặt khác, theo Giấy chứng nhận thương tích số 01/CN ngày 31/8/2006 của Bệnh viện C nơi bà Lâm được cấp cứu ban đầu thì tình trạng thương tích của bà Lâm là: Vùng chẩm xương sọ bị lún biến dạng, đau đầu, lơ mơ, gọi hỏi trả lời chậm, nôn ói nhiều lần. Như vậy cần điều tra làm rõ tỷ lệ thương tích của bà Lâm để giải quyết vụ án cho đúng pháp luật.
3. Về phần trách nhiệm dân sự.
Tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều nhận định về phía người bị hại cũng có một phần lỗi nhưng lại buộc bị cáo phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị hại là không đúng quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự. Mặt khác, Nguyễn Trọng Vũ khi phạm tội còn là vị thành niên (mới 16 năm 10 tháng 2 ngày). Theo quy định tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự thì bị cáo phải bồi thường bằng tài sản của mình nếu không đủ thì cha mẹ bị cáo phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Nhưng Tòa án các cấp không quyết định trách nhiệm bồi thường của cha mẹ bị cáo là không đúng.
Tại phiên tòa sơ thẩm bà Lâm có yêu cầu Tiêu Văn Thạnh phải bồi thường. Nếu bà Lâm không chứng minh được những chi phí điều trị thì Tòa án phải tách yêu cầu bồi thường của bà Lâm để giải quyết bằng vụ kiện dân sự khác.
Như vậy, vụ án còn nhiều thiếu sót ở cả giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, nên Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hủy cả hai bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm để giải quyết lại vụ án cho đúng quy định của pháp luật.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
12-Vụ án Vương Khánh Hiệp phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”
Nguồn: Thông báo số 64/TB-VKSTC-V3 ngày 04 tháng 04 năm 2011
Ngày 21/2/2011, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Vương Khánh Hiệp phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” xảy ra tỉnh N. Qua kết quả xét xử giám đốc thẩm vụ án này, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy cần thiết rút kinh nghiệm một số vấn đề nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.
I. Nội dung vụ án:
Khoảng tháng 5/2008, chị Châu Thị Thương (là vợ của Vương Khánh Hiệp) có nhận cháu Lê Thị Trang về ở cùng gia đình để trông giữ con cho chị Thương, gia đình chị Thương sẽ nuôi cháu Trang ăn học, không tính tiền công.
Trong thời gian ở nhà chị Thương, cháu Trang được đi học, được giao trông giữ cháu Linh và dọn dẹp nhà cửa. Vào khoảng trung tuần tháng 02/2009, cháu Trang có nhắn tin với bà nội là Vương Thị Tĩu Em đến đón về. Ngày 20/02/2009, bà Tĩu Em và chị Lê Thị Hồng Thái (là chị cháu Trang) đến đón cháu Trang về. Khoảng 24 giờ ngày 22/02/2009, Vương Khánh Hiệp đi xe máy đến nhà bà Tĩu Em, tắt máy xe từ ngoài rồi dắt xe vào sân, sau đó vào nhà nằm cạnh cháu Trang và sờ vào người cháu Trang thì bị bà Tĩu Em phát hiện hô lên “thằng Hiệp Tố vào rờ con Trang”, Hiệp bỏ chạy ra ngoài đi xe máy về nhà. Công an xóm đã lập biên bản thu giữ được 01 chiếc áo, 01 mũ bảo hiểm và 62.000 đồng.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra xác định: Khoảng cuối tháng 12/2008 và tháng 02/2009, Vương Khánh Hiệp đã hai lần đến giường chỗ cháu Trang đang nằm ngủ với cháu Tài (con của Hiệp) để ôm hôn, sờ soạng người cháu Trang, sau đó Hiệp cời quần áo và thực hiện hành vi giao cấu với cháu Trang. Cháu Trang có phản ứng nhưng không chống cự được, Hiệp thực hiện xong hành vi giao cấu rồi về giường ngủ. Cả hai lần cháu Trang đều kể lại sự việc xẩy ra với chị Thương (vợ của Hiệp) và đều được chị Thương trả lời là “do chú Hiệp say rượu, chấp làm gì”.
Tại Trích biên bản hội chẩn lúc 15 giờ 30 phút ngày 23/02/2009, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ tỉnh N kết luận cháu Lê Thị Trang: “vết rách cũ màng trinh điểm 3h – 6h”.
Tại Trích biên bản hội chẩn lúc 09h30 ngày 27/02/2009), Bệnh viện đa khoa huyện D, tỉnh N kết luận cháu Lê Thị Trang: “vết rách màng trinh đã cũ không rõ vị trí”.
II. Quá trình tố tụng:
Bản án hình sự sơ thẩm số103/2009/HSST ngày 25/11/2009, Toàn án dân tỉnh N quyết định:
Áp dụng khoản 4 Điều 112, khoản 2 Điều 46, các điểm h và g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự; xử phạt Vương Khánh Hiệp 14 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Thời hạn tù tính từ ngày 27/03/2009.
Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự; Điều 609, Điều 611 Bộ luật dân sự buộc Vương Khánh Hiệp phải bồi thường cho cháu Lê Thị Trang tiền bồi dưỡng sức khoẻ, tiền bù đắp tổn thất tình thần, danh dự, nhân phẩm với tổng số tiền là 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 04/12/2009, Vương Khánh Hiệp kháng cáo kêu oan.
Ngày 09/12/2009, người đại diện hợp pháp của người bị hại là ông Lê Hồng Sơn có đơn kháng cáo đề nghị tăng hình phạt và tăng mức bồi thường đối với Vương Khánh Hiệp.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 387/2010/HSPT ngày 27/7/2010, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 103/2009/HSST ngày 25/11/2009 của Toà án nhân dân tỉnh N để điều tra lại ở cấp sơ thẩm.
Tại kháng nghị số 47/2010/HS-TK ngày 20/12/2010, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 387/2010/HSPT ngày 27/7/2010 của Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2011/HĐT ngày 21/02/2011, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hủy bản án hình sự phúc thẩm số 387/2010/HSPT ngày 27/7/2010 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội; giao hồ sơ cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng Quy định của pháp luật.
III. Một số vấn đề cần rút kinh nghiêm:
1. Về các biên bản hội chẩn:
Mặc dù trong hồ sơ vụ án có 02 giấy Tnch biên bản hội chẩn có những điểm không đồng nhất (một giấy của Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh N ngày 23/02/2009 xác định vết rách cũ màng trinh đã cũ không rõ vị trí) nhưng cả hai Trích biên bản hội chẩn đều kết luận cháu Lê Thị Trang màng trinh bị rách, vết rách đã cũ. Cả 02 Cơ quan y tế nêu trên đều đủ thẩm quyền, năng lực xác đinh tình trạng bị xâm hại tình dục của cháu Trang. Người bị hại cũng như người đại diện hợp pháp của người bị hại và bị cáo không ai khiếu nại về kết luận của trích biên bản hội chẩn; vì thế, việc giám định lại là không cần thiết.
2. Về vấn đề giám định để xác định tổn hại sức khoẻ của người bị hại:
Trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện việc cháu Trang bị tổn hại sức khoẻ do bị xâm hại tình dục. Hơn nữa, việc giám định để xác định tỷ lệ tổn hại sức khoẻ chỉ đặt ra khi người bị hại yêu cầu và thực tế có thương tích, tổn hại xẩy ra.
3. Về người đại diện hợp pháp của người bị hại:
Người bị hại Lê Thị Trang có 12 lời khai tại Cơ quan điều tra trong đó có: 01 lời khai không có người giám hộ, 02 lời khai do ông Hoàng Trọng Cát (là cậu của cháu Trang) làm giám hộ, 01 lời khai do ông Lê Văn Đình (là bác cháu Trang) làm giám hộ, 01 lời khai do bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Hội phụ nữ Nam Đàn làm giám hộ, 02 lời khai do chị Lê Thị Hồng Thái (chị con bác ruột cháu Trang) làm giám hộ, 01 lời khai vừa có người giám hộ vừa có luật sư tham gia còn lại phần lớn lời khai của cháu Trang là do ông Lê Hồng Sơn (là bác cháu Trang) làm giám hộ. Xét hoàn cảnh của cháu Lê Thị Trang mồ côi mẹ từ nhỏ, bố cháu Trang bỏ địa phương đi làm từ năm 2008, không rõ ở đâu (đã có biên bản xác minh ngày 9/10/2009 của Cơ quan điều tra), cháu Trang ở với bà Vương Thị Tĩu Em (là bà nội cháu Trang) nên việc cơ quan điều tra đã mời những người trên tham gia làm người đại diện hợp pháp cho người bị hại cũng là phù hợp. Mặt khác, lời khai của người bị hại trong suốt quá trình điều tra là thống nhất và phù hợp với các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án; bà nội cháu Trang, ông Lê Hồng Sơn (là người được bà nội cháu Trang uỷ quyền tham gia là người đại diện hợp pháp của người bị hại) cũng không khiếu nại về việc Cơ quan điều tra đã mời những người trên là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Vì thế, việc xác định ai là người đại diện hợp pháp của người bị hại cũng không là cần thiết .
4. Về việc bà Bạch Thị Lan có mặt ở nhà bị cáo:
Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm, bị cáo Vương Khánh Hiệp, chị Châu Thị Thương (là vợ bị cáo), cháu Vương Thế Tài (là con bị cáo) và cháu Lê Thị Trang không đề cập đến việc bà Bạch Thị Lan (là mẹ chị Thương) có đến ngủ ở nhà Hiệp. Tại đơn kháng cáo bị cáo cũng không đề cập đến việc bà Lan có mặt ở nhà bị cáo. Bà Lan có mặt ở phiên toà phúc thẩm và khai là có ở nhà bị cáo từ ngày mùng 8 tết âm lịch năm 2009. Tuy nhiên, vụ án xẩy ra từ khoảng tháng 12/2008 và cuối tháng 02/2009; theo chính lời khai của bị cáo, vợ bị cáo và bà Lan thì thỉnh thoảng bà Lan có đến ở nhà bị cáo, không phải là thường xuyên. Cháu Trang khai những lần Hiệp hiếp dâm cháu đều không có bà Lan ngủ ở nhà Hiệp. Vì thế, không có cơ sở để chấp nhận vấn đề nêu trên và việc Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm vì lý do này là không có căn cứ.
5. Về việc chị Châu Thị Thương (là vợ bị cáo) có biết hay không biết việc hiếp dâm:
Người bị hại Lê Thị Trang khai là có kể lại việc bị Hiệp hiếp dâm cho chị Thương nghe. Mặc dù chị Thương phủ nhận hoàn toàn việc này, nhưng đây chỉ là một trong những cơ sở để xác định hành vi phạm tội của bị cáo và nó cũng không làm thay đổi bản chất của vụ án; nếu có căn cứ kết luận chị Thương biết thì phải xem xét trách nhiệm hình sự đối với chị Châu Thị Thương. Về vấn đề này cơ quan điều tra không xem xét, không thuộc phạm vi xét xử.
6. Về list điện thoại:
Chính những vi phạm trên mà bản án phúc thẩm đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên hủy bản án phúc thẩm trên để xét xử phúc thẩm lại. Mặc dù những vi phạm nêu trên là của Tòa án cấp phúc thẩm, song Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án này cũng không phát hiện được những vi phạm nghiêm trọng của Hội đồng xét xử phúc thẩm để đề xuất báo cáo kháng nghị giám đốc thẩm, đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án đúng pháp luật.
Thông qua vụ án này,Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo rút kinh nghiệm để các đơn vị nghiên cứu vận dụng vào công tác thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
13-Vụ án Phạm Hoàng Đỉnh và đồng bọn phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Nguồn: Thông báo số 222/TB-VKSTC-V3 ngày 25 tháng 07 năm 2007
Ngày 14 tháng 6 năm 2007, Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Phạm Hoàng Đỉnh và đồng bọn phạm tội “Cố ý gây thương tích” ở thành phố H do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị. Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thảm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề trong vụ án này nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành công tố và kiểm sát xét xử hình sự.
I. Nội dung vụ án.
Vào khoảng 01 giờ 30 phút ngày 08/5/2005, Phạm Hoàng Đỉnh, Đặng Tuấn Kiệt, Nguyên Thành Trung, Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Thái Hùng cùng ngồi uống rượu thì Đỉnh kể lại việc bị nhóm của Đào Chí Minh (tên gọi khác là Minh điên) đuổi đánh đêm 06/5/2005, sau đó Đỉnh rủ cả nhóm đi tìm Minh để đánh trả thù. Thực hiện ý định Đỉnh phân công Trí dùng xe máy chở Trung và Đỉnh, còn Hùng chở Kiệt đi về qua nhà Đỉnh lấy hung khí. Đỉnh, Kiệt và Trung mỗi tên cầm một con dao, khi đến đầu hẻm 96 Phan Đình Phùng thì Trung nhìn thấy Đào Chí Minh và Hoàng Ngọc Hậu đang ngồi trên dây xích sát bờ kè, Trung thông báo cho đồng bọn. Trí và Hùng dừng xe lại để cho Đỉnh, Kiệt và Trung đuổi theo anh Hậu và anh Minh. Khi đuổi gần đến anh Hậu, Kiệt đùng dao chém sượt vai làm cho Hậu bị vấp ngã, do mất thăng bằng Kiệt cũng bị ngã, nên Kiệt và anh Hậu ôm nhau để giằng con dao trên tay Kiệt, cùng lúc Đỉnh chạy đến cầm con dao (dài 50cm rộng 0,5 cm) chém một nhát vào đùi trái của anh Hậu. Thấy anh Hậu bị thương, Đỉnh và Kiệt bỏ đi, còn anh Hậu chạy vào hẻm 96 Phan Đình Phùng. Do đuổi theo anh Minh không kịp, Trung quay ít ở lại thì gặp anh Hậu, Trung đạp một cái vào người anh Hậu, anh Hậu chạy thêm một đoạn thì bị ngã. Cùng lúc này, anh Đỗ Minh Hải đi qua nhìn thấy đưa anh Hậu đi cấp cứu Nhưng do mất nhiều máu, nên anh Hậu đã chết lúc 8 giờ cùng ngày tại Bệnh viện 115 Nguyễn Tri Phương.
Tại bản giám định pháp y số 755/GĐPY ngày 23/5/2005, Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an thành phố H kết luận: ” Vùng đầu: tụ máu nhẹ dưới da vùng trán trái, kích thước 2,5 x l cm; vỡ lún xương trán phía bên trái, kích thước 1,7x 0,4 cm, sâu 0,2 cm; không tụ máu ngoài ra dưới màng cứng cũng như trong các não thất; nhu mô não không tổn thương. Vết thương ở mặt sau đoạn 13 giữa đùi trái có 1 vết thủng da dạng hình bầu dục, bờ mép sắc gọn, kích thước 6x2cm, bên trong làm đứt một phần cơ đùi trái, thủng động mạch đùi trái dạng hình khe dài 1cm; xương đùi trái không tổn thương; chiều hướng vết thương đi từ ngoài vào trong; từ trước ra sau, từ trên xuống dưới, sâu 10cm. Kết luận: Hoàng Ngọc Hậu chết do sốc thuốc mất máu không hồi phục bởi vết thương đâm thủng động mạch đùi trái”.
Sau khi phạm tội, gia đình các bị cáo đã bồi thường cho gia đình người bị hại như sau: gia đình Phạm Hoàng Đỉnh bồi thường 2.000.000đ, gia đình Đặng Tuấn Kiệt bồi thường 5.000.000đ, gia đình Nguyễn Thành Trung bồi thường 2.500.000đồng, gia đình Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Thái Hùng bồi thường 2.500.000đồng. Tổng cộng là 12.000.000đồng.
II. Quá trình giải quyết vụ án:
Cáo trạng số 175/KSĐT ngày 16/11/2005, Viện kiểm sát nhân dân quận P truy tố Phạm Hoang Đỉnh, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Thái Hùng, Đặng Tuấn Kiệt và Nguyễn Thành Trung về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 42/2006/HSST ngày 30/3/2006, Tòa án nhân dân quạn P, thành phố H quyết định:
– Áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm a,d và n khoản 1 Điều 48; các điểm b và p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 33 và Điều 20 BLHS xử phạt Phạm Hoàng Đỉnh 8 (tám) năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
– Áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm a và d khoản 1 Điều 48; các điểm b và p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69; khoản 1 Điều 74; Điều 33 và Điều 20 BLSH, xử phạt Đặng Tuấn Kiệt 6 (sáu) năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
– Áp dụng khoản 3 Điều 104, các điểm a, d và g khoản 1 Điều 48; các điểm b và p khoản 1 Điều 46; Điều 69; khoản 1 Điều 74; Điều 33 và Điều 20 BLHS xử phạt Nguyễn Thành Trung 5 (năm) năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
– Áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm a và d khoản 1 Điều 48; các điểm b và p khoản 1 Điều 46; khoản 2 Điều 46; Điều 69; khoản 1 Điều 74; Điều 33 và Điều 20 BLHS, xử phạt Nguyễn Hữu Trí 2 (hai) năm 9 (chín) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
– Áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm a và d khoản 1 Điều 48; các điểm b và p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69; khoản 1 Điều 74; Điều 33 và Điều 20 BLHS, xử phạt Nguyễn Thái Hùng 2 (hai) năm tù về tội “Cố ý gây thương tích” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36 (ba mươi sáu) tháng, kể từ ngày tuyên án.
– Áp dụng Điều 610 BLDS năm 2005 buộc Phạm Hoàng Đỉnh bồi thường tiếp cho bà Nguyễn Thị Xuân Anh (mẹ bị can) 19.650.000 đồng là tiền chi phí mai táng cho anh Hoàng Ngọc Hậu.
– Ngày 11/4/2006 bà Nguyễn Thị Xuân Anh kháng cáo đề nghị xử phạt các bị cáo về tội “Giết người”.
– Tại bản án hình sự phúc thẩm số 344/2006/HSPT ngày 05/7/2006 Toà án nhân dân thành phố H giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm đối với các bị cáo.
– Tại kháng nghị giám đốc thẩm số 09/QĐ- KSTC- V3 ngày 26/3/2007, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm huỷ bản án phúc thẩm số 344/2006HSPT ngày 05/7/2006 của Toà án nhân dân thành phố H và bản án hình sự sơ thẩm số 42/2006/HSST ngày 30/3/2006 của Toà án nhân dân quận P để điều tra truy tố và xét xử các bị cáo về tội “Giết người”. Tại quyết định giám đốc thẩm số 12/2007/HS-GĐT ngày 14/6/2007, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 344/2006/HSPT ngày 05/7/2006 của Toà án nhân dân thành phố H và bản án hình sự sơ thẩm số 42/2006/HSST ngày 30/3/2006 của Toà án nhân dân quận P, thành phố H để điều tra lại với nhận định: Hành vi phạm tội của các bị cáo cấu thành tội “Giết người”, vì vậy việc truy tố và xét xử các bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” là không đúng với tội danh; cần phải huỷ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để điều tra, truy tố các bị cáo về tội “Giết người” với tình tiết phạm tội có tổ chức và có tính chất côn đồ.
III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
1. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử ở cấp sơ thẩm:
– Trong vụ án này, do mâu thuẫn với Đào Chí Minh, nên khoảng nhờ 30 phút ngày 08/5/2005, Phạm Hoàng Đỉnh, Đặng Tuấn Kiệt, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Thái Hùng bàn nhau chuẩn bị hung khí đi tìm anh Minh để đánh trả thù. Khi đi Đỉnh, Kiệt và Trung mỗi tên cần theo 1 con dao. Sau khi chém anh Hoàng Ngọc Hậu (là bạn của anh Minh) bị thương, các bị cáo bỏ đi để mặc cho hậu quả xảy ra và anh Hậu đã chết lúc 8 giờ cùng ngày do bị sốc mất máu không hồi phục bởi vết thương đâm thủng động mạch đùi trái. Hành vi phạm tội của các bị cáo cấu thành tội “Giết người” với tình tiết phạm tội có tổ chức và có tính chất côn đồ được quy định tại điểm o, n khoản 1 Điều 93 BLHS có khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Nhưng cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án nhân dân quận P đã điều tra truy tố và xét xử các bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” là không chính xác, không đúng với tội danh và không đúng thẩm quyền.
– Về trách nhiệm dân sự: Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều kết án các bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” và cho rằng anh Hoàng Ngọc Hậu bị chết do lỗi trực tiếp của Phạm Hoàng Đỉnh, nên buộc Đỉnh phải bồi thường cho gia đình người bị hại là không đúng pháp luật, vì trong vụ án này các bị cáo cùng bàn bạc, cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội giết anh Hậu nên cùng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Sai lầm nghiêm trọng của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm và của Tòa án cấp phúc thẩm nói chung cũng như sai lầm của Kiểm sát viên được giao thụ lý giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm nói riêng đã không phát hiện và đánh giá đúng tính chất, hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra nên đã điều tra, truy tố và xét xử không chỉ không đúng tội danh đối với các bị cáo mà còn điều tra, truy tố và xét xử không đúng thẩm quyền làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài.
2. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử ở cấp phúc thẩm:
Mặc dù bản án hình sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố H vấn giữ nguyên các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm. Nhưng do nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và đánh giá đúng tính chất, hậu quả hành vi phạm tội của bị cáo nên tại phiên tòa phúc thẩm kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hủy án sơ thẩm để điều tra lại nhưng không được chấp nhận do vậy, sau khi xét xử phúc thẩm ngày 15/9/2006 Viện kiểm sát nhân dân thành H đã có báo cáo đề xuất kháng nghị giám đôc thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm nếu trên theo hướng hủy các bản án để điều tra lại nhằm giải quyết vụ án được chính xác và đúng pháp luật. Đây là việc làm tốt cần phát huy, để công tác thục hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành ngày một tốt hơn, góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
14-Vụ án Lý Si Thượng phạm tội “Giết người”
Nguồn: Thông báo số 515/TB-VPT3 ngày 17 tháng 5 năm 2005
I. Nội dung vụ án:
Theo cáo trạng số 80 ngày 27/9/2004 của Viện KSND Tỉnh A thì nội dung vụ án được xác định như sau:
Lý Si Thương sinh năm 1973 sống bằng nghề làm ruộng, ngoài ra còn làm thêm đặt đuôi chuột (đặt Lú) để bắt cá tép.
Thường hàng đêm, Thượng đều ngủ trên Võ lãi để canh giữ 8 đuôi chuột đã đặt, nhưng đêm 2/5/2002 Thượng không ngủ giữ do đã cho anh Quách Lội Hó mượn máy dầu.
Khoảng 18 giờ, sau khi đi thăm và sửa đuôi chuột Thượng về nhà, sau đó dùng đèn soi quanh nhà và lấy mùng mền cùng vợ và con ra chòi ngủ (chòi cách nhà khoảng 50m), khi giăng mùng cho vợ con xong, tiếp tục đi soi đèn quanh nhà, khoảng 20 giờ 15 phút, thấy một con cua lớn, Thượng kêu cha (Lý Xinh) ra xem. Khi ông Lý Xinh vào nhà, Thượng tiếp tục đi soi đèn, và do nhớ lúc chiều để quên giỏ tép dưới kinh chỗ đặt đuôi chuột, nên Thượng đi tắt ruộng (khoảng 1000m) để lấy giỏ tép và thăm chừng đuôi chuột. Khi đi đến bờ kinh tại khu vực đặt đuôi chuột đèn bi đứt bóng, do sửa không được, Thượng định đi về thì gặp một người con gái đi trên bờ kênh từ hướng Tỉnh lộ 8 vô Vuông Sú (cô gái này Thượng không quen biết, tên là Phạm Thị Huỳnh sinh năm 1986) của người bạn trai tên Nguyễn Thanh Phong. Do ngửi được mùi nước hoa, Thượng nghĩ Huỳnh là gái làng chơi nên trêu chọc và rủ quan hệ tình dục. Huỳnh không đồng ý và chửi lại Thượng. Bị Huỳnh chửi, Thượng tức giận nên từ phía sau dùng tay phải câu cổ Huỳnh, bị bất ngờ Huỳnh la “á”, sợ mọi người phát hiện, Thường đùng tay trái bóp miệng Huỳnh. Lúc này Huỳnh dùng tay bóp bộ phận sinh dục của Thượng, Thượng dùng chân phải gạt chân Huỳnh làm Huỳnh té ngã xuống bờ đê, Huỳnh vũng vẫy mạnh nên Thượng dùng tay phải bóp mạnh vào cổ Huỳnh; đồng thời dùng ngón cái chân phải đút vào lưng quần của Huỳnh phía trước bụng để tuột quần Huỳnh ra khỏi chân. Thấy Huỳnh nằm im, tưởng Huỳnh đồng ý cho giao cấu, Thượng dùng tay đưa vô người Huỳnh giật áo ngực ra vứt ở gần đó. Lúc định giao cấu Thượng thấy Huỳnh không cử động, đầu nghiêng sang một bên, Thượng dùng tay để lên mũi của Huỳnh thấy không còn thở, Thượng nghĩ Huỳnh đã chết. Nên Thượng dùng hai tay xốc nách kéo lê xác Huỳnh bỏ xuống kênh, rồi lấy quần của Huỳnh quăng xuống kênh gần xác chết, còn áo ngực bỏ lại trên đê. Do hoảng sợ, Thượng bỏ chạy, đụng cây đèn nên nhặt đèn lên chạy tắt đường ruộng về nhà, thay quần áo và vào ngủ chung với vợ con ở ngoài chòi.
Khoảng 23 giờ cùng ngày, những người kéo lưới phát hiện có xác chết và thấy giỏ tép của Thượng thường ngày sử dụng đang neo gần xác chết, nên nghĩ là xác Thượng. Do đó, báo cho ông Mai Vươl ở đầu kinh, ông Vươl kêu Lâm Hớs đến gia đình Thượng, nhưng gặp Thượng đang ngủ với vợ con ngoài chòi. Thượng cùng mọi người ra xem xác chết, khi đến hiện trường thấy giỏ tép ở đó nên đem về nhà. Ngày 7/5/2002 Thượng bị bắt.
– Biên bản giám đinh pháp y số 42 ngày 15/5/2002 của Tổ chức giám định pháp y Tỉnh A kết luận: Phạm Thị Huỳnh chết do ngạt nước.
II. Quá trình tố tụng:
– Cáo trạng số 80/KSĐT/HS ngày 27/9/2004 truy tố Lý Si Thượng phạm tội “Giết người” theo khoản 2 điều 93 BLHS.
– Án sơ thẩm hình sự số 162/HSST ngày 20/12/2004 của TAND Tỉnh A, quyết định:
Áp dụng khoản 1 Điều 107, khoản 3 Điều 224, khoản 1 Điều 227 BLTTHS.
Tuyên xử : Bị cáo Lý Si Thượng không phạm tội Giết người.
Tuyên bố trả tự do cho bị cáo Lý Si Thượng.
(Ngoài ra bản án còn tuyên các phần phụ xử khác).
Sau khi xét xử sơ thẩm: Viện KSND tỉnh A có quyết định kháng nghị phúc thẩm yêu cầu Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh xử bị cáo Lý Si Thượng phạm tội “Giết người” theo như cáo trạng đã truy tố.
Bà Sơn Thị Khối (mẹ nạn nhân) yêu cầu xét xử bị cáo Thượng theo hướng có tội.
Án phúc thẩm số 376/HSPT ngày 22/3/2005 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh đã quyết định: Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 248, Điều 250 BLTTHS, chấp nhận một phần kháng nghị của Viện KSND Tỉnh A. Hủy án sơ thẩm số 162/HSST ngày 20/12/2004 của TAND tỉnh A và chuyển trả hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh A để đầu tra xét xử lại theo thủ tục chung.
III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
1. Về kiểm sát điều tra và xây dựng cáo trạng :
a. Về kiểm sát khám nghiệm hiện trường:
(Ghi chú khi khám nghiệm hiện trường vụ này có 2 Kiểm sát viên tham gia: 01 Kiểm sát viên cấp tỉnh, 01 Kiểm sát viên cấp huyện)…
Căn cứ biên bản hiện trường thấy rằng: Có mô tả bao quát hiện trường nhưng không có mô tả tỷ mỉ hiện trường, cụ thể không mô tả được tại bờ kinh có cỏ cây hay không (?) mặt bờ kinh tình trạng đất như thế nào (?), từ bờ kinh ngay nơi phát hiện xác nạn nhân có dấu vết gì đặc biệt hay không (Ví dụ như dấu trượt có không? Dấu chân có khống ?. . ), chính những thiếu sót này đã dẫn đến việc chứng minh sự thật lời khai của bị cáo về việc bị cáo kéo lê xác nạn nhân xuống bờ kinh chưa thuyết phục.
– Tại hiện trường có ghi nhận có 03 đầu lọc thuốc lá. Nhưng không thấy mô tả cụ thể đầu lọc thuốc lá cháy đến đâu, có còn tên loại thuốc hay không ? Đáng lưu y là 03 đầu lọc này không được thu hồi để làm rõ, trong khi bị cáo không hút thuốc lá.
b. Về xây dựng cáo trạng.
Trong vụ án này, khi xây dựng cáo trạng cấp sơ thẩm đã không. chú ý bám sát theo quy định tại Điều 143 BLTTHS năm 1998 (nay là điều 167 BLTTHS năm 2003) nên dẫn đến viết sai, cụ thể trong cáo trạng có đoạn “Trong quá trình thẩm vấn tại Tòa tuy Thượng đều từ chối nhưng bằng những chứng cứ thu thập được trong hồ sơ là hoàn toàn phù hợp với lời khai nhận tội của Thượng trong quá trình điều tra truy tố . . “.
Có thể nói đây là sai sót nghiêm trọng, vì cáo trạng là văn bản pháp lý quan trọng nó phải mô tả đầy đủ các hành vi phạm tội của bị cáo một cách khách quan, đồng thời quyết định áp dụng điều luật để truy tố người phạm tội ra trước Tòa. Đã là bản cáo trạng thì làm sao có giai đoạn “Qúa trình thẩm vấn trước Tòa”. Do đó, khi xây dựng cáo trạng cần lưu ý việc sử dụng từ ngữ, cũng như vận dụng các quy định của Bộ luật hình sự, Tố tụng hình sự và mẫu cáo trạng của Viện KSND tối cao để tránh sai sót.
2. Về KSXX hình sự:
Sau khi xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát tỉnh có văn bản kháng nghị phúc thẩm, nhưng do không kiểm tra hoặc không kiểm tra kỹ nên không phát hiện những vi phạm của Tòa án trong quá trình xét xử.
– Về biên bản nghị án: Phần quyết định về tang vật không ghi cụ thể mà ghi “Các tài sản gồm 14 loại đã nêu trong bản án tại phần quyết định”. Ghi như đã nêu là vi phạm tố tụng được quy định tại khoản 4 điều 222 BLTTHS năm 2003 .
Do đó, ngay sau khi xét xử cần kiểm tra các biên bản như: Biên bản phiên Tòa, Biên bản nghị án; nếu phát hiện có sai sót thì yêu cầu Hội đồng xét xử sửa chữa bổ sung, hoặc để nêu trong kháng nghị về các vi phạm nghiêm trọng nếu có.
3. Về kháng nghị phúc thẩm:
Nội dung bản kháng nghị viết công phu, đầy đủ, nhưng vẫn có thiếu sót cần tút kinh nghiệm:
– Thứ nhất, về căn cứ pháp lý: Văn bản chỉ ghi: Căn cứ Điều 36 và Điều 203 BLTTHS năm 2003 là chưa đầy đủ, mà cần phải ghi: Căn cứ: điểm i khoản 2 Điều 36 và Điều 203 BLTTHS năm 2003.
– Thứ hai, phần quyết định ghi “Đề nghị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, để xét xử bị cáo Lý Si Thượng phạm tội “Giết người” như cáo trạng . . . đã truy tố”. Ghi như trên là không đúng theo quy định tại điều 250 BLHS
Điều 250 – Hủy án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Khoản 2: Tòa án cấp phúc thẩm Hủy án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong những trường hợp sau đây :
a) . . .
b)” Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội”.
Như vậy, trong vụ án này, phần quyết định kháng nghị cần phải ghi rõ: Yêu cầu Tòa phúc thẩm TAND Tối Cao tại TP. Hồ Chí Minh áp dụng điểm b khoản 2 Điều 250 BLTTHS: Hủy án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
15-Vụ án: Nguyễn Hoàng Sơn (cùng đồng bọn) phạm tội “Giết người”.
Nguồn: Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự đã phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm về áp dụng pháp luật trong xét xử. Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo để các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trong khu vực nghiên cứu rút kinh nghiệm việc áp dụng pháp luật trong vụ án: Nguyễn Hoàng Sơn (cùng đồng bọn) phạm tội “Giết người”.
I.Nội dung vụ án:
Khoảng 3 giờ 30 phút ngày 17/10/2009 sau khi uống rượu xong, Nguyễn Thắng Lợi, sinh ngày 18/2/1991 chở Nguyễn Hoàng Sơn bằng xe đạp đến khu nhà trọ Mỹ Dung để trộm dép thì bị Nguyễn Văn Mạnh phát hiện và hô, Sơn ném 02 chiếc dép của mình vào phòng trọ, dùng tay đập cửa rồi lên xe bỏ chạy đến nhà thờ Bắc Hà, Sơn và Lợi nhặt mỗi người một khúc gỗ tròn đứng chờ. Khi Nguyễn Văn Mạnh và Lê Văn Chung mỗi người cầm một ống tuýp sắt cùng với Lê Thành Tuyến chạy đến, khi thấy Lợi và Sơn, Mạnh và Chung chạy rẽ hai hướng nhưng Chung bị trượt chân ngã, Lợi và Sơn dùng cây gỗ đánh nhiều cái trúng đầu và người của Chung làm Chung bất tỉnh. Mạnh và Tuyến quay lại giải vây cho Chung thì Sơn nói “tụi mày vào đi tao đánh cho nó coi” rồi Sơn đánh thêm một cái vào chân của Chung và bỏ cây trốn khỏi hiện trường, Lê Văn Chung chết ngay sau đó.
Tại bản án sơ thẩm số 348/HSST ngày 17/12/2010 tuyên xử: Bị cáo Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Thắng Lợi phạm tội “Giết người”.
Áp dụng các điểm n, g Khoản 1, Điều 93; Điều 45; điểm p, Khoản 1, Điều 46; Điều 53 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Sơn – Tử hình.
Áp dụng các điểm n, Khoản 1, Điều 93; điểm p, Khoản 1, Điều 46; khoản 5 Điều 69; khoản 1, Điều 74; Điều 45; Điều 53 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Thắng Lợi 14 năm tù.
Ngoài ra bản án còn tuyên về bồi thường và án phí.
Sau khi xét xử xong ngày 20/12/2010 bị cáo Nguyễn Hoàng Sơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
Ngày 15/4/2011 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm: tuyên y án sơ thẩm.
II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Bị cáo Nguyễn Hoàng Sơn đã có 2 tiền án:
– Bản án số 175/ HSST ngày 08/12/2004: xử phạt 2 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 03 năm, về tội “Cố ý gây thương tích”.
– Bản án 86/HSST ngày 10/11/2006: xử phạt 2 năm 6 tháng tù về tội “Cướp giật tài sản”.
Bản án nhận định bị cáo Sơn phạm vào 2 tình tiết định khung là côn đồ và tái phạm nguy hiểm, tuy nhiên khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử lại áp dụng điểm n, g khoản 1, Điều 93- BLHS phạt bị cáo Sơn hình phạt cao nhất tử hình, không áp dụng điểm p khoản 1, Điều 93 BLHS “tái phạm nguy hiểm”. Việc áp dụng điểm g khoản 1, Điều 93- BLHS là tình tiết “để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác” là không chính xác, vì hành vi của các bị cáo có đi trộm dép nhưng giá trị không lớn nên chưa cấu thành tội “Trộn cắp tài sản”.
Đối với bị cáo Nguyễn Thắng Lợi, khi phạm tội đã thành niên, vì bị cáo Lợi, sinh ngày 18/02/1991 tính đến ngày phạm tội đã trên 18 tuổi, nhưng bản án sơ thẩm áp dụng khoản 5, Điều 69, Điều 74 BLHS đối với người thành niên khi lượng hình là sai.
16-Nguyễn Hữu Kỳ và đồng bọn phạm tội “Cố ý gây thương tích”
Nguồn: Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm đối với các vụ án hình sự Nguyễn Hữu Kỳ và đồng bọn – Phạm tội “Cố ý gây thương tích” do Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk xét xử, ngày 13/4/2011, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn bản gửi Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
I. Nội dung vụ án:
Do Nguyễn Hữu Kỳ có mâu thuẫn với Phạm Hồng Phúc và Phan Thanh Nhàn, nên vào tối ngày 26/02/2010 Kỳ và Nhàn hẹn gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn tại ngã tư gần quán cà phê Phong Lan. Trước khi đi Kỳ gọi điện thoại cho Nguyễn Đức Hiếu, Phạm Nguyễn Quang Nhật, Phạm Duy Trúc, Nguyễn Trọng Quyết, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Thông, Võ Hồng Thiện và Nguyễn Tuấn Vũ đến để giúp Kỳ đánh nhau; phía bên Nhàn và Phúc, thì Phúc gọi điện thoại cho Lê Trọng Vỹ, Dương Văn Danh, Nguyễn Văn Lâm, Lê Đức Mẫn, Ngô Duy Quốc Việt và Phan Dũng (chuột) đến để giúp Phúc và Nhàn đánh nhau.
Bản án Hình sự sơ thẩm số 287 ngày 25/11/2010 của TAND thành phố BMT đã:
Áp dụng Khoản 3, Điều 104; Điểm b, p Khoản 1, Khoản 2, Điều 46; Điều 69; Điều 71; Điều 74 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Hữu Kỳ: 5 năm 6 tháng tù.
Áp dụng Khoản 3, Điều 104; Điểm p Khoản 1, Khoản 2, Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Đức Hiếu: 4 năm 6 tháng tù.
Áp dụng Khoản 3, Điều 104; Điểm p Khoản 1, Khoản 2, Điều 46; Điều 69; Điều 47; Điều 71; Điều 74 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Dương Văn Danh: 4 năm tù.
Áp dụng Khoản 3, Điều 104; Điểm p Khoản 1, Khoản 2, Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự , xử phạt bị cáo Nguyễn Tuấn Vũ: 4 năm tù, xử phạt bị cáo Võ Hồng Thiện: 4 năm tù.
Áp dụng Khoản 3, Điều 104; Điểm b, p Khoản 1, Khoản 2, Điều 46; Điều 47; Điều 69; Điều 71; Điều 74 Bộ luật hình sự Xử phạt bị cáo Ngô Duy Quốc Việt: 3 năm 6 tháng tù.
Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự, án phí và quyền kháng cáo.
Các bị cáo Nguyễn Hữu Kỳ, Ngô Duy Quốc Việt, Võ Hồng Thiện, Nguyễn Tuấn Vũ và Nguyễn Đức Hiếu có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Người đại diện hợp pháp của các bị cáo Nguyễn Hữu Kỳ, Dương Văn Danh và Ngô Duy Quốc Việt có đơn kháng cáo; trong đó đại diện hợp pháp của bị cáo Kỳ kháng cáo cho rằng cấp sơ thẩm còn bỏ lọt tội phạm, đề nghị điều tra lại và xét xử công bằng; đại diện hợp pháp của bị cáo Danh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; đại diện hợp pháp của bị cáo Việt kháng cáo đề nghị xem xét lại tội danh và hình phạt để giảm hình phạt và cho bị cáo Việt được hưởng án treo.
Người bị hại Lê Trọng Vỹ kháng cáo đề nghị xem xét lại tội danh và hình phạt của bị cáo Việt, vì bị cáo Việt không thực hiện hành vi phạm tội.
Ngày 17/03/2010 Tòa án nhân dân tỉnh Đăk lăk đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Tại phiên toà qua phần xét hỏi và tranh luận, Kiểm sát viên Đại diện VKSND tỉnh Đăk Lăk đã đề nghị Hội đồng xét xử: Hủy toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm số 287, ngày 25/11/2010 của Tòa án nhân dân thành phố BMT, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm điều tra lại theo thủ tục chung (do việc điều tra của cấp sơ thẩm chưa đầy đủ, còn bỏ lọt người phạm tội và có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng đối với các bị cáo chưa thành niên theo quy định tại Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự). Đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát được Hội đồng xét xử chấp nhận và đã tuyên: Hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 287, ngày 25/11/2010 của Tòa án nhân dân thành phố BMT, giao hồ sơ cho Viện kiểm sát thành phố BMT điều tra lại theo thủ tục chung.
II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Theo lời khai của bị cáo Dương Văn Danh khi cả bọn gặp nhau tại ngã 4, Phan Thanh Nhàn là người nói “Ai có rựa thì về nhà lấy (bút lục 114-117), nên có một số người chạy về lấy rựa gồm Danh, Phúc, Trường, Mẫn và Lâm…” . Theo lời khai của Phạm Hồng Phúc (bút lục 143-151): “ Sau khi tụ tập tại ngã 4, khối 4 khi đó có số thanh niên trên phố mang xuống 03 cây rựa, thấy ít nên có người nói thiếu rựa về nhà lấy thêm, nên tôi cùng với Danh, Trường, Mẫn, Lâm chạy đi lấy”…. Nhưng theo kết luận điều tra, cáo trạng thì khẳng định Phạm Hồng Phúc là người nói, “Ai có dao về nhà lấy thêm” . Như vậy, thực chất ai là người nói mọi người về nhà lấy rựa (Phúc hay Nhàn), cấp sơ thẩm chưa điều tra làm rõ.
Đối với hung khí mà Kỳ và Vỹ dùng để chém nhau: Theo lời khai của bị cáo Danh (bút lục 114-117) ngoài 04 con dao rựa và 01 cây mã tấu mà Danh, Phúc, Mẫn, Lâm và Trường mang tới, còn có 1 bó rựa bỏ trong bao của người ở Buôn Ma Thuột mang xuống, trong đó có Vỹ, Chinh và 1 số người không biết tên.
Theo lời khai của bị cáo Việt ( bút lục 136-139): Phúc điện thoại nhờ Việt xuống giúp, vì có một số thanh niên ở phường Tân Hoà mâu thuẫn với Phúc và đòi đánh Phúc do vậy Việt đồng ý. Việt đón Dũng (chuột) và Chinh cùng xuống để giúp Phúc, trên đường đi Chinh điện thoại gọi thêm bạn đến giúp, khi gặp nhau chúng tôi đi xuống điểm hẹn gặp Phúc, trong số này họ mang xuống 1 bao rựa có khoảng 04 –05 cái.
Theo lời khai của Phạm Hồng Phúc (bút lục 147,148): số rựa chúng tôi sử dụng ngày hôm đó là do 1 số người trên phố mang xuống có khoảng 03 – 04 cây rựa. Ngoài ra tôi, Danh, Mẫn, Lâm mỗi người mang 01 cây rựa, còn Trường mang 01 cây mã tấu.
Đối với các đối tượng được Kỳ và Phúc gọi đến thì đều có chung mục đích là đi đánh nhau để giúp Kỳ và Phúc, trong đó có 1 số đối tượng đã chuẩn bị hung khí, như: Lê Đức Mẫn và Nguyễn Văn Lâm, Theo lời khai của Mẫn (bút lục 238 – 241) và lời khai của Lâm (bút lục 245 – 248) đều khai nhận: Khi Phúc nói Mẫn về lấy 02 cây rựa, thì Mẫn đã chở Lâm về nhà Mẫn lấy 02 cây rựa mang ra giấu ở cống cùng với 02 cây rựa của Phúc. Sau đó Phúc gọi điện thoại cho Danh nói mang dao đến chỗ đánh nhau, Mẫn đã điều khiển xe môtô chở Danh ngồi sau ôm bó rựa đến chỗ Phúc nơi hai bên “cạch rựa”. Lời khai trên của Lê Đức Mẫn và Nguyễn Văn Lâm phù hợp với lời khai của Dương Văn Danh (bút lục 114,115), phù hợp với lời khai của Phạm Hồng Phúc (bút lục 147,148) và theo lời khai của bị hại Lê Trọng Vỹ (bút lục 170-176): Khi Kỳ và Vỹ thống nhất “cạch rựa” với nhau, thì Phúc gọi điện cho Danh nói mang rựa ra, sau đó Danh, Mẫn, Lâm cầm 1 bó rựa chúng tôi Kỳ và Vỹ “cạch rựa” các đối tượng đều biết và đứng xung quanh, nhưng không có ai khuyên can. Như vậy; hành vi của Lê Đức Mẫn và Nguyễn Văn Lâm đã giúp sức chuẩn bị hung khí và chứng kiến việc Kỳ và Vỹ dùng dao chém nhau, mặc dù thương tích của Lê Trọng Vỹ tổn hại 48% không phải do Mẫn, Lâm và các đối tượng khác gây ra. Nhưng hành vi của Lê Đức Mẫn và Nguyễn Văn Lâm đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo Khoản 3, Điều 104 Bộ luật hình sự, với vai trò là đồng phạm giúp sức, nhưng cấp sơ thẩm không điều tra, khởi tố, truy tố đối với Mẫn và Lâm là còn bỏ lọt người phạm tội.
Nguyễn Thái Trường khai nhận: “Khi Phúc rủ đi đánh nhau với nhóm của Kỳ thì Trường đồng ý và về nhà lấy 01 cây dao mã tấu đem đến chỗ Phúc” (bút lục 219-220), lời khai của Trường phù hợp với lời khai của bị cáo Danh (bút lục 114-115), phù hợp với lời khai của Phạm Hồng Phúc (bút lục147-148). Nhưng cấp sơ thẩm chưa điều tra làm rõ khi Phúc gọi điện thoại nói Danh mang hung khí đến chỗ đánh nhau, có những ai mang dao tới. Tại hiện trường nơi xảy ra chém nhau có bao nhiêu dao rựa và mã tấu. trong đó có con dao mã tấu của Trường hay không?. Còn theo lời khai của Trường: khi đi Trường điều khiển xe môtô chở Đoàn Văn Tân cầm mã tấu ngồi sau cùng với Phương, tới chỗ đánh nhau con dao mã tấu Trường và Tân vẫn giữ không mang lại chỗ đống rựa. Nhưng lời khai trên của Trường chưa được điều tra làm rõ xem có phù hợp với lời khai của các đối tượng khác hay không, để có căn cứ xử lý theo pháp luật.
Đối với Phạm Dũng (Chuột): Sau khi nhóm của Phúc bị nhóm của Kỳ dùng gạch, đá ném, do Hiếu quen biết với Dũng (Chuột) nên Hiếu gọi Dũng lại nói chuyện để giàn xếp mâu thuẫn giữa Kỳ với Phúc, thì Phúc không chịu mà đòi cạch rựa. Theo lời khai của Phạm Dũng: “Sau khi nói chuyện và thoả thuận xong thì người cạch rựa với Kỳ là Vỹ, Việt lấy 2 cây rựa để ở giữa đường..” (bút lục 215). Lời khai của Phan Thanh Nhàn: khi Kỳ và Vỹ thống nhất việc dùng dao chém nhau thì Dũng Chuột lại chỗ rựa lấy 02 cây, nói “Tao mới mua 02 cây rựa bằng nhau nè, thích chọn cây nào thì chọn” rồi cầm 02 cây rựa ra giữa ngã tư rừng su (bút lục 221-223). Tất cả các lời khai trên, cấp sơ thẩm chưa điều tra làm rõ những ai tham gia bàn bạc để Kỳ và Vỹ dùng dao chém nhau, hành vi của Phạm Dũng có đúng như lời khai của Phan Thanh Nhàn hay không.
Mặt khác, trong quá trình điều tra Cơ quan điều tra Công an thành phố BMT đã vi phạm nhiêm trọng về thủ tục tố tụng đối với các bị cáo chưa thành niên là Nguyễn Hữu Kỳ và Dương Văn Danh, cụ thể: ngày 10/03/2010 Cơ quan điều tra Công an thành phố BMT cấp giấy chứng nhận ông Hồ Ngọc Hùng bào chữa cho bị can Nguyễn Hữu Kỳ (bút lục 17). Trong quá trình điều tra lấy lời khai của bị can Kỳ có luật sư Hùng tham gia lúc đầu ghi ngày 09/03/2010, sau đó sửa lại thành ngày 19/03/2010 (bút lục 107-108). Ngày 02/8/2010 Cơ quan điều tra Công an thành phố BMT cấp giấy chứng nhận ông Hồ Ngọc Hùng bào chữa cho bị can Dương Văn Danh, tại biên bản ghi lời khai đối với Dương Văn Danh ngày 22/4/2010 đã có luật sư Hùng tham gia (bút lục 114) và biên bản hỏi cung bị can Danh có luật sư Hùng tham gia lúc đầu ghi ngày 29/ 7/2010, sau đó sửa lại thành ngày 20/8/2010 (bút lục 116-117). Như vậy, trong quá trình điều tra cấp sơ thẩm đã chỉnh sửa ngày, tháng lấy cung bị can để hợp thức hoá về thủ tục tố tụng, vi phạm Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự.
17- Vụ án Lê Văn Hạnh phạm tội “Giết người”
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Theo biên bản khám nghiệm tử thi lúc 16h ngày 22/3/2005 thì trên người nạn nhân có nhiều dấu vết. Nạn nhân mặc áo cộc tay, các khuy bị cởi, bên trong mặc áo lót màu xanh có sọc bị xé làm 2 mảnh tạo thành dây buộc cổ, có 3 nốt thắt ở phía trước cổ; vùng đầu có vết tụ máu 2cm x 3cm ở vùng mi trên và mi dưới mắt phải; vùng cổ có rãnh thắt mờ khép kín, không đều nhau; hố nách phải có vết xươc da 5cm x 3m; trong âm đạo chứa đầy đất; tầng sinh môn bị rách vị trí 7h, có vết tụ máu tại vị trí 3h, âm đạo tụ máu, rỉ máu; màng trinh bị rách. Giải phẫu bên trong thấy tổ chức da đầu, vùng trán, vùng đỉnh chẩm tụ máu dưới da, xương hộp sọ bình thường không bị rạn vỡ; tổ chức dưới da vùng cổ có tụ máu nhẹ, tổ chức xung quanh động mạch cảnh và tuyến giáp có tụ máu; hệ thống xương sườn không bị gẫy, các bộ phận khác không bị tổn thương, khoang phổi khô, dạ dày chứa thức ăn đã nhuyễn và có nước. Tại bản giám định pháp y số 67/GĐPT ngày 30/3/2005, Tổ chức giám định pháp y tỉnh T. kết luận cháu Liên chết ngạt do thắt cổ, trên người nạn nhân có nước và bị hiếp dâm.
Tại cơ quan điều tra, Hạnh khai ngoài hành vi giết người và hiếp dâm trẻ em, trước đó Hạnh còn có hành vi cướp tài sản cùng Bùi Ngọc Du ngày 07/3/2003 tại địa phận tỉnh Đ. Sau khi phạm tội Hạnh bỏ trốn, đến ngày 20/4/2005, Hạnh bị Công an tỉnh T. bắt theo Lệnh truy nã của Công an tỉnh Đ. về hành vi cướp tài sản. Bùi Ngọc Du đã bị TAND tỉnh Đ. xử 11 năm tù về tội “cướp tài sản” tại bản án hình sự sơ thẩm số 393/HSST ngày 09/9/2003.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 188/2005/HSST ngày 29/7/2005, TAND tỉnh T. áp dụng điểm a, d khoản 2 Điều 133; khoản 1 Điều 112; điểm c, g khoản 1 Điều 93; điểm e khoản 1 Điều 48; Điều 41; Điều 42 và Điều 50 BLHS, xử phạt Hạnh 8 năm tù về tội cướp tài sản, 10 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em và tử hình về tội giết người. Tổng hợp hình phạt buộc Hạnh phải chấp hành hình phạt chung cho cả 3 tội là tử hình.
Buộc bị cáo bồi thường cho gia đình bị hại 22.100.000 đ (trong đó chi phí tìm kiếm nạn nhân và chi phí mai táng 7.100.000 đ; bồi thường tổn thất tinh thần 15.000.000 đ.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 10/8/2005 Hạnh kháng cáo kêu oan về tội giết người và tội hiếp dâm trẻ em.
Bản án hình sự phúc thẩm số 1092/2005/HSPT ngày 27/10/2005 của Toà phúc thẩm TANDTC áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều 250 BLHS, quyết định hủy một phần bản án sơ thẩm về các tội giết người và hiếp dâm trẻ em. Giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh T. để điều tra lại.
Sau khi tiến hành điều tra lại, tại bản Kết luận điều tra số 01/KLĐT-PC16 ngày 11/1/2006, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh T. đề nghị VKSND tỉnh T. truy tố Hạnh về hai tội giết người và hiếp dâm trẻ em.
Bản án hình sự sơ thẩm số 61/2006/HSST ngày 13/3/2006, TAND tỉnh T., áp dụng khoản 1 Điều 112; điểm c, g khoản 1 Điều 93; điểm e khoản 1 Điều 49; Điều 41; Điều 42; Điều 50, 51 BLHS xử phạt Hạnh 10 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em, tử hình về tội giết người. Tổng hợp với hình phạt 8 năm tù về tội cướp tài sản tại bản án hình sự sơ thẩm số 188/2005/HSST ngày 29/7/2005 của TAND tỉnh T., buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là tử hình.
Buộc bị cáo bồi thường cho gia đình nạn nhân 22.100.000 đ.
Ngày 21/3/2006 Hạnh kháng cáo kêu oan về tội giết người và tội hiếp dâm trẻ em.
Bản án hình sự phúc thẩm số 756/2006/HSPT ngày 26/7/2006 của Toà phúc thẩm TANDTC giữ nguyên quyết định về tội danh và hình phạt của TA cấp sơ thẩm.
Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, tại Quyết định giám đốc thẩm số 14/2007/HS-GĐT ngày 14/6/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 756/2006/HSPT ngày 26/7/2006 của Toà phúc thẩm TANDTC và bản án hình sự sơ thẩm số 61/2006/HSST ngày 13/3/2006 của TAND tỉnh T. để điều tra lại theo thủ tục chung.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Hạnh phạm tội cướp tài sản ở tỉnh Đ. và bỏ trốn đến ngày 20/4/2005, Hạnh bị Công an tỉnh T. bắt giam theo lệnh truy nã của Công an tỉnh Đ. về hành vi này. Tại Cơ quan điều tra, Hạnh đã khai nhận hành vi giết người và hiếp dâm trẻ em, nhưng khi xét xử sơ thẩm bị cáo kêu oan cho rằng nhận tội là do bị các phạm nhân cùng phòng giam đánh, ép phải nhận tội. Mặc dù lời khai nhận tội của Hạnh có những điểm mô tả chi tiết phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, trong lời khai nhận tội của bị cáo lại có nhiều mâu thuẫn và thiếu thống nhất nhưng chưa được điều tra hoặc không cho đối chất làm rõ và quá trình tố tụng còn một số thiếu sót. Cụ thể như sau:
– Hạnh khai khi thấy cháu Liên ở bờ sông (thuộc địa phận tỉnh T.), Hạnh nảy sinh ý định hiếp cháu Liên. Khi bị cháu Liên chống cự thì Hạnh đấm, đập đầu cháu Liên cho đến khi cháu Liên bất động và bế cháu Liên qua sông để giấu xác (BL 127). Hạnh nhận tội giết người nhưng không có lời khai nào nhận có hành vi hiếp dâm cháu Liên. Nhưng quá trình điều tra, Cơ quan điều tra không xác định hiện trường chính nơi xảy ra hành vi tấn công đầu tiên của Hạnh đối với cháu Liên để thực hiện hành vi hiếp dâm là ở chỗ nào và nếu cháu Liên kêu cứu thì có ai phát hiện được không?
– Khi thấy cháu Liên bất động, Hạnh bế cháu trên tay lội qua sông để giấu, đầu và người nạn nhân ở trên mặt nước, nước sông lúc đó chỉ sâu khoảng 1m (BL 119). Nhưng theo kết quả giám định pháp y tỉnh T. thì cháu Liên “chết ngạt do thắt cổ, trên nạn nhân có nước và bị hiếp dâm”. Cơ quan điều tra không cho thực nghiệm điều tra để làm rõ Hạnh bế cháu Liên qua sông như thế nào và cũng chưa có văn bản yêu cầu Tổ chức giám định pháp y giải thích rõ cháu Liên chết do nguyên nhân trực tiếp nào? nếu trường hợp bị đánh, bị ngạt thở thì tử cung người phụ nữ có thể ra máu không?
– Ở giai đoạn điều tra, Hạnh có khai nhận tội, nhưng tại phiên toà sơ thẩm Hạnh lại phản cung, chối tội cho là bị các phạm nhân cùng phòng giam là Nguyễn Kế Hiền, Hoàng Văn Dương, Mai Xuân Tình, Nguyễn Trọng Tuấn và Nguyễn Thành Nam đánh đập bắt phải nhận tội (BL 258). Sau khi TA cấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm để điều tra lại, mặc dù Cơ quan điều tra có lấy lời khai các phạm nhân cùng buồng giam về việc có đánh Hạnh hay không nhưng không cho Hạnh đối chất với các phạm nhân nói trên để làm rõ là chưa khách quan.
– Về lá thư Hạnh viết gửi về cho gia đình (ghi ngày 23/4/2005), thì ngày 28/4/2005 phạm nhân Lê Văn Dũng chuyển cho cán bộ Trại giam bức thư của Hạnh, nhưng Cơ quan điều tra không hỏi gì về lá thư này. Khi xét xử sơ thẩm, Hạnh khai do phạm nhân Hiền ép phải viết thư và nhờ Hiền chuyển ra ngoài. Cơ quan điều tra không hỏi phạm nhân Hiền có ép buộc Hạnh viết bức thư không? Vì sao Hạnh nhờ phạm nhân Hiền chuyển thư ra ngoài nhưng người giao lá thư cho cán bộ Trại giam lại là phạm nhân Dũng?
– Về thời gian tiêu thụ bất minh của Hạnh còn nhiều mâu thuẫn giữa các lời khai của bị cáo, giữa lời khai của bị cáo với lời khai của các nhân chứng; cụ thể là: tại lời khai ngày 23/3/2005 (BL 131) Hạnh khai ngày 21/3/2005 Hạnh chuyển đồ giúp em gái là Lê Thị Nhài, sau đó Nhài đưa Hạnh về nhà bằng xe máy lúc 17h30 và Hạnh ở nhà xem ti vi (phim Phong Vân) không đi ra ngoài. Sau khi bị bắt Hạnh khai từ nhà Nhài về lúc 16h30 (BL 127), tại phiên toà phúc thẩm Hạnh lại khai từ nhà Nhài về lúc 17h (BL 253). Nhài khai đưa Hạnh về nhà lúc 17h30 (BL 97) Ngọc (chồng của Nhài) khai Nhài đưa Hạnh về nhà lúc 17h30; (BL79) sau đó Ngọc lại khẳng định Hạnh về nhà lúc 16h30 (BL 102). Bà Đỗ Thị Nguyên (là mẹ chồng Nhài) khai khi Nhài đèo Hạnh về thì lúc đó các cháu học sinh tiểu học cũng về tới cổng nhà Nhài (BL 105). Theo xác nhận của Trường tiểu học Y. thì ca chiều học sinh tan học lúc 16h30. Cháu Lê Thị Lệ (là em gái của Hạnh) khai chiều hôm đó đi chăn trâu về, khi đang nấu cơm ở bếp thì thấy Hạnh đi từ sau vườn vào nhà tắm (BL 100).
– Cơ quan điều tra cũng chưa xác định sơ đồ hiện trượng khu vực nhà ở của gia đình Hạnh như thế nào? Cháu Lệ ngồi ở vị trí nào mà quan sát được Hạnh đi từ vườn vào nhà tắm? Ngày 21/3/2005, Đài truyền hình tỉnh T. có phát hình phim “Phong Vân” không?
Việc điều tra làm rõ những vấn đề trên là cần thiết bảo đảm cho việc có đủ căn cứ kết luận Hạnh có phạm tôi “giết người” và tội “hiếp dâm trẻ em” hay không.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
18 – Vụ án Vũ Hậu Chiêm phạm tội hiếp dâm trẻ em
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 8 giờ ngày 08/12/2001, Vũ Hậu chiêm sinh ngày 03/4/1984 (là con ông Vũ Chiến Lược) vào vườn tiêu của gia đình cách nhà khoảng 700m để tưới tiêu. Đến khoảng 10 giờ cùng ngày Chiêm bơm đầy hai phi nước phía sau nhà. Lúc này, Chiêm nhìn thấy cháu Đoàn Thị Na, sinh ngày 10/11/1986 (là con gái chị Trần Thị Lĩnh bị câm bẩm sinh) ở nhà một mình nên Chiêm đi vào nhà lấy chiếc áo len màu đỏ của Na treo trên vách và trùm vào mặt cháu Na, dùng tay sờ ngực, rồi cởi quần cháu Na ra và thực hiện hành vi giao cấu. Do cháu Na bị câm nên chỉ kêu ú ớ và không chống cự được. Ông Trần Văn Dưỡng là người đang tưới tiêu gần đó nghe thấy tiếng ú ớ, nhưng tưởng là Na bị trẻ con đùa nghịch nên không chú ý. Sau đó Chiến ra vườn tiếp tục tưới tiêu một lúc rồi về.
Khoảng 11h cùng ngày chị Lĩnh và chị Phạm Thị Sen (là người cùng xóm) về nhà thấy Na ngồi khóc. Chị Lĩnh ra hiệu hỏi có việc gì thì Na dùng cử chỉ để kể lại toàn bộ sự việc đã xảy ra và chỉ cho mọi người thấy vết bẩn trên giường. Khoảng 20h cùng ngày chị Lĩnh đưa cháu Na đến nhà chị Phạm Thị Nhung là y sỹ làm việc tại Trạm xá của xã T. để khám. Chị Nhung đã khám cho cháu Na và hướng dẫn chị Lĩnh đưa cháu đến Bệnh viện huyện khám tiếp. Ngay sau đó chị Lĩnh đã đưa cháu Na đến Trung tâm y tế huyện để khám.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 151/HSST ngày 27/09/2004 TAND tỉnh B. áp dụng khoản 1 Điều 112; khoản 2 Điều 46 BLHS, xử phạt Chiêm 7 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em”. Ngoài ra án sơ thẩm còn quyết định phần bồi thường thiệt hại và các quyết định khác.
Ngày 27/09/2004 và ngày 06/10/2004 Chiêm có đơn kháng cáo kêu oan với lý do giấy chứng nhận thương tích không thể hiện Na bị hiếp dâm.
Ngày 07/10/2004 chị Lĩnh có đơn đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Chiêm với lý do Chiêm còn nhỏ tuổi nên hành động bột phát…
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 2931/HSPT ngày 22/12/2004 Toà phúc thẩm TANDTC giữ nguyên quyết định của TA sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với Chiêm.
Trên cơ sở kháng nghị của VKSND tố cao, tại Quyết định giám đốc thẩm số 12/2006/HS-GĐT ngày 13/7/2006 Hội đồng Thẩm phán TANDTC quyết định hủy án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên để điều tra lại.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Trong vụ án này chứng cứ dùng để kết tội Chiêm chủ yếu dựa vào lời khai của bị hại, mẹ bị hại và kết quả giám định. Nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ thiên về chứng cứ buộc tội mà không chú ý đến các chứng cứ gỡ tội cho bị cáo nên không phát hiện được mâu thuẫn trong các chứng cứ buộc tội, gỡ tội hoặc các thiếu sót cần phải điều tra bổ sung củng cố chứng cứ. Vì tất cả các tài liệu, chứng cứ sử dụng làm căn cứ kết tội bị cáo chứa đựng nhiều mâu thuẫn nhưng không được điều tra làm rõ. Ngay kết quả khám và giám định cũng có nhiều điểm mâu thuẫn chưa được làm rõ, cụ thể: tại giấy chứng nhận thương tích ngày 10/12/2001 Trung tâm y tế huyện kết luận “âm hộ bình thường, màng trình không có vết rách; soi dịch âm đạo tìm tinh trùng không thấy”. Tại Biên bản giám định pháp y ngày 17/12/2001, Tổ chức giám định pháp y tỉnh kết luận: “âm hộ bình thường; thành sau âm đạo giãn nhiều; màng trinh giãn rộng đường kính 1,5 x 1cm; màng trinh ở vị trí 3 giờ, 9 giờ rách cũ kích thước 0,5mm”. Tại Bản giám định pháp y số 15 ngày 18/2/2002, Viện y học tư pháp Trung ương kết luận: “màng trinh rách cũ, giãn rộng ở vị trí 1 giờ”. Như vậy, trong 3 văn bản khám và giám định nêu trên thì văn bản nào phản ánh chính xác, khách quan để làm cơ sở kết luận cháu Na bị hiếp dâm hay không bị hiếp dâm?
Bản thân cháu Na có dị tật câm và không được theo học ở trường dành cho trẻ em khuyết tật, việc diễn tả của người bị hại chỉ được hiểu qua lời phiên dịch của cô Lan và lời kể của chị Lĩnh (mẹ cháu Na). Lời phiên dịch và lời kể của cô Lan, chị Lĩnh còn nhiều điểm chưa thống nhất và chưa chính xác về việc giải thích các hành động mô tả của cháu Na. Lúc đầu chị Lĩnh khai Chiêm hiếp dâm cháu Na, sau đó chị lại thay đổi lời khai “do cháu Na dùng tay chỉ lên người nên tôi nghĩ cháu bị hiếp”. Phiên dịch của cô Lan dựa vào hành động mô tả của cháu Na để phiên dịch “Chiêm đã giao cấu với cháu Na”, sau đó cô Lan lại giải thích việc cháu Na chỉ tay vào bộ phận sinh dục và ra hiệu cảm thấy đau nghĩa là “bộ phận này bị tổn thương, nhưng cháu không xác định được là vật gì đưa vào âm hộ và cảm thấy đau…”.
Trong quá trình điều tra, xét xử, Chiêm chỉ thừa nhận lấy áo chặn vào mặt cháu Na, có ôm và đè lên người Na khoảng 30 giây và không thừa nhận hiếp dâm cháu Na.
Lời khai của chị Lĩnh, lời khai của Chiêm và lời khai của cháu Na có nhiều mâu thuẫn nhưng chưa được tiến hành đối chất.
Do còn nhiều vấn đề chưa được điều tra làm rõ nên Quyết định giám đốc thẩm đó huỷ bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
19- Vụ án Khải phạm tội “Cố ý gây thương tích”
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 10h00 ngày 31/12/2002 Diện và Nguyễn Văn Hòe đến quán nhà Khải ăn sáng, trong quán có Đỗ Văn Bình đang ngồi uống nước với Khải, rồi cả 4 người ngồi cùng uống rượu. Đến 12h00 cùng ngày, chị Nguyễn Thị Xuân (vợ Khải) yêu cầu mọi người về để gia đình bán hàng. Khải cho rằng việc xử sự của chị Xuân là đuổi khách nên đã chửi chị Xuân, chị Xuân phản ứng lại. Diện nghĩ rằng vợ chồng Khải giả vờ cãi nhau nên giữa Khải và Diện to tiếng. Hòe thấy hai người cãi nhau nên vào can ngăn, rồi cùng Bình về nhà.
Lúc này Diện vẫn đứng ngoài cửa và cầm hai viên gạch vì đi vào quán và ném. Viên thứ nhất trúng mu bàn tay trái Khải, viên thứ hai không trúng. Sau đó Diện cầm cốc, chén ném Khải nhưng cũng không trúng người. Chị Xuân đến can ngăn kéo Diện ra ngoài đường, nhưng Diện lại cúi xuống nhặt gạch để ném Khải thì bị Khải cầm con dao chuôi sắt dài 30cm rộng 5cm chém và đâm làm Diện bị thương. Chị Xuân và Tạ Văn Ngữ đưa anh Diện sang nhà chị Đặng Thị Luận sơ cứu, băng bó vết thương. Liền đó, Diện lại lấy con dao của gia đình chị Luận chạy về quán chém Khải. Nhát thứ nhất chém vào bàn tay trái Khải, nhát thứ hai thì Khải đỡ được. Lúc này Khải cầm con dao dóc mí ở quán chém vào đầu Diện.
Hậu quả là Diện bị vết thương vì hở bên ngoài xương sọ, tỷ lệ thương tật 12%. Khải thương tích không đáng kể nên không đi giám định thương tật.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 11/HSST ngày 11/4/2003 TAND huyện Việt Yên áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm đ, h, p khoản 1 Điều 46; Điều 60 BLHS xử phạt Khải 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36 tháng về tội “cố ý gây thương tích”.
Ngày 12/4/2003 chị Trần Thị Thảo là người đại diện hợp pháp của bị hại (Diện chết do tại nạn giao thông ở một vụ án khác) kháng cáo yêu cầu xử tù giam đối với Khải.
Bản án hình sự phúc thẩm số 51/HSPT ngày 0/7/2003 của TAND tỉnh B. áp dụng Điều 222 BLHS, hủy án bán hình sự sơ thẩm số 11/HSST ngày 11/4/2003 của TAND huyện để điều tra lại.
Bản án hình sự sơ thẩm số 03/HSST ngày 04/2/2004 của TAND huyện áp dụng khoản 2 Điều 89 BLHS (năm 1988) tuyên bố Khải không phạm tội “cố ý gây thương tích”.
Bản án hình sự phúc thẩm số 49/HSPT ngày 18/5/2004 TAND tỉnh B. giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Trên cơ sở kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC, tại Quyết định giám đốc thẩm số 13/2005/HS-GĐT ngày 07/6/2005 của Toà Hình sự TANDTC đã huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 03/HSST ngày 04/3/2005 của TAND huyện và bản án hình sự phúc thẩm số 49/HSPT ngày 18/5/2004 của TAND tỉnh B. để điều tra.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Diện khai mình chỉ là người can ngăn không cho Khải đánh chị Xuân, nhưng bị Khải bất ngờ cầm dao chém vào đầu từ phía sau. Diện không cầm gạch ném Khải. Lời khai của Diện phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường. Trong biên bản khám nghiệm hiện trường ghi rõ là không thu được gạch vì. Ngoài ra, ông Trần Văn Khanh là Công an viên, đại diện chính quyền địa phương tham gia khám nghiệm hiện trường cũng xác nhận trong nhà không có gạch vì.
Chị Xuân là người làm chứng có mặt khi xảy ra sự việc thì khai báo không thống nhất, có nhiều mâu thuẫn. Trong khi khám nghiệm hiện trường, chị Xuân không khai Diện cầm gạch tấn công Khải, nhưng sau đó lại khai Diện cầm 2 hòn gạch ném Khải và khi dọn hiện trường chị Xuân còn nhặt được bốn hòn gạch vì trong nhà.
Các lời khai của Khải về diễn biến sự việc, về hung khí gây án cũng không thống nhất. Khải khai bị Diện cầm gạch ném vào mu bàn tay trái nên Khải đã dùng dao chém một nhát vào đầu Diện trong lúc Diện cúi xuống nhặt gạch để ném tiếp. Về con dao dùng để chém Diện, lúc đầu Khải khai sau khi Diện dùng dao chém Khải dao bị rơi xuống đất, Khải cướp được dao chém lại Diện. Nhưng sau đó Khải khai: “Sau khi bị Diện ném gạch, Khải lấy con dao nhỏ dùng để chặt mía chém Diện”.
Mặt khác, vết bầm tím trên mu bàn tay Khải chưa được cơ quan tiến hành tố tụng xác định do vật gì tác động vào.
Trong vụ án này, việc xác định anh Diện có dùng hung khí tấn công Khải trước hay không là vấn đề quan trọng có tính chất quyết định để xác định trách nhiệm hình sự đối với Khải. Nhưng qua hai lần điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng không phát hiện ra sự mâu thuẫn về chứng cứ và vấn đề cần chứng minh trong vụ án để định hướng điều tra.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
20 – Vụ án Nguyễn Thanh Thanh phạm tội “Cố ý gây thương tích”
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Tối ngày 23/5/2000, ông Dương Ngọc Quân đến nhà anh Nguyễn Văn Phương chơi. Khi về qua nhà Nguyễn Thanh Thanh (cạnh nhà Phương), Quân có đứng trước cổng nhà Thanh gọi và chửi Thanh và cha Thanh, thì Thanh cùng vợ là chị Trịnh Thị Hồng Hoa từ trong nhà ra ngoài. Giữa Quân và Thanh có xảy ra xô xát và đến khoảng 21h20 cùng ngày, Dương Phúc Sinh (con Quân và bà Phạm Thị Minh Tình (vợ Quân) phát hiện Quân bị thương ở đầu nằm bất tỉnh tại ngõ nhà bà Phan Thị Túc, đối diện ngõ nhà Thanh (cách 3,2m).
Ngày 07/6/2000 anh Nguyễn Thế Nhân, Lê Thị Thu, Vũ Thị Mai Hiền đang làm cỏ mía thì thấy Thanh đi qua thì gọi vào chơi và Thanh đã kể cho họ nghe là Thanh đánh Quân vào tối ngày 23/5/2000.
Tại Biên bản giám định pháp y số 211/2000/GĐPY ngày 17/7/2000, Tổ chức giám định pháp y tỉnh PY. kết luận: Quân bị tác động bởi vật tày có cạnh vào thái dương trán phải, tỷ lệ thương tật là 49% (trong đó tỷ lệ thương tật vĩnh viễn là 32%, tỷ lệ thương tật tạm thời là 17%).
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 05/2005/HSST ngày 26/4/2005, TAND huyện Đông Xuân, tỉnh PY. áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm đ khoản 1 Điều 46; khoản 2 điều 42 BLHS; Điều 613 Bộ luật dân sự, xử phạt Thanh 42 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”; buộc Thanh bồi thường cho Quân 24.854.600 đ.
Ngày 08/5/2005, Thanh kháng cáo kêu oan.
Ngày 10/5/2005, Quân kháng cáo đề nghị tăng mức bồ thường và tăng hình phạt đối với Thanh.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 64/2005/HSPT ngày 26/7/2005, TAND tỉnh PY. áp dụng Điều 251 BLHS, hủy bản án hình sự sơ thẩm số 05/2005/HSST ngày 26/4/2005 của TAND huyện, tuyên Thanh không phạm tội “cố ý gây thương tích” và đình chỉ vụ án.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 31/HS-GĐT ngày 26/9/2006 của Toà hình sự TANDTC tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm số 64/2005/HSST ngày 26/7/2005 của TAND tỉnh PY. và bản án hình sự sơ thẩm số 05/HSST ngày 26/4/2005 của TAND huyện Đông Xuân, tỉnh PY. để điều tra lại theo thủ tục chung.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Theo lời khai của Quân, tối ngày 23/5/2000 Quân đứng trước cổng nhà Thanh chửi. Thanh cùng vợ là Hoa từ trong nhà đi ra và Thanh có nói “đánh cho chết luôn, giỏi quậy lắm”. Lời khai của Quân phù hợp với lời khai của Phương là tối ngày 23/5/2000 Quân đến nhà Phương chơi, khi Quân về đến cổng nhà Thanh và gọi Thanh, lúc này điện nhà Thanh bật sáng và nghe có tiếng đánh “bốp, bịch”, nghe tiếng Thanh nói “đánh cho chết luôn, giỏi quậy lắm”.
Ngô Văn Khương khai: Thanh đã kể cho Khương nghe việc tối ngày 23/5/2000, Thanh đánh Quân tại ngõ nhà Thanh, rồi đến nhà anh Vũ Văn Trí (Trưởng Công an xã Xuân Phước) tự thú với nội dung: Tối 23/5/2000, Thanh dùng tay đánh và xô Quân ngã vào cổng nhà Thanh làm Quân bất tỉnh. Anh Vũ Văn Trí xác nhận, chiều tối ngày 24/5/2000 Thanh cùng anh Khương đến nhà và Thanh đã tự khai báo về việc gây thương tích cho Quân vào tối 23/5/2000. Sáng hôm sau, tại trụ sở Công an xã, Thanh đã tự thú là có dùng tay đánh và xô ngã Quân vào trụ cổng nhà Thanh.
Chị Hoa khai: Tối ngày 23/5/2000, Thanh dùng tay đánh vào người và xô Quân vào cổng nhà Thanh làm Quân ngã bất tỉnh tại chỗ. Khi đó Hoa đứng ngay sau lưng Quân nên nhìn rất rõ.
Như vậy, với các chứng cứ nêu trên có đủ căn cứ kết luận tối ngày 23/5/2000 giữa Quân và Thanh có sự xô xát và Quân bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 49%.
Việc Quân bị thương tích là có thật, nhưng thương tích đó có phải do Thanh trực tiếp gây ra hay không và nếu Thanh gây thương tích cho Quân thì cơ chế gây thương tích như thế nào lại chưa được điều tra đầy đủ. Chính vì vậy mà vụ án đã 3 lần kết luận điều tra bổ sung, 4 lần xét xử sơ thẩm, nhưng vấn đề này vẫn chưa được làm rõ.
Trong hồ sơ còn một số thiếu sót trong quá trình điều tra như sau: Tại những lời khai nhận tội, Thanh thừa nhận là người gây thương tích cho Quân, nhưng Thanh khai không thống nhất về diễn biến sự việc và cách thức thực hiện hành vi gây thương tích. Sau đó, Thanh phủ nhận các lời khai nhận tội trước đây. Nhưng Cơ quan điều tra không tiến hành thực nghiệm điều tra lời khai nhận tội của Thanh để xác định Thanh xô Quân ngã vào trụ cổng hay ngã vào cánh cổng, Quân có bị đánh vào đầu dẫn đến choáng rồi ngã hay không? nếu ngã va vào đâu để có thương tích như giám định.
Những người làm chứng là Nhân, Thu, Hiền thống nhất với nhau, nhưng mâu thuẫn với lời khai của Thanh, mâu thuẫn với lời khai của một số người đi cùng Thanh và lời khai của chị Hoa. Nhưng Cơ quan điều tra không tiến hành đối chất để xác định Thanh có gặp và nói chuyện với họ không, …
Ngoài ra, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và lời khai của Quân thể hiện, ngày 23/5/2000, trước khi xảy ra vụ án, Quân có uống rượu, nhưng việc xác định tình trạng sức khoẻ của Quân tại thời điểm trước khi xảy ra vụ án chưa được điều tra làm rõ để loại trừ khả năng thương tích của Quân là do nguyên nhân khác gây ra.
Khi chưa có căn cứ chắc chắn để kết luận Thanh không có hành vi cố ý gây thương tích cho Quân, bản án hình sự phúc thẩm số 64/2005/HSPT ngày 26/7/2005 của TAND tỉnh PY. đã tuyên bố Thanh không phạm tội “cố ý gây thương tích” là không đúng pháp luật.
Để khắc phục những vấn đề nêu trên, bản án giám đốc đã hủy án phúc thẩm và sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
21 – Vụ án Hà Thái Sơn phạm tội tội “Cố ý gây thương tích”
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Do gia đình chị Hoa không đồng ý với việc chia một phần sân chung của căn nhà chung cư đang ở cho gia đình Hà Thái Sơn, nên giữa hai gia đình đã nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Gia đình chị Hoa đã khiếu nại và Sở Địa chính – Nhà đất đã giải quyết, nhưng chị Hoa không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và tiếp tục tranh chấp.
Khoảng 12 giờ ngày 17/8/2003, chị Hoa đẩy tấm rào chắn bằng nhựa ngăn cách giữa hai nhà để đi vào phần sân đang có tranh chấp xem đồng hồ điện nước thì xảy ra cãi nhau giữa chị Hoa và Hùng Sơn (là em họ bên vợ của Thái Sơn đang ở tại căn nhà này). Hùng Sơn cho rằng chị Hoa không được tự ý đi vào phần sân này, còn chị Hoa nói rằng Sơn chỉ là người làm thuê, không phải là chủ nhà nên không nói chuyện. Nói xong chị Hoa đi về nhà còn Hùng Sơn thì gọi điện thoại cho Thái Sơn đến giải quyết.
Khoảng 15 phút sau, Thái Sơn cùng vợ và hai con đến. Thái Sơn ra phía tường rào gần nhà chị Hoa gọi vợ chồng chị Hoa ra nói chuyện và hai bên cãi nhau. Trong khi cãi nhau thì Nguyễn Thị Hoa (là vợ của Thái Sơn) dùng tay đánh vào mặt chị Hoa nên hai bên cãi nhau căng thẳng hơn. Thái Sơn bảo vợ vào nhà để mình tự giải quyết. Thái Sơn lấy 1 cây gỗ dài khoảng 1m, hình vuông, mỗi cạnh 3m đánh chị Hoa và anh Bùi Quang Hưng (là chồng chị Hoa) làm chị Hoa bị chấn thương ở đầu và ngất xỉu. Nghe anh Hưng kêu cứu, Lâm Thanh Toàn, Lâm Thanh Tú (là em họ của chị Hoa) và bà Nguyễn Thị Phương Thanh (là cô của chị Hoa) chạy sang. Tú cầm ghế gỗ ném trúng đầu Thái Sơn làm chảy máu đầu. Thấy Thái Sơn bị đánh, Hùng Sơn dùng vỏ chai nước ngọt bằng thuỷ tinh ném về phía gia đình chị Hoa, phía gia đình chị Hoa dùng gạch, đá ném lại. Do được hàng xóm can ngăn nên các bên không đánh nhau nữa.
Tại bản giám định pháp y số 1422 ngày 22/01/2003, Tổ chức giám định pháp y – Sở Y tế thành phố kết luận: chị Nguyễn Hoa bị chấn thương gẫy kín xương trụ phải, chấn thương phần mềm ở đầu tạo 01 sẹo 03 cm đỉnh sau phải, ổn định và chấn thương phần mềm 02 vai, cẳng tay trái, hai bàn tay, cổ chân trái, ngãn II chân phải; tỷ lệ thương tật toàn bộ 11% vĩnh viễn. Các anh: Toàn bị thương tật 06% vĩnh viễn; Tú bị thương tật 02% vĩnh viễn; Hưng bị thương tật 01% vĩnh viễn; bà Thanh bị thương tật 01% vĩnh viễn. Riêng Thái Sơn cũng bị chấn thương phần mềm ở đầu, tỷ lệ thương tật 02% vĩnh viễn.
Cáo trạng số 139/CT-KSĐT-TQ, VKSND Quận truy tố Thái Sơn về tội “cố ý gây thương tích” theo điểm a khoản 2 điều 104 BLHS.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 161/HSST ngày 15/12/2004, TAND Quận 3 áp dụng điểm a, điểm i khoản 2 Điều 104; Điều 20; Điều 53; khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Thái Sơn 02 năm tù về tội “cố ý gây thương tích”, thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi chấp hành hình phạt tù.
Áp dụng Điều 42 BLHS và Điều 613 Bộ luật dân sự buộc Thái Sơn phải bồi thường cho:
– Chị Hoa 4.171.000 đồng;
– Anh Tú 687.000 đồng;
– Anh Toàn 784.000 đồng;
– Anh Hưng 465.000 đồng;
– Bà Thanh 115.000 đồng.
Bản án hình sự sơ thẩm còn có các quyết định khác về xử lý vật chứng và án phí.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 108/2005/HSPT ngày 05/4/2005, TAND thành phố đã áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Thái Sơn 02 năm tù về tội “cố ý gây thương tích”; thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi chấp hành hình phạt tù.
Kiến nghị cơ quan điều tra Công an Quận 3 thành phố xem xét và khởi tố vụ án để điều tra đối với các đối tượng Hùng Sơn, Giang, Bảo về hành vi cố ý gây thương tích, nếu có đủ căn cứ thì truy tố để xét xử theo đúng pháp luật.
Tại phiên toà giám đốc thẩm ngày 27/9/2005, Toà hình sự – TANDTC đã quyết định: Huỷ bản án phúc thẩm số 108/2005/HSST ngày 05/4/2005 của TAND thành phố về trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Thái Sơn để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Căn cứ kết quả giám định pháp y, các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm xác định tỷ lệ thương tật mà Thái Sơn gây ra cho chị Hoa là 11% và kết luận Thái Sơn phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại điểm a (dùng hung khí nguy hiểm), điểm i (có tính chất côn đồ) khoản 1 Điều 104 BLHS, nên đã truy tố và xét xử Thái Sơn theo khoản 2 điều 104 BLHS là đánh giá không đúng hành vi và hậu quả do Thái Sơn gây ra, vì thương tích 11% của chị Hoa do nhiều vết thương tạo ra, nhưng không phải tất cả các vết thương đều do Thái Sơn gây ra.
Tuy nhiên việc giám định lại tỷ lệ thương tật từng vết thương của chị Hoa để kết luận chính xác tỷ lệ thương tật mà Thái Sơn gây ra cho chị Hoa là bao nhiêu thì hiện nay khó có thể thực hiện được. Trong trường hợp này chỉ kết luận được tỷ lệ thương tật mà Thái Sơn gây ra cho chị Hoa chưa đến 11%, nhưng do bị cáo sử dụng hung khí nguy hiểm nên Thái Sơn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
22 – Vụ án Phạm Hoàng Tỉnh và các đồng phạm bị xét xử về tội “Cố ý gây thương tích”
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 01h30 ngày 08/5/2005 Phạm Hoàng Tỉnh, Đặng Tuấn Kiệt, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Thái Hùng cùng ngồi uống rượu thì Đỉnh kể lại việc bị nhóm của Đào Chí Minh (tên gọi khác là “Minh điên”) đuổi đánh đêm 06/5/2005, sau đó Đỉnh rủ cả nhóm đi tìm Minh để đánh trả thù. Sau khi nghe Đỉnh rủ thì Kiệt, Trung, Trí và Hùng cùng đồng ý và phân công nhau: Trí chạy xe Dream (không có biển số) chở Trung cầm theo một con dao và chở Tỉnh cầm theo một con dao khác; Hùng chạy xe gắn máy biển số 53S4-6424 chở Kiệt ngồi sau cầm một con dao. Khi cả bọn chạy đến hẻm 96 Phan Đình Phùng thì phát hiện Hoàng Ngọc Hậu (sinh năm 1983 ngụ tại 73/3 Đào Duy Trừ, phường 17, quận P.) và Minh. Tỉnh, Kiệt, Trung nhảy xuống cầm theo hung khí đuổi theo Hậu và Minh trong đó Tỉnh và Kiệt đuổi theo Hậu, Trung đuổi theo Minh. Khi đuổi đến gần, Kiệt dùng dao chém sượt vai Hậu làm Hậu vấp ngã. Lúc này Kiệt cũng ngã xuống do mất thăng bằng. Kiệt và Hậu ôm lấy nhau và cùng giằng con dao lúc này trong tay Kiệt. Cùng lúc Tỉnh cầm một con dao dài 50cm có bản rộng 05cm chạy tới chém nhiều nhát vào người Hậu. Thấy Hậu bị thương, Kiệt và Tỉnh bỏ đi, Hậu bỏ chạy vào hẻm 96 Phan Đình Phùng. Do đuổi theo Minh không kịp, Trung quay lại gặp Hậu đang chạy. Trung dùng chân đạp vào hông Hậu và bỏ đi. Hậu chạy được một đoạn thì ngồi xụp xuống đường do chảy nhiều máu. Lúc này anh Đỗ Minh Hải thấy Hậu bị chém đã đưa đi cấp cứu. Nhưng do mất nhiều máu, nên anh Hậu đã chết lúc 8h cùng ngày tại Bệnh viện 115 Nguyễn Tri Phương.
Tại bản giám định pháp y số 755/GĐPY ngày 23/5/2005, Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an thành phố H. kết luận: “Hoàng Ngọc Hậu bị đa vết thương và chết do sốc mất máu không hồi phục bởi vết thương đâm thủng động mạch đùi trái”.
Sau khi phạm tội, gia đình các bị cáo đã bồi thường cho gia đình người bị hại như sau: gia đình Tỉnh bồi thường 2.000.000 đ, gia đình Kiệt bồi thường 5.000.000 đ, gia đình Trung bồi thường 2.500.000 đ, gia đình Trí và Hùng bồi thường 2.500.000 đ. Tổng cộng là 12.000.000 đ.
Cáo trạng số 175/KSĐT ngày 16/11/2005, VKSND quận P. truy tố Tỉnh, Trí, Hùng, Kiệt và Trung về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 42/HSST ngày 30/3/2006, TAND quận P., thành phố H. đã quyết định:
Áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm a, d và n khoản 1 Điều 48; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 33 và Điều 20 BLHS xử phạt Tỉnh 8 năm tù về tội cố ý gây thương tích.
Áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm a, d khoản 1 Điều 48; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; 33 và Điều 20 BLHS xử phạt Kiệt 6 năm tù về tội cố ý gây thương tích.
Áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm a, d và g khoản 1 Điều 48; các điểm b, p khoản 1 Điều 46; 69; khoản 1 Điều 74; Điều 33 và Điều 20 BLHS xử phạt Trung 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích.
Áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm a, d khoản 1 Điều 48; các điểm b, p khoản 1 Điều 46; khoản 2 Điều 46; 69; khoản 1 Điều 74; Điều 33 và Điều 20 BLHS xử phạt Nguyễn Hữu Trí 2 năm 9 tháng tù về tội cố ý gây thương tích.
Áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm a, d khoản 1 Điều 48; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; 69; khoản 1 Điều 74; Điều 33 và Điều 20 BLHS xử phạt Hùng 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36 tháng kể từ ngày tuyên án.
Áp dụng Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2005 buộc Tỉnh bồi thường tiếp cho bà Nguyễn Thị Xuân Anh (mẹ bị hại) 19.650.000 đ là tiền chi phí mai táng cho anh Hậu.
Ngày 11/4/2006, bà Xuân Anh kháng cáo với nội dung đề nghị xét xử các bị cáo về tội “giết người”.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 344/2006/HSST ngày 5/7/2005, TAND thành phố H. đó quyết định giữ nguyên các quyết định về tội danh và hình phạt của bản án sơ thẩm đối với các bị cáo.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 12/2007/HS-GĐT ngày 14/6/2007, Toà hình sự TANDTC quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm số 344/2006/HSPT ngày 05/7/2006 của TAND thành phố H. và bản án hình sự sơ thẩm số 42/2006/HSST ngày 30/3/2006 của TAND quận P. thành phố H. để điều tra lại.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Do mâu thuẫn với Minh nên Tỉnh, Kiệt, Trung, Trí và Hùng bàn nhau chuẩn bị hung khí tìm đánh anh Minh để trả thù. Khi đi Tỉnh, Kiệt và Trung mỗi tên cầm theo một con dao. Gặp anh Minh và Hậu (bạn anh Minh) bọn chúng đuổi theo và chém anh Hậu bị thương, các bị cáo bỏ đi để mặc hậu quả xảy ra và anh Hậu đã chết do bị sốc mất máu không hồi phục bởi các vết thương đâm thủng động mạch đùi trái. Hành vi phạm tội của các bị cáo cấu thành tội “giết người” với tình tiết phạm tội có tổ chức và có tính chất côn đồ được quy định tại điểm o, n khoản 1 Điều 93 BLHS có khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm và TA cấp phúc thẩm đã đánh giá không đúng tính chất, hậu quả của hành vi phạm tội do các bị cáo gây ra nên đã điều tra, truy tốt, xét xử không đúng tội danh đối với các bị cáo. Do sai lầm này dẫn đến việc TA xét xử không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 170 BLHS.
Trong vụ án này các bị cáo cùng bàn bạc, cùng tham gia thực hiện tội phạm nên cùng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. TA cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều kết án các bị cáo về tội “cố ý gây thương tích” và cho rằng anh Hậu bị chết do lỗi trực tiếp của Tỉnh nên buộc một mình bị cáo Tỉnh phải bồi thường cho gia đình bị hại là không đúng pháp luật.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
23 – Vụ án Nguyễn Tấn Việt phạm tội giết người
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Chiều 30/6/2005 Trần Minh Tâm cùng Nguyễn Tấn Việt, Nguyễn Văn Lâm, Châu Hoàng Hiếu và Lê Quốc Huy uống rượu tại quán lẩu cầy Hà Nội ở số 359A quốc lộ 1 tỉnh L. Tại quán lúc này có Cao Văn Sang và Dương Văn Rô cũng đang uống rượu cạnh đó. Trong lúc uống rượu giữa Sang, Rô và bàn của Việt có lời qua tiếng lại, Sang và Rô chửi đổng nhiều lần. Bực tức Tâm nói: Nếu chưa có vợ con thì đã đánh Sang và Rô. Nghe vậy Hiếu và Huy đòi đánh liền, Lâm và Tâm can không cho đánh. Lâm nói không được đánh trong quán, để ra đường đón đánh Sang và Rô thì cả bọn đồng ý và ra đường đứng đợi. Huy vào nhà kế bên bể một thanh gỗ loại vạc giường ném ra lộ, Hiếu cầm và giữ thanh gỗ này, Kiệt lấy được 01 thanh gỗ dài khoảng 60 – 70cm, bản 4 x 1cm, Huy lấy một khúc cây khác cầm trên tay và kêu cả bọn đi lại chỗ tối không có ánh đèn đường để đón đánh. Khoảng 15 phút sau Sang và Rô đi về, do Sang say rượu không đi xe được nên Rô dắt mỗi tay một xe đạp đi trước còn Sang đi bộ theo sau. Đi được một đoạn thì Sang mệt ngồi xuống lề đường, lưng quay ra lộ. Khi Rô dẫn xe đạp đi đến chỗ tối thì gặp Huy, Huy dùng tay đấm vào gáy của Rô, Rô bỏ xe chạy quay lại về hướng thị xã T. Huy rượt theo được khoảng 10m thì thấy Sang đang ngồi ở lề đường, Huy dùng tay đánh vào đầu Sang ba, bốn cái và dùng chân đạp vào người Sang làm Sang ngã nằm nghiêng đầu quay vào lề đường, chân quay ra long đường. Thấy Huy đánh Sang và Rô, Tâm la lên thì Việt, Hiếu cầm cây gỗ chạy bộ lại, Tâm chạy xe theo sau. Khi đến chỗ Sang nằm, Việt dùng chân đá vào người, dùng thanh gỗ đang cầm trên tay đánh một cái vào vùng cổ của Sang. Tâm chạy xe đến thì thấy Lâm, Việt, Hiếu đang đánh Sang nên chạy xe chở Huy rượt Rô, Rô bỏ chạy vào cổng Trường Chính trị Tỉnh. Ra đến quốc lộ Huy nhảy xuống xe chạy bộ đuổi theo Rô, lúc này Việt không đánh Sang nữa mà cầm cây đuổi theo Rô, trên đường đuổi theo thì Việt vứt khúc cây dùng đánh Sang ở lề đường. Khi đến cổng Trường Chính trị, Huy vào cổng trường nắm cổ áo Rô kéo ra quốc lộ và đánh vào người Rô, Việt đạp một cái vào người Rô, Rô tiếp tục bỏ chạy về hướng Thị xã T. Trong lúc Huy, Việt đuổi theo để đánh Rô thì Tâm đứng đợi ở cổng Trường Chính trị. Sau khi Việt và Huy đánh xong băng qua dải phân cách đến xe Tâm chở về. Còn Lâm và Hiếu, sau khi đánh Sang xong quay trở lại thì gặp Tâm, Việt và Huy, cả 5 người đi về tiệm sửa xe của Tâm tiếp tục uống rượu.
Hậu quả, anh Sang bị chấn thương chết tại chỗ, còn anh Rô bị chấn thương nhẹ ở phần mềm ở cổ.
Tại bản án giám định pháp y số 161/PY ngày 04/7/2005 của Tổ chức Giám định pháp y tỉnh L. kết luận nạn nhân Sang tử vong do bị tác động ngoại lực vào vùng cổ phía sau gây xuất huyết não lan toả.
Sau khi tai nạn xẩy ra, gia đình các bị cáo đã bồi thường chi phí đám tang và cấp dưỡng tiền nuôi bà ngoại nạn nhân Sang với số tiền là 42.000.000 đồng, gia đình bị hại đã làm đơn bãi nại.
Rô yêu cầu bồi thường mất thu nhập và tiền thuốc tổng cộng là 640.000 đồng và từ chối giám định thương tích.
Tang vật trong vụ án thu được 01 khúc gỗ dài 61 cm, rộng 3,8 cm, dày 1 cm là thanh gỗ Hiếu dùng đánh vào người của Sang, riêng đối với thanh gỗ mà Việt dùng đánh vào cổ nạn nhân, Cơ quan điều tra không thu hồi được.
Tại bản án sơ thẩm số 107/2005/HSST TAND thị xã T. đã áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 BLHS; xử phạt Việt 7 năm tù, Huy 5 năm tù, Hiếu 3 năm tù, Lâm 3 năm tù, đều về tội cố ý gây thương tích. Riêng đối với Tâm TA áp dụng thêm điều 60 BLHS xử phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 3 năm về tội cố ý gây thương tích.
Ngày 05/01/2006 Việt, Hiếu và Lâm kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại bản án phúc thẩm số 35/2006/HSPT ngày 11/4/2006 TAND tỉnh L. bác kháng cáo của các bị cáo, y án sơ thẩm. Nhưng TAND tỉnh L. cũng kiến nghị TANDTC xem xét lại bản án theo trình tự giám đốc thẩm vì cho rằng hành vi của Việt và Huy có dấu hiệu của tội giết người.
Tại phúc thẩm giám đốc thẩm ngày 22/11/2006, TANDTC đó quyết định hủy cả hai bản án hình sự sơ thẩm số 107/2005/HSST ngày 24/12/2005 của TAND thị xã T. và bản án hình sự phúc thẩm số 35/2006/HSPT ngày 11/4/2006 của TAND tỉnh L. để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Việt dùng thanh gỗ đánh vào gáy anh Sang làm anh Sang chết tại chỗ. Hành vi của bị cáo đã cấu thành tội giết người. Các bị cáo có bàn bạc và chuẩn bị công cụ từ trước. Hậu quả một người chết tại chỗ, một người bị thương, hành vi phạm tội của các bị cáo có tính chất côn đồ, TA xét xử các bị cáo về tội cố ý gây thương tích là không đúng tội danh.
Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đó đánh giá không đúng yếu tố lỗi (bị cáo có lỗi cố ý gián tiếp) trong hành vi phạm tội của các bị cáo đối với tính chất và hậu quả đã xảy ra. Do đó, xác định tội danh không đúng dẫn đến áp dụng pháp luật cũng như quyết định mức hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội mà các bị cáo đã gây ra.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
24 – Vụ án Nguyễn Anh Thuấn và đồng bọn phạm tội giết người
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án
Khoảng 21h30 ngày 10/4/2003, Nguyễn Minh Nam, Nguyễn Anh Thuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Trọng Hiệp, Phạm Anh Tuấn, Đinh Lê Hoàng, Nguyễn Mạnh Quân và Hoàng Khánh Tùng đang ngồi chơi điện tử ở số nhà 20 phố Nguyễn Công Hoan thì được biết anh Nguyễn Thế Sang đang chơi ở bờ hồ. Do có mâu thuẫn với anh Sang trên mạng Internet nên Nam rủ cả bọn đi đánh anh Sang. Nam bảo Hiệp và Thuấn đi mua dao, Hoàng đi thuê xe taxi chờ ở hồ để sau khi đánh nhau xong cả bọn sẽ lên xe chạy trốn.
Sau khi bàn bạc thống nhất, Thuấn đèo Hiệp đến cửa hàng ở phố Nguyễn Khuyến, Hiệp mua 3 con dao (loại dao tụng dài 50 – 60cm) với giá 50.000đ, mang về đưa cho đồng bọn. Nam, Hiệp, Thuấn mỗi tên cầm 1 con, chúng chia thành 2 nhóm đi ra hồ tìm đánh anh Sang.
Nam, Thuấn và Hiệp đi đến chỗ anh Sang đang ngồi chơi với các bạn anh là Phạm Đức Ngọc, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hải Đăng và Nguyễn Thị Vân Anh, nhưng vì không biết mặt anh Sang nên Nam gọi Cường, Quân đến để chỉ mặt thì Cường và Quân hỏi “ở đây thằng nào là Thế Sang” anh Sang trả lời “không có ai là Thế Sang, các anh nhầm rồi”. Thấy vậy, Cường bảo Quân đi sang chỗ taxi đỗ gọi Tuấn (vì Tuấn và Hoàng biết mặt Sang). Quân đến gọi Tuấn rồi lên xe taxi ngồi cùng với Hoàng. Tuấn đến chỉ mặt anh Sang và nói “Thằng này là Thế Sang” rồi đấm đá vào mặt, vào người anh Sang, Nam dùng dao chém liên tiếp vào người làm anh Sang gục ngã. Cùng lúc đó Thuấn cầm dao đuổi theo anh Ngọc, khi anh Ngọc vấp ngã, Tuấn bắt anh Ngọc quỳ lạy và sau đó Tuấn chỉ đấm, đá chứ không chém anh Ngọc, còn Hiệp cầm dao đuổi theo anh Tuấn Anh nhưng không đuổi kịp nên chỉ chém trượt Tuấn Anh. Sau khi bị Nam chém, anh Sang được đưa đến Bệnh viện X. cấp cứu nhưng đã chết trên đường đi.
Do muốn biết tình trạng tính mạng anh Sang, nên đồng bọn đã bảo Tùng và Hoàng đến Bệnh viện X. để thăm dò tình hình, Hoàng và Tùng đến bệnh viện thì được biết anh Sang đã chết nên về thông báo với đồng bọn. Sau đó cả bọn về nhà nghỉ ở số nhà 77 phố T. thuê phòng ngủ, trên đường đi Tùng bỏ về nhà.
Sáng hôm sau (11/4/2003), Hoàng lên mạng Internet thấy cáo phó của anh Sang nên y đã thông báo cho đồng bọn. Nam, Hiệp mang xe máy của Nam đi cầm đồ được 40 triệu đồng rồi đi tìm Tùng, kể cho Tùng biết toàn bộ sự việc và nhờ Quang Tùng thuê xe chở cả bọn vào tỉnh Q. để trốn. Khi xe đến Vinh, bọn Nam được Quang Tùng thông báo bằng điện thoại là Công an đã biết chỗ trốn nên bọn chúng đã quay ra tỉnh T. và chia thành nhiều tốp để tiếp tục bỏ trốn.
Vào các ngày 12, 17, 25/4 năm 2003, Thuấn, Cường, Hiệp, Anh Tuấn, Hoàng, Quân ra đầu thú. Nam vẫn bỏ trốn chưa bắt được.
Tại bản giám định số 190 ngày 25/4/2003, Tổ chức giám định Công an thành phố H. kết luận: trên tử thi Sang có 4 viết thương lộ cơ xương, bờ mép gọn, 2 đầu nhọn. Trong đó vết thương ở vùng hạ sườn trái thấu vào ổ bông, cắt dọc thân lách gây chảy nhiều máu. Nạn nhân Sang chết do: mất máu cấp, không hồi phục. Thương tích trên do vật có lưỡi sắc tác động dạng chém gây nên.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 01/HSST ngày 08/1/2004 của TAND quận B. đã xử phạt:
– Thuấn 30 tháng tù, Anh Tuấn 24 tháng tù, Cường 24 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng theo điểm b khoản 2 Điều 245 BLHS. Riêng Hiệp, áp dụng Điều 245 và Điều 60 BLHS xử phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo 48 tháng thử thách.
– Hoàng 8 tháng 21 ngày tù, Quang Tùng, Khánh Tùng đều áp dụng khoản 1 Điều 314; Điều 60 BLHS xử phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử tách 24 tháng về tội không tố giác tội phạm.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 126/HSPT ngày 01/4/2004 của TAND thành phố H. đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm nêu trên của TAND quận B. cả về tội danh, điều luật áp dụng và hình phạt đối với 7 bị cáo và kiến nghị cấp giám đốc thẩm xem xét lại tội danh đối với các bị cáo.
Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, tại Quyết định giám đốc thẩm số 02/2005/HS-GĐT ngày 24/1/2005, Toà Hình sự TANDTC quyết định: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm và bản án hình sự sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Nam và các bị cáo phạm tội có sự bàn bạc thống nhất, có sự phân công cụ thể như: mua dao, thuê phương tiện để tẩu thoát sau khi gây án. Khi đến chỗ anh Sang ngồi, Cường và Quân gây sự với anh Sang trước. Anh Tuấn chỉ mặt và đấm đá anh Sang, Nam dùng dao chém liên tiếp làm anh Sang ngã gục. Hiệp dùng dao chém anh Tuấn Anh nhưng bị trượt, Anh Thuấn dùng dao đuổi chém anh Ngọc, khi anh Ngọc bị ngã, van xin, Anh Thuấn mới tha. Hành vi dùng dao chém chết anh Sang của Nam xảy ra trong lúc đồng bọn của Nam cầm dao đuổi chém, hành hung các bạn của anh Sang. Như vậy, hành vi chém chết người của Nam, có sự giúp sức tích cực của đồng bọn; Nam phạm tội giết người và đồng bọn của Nam phải chịu chung tội danh này với vai trò đồng phạm mới đúng. Song TA cấp sơ thẩm chỉ đánh giá một mình Nam trực tiếp chém chết anh Sang là phạm tội giết người, còn các đối tượng khác chỉ có hành vi gây rối trật tự công cộng và xét xử theo điểm b khoản 2 Điều 245 BLHS là không đúng.
Đối với Khánh Tùng và Quang Tùng biết rõ Nam và đồng bọn có hành vi giết chết anh Sang nhưng vẫn giúp chúng chạy trốn và có dấu hiệu của tội che giấu tội phạm. Song cấp sơ thẩm lại truy tố, xét xử về tội không tố giác tội phạm là không phù hợp với hành vi phạm tội của các bị cáo.
Do việc đánh giá tính chất vụ án không đúng nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã truy tố, xét xử bị cáo không đúng tội danh, dẫn đến áp dụng hình phạt không nghiêm, không tương xứng với hành vi và hậu quả do các bị cáo gây ra.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
25 – Vụ án Lương Văn Hồng phạm tội có ý gây thương tích
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 20h ngày 16/12/2004 Nguyễn Ngọc Tài nghe người khác nói lại là Trần Ngọc Hồng hăm doạ đánh Nguyễn Văn Thương (là người chở dầu thuê cho Tài) nên Tài đi tìm Hồng để đánh. Vào khoảng 21h cùng ngày, Tài gặp Hồng. Tài không hỏi đầu đuôi sự việc mà lập tức tát Hồng 02 cái vào mặt, sau đó dùng cùi chỏ đánh vào gò má phải của Hồng, nắm cổ áo Hồng và nói: “giờ mày muốn sống hay muốn chết”. Hồng trả lời: “em có làm gì đâu mà anh nói em muốn sống hay muốn chết”. Tài buông áo Hồng ra và đi về, đến cây xăng Tân Hưng thì gặp chị Tăng Thị Lời (là người thuê Hồng chở xăng dầu). Chị Lời hỏi Tài vì sao đánh Hồng. Vừa lúc đó, Hồng đi bộ đến chỗ chị Lời, thì Tài xông tới đấm vào mặt Hồng. Hồng dùng tay đỡ được, Tài tiếp tục đánh Hồng vào mặt khiến Hồng ngã chúi xuống đất. Hồng nhặt được một khúc gỗ ngay chỗ ngã, đứng dậy hai tay nắm khúc gỗ đánh thẳng vào Tài một cái làm Tài ngã xuống. Hồng hoảng sợ bỏ chạy, còn Tài được mọi người đưa đi cấp cứu. Vật chứng thu được tại nơi xảy ra vụ án là 01 khúc gỗ dài 01m, rộng 9,5cm, dày 3,5cm trên cây gỗ có đóng đinh.
Tại biên bản giám định pháp y số 3428/GĐPY ngày 13/4/2005, tổ chức giám định pháp y tỉnh T. kết luận: Tài “bị chấn thương sọ não đã phẫu thuật, mất 31% sức lao động”.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 68/2005/HSST ngày 06/9/2005. TAND huyện thuộc tỉnh T. áp dụng khoản 1 điều 106; các điểm d, h và p khoản 1 điều 46; Điều 69; Điều 60 BLHS xử phạt Hồng 12 tháng tù về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng; áp dụng Điều 613 Bộ luật dân sự buộc Hồng và ông Lương Văn Lạc liên đới bồi thường cho anh Tài 27.303.800 đ.
Ngày 11/9/2005 bà Nguyễn Thị Thông là người đại diện theo uỷ quyền của người bị hại kháng cáo đề nghị không cho Hồng được hưởng án treo và tăng bồi thường.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 149/2005/HSPT ngày 23/11/2005, TAND tỉnh T. đã sửa bản án sơ thẩm, áp dụng khoản 1 Điều 106; các điểm h và p khoản 1 Điều 46; Điều 47; Điều 69 và Điều 74 BLHS xử phạt Hồng 09 tháng tù về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; áp dụng Điều 42 BLHS và Điều 613 Bộ luật dân sự buộc Hồng và ông Lạc liên đới bồi thường cho anh Tài 27.303.800 đ.
Quyết định giám đốc thẩm số 24 ngày 23/8/2006 của Toà Hình sự TANDTC tuyên huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 149/HSPT ngày 23/11/205 của TAND tỉnh T. và bản án hình sự sơ thẩm số 68/HSST ngày 06/9/2005 của TAND huyện, giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện để xét xử lại theo thủ tục chung.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Hành vi phạm tội của Hồng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 106 BLHS, có khung hình phạt từ 3 tháng đến 1 năm. Khi phạm tội Hồng mới 16 tuổi 11 tháng 16 ngày. Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 BLHS thì mức hình phạt tù có thời hạn cao nhất được áp dụng đối với Hồng không quá ba phần tư mức phạt tù mà khoản 1 Điều 106 BLHS quy định (tức là không quá 9 tháng tù). TA cấp sơ thẩm không áp dụng Điều 74 BLHS và tuyên phạt Lương Văn Hồng 12 thang tù về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là không đúng.
Mặt khác, Hồng phạm tội thuộc trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, bị cáo có nhân thân tốt. Đồng thời, mức độ tổn hại cho sức khoẻ của bị hại là 31% (mức thấp nhất để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 106 BLHS); do đó, mức hình phạt 9 tháng tù mà TA cấp phúc thẩm tuyên phạt đối với Hồng là quá nghiêm khắc.
Ngoài sai lầm trong việc áp dụng BLHS, TA cấp sơ thẩm và TA cấp phúc thẩm còn có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật dân sự. Đó là, TA cấp sơ thẩm không áp dụng khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự để quyết định trách nhiệm bồi thường mà buộc ông Lạc liên đới cùng bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền 27.303.800 đ cho người bị hại là không đúng. Mặt khác, trong vụ án này người bị hại cũng có lỗi, nhưng TA cấp sơ thẩm không xem xét phần thiệt hại do chính lỗi của người bị hại gây ra để giảm trừ trách nhiệm bồi thường cho bị cáo là không đúng Điều 617 Bộ luật dân sự. TA cấp phúc thẩm buộc bị cáo và đại diện hợp pháp của bị cáo phải bồi thường thêm 10.000.000 đ về khoản tiền thu nhập bị mất của người bị hại nhưng không có tài liệu chứng minh, không được lập luận trong bản án là không đúng.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
26 – Vụ án Trần Thị Lệ Thoa bị xét xử về tội giết người
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Ông Trần Văn Thiệt và bà Nguyễn Ngọc Hai chung sống với nhau từ năm 1953 nhưng không có con. Ông bà đã nhận 3 người con nuôi từ nhỏ là Nguyễn Văn Chỉ, Trần Văn Sự và Trần Thị Lệ Thoa. Năm 1993 ông Thiệt chết không để lại di chúc. Khoảng tháng 5/2000 do cần tiền để trả nợ và an dưỡng tuổi già, xây mồ mả cho chồng nên bà Nguyễn Ngọc Hai có gọi người đến bán mảnh vườn của mình với giá 100.000.000 đ. Biết tin này, Trần Thị Lệ Thoa không đồng ý và đặt vấn đề xin mua lại với giá 80.000.000 đ và xin trả trước 40 triệu đồng. Số tiền còn lại Thoa sẽ trả dần cho bà Hai. Bà Hai không đồng ý và ra điều kiện là bán cho Thoa 80 triệu đồng và Thoa phải trả đủ tiền một lần. Do Thoa không có đủ tiền để tra một lần cho nên cũng chưa có thoả thuận gì với bà Hai. Tuy ở chung một nhà, nhưng bà Hai nấu ăn riêng cùng với người cháu nội là Trần Văn Nhựt (Nhựt là con của Sự).
Ngày 12/7/2000 bà Hai lập di chúc và được Phòng Công chứng Nhà nước số 1 tỉnh BL. chứng nhận. Nội dung di chúc thể hiện việc chia nhà đất, đất vườn và đất trồng lúa cho các con, cháu, trong đó có Thoa cũng được cho 4 công đất ruộng, một nền đất thổ cư ngang 15m, dài 70m và một phần đất vườn ngang 10m dài 27m. Di chúc này được lập thành 4 bản có giá trị như nhau và được lưu tại Cơ quan công chứng 1 bản.
Sau khi sự việc xảy ra, anh Huỳnh Văn Sương (Trưởng Công an ấp) đến lập biên bản sự việc vào hồi 14h45 ngày 21/7/2000 với nội dung theo bà Hai trình bày là: “Con bà là cô Thoa đè đổ thuốc sâu vào mồm bà trong lúc bà đang ngủ trên võng. Bà đã la làng, bà con gần đó chạy đến và đem bà đi tắm rửa…” nhưng không có chứ ký của bà Hai ở biên bản. Thoa không ký, chỉ có ông Nguyễn Văn A, bà Tư, em Phạm Hoàng Khải Em (Tâm) ký. Bà Hai được đưa đi bệnh viện điều trị.
Theo hồ sơ bệnh án của bà Hai (ngày 21/7/2000, mã lưu trữ số 12268) Bệnh viện tỉnh BL. ghi lý do vào viện: Uống thuốc trừ sâu; quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng: Bệnh nhân khai đang mơ màng ngủ bị ép uống thuốc sâu không rõ loại, vào viện khám tỉnh, tiếp xúc tốt, tim đều, phổi trong, bông mềm; chuẩn đoán ra viện: Bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu do bị ép uống; phương pháp điều trị: Rửa dạ dày, truyền dịch…; kết quả điều trị tình trạng người bệnh khi ra viện; hướng điều trị và các chế độ tiếp: sinh hoạt bình thường.
Theo Công văn số 117/CV-BV ngày 12/5/2006 do Bác sỹ Nguyễn Hồng Sơn là Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật của Bệnh viện tỉnh BL. ký trả lời Công văn số 03/CV ngày 10/5/2006 của Phòng Bạn đọc Báo BL với nội dung: Qua nghiên cứu bệnh án lưu, nhận định chung của Hội đồng khoa học kỹ thuật Bệnh viện và các bác sỹ có tham gia điều trị cho bệnh nhân như sau: “Việc chuẩn đoán: theo dõi ngộ độc thuốc trừ sâu do bị ép uống là hoàn toàn dựa vào lời khai (Y, bác sỹ không có chứng kiến hiện trượng nên không thể khẳng định có ép hay không ép, có uống hay không uống). Trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện, bà Hai không có biểu hiện của tình trạng ngộ độc thuốc trừ sâu. Điều trị cho bà Hai là điều trị dự phòng ngộ độc theo lời khai. Khi xuất viện bà Hai không có biểu diện di chứng nào do ngộ độc gây nên”.
Còn toàn bộ lời khai của Thoa (trước khi khởi tố vụ án Thoa có 05 lời khai, sau khi khởi tố vụ án Thoa có 03 lời khai) đều khai thống nhất là nghe bà Hai than phiền về việc bán đất vườn và nói tự tử. Thoa từ nhà trước chạy xuống nhà sau thấy bà Hai đang cầm cái ca mủ màu xanh uống, Thoa nhào đến giật cái ca văng ra. Thoa la lên kêu chồng và nói bà Hai tự tử, anh Hiền từ nhà trước chạy xuống nhà sau và lúc này bà Tư cũng vừa chạy đến.
Tại hiện trường Công an xã thu được 01 ca bằng mủ có mùi thuốc sâu, 01 nút chai có mùi thuốc sâu (hiện nay những vật trên Công an xã đã làm mất).
Bà Hai điều trị tại Bệnh viện tỉnh BL. đến ngày 28/7/2000 xuất viện và về ở với ông Sự cho đến khi bà chết vào ngày 22/4/2001 vì lý do tuổi già thọ 75 tuổi.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 06/2006/HSST ngày 09/1/2006, TAND tỉnh BL. áp dụng điểm d khoản 1 Điều 93; Điều 18; các điểm g và p khoản 1 Điều 46; Điều 47 BLHS xử phạt Thoa 7 năm tù về tội giết người.
Ngày 19/1/2006 Thoa kháng cáo kêu oan.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 545/2006/HSPT ngày 28/4/2006, Toà phúc thẩm TANDTC đã giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 05/2007/HS-GĐT ngày 04/4/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã quyết định: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 545/2006/HSPT ngày 28/4/2006 của Toà phúc thẩm TANDTC và bản án hình sự sơ thẩm số 06/2006/HSST ngày 09/1/2006 của TAND tỉnh BL., giao hồ sơ vụ án cho VKSNDTC để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Trong hồ sơ vụ án có 3 biên bản ghi lời khai của bà Hai. Bà Hai không biết chữ nên ở phần cuối những biên bản ghi là lấy lời khai của bà Hai, có một bản ghi là điểm chỉ của bà Hai, còn 2 bản kia chỉ ghi là do bà Hai đánh dấu “+”, nhưng điểm chỉ này chưa được giám định để có cơ sở kết luận ai là người đã điểm chỉ vào những biên bản này. Trong các đơn khiếu nại đứng tên bà Hai đều có nội dung bà Hai nhìn thấy Thoa cầm chai thuốc sâu để đầu độc bà, nhưng trong các biên bản ghi lời khai của bà Hai lại thể hiện bà không rõ Thoa đổ thuốc sâu bằng dụng cụ gì. TA cấp sơ thẩm và TA cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của những người làm chứng là bà Tư, bà Mai, anh Hiền, chị Phượng, cháu Trang để kết án Thoa, nhưng tất cả những người này đều không chứng kiến sự việc xảy ra mà chỉ nghe bà Hai kể lại. Quá trình điều tra, tai phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm Thoa đều khai bà Hai uống thuốc sâu tự tử, nhưng Thoa kịp thời phát hiện và can ngăn chứ không phải Thoa đổ thuốc sâu ép bà Hai uống.
Các đơn khiếu nại đứng tên bà Hai được viết bằng nhiều kiểu chữ khác nhau, chứng tỏ có nhiều người viết hộ bà Hai nhưng chưa được điều tra làm rõ ai viết hộ bà Hai.
Tại biên bản ghi lời khai của bà Hai tại bệnh viện đề ngày 21/7/2000, ở phần cuối có ghi người chứng kiến việc lấy lời khai là ông Trần Văn Hoàng, nhưng không ghi nơi cư trú của ông Hoàng cũng như mối quan hệ của ông với bà Hai có đúng ông Hoàng đã chứng kiến việc Cơ quan điều tra đó lấy lời khai của bà Hai tại bệnh viện không, cũng chưa được điều tra làm rõ.
Trong hồ sơ vụ án có bản di chúc do bà Hai lập ngày 12/7/2000 có điểm chỉ của bà Hai đã được Phòng Công chứng Nhà nước chứng thực thì Thoa được bà Hai cho hưởng di sản thừa kế. Ngày 21/7/2002 xảy ra sự việc bà Hai bị đổ thuốc trừ sâu. Hơn 9 tháng sau (ngày 22/4/2001) bà Hai mất, nhưng bà cũng không hủy bỏ quyền thừa kế của Thoa. Cơ quan điều tra không làm rõ diễn biến quan hệ giữa Thoa và bà Hai sau khi đổ thuốc trừ sâu như thế nào và lý do tại sao Thoa ép bà Hai uống thuốc sâu nhưng bà lại không có sự thay đổi di chúc đối với Thoa.
Bà Mai là người làm chứng có hai lời khai vào thời điểm sau khi bà Hai đã mất cho rằng sau khi sự việc xảy ra Thoa đã hai lần đến nhà bà thừa nhận có đổ thuốc sâu vào mồm bà Hai và nhờ bà đến xin bà Hai tha thứ cho Thoa. Nhưng tại các bản cung Thoa đều không thừa nhận việc này, song cơ quan tiến hành tố tụng cũng không cho đối chất theo quy định tại Điều 138 BLHS.
Ngoài ra Cơ quan điều tra cũng chưa làm rõ bà Hai có ý định tự tử hay không? diễn biến tâm lý của bà Hai trước khi Thoa ngăn cản không cho bán đất… Mặt khác, việc bà Hai có thuốc trừ sâu hay không, hoặc loại thuốc trừ sâu này gia đình Thoa có không, nếu có thì từ nguồn nào, chiếc ca Thoa khai là bà Hai dựng để uống thuốc là của bà Hai hay của ai cũng chưa được làm rõ.
Đây là vụ án TA các cấp kết tội bị cáo về tội “giết người” khi dựa vào những chứng cứ gián tiếp, song những chứng cứ này lại mâu thuẫn với nhau, trong khi đó chứng cứ vật chất không thu được. Quá trình điều tra có những vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự… Do vậy, việc điều tra lại để làm rõ những vấn đề trên là cần thiết cho việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với Thoa.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
27 – Vụ án Nguyễn Văn Đang phạm tội cố ý gây thương tích
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 20h ngày 17/11/2003, Nguyễn Văn Đang cùng một số bạn bè ăn me với mắm tại nhà, khi đang ăn thì có Đinh Công Thạnh trêu đùa với chị Nguyễn Thị Thu Hương là con gái ông Đực dẫn đến hai bên cãi nhau. Anh Thạnh dùng tay đấm vào mặt Đang, Đang chạy vào nhà ông Đực lấy 1 con dao rựa đuổi theo chém anh Thạnh. Thạnh giơ ghế và vùng dậy đỡ. Thấy vậy, anh Trần Văn Công vào can ngăn thì bị Đang chém vào tay. Anh Thạnh chạy ra sân dùng xe đạp đỡ, nhưng bị Đang chém tiếp vào chân phải, anh Thạnh vứt xe đạp nhảy xuống ruộng. Đang quay vào nhà, anh Thạnh cầm gậy vào nhà rồi bỏ gậy xuống và túm áo Đang. Đang rút dao thì anh Thạnh buông tay ra. Đang ra phản gỗ nhà ông Đực ngồi, hai bên lời qua tiếng lại. Anh Thạnh chạy đến nhảy lên phản gỗ, bị trượt chân và ngã gẫy chân (chỗ bị Đang chém). Anh Thạnh được đưa đi bệnh nhân cấp cứu.
Ngày 16/2/2004, tổ chức giám định pháp y tỉnh L. kết luận anh Thạnh bị 1 sẹo vết thương mặt trong cẳng chân phải dài 5cm, sẹo lành tốt. Gẫy kín 1/3 dưới hai xương cẳng chân (p) đã mổ đóng đinh nội tuỷ, tỷ lệ thương tật là 18%.
Bản án hình sự sơ thẩm số 08/HSST ngày 26/5/2004, TAND huyện áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 60 BLHS xử phạt Đang 24 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36 tháng, về trách nhiệm dân sự công nhận bị cáo đó bồi thường cho anh Thạnh 7.611.300 đ.
Sau phiên toà sơ thẩm Đang kháng cáo kêu oan; Thạnh là người bị hại kháng cáo đề nghị xử tăng hình phạt và không cho bị cáo hưởng án treo.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 117/HSPT ngày 13/9/2004, TAND tỉnh L., áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Đang 24 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”. Về trách nhiệm dân sự: Buộc bị cáo phải bồi thường số tiền 111.300 đ cho người bị hại.
Ngày 18/8/2005, Hội đồng giám đốc thẩm TANDTC đã quyết định huỷ bán án hình sự phúc thẩm số 117/HSPT ngày 13/9/2004 của TAND tỉnh L. và bản án hình sự sơ thẩm số 08/HSST ngày 26/5/2004 của TAND huyện để điều tra lại theo thủ tục chung.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Căn cứ vào hồ sơ vụ án đó có đủ cơ sở kết luận Đang đã có hành vi cố ý gây thương tích cho anh Thạnh. Nhưng sau khi bị Đang chém vào chân, anh Thạnh vẫn đi lại bình thường và Đang đã chấm dứt tấn Công Thạnh. Đến khi Thạnh nhảy lên phản gỗ, bị trượt chân ngã mới bị gẫy chân. Tại Công văn ngày 06/7/2004 của tổ chức giám định pháp y tỉnh L. nêu: có khả năng nạn nhân có tổn thương xương chày phải (nứt xương). Sau đó té gây gẫy di lệch của hai xương. Như vậy, thương tích 18% của anh Thạnh có phân do bị Đang chém, có phần do chính anh Thạnh bị trượt chân ngã gây nên. TA sơ thẩm và TA phúc thẩm buộc Đang phải chịu trách nhiệm đối với thương tích 18% của anh Thạnh là không có cơ sở pháp lý. Vì Đang chỉ phải chịu trách nhiệm một phần thương tích của anh Thạnh, hồ sơ vụ án chưa thể hiện rõ nội dung này, nên cần phải tiếp tục điều tra làm rõ.
Ngoài ra bản án phúc thẩm còn một số thiếu sót sau:
Đang đã bồi thường đầy đủ 7.611.300 đ cho người bị hại tại phiên toà sơ thẩm, nhưng bản án phúc thẩm vẫn buộc bị cáo phải bồi thường tiếp 111.300 đ cho anh Thạnh là không có căn cứ.
Xét hành vi phạm tội của Đang có phần lỗi của bị hại, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng lẽ không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội. Bản án phúc thẩm không trừ 3 ngày bị cáo bị tạm giữ (từ ngày 17 đến ngày 20/11/2003) vào thời hạn chấp hành hình phạt tù là vi phạm khoản 4 Điều 87 BLHS. Ngoài ra, cấp phúc thẩm quyết định bắt giam bị cáo ngay sau khi tuyên án nhưng không ghi thời gian tạm giam (45 ngày) là trái với khoản 3 Điều 243 BLHS.
Do những sai sót, vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự và BLHS của TA cấp sơ thẩm và phúc thẩm nên quyết định giám đốc thẩm đã huỷ cả hai bản án để điều tra lại.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
28 – Vụ án Vũ Chí Thiêm bị xét xử về tội hiếp dâm trẻ em
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 13h ngày 08/6/2004 Vũ Chí Thiêm sang nhà bà Bùi Thị Phượng cùng hàng xóm chơi. Thiêm phát hiện chỉ có một mình cháu Trần Thị Thơm (là cháu bà Phương) ở nhà, đang nằm trên giường, Thiêm nẩy sinh ý định hiếp dâm cháu Thơm. Cháu Thơm thấy Thiêm đi vào nhà, tưởng Thiêm sang hỏi việc gì, nên Thơm đứng dậy đi ra. Thiêm liền tiến lại ôm cháu Thơm và dùng tay bịt miệng lôi vào trong buồng đè cháu Thơm xuống nền nhà, kéo quần cháu Thơm xuống rồi giao cấu với cháu. Trong lúc đang thực hiện hành vi giao cấu với cháu Thơm thì cháu Trần Minh Hiếu (sinh năm 1991) con của bà Phương đi chơi về chạy vào buồng, thấy vậy Thiêm liền thả cháu Thơm ra, đứng nép bên cạnh thùng lúa. Lúc này cháu Thơm đứng dậy tự kéo quần lên và khóc. Thiêm bỏ chạy ra vườn nhà ông Mười. Khoảng 05 phút sau, Thiêm cầm 01 quả bưởi vào đưa cho Hiếu và nói nhỏ với Hiếu “Về đừng nói với ai, khi nào cần tiền tao cho”. Sau khi xảy ra cháu Thơm đã kể lại toàn bộ sự việc cho gia đình bà Phương nghe. Ngày 10/6/2004 bà Bùi Thị Thường mẹ của cháu Thơm làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của Thiêm, ngày 16/6/2004 Thiêm bị bắt giam.
Tại bản giám định pháp y số 590 ngày 15/6/2004 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Đ. đã kết luận: cháu Thơm bị rách màng trinh mới ở vị trí 3 giờ, 9 giờ, viêm sinh dục, tổn hại 30% sức khoẻ.
Cáo trạng số 359/KSĐT ngày 30/11/2004 của VKSND tỉnh Đ. căn cứ vào kết quả giám định độ tuổi của bị hại Thơm từ 13 năm 5 tháng đến 13 năm 11 tháng tuổi để truy tố Thiêm theo khoản 1 Điều 112 BLHS.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 27/HSST ngày 28/01/2005 TAND tỉnh Đ. áp dụng khoản 1 Điều 112; điểm p khoản 1 khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Thiêm 08 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em, bồi thường cho cháu Trần Thị Thơm 6.500.000 đ.
Ngày 29/01/2005 đại diện hợp pháp của bị hại là bà Phương có đơn kháng cáo đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo và tăng mức bồi thường dân sự.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 478/HSPT ngày 28/6/2005 của Toà phúc thẩm TANDTC đã giữ nguyên quyết định về hình phạt và bồi thường của bản án sơ thẩm đối với bị cáo.
Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, tại Quyết định giám đốc thẩm số 23/HS-GĐT ngày 01/8/2006 Hội đồng thẩm phán TANDTC đã tuyên: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 478/HSPT ngày 28/6/2005 của Toà phúc thẩm TANDTC và bản án hình sự sơ thẩm số 27/HSST ngày 28/1/2005 của TAND tỉnh Đ. để điều tra lại theo thủ tục chung.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Theo các tài liệu do cơ quan điều tra thu thập có trong hồ sơ vụ án như: Bản sao giấy khai sinh, sổ hộ khẩu của gia đình Thường (là mẹ đẻ của cháu Trần Thị Thơm), sổ hộ tịch của xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và các tài liệu xác minh của VKSNDTC (như: lời khai của bà Thường, lời khai của bà Cổ Thị Thành là người có con sinh cùng năm với cháu Thơm). Lời khai của họ đều thể hiện cháu Thơm sinh năm 1993, tuy ngày, tháng năm sinh của cháu Thơm trên các giấy tờ nêu trên có khác nhau. Nếu lấy ngày 01/1/1993 là ngày sinh của cháu Thơm thì đến ngày 08/6/2004 (ngày cháu Thơm bị Thiêm hiếp dâm), cháu Thơm mới 11 tuổi 6 tháng 7 ngày.
Nhưng theo bản giám định pháp y số 4800/C21 ngày 29/10/2004 của Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận: Căn cứ vào mức độ phát triển thể chất của cơ thể cháu Thơm, sự phát triển của các xương tay và chân, xương chậu, mức độ hàn các đầu xương và thân xương của các xương tay và chân, xương chậu là 13 năm 9 tháng đến 14 năm 3 tháng. Như vậy, theo kết luận giám định thì Thơm sinh khoảng từ ngày 12/7/1990 đến ngày 12/3/1991. Khi bị Thiêm hiếp dâm ngày 08/6/2004, cháu Thơm khoảng từ 13 tuổi 02 tháng 26 ngày đến 13 tuổi 10 tháng 26 ngày.
Nếu căn cứ vào kết luận giám định pháp y thì Thiêm phạm tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều 112 BLHS có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm; nếu căn cứ vào các giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, sổ hộ tịch và tài liệu xác minh thì Thiêm phạm tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại khoản 4 Điều 112 BLHS có khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình và khi điều tra, xét xử phải có người bào chữa tham gia để bảo vệ cho Thiêm theo quy định của pháp luật tố tụng.
Hồ sơ vụ án có hai loại tài liệu về độ tuổi của người bị hại có mâu thuẫn nhau. Trong khi đó kết luận giám định pháp y chỉ là tài liệu tham khảo, nhưng cáo trạng cũng như bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm không có lập luận để bác bỏ ngày, tháng, năm sinh của Trần Thị Thơm tại các giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, sổ hộ tịch mà chỉ căn cứ vào kết quả giám định xương để kết luận khi bị Thiêm hiếp dâm thì Thơm đã trên 13 tuổi là chưa đúng pháp luật. Mặt khác, Cơ quan điều tra cũng chưa điều tra, tiến hành đối chất để làm rõ các mâu thuẫn về ngày, tháng sinh của Thơm tại các giấy khai sinh với ngày, tháng sinh tại sổ hộ khẩu và sổ hộ tịch. Do đó, cần phải điều tra lại về độ tuổi của Thơm để có căn cứ áp dụng pháp luật đối với Thiêm.
Trong vụ án này người bị hại là cháu Thơm là người chưa thành niên. Thơm sinh tại tỉnh H., nhưng thời gian nào Thơm vào tỉnh Đ. ở với dì là bà Phương và bà Phương có phải là mẹ nuôi hoặc là người trực tiếp nuôi dưỡng Thơm hay không thì chưa được điều tra làm rõ. Bố, mẹ Thơm còn sống, theo quy định của pháp luật họ là người đại diện hợp pháp của bị hại, trong hồ sơ vụ án không có giấy uỷ quyền của bố hoặc mẹ Thơm cho bà Phương làm người đại diện cho người bị hại tại phiên toà, việc xác định bà Phương là người đại diện của người bị hại là chưa có căn cứ. TA cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bà Phương là vi phạm nghiêm trọng Điều 231 BLHS.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
29 – Vụ án Huỳnh Hữu Sùng, Lê Công Thành, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Vương bị xét xử về tội cố ý gây thương tích
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 20h ngày 05/9/2004, Huỳnh Hữu Sùng cùng Nguyễn Minh Hiếu, Châu Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Nhị, Trần Thị Hường xem văn nghệ tại sân vận động huyện H. Khi xem được khoảng 30’ thì Hường đập vào vai Sùng và chỉ vào anh Lê Văn Ngà và nói: “Thằng nớ vỗ mông tao”. Khi Hiếu vào thì Trung chỉ vào Ngà và nói: “Thăng ni bóp mông con Hường”. Hiếu không nói gì, sau đó Hiếu dùng xe máy chở Hường về nhà. Khi đi qua quán cà phê thấy Lê Công Thành và Nguyễn Văn Vương đang ngồi uống cà phê, Hiếu rủ Thành, Vương đến sân vận động thì gặp Sùng, Hiếu kể lại chuyện chị Hường bị một thanh niên bóp mông cho Thành, Vương nghe. Sùng chỉ vào anh Ngà thì Thành bất ngờ dùng chân đạp vào má phải và phía sau cổ anh Ngà, Vương và Hiếu dùng chân đá vào lưng, vào hông của anh Ngà, Hiếu dùng tay đánh vào mắt trái anh Ngà, Sùng dùng ghế nhựa đánh vào chính giữa mặt anh Ngà.
Tại Bản giám định thương tích số 693/GĐPY ngày 08/9/2004 của Tổ chức Giám định pháp y tỉnh QN. kết luận anh Ngà bị vết xước da vùng thái dương phải (5cm x 1cm); vết xước da vùng giữa trán (7,5cm x 1cm); mi dưới mắt trái sưng nề nhẹ; vùng hông phải có vết xước da (2cm x 0,6cm); tỷ lệ thương tích là 14%.
Tại Quyết định số 01/KSĐT ngày 16/1/2005, VKSND huyện H. đó trả hồ sơ vụ án đề nghị Cơ quan điều tra xác định rõ tỷ lệ thương tích của mỗi bị can gây ra cho anh Ngà.
Tại công văn số 04/GĐPY ngày 19/1/2005 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh QN. kết luận chi tiết tỷ lệ thương tích của anh Ngà như sau: Vết thương vùng thái dương gò má bên phải tỷ lệ 2%. Vết thương vùng hông bên phải tỷ lệ 1%. Vết thương vùng giữa trán đến sống mũi, gẫy xương chính mũi tỷ lệ thương tích 11%.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 05/2005/HSST ngày 02/5/2005, TA nhân dân huyện H., tỉnh QN áp dụng khoản 2 Điều 104; các điểm b, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS xử phạt Sùng 26 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”, áp dụng điểm i khoản 1 Điều 104; các điểm b, g, h, p khoản 1 Điều 46; khoản 1, khoản 2 Điều 60; khoản 1, khoản 2 Điều 31 BLHS xử phạt Thành 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 18 tháng; bị cáo Hiếu và Vương 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội “cố ý gây thương tích”.
Ngày 08/5/2005, bị cáo Sùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 12/6/2005, anh Ngà là người bị hại có đơn xin rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả các bị cáo. Ngày 12/7/2005 bị cáo Sùng có đơn xin giám định lại thương tích đối với người bị hại.
Kết quả giám định thương tích số 171/GĐPY ngày 16/8/2005 của trung tâm giám định pháp y tỉnh QN. kết luận tỷ lệ thương tích của người bị hại là 10%.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 56/2005 ngày 16/8/2005, TAND tỉnh QN áp dụng khoản 2 điều 105; Điều 251 BLTTHS, quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm số 05/2005/HSST ngày 08/5/2005 của TAND huyện H., tuyên bố các bị cáo Sùng, Thành, Hiếu, Vương không phạm tội cố ý gây thương tích và đình chỉ vụ án. (Tại phiên toà người bị hại vẫn giữ nguyên quan điểm xin rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả các bị cáo).
Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, Quyết định giám đốc thẩm của Toà Hình sự TANDTC: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Đây là vụ án cố ý gây thương tích có nhiều người tham gia. Tuy không bàn bạc từ đầu nhưng Thành, Hiếu, Vương đã vô cớ đánh anh Ngà gây thương tích. Hành vi phạm tội của các bị cáo có tính chất côn đồ cần phải được xử lý theo khoản 2 Điều 104 BLHS, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã truy tố, xét xử Thành, Hiếu, Vương theo khoản 1 Điều 104 BLHS là không đúng.
Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn luật định, Sùng kháng cáo xin giảm hình phạt tù và giám định lại thương tích của bị hại. Người bị hại cũng có đơn xin rút yêu cầu khởi tố đối với các bị cáo. Kết quả giám định lại thương tích của bị hại là 10%, nhưng kết luận giám định vẫn là Trung tâm giám định pháp y với các Giám định viên đã giám định lần đầu tiến hành là trái pháp luật. Khoản 2 Điều 159 BLHS quy định: “việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành”. Đồng thời bản án giám định lần hai ghi ngày 16/8/2005 trùng với ngày xét xử phúc thẩm là không đảm bảo tính khách quan.
Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ vào kết quả giám định lần hai nên kết luận hành vi phạm tội của Sùng và các bị cáo phạm vào khoản 1 Điều 104 BLHS, vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nay bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố nên Hội đồng xét xử đó quyết định huỷ án sơ thẩm và tuyên bố các bị cáo không phạm tội cố ý gây thương tích và đình chỉ vụ án. Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng khoản 2 Điều 105 BLTTHS vì: vụ án chỉ được đình chỉ khi người đó yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm. Trong vụ án này vẫn phải đưa vụ án ra xét xử và xem xét đơn Kháng cáo của bị cáo, bị hại theo quy định tại Điều 241 BLHS.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
30 – Vụ án Trần Thế Vũ phạm tội “Cướp tài sản của công dân”
Ngày 23-2-2004, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử vụ án: Trần Thế Vũ phạm tội “Cướp tài sản của công dân” theo thủ tục giám đốc thẩm vì án sơ thẩm có vi phạm về phán tổng hợp hình phạt nhiều bản án không có căn cứ pháp luật.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần thiết phải thông báo rút kinh nghiệm, để các đồng chí cùng nghiên cứu nhằm tránh những thiếu sót tương tự, không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm sát xét xử hình sự.
1- Nhân thân bị cáo, hành vi phạm tội và quá trình giải quyết vụ án.
Trần Thế Vũ, sinh năm 1975; trú tại xóm 13, xã N, huyện NL, tỉnh A bị cáo có 1 tiền án: Tại bản án hình sự sơ thảm số 10 ngày 23-4-1996 Trần Thế Vũ bị Toà án nhân dân huyện NL xử phát 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, 12 tháng thử thách về tội “Trộm cắp tài sản của công dân” (án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật vì không có kháng cáo, kháng nghị).
Lần phạm tội này: Từ ngày 17-4-1996 đến ngày 2-5-1998 Trần Thanh Bình, Quế Quỳnh Hưng, Lê Hồng Thắng, Trần Đình Tú và Trần Thế Vũ đã thực hiện 23 vụ cướp giật tài sản của nhiều người đi đường trên địa bàn tỉnh A và H. Riêng Thần Thế Vũ chỉ tham gia cướp giật cùng đồng bọn 10 vụ kể từ ngày 15-9-1997 đến ngày 20-1-1998.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 75/HSST ngày 30-3-1999, Toà án nhân dân tỉnh A áp dụng điểm a, b khoản 2 Điều 154; điểm h khoản 1 Điều 38; điểm d, i khoản 1 Điều 39; Điều 42 Bộ luật hình sự phạt Trần Thế Vũ 7 năm tù về tội cướp giật tài sản của công dân”. Tổng hợp hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm số 10/HSST ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL buộc bị cáo phải chấp hành chung là 7 năm 9 tháng tù. Ngày 6-10-2003, Vụ Kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đã kiểm tra công tác quản lý giáo dục và thực hiện các chế độ đối với phạm nhận tại trại giam Đồng Sơn thuộc V26 Bộ công an đã nghiên cứu hồ sơ phạm nhân Trần Thế Vũ phát hiện thấy có việc vi phạm về phần tổng hợp hình phạt của Toà án nhân dân tỉnh A.
Ngày 4-3-2004, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hình sự sơ thẩm số 75/HSST ngày 30-3-1999 của Toà án nhân dân tỉnh A nhằm huỷ bản án sơ thẩm nêu trên “phần tổng hợp 9 tháng tù của bản hình sự sơ thẩm số 10 ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL” để giải quyết lại theo quy định cửa pháp luật đối với bị báo Trần Thế vũ.
Ngày 23-3-2004, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm vụ án Trần Thế Vũ theo kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quyết định: Huỷ án sơ thẩm số 75/HSST ngày 30-3-1999 của Toà án nhân dân tỉnh A về phần tổng hợp hình phạt 9 tháng tù của bản án hình sự sơ thẩm số 10/HSST ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL, để xét xử sơ thẩm lại đối với bị cáo Trần Thế Vũ.
2. Nhũng vi phạm thiếu sót cần rút kinh nghiệm.
Theo bản án hình sự sơ thẩm số l0 HSST ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL thì thời gian thử thách đối với bị cáo Trần Thế vũ là 12 tháng kể từ ngay 23-4-1996 đến 23-4-1997 là hết. Lần phạm tội này, Trần Thế Vũ cùng đồng bọn phạm tội “Cướp giật tài sản của công dân”. Trong 2 năm từ ngày 17-4-1996 đến ngày 2-5-1998 chúng đã thực hiện 23 vụ cướp giật tài sản. Tuy nhiên, đối với Trần Thế Vũ chỉ tham gia cướp giật cùng với đồng bọn 10 vụ và vụ đầu tiên là ngày 15-9-1997 và vụ thứ 10 của y là ngày 20-01-1998 . Các vụ cướp trước đó Vũ không tham gia và cũng không bàn bạc, không hứa hẹn với đồng bọn nêu không có căn cứ nào cho rằng Trần Thế Vũ tham gia cướp giật cùng với đồng bọn từ ngày 17-4-1996. Do vậy, phạm tội lần này đối với Trần Thế Vũ không phải trong thời gian thử thách của bản án hình sự sơ thẩm số 10 ngày 23- 4-1996 nêu trên của Toà án nhân dân huyện NL.
Tại phiên toà hình sự sơ thẩm ngày 30-3-1999, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cũng cho rằng: Bị cáo Vũ phạm tội mới trong thời gian thử thách và đề nghị toà tổng hợp bản án số 10 nêu trên của Toà án huyện NL Toà án nhân dân tỉnh A đã xử phạt Trần Thế Vũ 7 năm tù về tội “Cướp giật tài sản của công dân” và tổng hợp 9 tháng tù của sản số 10 ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 7 năm 9 tháng tù là không có căn cứ pháp luật. Trái với quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự từ đó làm thiệt hại cho bị cáo và vụ án phải xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm để huỷ những sai phạm của án sơ thẩm số 75/HSST ngày 30-3-1999 của Toà án nhân dân tỉnh A đối với Trần Thế Vũ. Thiếu sót, vi phạm nêu trên là do kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không đối chiếu với các quy định của pháp luật nên đề nghị áp dụng pháp luật tại phiên toà không chính xác.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xin thông báo để các đồng chí nghiên cứu rút kinh nghiệm./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
Nguồn: Thông báo số 32/VKSTC-V3 ngày 19 tháng 4 năm 2004
31. Vụ án N.V Lách can tội “Hiếp dâm trẻ em”
Ngày 24/11/2003 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã xét xử bị cáo Lách can tội “Hiếp dâm trẻ em” (do có kháng nghị của Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng) tuyên sửa án sơ thẩm theo hướng tăng hình phạt đồng thời khắc phục việc tổng hợp hình phạt trong vụ án hình sự không đúng quy định.
I. Tóm tắt vụ án và quá trình xét xử
Nội dung:
Từ ngày 12 đến ngày 14/10/2002 bị cáo Lách đã 03 lần giao cấu trái ý muốn với cháu Vút ( 1989) và đến ngày 16/10/2002 Lách tiếp tục giao cấu với Cháu Hơn (1998) thì bị phát hiện.
Lách đã khai nhận với bà Hang (mẹ cháu Hơn) rằng: Y dã có hành vi hiếp dâm cháu Hơn và trước đó Y cũng đã nhiều lần giao cấu với cháu Vút, Ngày 31/10/2002 gia đình cháu Hơn, cháu Vút có đơn gửi Công an xã Đ về việc các cháu bị Lách hiếp dâm. Tại kết luận giám định pháp y số: 626, 627 ngày 18/11/2002 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh G kết luận.
Đối với cháu Hơn: không thấy xây xát vùng bẹn, bụng, đùi, âm hộ tầng sinh môn, hố tiểu bình thưởng, âm hộ tiền đình không xây xát, không sưng nề, màng trinh còn nguyên vẹn. . .
Đối với cháu Vút: không xây xát vùng trung, bẹn, đùi, âm hộ tầng sinh môn, màng trinh rách cũ nhiều chỗ: 11h, 01h, 05h, 07h.. (theo án sơ thẩm). Tại phiên Toà bị cáo Lách khai nhận rằng: trong thời gian từ ngày 12/10/2002 đến ngày 16/10/2002 Y đã hiếp dâm cháu Vút 03 (ba) lần và cháu Hơn 01 (một) lần. Do đó án sơ thẩm đã xử bị cáo Lách về tội ” Hiếp dâm trẻ em” theo quy định tại Điều 112/BLHS là có căn cứ, đúng người đúng tội.
Tuy nhiên, đây là trường hợp người phạm tội (Lách) thực hiện nhiều hành vi phạm tội và cùng xâm phạm 1 khách thể đó là: Quyền bất khả xâm phạm về tình đục, danh dự, nhân phẩm và sức khoẻ của trẻ em với tình tiết nhiều lần và đối với nhiều người. Trong đó đặc biệt nghiêm trọng là hiếp dâm cháu Hơn (1998) khi cháu mới 4 tuổi nhưng án sơ thẩm xử bị cáo 10 năm tù là nhẹ, chưa tương xủng với tính chất hành vi, hậu quả mà bị cáo đã gây ra. Mặt khác, do bị cáo Lách chỉ phạm 01 tội “Hiếp dâm trẻ em” nên không thể tách ra để xử từng khoản sau đó tổng hợp hình phạt chung theo quyết định tại Điều 75/BLHS “Tổng hợp hình phạt nhiều tội” mà án sơ thẩm hình sự số 101 ngày 04/7/2003 của Toà án nhân dân tỉnh G đã áp dụng điểm c, khoản 3 Điều 112, khoản 4 Điều 112; điểm p, khoản 1, 2 Điều 46; khoản 3 Điều 69; khoản 2 Điều 74 xử mỗi khoản 10 năm rồi sau đó căn của Điều 75 BLHS tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là 10 năm tù. ( BL : 118 , 111 , 112) là không đúng quy định của pháp luật về việc áp dụng điều luật và tổng hợp hình phạt.
Ngày 30/7/2003, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng kháng nghị bản án Hình sự nói trên, đề nghị Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm tuyên áp dụng điểm c, d, khoản 3, 4 Điều 112; điểm p, khoản 1, 2 các điều 46, 47,69,74 BLHS xử tăng hình phạt đối với bị cáo và đã được chấp nhận xử bị cáo Lách 11 năm tù về tội ” Hiếp dâm trẻ em”.
II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Hành vi của bị cáo Lách chỉ phạm 01 tội hiếp dâm trẻ em, phạm tội nhiều lần (đối với cháu Vút) và phạm tội với nhiều người (02 người là cháu Vút và cháu Hơn) nên cần phải áp dụng điểm c, d, khoản 3, 4 Điều 112 BLHS để truy tố, xét xử với mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra chứ không phải bị cáo phạm nhiều tội (nhiều khoản quy định trong 01 điều) nên không thể áp dụng điều 75 BLHS để tổng hợp hình phạt như trường hợp phạm tội mà cấp sơ thẩm đã truy tố, xét xử là không đúng.
Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng thông báo tới các địa phương để rút khinh nghiệm chung nhằm khắc phục những sai sót tương tự.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
Nguồn : Thông báo số 588/PT2 ngày 24 tháng 12 năm 2003
32 – Vụ Hoàng Văn Sín phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”.
Tại bản án HSST số 28 ngày 10/11/2000 của TAND tỉnh D áp dụng khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1999 xử phạt bị cáo Sín 13 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em” (Viện Kiểm sát tỉnh D cũng truy tố bị cáo Sín về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo khoản 4 Điều 112 BLHS 1999).
Trong hạn luật định bị cáo Sín kháng cáo yêu cầu cần xem xét tuổi bị hại Mã Thị Kiều không phải dưới 13 tuổi để xử giảm án cho bị cáo.
Qua tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện: Vào tối ngày 12/3/1998 Hoàng Văn Sín đã khống chế cưỡng hiếp cháu Mã Thị Kiều gây tổn hại sức khoẻ cho cháu Kiều 25%.
Về tuổi của bị hại Mã Thị Kiều thì theo bản sao giấy khai sinh ngày 12/12/1998 thì Kiều sinh ngày 5/12/1985, sổ hộ khẩu( chủ hộ Mã Kiên Bình) ghi Kiều sinh năm 1985, bà Nông Thị Vinh mẹ bị hại khai Kiều sinh ngày 25/9/1985. Tại công văn số 92 ngày 25/9/2000 của Công an huyện Q gửi Công an tỉnh D cho biết kết quả xác minh tuổi Mã Thị Kiều: không xác định được ngày tháng sinh của Kiều. Tại phiên toà sơ thẩm, gia đình bị hại không xuất trình bản khai sinh gốc. Như vậy tuổi của bị hại Kiều xác định được năm sinh, còn ngày tháng sinh không xác định được, nhưng cấp sơ thẩm căn cứ vào bản sao giấy khai sinh ngày 12/12/1998 để xác định tuổi bị hại sinh ngày 5/12/1985, tính đến ngày bị hại bị hiếp dâm (12/3/1998) thì cháu Kiều dưới 13 tuổi để truy tố và xét xử bị cáo Sín theo khoản 4 Điều 112 BLHS 1999 là không chính xác.
Ngày 24/8/2001 Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng xử cải sửa án sơ thẩm, áp dụng khoản 1 Điều 112 BLHS 1999 xử phạt bị cáo Sín 8 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”.
Qua vụ án này cần rút kinh nghiệm là khi biết năm sinh nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị hại theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo và hướng dẫn của liên ngành cấp trên thì việc tính ngày tháng của bị hại là ngày 1 tháng 1 của năm sinh đó, trường hợp của Mã Thị Kiều xác định rõ Kiều sinh năm 1985 nhưng ngày tháng không xác định được thì phải tính tuổi bị hại Kiều sinh vào ngày 1/1/1985 (Kiều trên 13 tuổi) để áp dụng khoản 1 Điều 112 BLHS 1999 xử phạt bị cáo mới đúng.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
Nguồn: Trích cuốn: “Tuyển chọn thông báo rút kinh nghiệm, kiến nghị nghiệp vụ của các Viện phúc thẩm” do TS. Dương Thanh Biểu chủ biên
Sách của: NXB Tư Pháp năm 2009
33 – Vụ Thái Văn Hùng phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”.
TAND tỉnh T áp dụng khoản 4 Điều 112 BLHS 1999 xử phạt bị cáo Hùng 18 năm tù (Viện Kiểm sát tỉnh T cũng truy tố bị cáo Hùng về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo khoản 4 Điều 112 BLHS 1999).
Bị cáo kháng cáo cho rằng bị hại Phan Thị Bích Hiền sinh năm 1986 chứ không phải sinh năm 1988, yêu cầu Tòa Phúc thẩm xem xét lại cho đúng pháp luật.
Qua tài liệu chứng cứ đã chứng minh: Vào lúc 20h30 ngày 28/6/2002 sau khi đã uống rượu, lợi dụng Phan Thị Bích Hiền đi ra sau nhà lấy nước, bị cáo từ nhà y đi đến dùng tay bịt miệng và ôm cháu Hiền ra sau vườn để hãm hiếp, gây chấn thương bộ phận sinh dục của Hiền.
Về tuổi của bị hại Phan Thị Bích Hiền: theo lời khai của Hiền là cháu sinh năm 1986. Bà Nguyễn Thị Thảo (mẹ Hiền) khai Hiền sinh vào tháng 7/1986 âm lịch và dẫn chứng một số người ở địa phương biết bà sinh cháu Hiền năm 1986 như ông Lê Văn Bông, Nguyễn Đức Tâm, Hồ Đắc Dũng và bà Nguyễn Thị Huệ vv… Qua tài liệu xác minh các nhân chứng kể trên đều khai năm 1986 bà Thảo sinh đôi là cháu Hiền và cháu Hương, sau đó cháu Hương chết ông Tâm trực tiếp chôn cất, còn bà Huệ sinh con đầu cùng năm 1986 với bà Thảo sinh cháu Hiền.
Như vậy, ngay từ đầu bị hại khai, mẹ bị hại khai năm sinh của Hiền là năm 1986, phù hợp với lời khai của các nhân chứng. Đủ cơ sở xác định tuổi bị hại Hiền sinh năm 1986. Nhưng cấp sơ thẩm lại căn cứ vào lời khai sau này của bà Thảo là cháu Hiền sinh năm 1988 và căn cứ vào bản sao giấy khai sinh, sổ hộ khẩu để xác định cháu Hiền sinh ngày 1/8/1988 trên cơ sở đó truy tố và xét xử bị cáo về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo khoản 4 Điều 112 BLHS 1999 là không chính xác gây bất lợi cho bị cáo.
Do đó, ngày 29/8/2001 cấp phúc thẩm xử cải sửa án sơ thẩm, áp dụng khoản 1 Điều 112 BLHS 1999 xử phạt bị cáo 15 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em” với lý do bị hại Hiền sinh năm 1986, đến ngày bị hiếp là trên 13 tuổi.
Qua vụ án này cho thấy có đủ chứng cứ xác định tuổi bị hại sinh năm 1986 nhưng cấp sơ thẩm không sử dụng để truy tố và xét xử bị cáo mà lại sử dụng bản giấy khai sinh như nêu trên, tính độ tuổi bị hại để truy tố và xét xử bị cáo không đúng khung hình phạt, nên cấp phúc thẩm xử cải sửa án sơ thẩm.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
Nguồn: Trích cuốn: “Tuyển chọn thông báo rút kinh nghiệm, kiến nghị nghiệp vụ của các Viện phúc thẩm” do TS. Dương Thanh Biểu chủ biên
Sách của: NXB Tư Pháp năm 2009
34 – Vụ Nguyễn An Quý phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”.
Tại bản án HSST số 52 ngày 10/4/2001 của TAND tỉnh D áp dụng khoản 1 Điều 112 BLHS xử phạt bị cáo Quý 10 năm tù (Viện Kiểm sát tỉnh D cũng truy tố bị cáo Quý theo khoản 1 Điều 112 BLHS 1999).
Bị cáo kháng cáo cho rằng bị hại Dương Thị Mỹ Dung sinh năm 1982 chứ không phải sinh ngày 1/1/1985, yêu cầu Tòa Phúc thẩm xét xử cho đúng pháp luật.
Qua tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, cho thấy: tối 10/12/2000 Nguyễn An Quý đến nhà ông Dương Văn An (bố bị hại) thấy cháu Dương Thị Mỹ Dung đang ngủ cùng với em trên giường. Quý kéo quần cháu Dung xuống thực hiện hành vi giao cấu. Giám định pháp y kết luận cháu Dung tổn hại 25% sức khoẻ.
Về tuổi của bị hại: Tại bản sao giấy khai sinh ngày 27/8/1998 thì ghi cháu Dung sinh ngày 1/1/1985. Nhưng theo đơn xin bãi nại cho bị cáo của ông Dương Văn An (bố bị hại) ngày 29/3/2001 (trước khi xử sơ thẩm) thì ông An trình bày: “Con gái tôi Dương Thị Mỹ Dung sinh ngày 6/1/1982 âm lịch, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn lúc ấy, nên tôi cho con tôi đi học muộn, vì sợ quá tuổi nên tôi có làm khai sinh lại là Dung sinh năm 1985 cho đúng tuổi đi học”.
Do đó cấp phúc thẩm phải yêu cầu cấp sơ thẩm điều tra bổ sung tuổi bị hại cho chính xác để xét xử đúng pháp luật.
Vấn đề tuổi bị hại trong các vụ án “Hiếp dâm trẻ em” là chứng cứ có tính chất quyết định đến việc định tội danh và áp dụng khung hình phạt, mức hình phạt đối với bị cáo. Do đó khi có sự mâu thuẫn về tuổi của bị hại cần phải điều tra xác minh để xác định tuổi bị hại một cách có căn cứ và chính xác ngày, tháng, năm. Trên cơ sở đó để truy tố và xét xử bị cáo đúng tội, đúng khung hình phạt tương ứng theo quy định của BLHS năm 1999.
Từ những vụ án “Hiếp dâm trẻ em”, do việc điều tra xác định tuổi bị hại của cấp sơ thẩm còn nhiều thiếu sót dẫn đến việc truy tố và xét xử không đúng khung hình phạt mà cấp phúc thẩm đã xử cải sửa hoặc yêu cầu điều tra bổ sung như nêu trên, mong các Viện Kiểm sát địa phương trong khu vực rút kinh nghiệm chung nhằm tránh những sai sót tương tự trong công tác KSĐT và KSXX hình sự sơ thẩm với loại án này.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
Nguồn: Trích cuốn: “Tuyển chọn thông báo rút kinh nghiệm, kiến nghị nghiệp vụ của các Viện phúc thẩm” do TS. Dương Thanh Biểu chủ biên
Sách của: NXB Tư Pháp năm 2009
35 – Vụ án Đặng Văn Trị phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 17h ngày 06/5/2004 nhân dân phát hiện bà Trần Thị Nhung nằm chết dưới mương, nghi do điện giật chết.
Khám nghiệm hiện trường tại nơi Nhung nằm chết có một đường dây điện sinh hoạt của hai hộ gia đình Đặng Văn Lượng và Đặng Văn Vị chạy qua. Đường dây điện cột làm bằng gỗ bạch đàn và tre đã cũ, cao 2,71m, trên cột có 2 sợi dây nhôm trần cỡ 2,5 ly cách nhau 30cm, dây cao cách mặt bờ ruộng gia đình nạn nhân 1,78m, tại vị trí cạnh chân Nhung nằm chết đo từ mặt bờ mương đến dây đường điện lửa là 1,85 m. Cũng tại vị trí này trên dây điện có một mảnh da nhỏ khô dính vào dây dài 2,5 cm.
Khám nghiệm tử thi thấy: Vùng cổ bên phải từ giữa cổ xuống hố thượng đòn có vết bỏng ngắt quãng song song có kích thươc 5 x 2 cm; tay phải có vết bỏng màu xám trong lòng bàn tay từ đốt 2, 3 ngãn 3 và đốt 2 ngãn 4 qua kẽ ngãn 4, 5 về phía sau đốt 1 ngãn 5 bàn tay phải có kích thước 9 x 0,5 cm vết bỏng ở phía sau đốt 1 ngãn 5 bị tróc da; thuỳ đáy phổi trái xung huyết đỏ thâm có đám xuất huyết kích thước 3,5 x 1,5 cm; trong lòng phế quản không có dị vật.
Tổ chức giám định pháp y tỉnh T. kết luận nạn nhân bị chết do dùng điện truyền vào cơ thể.
Giám định về nguyên nhân xảy ra tai nạn là độ cao giữa dây và mặt đất tại chỗ xảy ra tai nạn đã vi phạm khoảng cách an toàn điện theo quy định của pháp luật.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 21/2006/HSST ngày 31/5/2006 TAND huyện áp dụng khoản 2 Điều 107 BLHS; khoản 1 Điều 99 BLHS tuyên bố bị cáo Trị không phạm tội “vô ý làm chết người do vi phạm các quy tắc hành chính”.
Ngày 09/6/2006 VKSND huyện kháng nghị phúc thẩm số 01/KNPT theo hướng tuyên bố bị cáo Trị phạm tội “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính”.
Ngày 06/6/2006, Nguyễn Văn Hiền đại diện hợp pháp của nạn nhân kháng cáo theo hướng buộc tội và yêu cầu bồi thường.
Bản án hình sự phúc thẩm số 121/2006/HSPT ngày 19/9/2006 TAND tỉnh T. áp dụng điểm a khoản 2 Điều 248 BLHS không chấp nhận kháng nghị của VKSND huyện và kháng cáo của đại diên hợp pháp của người bị hại, giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 21/2006/HSST ngày 31/5/2006 của TAND huyện.
Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, Toà hình sự TANDTC quyết định huỷ bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Quá trình dẫn đến cái chết của Nhung không ai biết và không ai trông thấy, chỉ sau khi đã chết mới được phát hiện. Hiện trường nơi Nhung nằm chết có một đường dây điện chạy qua, cũng tại vị trí này trên dây điện có một mảnh da nhỏ, khô dính vào dây dài 2,5cm. Giám định pháp y kết luận, nạn nhân Nhung chết do bị điện truyền vào cơ thể.
Với những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chỉ đủ căn cứ kết luận Nhung chết do điện giật, còn từ nguồn điện của ai là chưa rõ vì chứng cứ quan trọng là mảnh do khô dính trên dây điện nhà Trị thì chưa được giám định. Nếu căn cứ vào kết luận giám định thì nguyên nhân xảy ra tai nạn là: chỉ số độ cao giữa dây và mặt đất tại chỗ xảy ra tai nạn đã vi phạm khoảng cách an toàn điện theo quy định của Nhà nước để truy tố Trị về tội “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính” cũng không chính xác. Vì, Trị là người sử dụng điện, nếu phạm tội thì hành vi của Trị có dấu hiệu phạm tội “vô ý làm chết người”. Những vấn đề này chưa được điều tra làm rõ nhưng TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã tuyên Trị không phạm tội là thiếu căn cứ. Mặt khác, quá trình điều tra chưa làm rõ trách nhiệm của người kinh doanh điện. Vì vậy, cấp giám đốc thẩm đã huỷ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên tập 2
36. Vụ án
Trần Thế Vũ phạm tội “Cướp tài sản của công dân”
Ngày 23-2-2004, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử vụ án: Trần Thế Vũ phạm tội “Cướp tài sản của công dân” theo thủ tục giám đốc thẩm vì án sơ thẩm có vi phạm về phán tổng hợp hình phạt nhiều bản án không có căn cứ pháp luật.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần thiết phải thông báo rút kinh nghiệm, để các đồng chí cùng nghiên cứu nhằm tránh những thiếu sót tương tự, không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm sát xét xử hình sự.
I- NHÂN THÂN Bị CÁO, HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN.
Trần Thế Vũ, sinh năm 1975; trú tại xóm 13, xã N, huyện NL, tỉnh A bị cáo có 1 tiền án: Tại bản án hình sự sơ thảm số 10 ngày 23-4-1996 Trần Thế Vũ bị Toà án nhân dân huyện NL xử phát 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, 12 tháng thử thách về tội “Trộm cắp tài sản của công dân” (án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật vì không có kháng cáo, kháng nghị).
Lần phạm tội này: Từ ngày 17-4-1996 đến ngày 2-5-1998 Trần Thanh Bình, Quế Quỳnh Hưng, Lê Hồng Thắng, Trần Đình Tú và Trần Thế Vũ đã thực hiện 23 vụ cướp giật tài sản của nhiều người đi đường trên địa bàn tỉnh A và H. Riêng Thần Thế Vũ chỉ tham gia cướp giật cùng đồng bọn 10 vụ kể từ ngày 15-9-1997 đến ngày 20-1-1998.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 75/HSST ngày 30-3-1999, Toà án nhân dân tỉnh A áp dụng điểm a, b khoản 2 Điều 154; điểm h khoản 1 Điều 38; điểm d, i khoản 1 Điều 39; Điều 42 Bộ luật hình sự phạt Trần Thế Vũ 7 năm tù về tội cướp giật tài sản của công dân”. Tổng hợp hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm số 10/HSST ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL buộc bị cáo phải chấp hành chung là 7 năm 9 tháng tù. Ngày 6-10-2003, Vụ Kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đã kiểm tra công tác quản lý giáo dục và thực hiện các chế độ đối với phạm nhận tại trại giam Đồng Sơn thuộc V26 Bộ công an đã nghiên cứu hồ sơ phạm nhân Trần Thế Vũ phát hiện thấy có việc vi phạm về phần tổng hợp hình phạt của Toà án nhân dân tỉnh A.
Ngày 4-3-2004, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hình sự sơ thẩm số 75/HSST ngày 30-3-1999 của Toà án nhân dân tỉnh A nhằm huỷ bản án sơ thẩm nêu trên “phần tổng hợp 9 tháng tù của bản hình sự sơ thẩm số 10 ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL” để giải quyết lại theo quy định cửa pháp luật đối với bị báo Trần Thế vũ.
Ngày 23-3-2004, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm vụ án Trần Thế Vũ theo kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quyết định: Huỷ án sơ thẩm số 75/HSST ngày 30-3-1999 của Toà án nhân dân tỉnh A về phần tổng hợp hình phạt 9 tháng tù của bản án hình sự sơ thẩm số 10/HSST ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL, để xét xử sơ thẩm lại đối với bị cáo Trần Thế Vũ.
II. NHŨNG VI PHẠM THIẾU SÓT CẦN RÚT KINH NGHIỆM.
Theo bản án hình sự sơ thẩm số l0 HSST ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL thì thời gian thử thách đối với bị cáo Trần Thế vũ là 12 tháng kể từ ngay 23-4-1996 đến 23-4-1997 là hết. Lần phạm tội này, Trần Thế Vũ cùng đồng bọn phạm tội “Cướp giật tài sản của công dân”. Trong 2 năm từ ngày 17-4-1996 đến ngày 2-5-1998 chúng đã thực hiện 23 vụ cướp giật tài sản. Tuy nhiên, đối với Trần Thế Vũ chỉ tham gia cướp giật cùng với đồng bọn 10 vụ và vụ đầu tiên là ngày 15-9-1997 và vụ thứ 10 của y là ngày 20-01-1998 . Các vụ cướp trước đó Vũ không tham gia và cũng không bàn bạc, không hứa hẹn với đồng bọn nêu không có căn cứ nào cho rằng Trần Thế Vũ tham gia cướp giật cùng với đồng bọn từ ngày 17-4-1996. Do vậy, phạm tội lần này đối với Trần Thế Vũ không phải trong thời gian thử thách của bản án hình sự sơ thẩm số 10 ngày 23- 4-1996 nêu trên của Toà án nhân dân huyện NL.
Tại phiên toà hình sự sơ thẩm ngày 30-3-1999, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cũng cho rằng: Bị cáo Vũ phạm tội mới trong thời gian thử thách và đề nghị toà tổng hợp bản án số 10 nêu trên của Toà án huyện NL Toà án nhân dân tỉnh A đã xử phạt Trần Thế Vũ 7 năm tù về tội “Cướp giật tài sản của công dân” và tổng hợp 9 tháng tù của sản số 10 ngày 23-4-1996 của Toà án nhân dân huyện NL buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 7 năm 9 tháng tù là không có căn cứ pháp luật. Trái với quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự từ đó làm thiệt hại cho bị cáo và vụ án phải xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm để huỷ những sai phạm của án sơ thẩm số 75/HSST ngày 30-3-1999 của Toà án nhân dân tỉnh A đối với Trần Thế Vũ. Thiếu sót, vi phạm nêu trên là do kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không đối chiếu với các quy định của pháp luật nên đề nghị áp dụng pháp luật tại phiên toà không chính xác.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xin thông báo để các đồng chí nghiên cứu rút kinh nghiệm./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
Nguồn: Thông báo số 32/VKSTC-V3 ngày 19 tháng 4 năm 2004
(Còn tiếp)
Tác Dụng Của Trái Nho Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người
Nho giúp làm giảm cơn hen suyễn
Nho có khả năng chữa khỏi bệnh hen suyễn vì nho có thể khắc phục hậu quả của cơn hen. Tại Ai Cập, người bị hen suyễn được khuyên ăn quả nho vì nó có tác dụng làm giảm hen suyễn.
Nho giúp điều trị bệnh táo bón mạn tính
Nho có chứa cellulose, axit hữu cơ và đường một thực phẩm nhuận tràng giúp điều trị táo bón. Do đó, nho có thể giải quyết được vấn đề táo bón mạn tính.
Cách hiệu quả nhất để loại bỏ chứng đau nửa đầu là bạn nên dùng nước ép nho chín vào mỗi buổi sáng sớm hàng ngày.
Nho ngăn ngừa hình thành cục máu đông
Nho đỏ ngăn ngừa cục máu đông bằng cách thúc đẩy mức độ nitric oxide trong máu. Nó cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp giảm mức cholesterol LDL giúp tránh được những tắc nghẽn mạch máu. Đối với những trường hợp bệnh tim có thể thêm nho vào chế độ ăn để làm giảm các cơn đau và đánh trống ngực.
Nho làm giảm kích ứng dạ dày
Ăn nho làm giảm kích ứng dạ dày cũng như chứng khó tiêu. Vì nó là một thức ăn nhẹ, nó cũng có thể giúp đỡ trong việc chữa rối loạn tiêu hóa.
Nho giúp tránh mệt mỏi
Trong nho có chứa rất nhiều hàm lượng sắt, vì vậy uống nước ép nho sau một buổi tập luyện hoặc khi mệt mỏi sẽ giúp bạn tránh mệt mỏi.
Nho chống thoái hóa điểm vàng
Nho ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Axit caffeic và bioflavonoids có trong nho là hai chất dinh dưỡng chống ung thư. Nó giúp việc hấp thụ vitamin C mà duy trì các mô liên kết khỏe mạnh trong cơ thể. Bioflavonoids giảm sự phát triển của tế bào ung thư và cũng giúp tiêu diệt chúng trong.
Nho kháng khuẩn hiệu quả
Nho đi kèm với đặc tính kháng khuẩn nó hiệu quả trong cuộc chiến chống virus cũng như các khối u.
Nho làm chậm quá trình lão hóa
Các resveratrol trong nho có khả năng ảnh hưởng đến quá trình lão hóa. Nó kích hoạt các enzym làm chậm quá trình lão hóa đó giúp tăng cường sự ổn định DNA và nâng cao tuổi thọ.
Nho góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch
Cụ thể, các hợp chất stilbenoid này gồm resveratrol trong nho đỏ. Chúng phối hợp với vitamin D giúp làm tăng tính năng gien CAMP của con người, là một loại gien đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
Học Thuyết Về Tội Phạm
I. Đặt vấn đề 1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, sự cần thiết của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản mang tính chất nhập môn của học thuyết về tội phạm (hay còn gọi là lý luận về tội phạm) với tư cách là tiền đề đầu tiên trước khi bắt tay vào phân tích khoa học các bộ phận cấu thành (phần) của học thuyết này có ý nghĩa lý luận và phương pháp luận rất quan trọng trên các bình diện sau:
Thứ nhất, trong hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản cần được nghiên cứu của học thuyết về tội phạm, thì phần nhập môn của học thuyết này chính là nội dung đầu tiên mà khoa học luật hình sự có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ, tức là phải chỉ ra được nội hàm của các khái niệm và các phạm trù với tư cách là những đối tượng nghiên cứu được đề cập trong bài viết này, những vấn đề mà từ trước đến nay chưa bao giờ được đề cập đến trong khoa học luật hình sự Việt Nam (ví dụ: 1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của phạm trù “học thuyết” trong khoa học luật hình sự là gì?; 2. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của phạm trù “trường phái” trong khoa học luật hình sự là gì?; 3. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai phạm trù này như thế nào?; 4. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản và các bộ phận cấu thành chủ yếu của học thuyết về tội phạm).
Thứ ba, việc nắm vững một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề cơ bản của nhập môn học thuyết về tội phạm sẽ giúp chúng ta có được phương pháp tiếp cận vấn đề đúng đắn và khoa học để tiếp tục nghiên cứu một cách biện chứng và khách quan các các bộ phận cấu thành của học thuyết này (như: Bản chất và khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm, nhiều tội phạm, lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm.v.v.) trong mối quan hệ hữu cơ và thống nhất, tương hỗ và chặt chẽ của chúng với nhau.
2. Hệ thống những vấn đề cần được nghiên cứu
Như vậy, để làm rõ nội hàm của các phạm trù và các khái niệm với tư cách là những vấn đề lý luận cơ bản được đề cập trong bài viết, theo quan điểm của chúng tôi các luật gia, các nhà hình sự học cần phải đưa ra được sự phân tích khoa học 6 (sáu) đối tượng nghiên cứu riêng biệt tương ứng với các nhóm vấn đề như sau:
1) Nhóm vấn đề thứ nhất – Về phạm trù “học thuyết” trong khoa học luật hình sự;
2) Nhóm vấn đề thứ hai – Khái niệm, các đặc điểm cơ bản và các bộ phận cấu thành (phần) chủ yếu của học thuyết về tội phạm;
3) Nhóm vấn đề thứ ba – Các phương hướng cơ bản của việc nghiên cứu học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay;
4) Nhóm vấn đề thứ tư – Về phạm trù “trường phái” trong khoa học luật hình sự;
5) Nhóm vấn đề thứ năm – Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của học thuyết với trường phái trong khoa học luật hình sự;
6) Nhóm vấn đề thứ sáu – Nội dung chính của một số trường phái chủ yếu trong khoa học luật hình sự.
II. Nội dung vấn đề
1. Về phạm trù “học thuyết” trong khoa học luật hình sự
Trước khi xây dựng khái niệm “học thuyết” trong khoa học luật hình sự và tìm hiểu nội hàm của nó, thiết nghĩ chúng ta cần phải bàn đến cội nguồn sự ra đời của ngành luật này và của các công trình nghiên cứu lý luận về luật hình sự.
1.1. Luật Hình sự được thừa nhận chung là ngành luật cổ điển nhất vì đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ đại cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và chính vì vậy, nó là ngành luật xuất hiện sớm hơn tất cả so với các ngành luật khác trong các hệ thống pháp luật đang tồn tại trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời đại xa xưa ấy của xã hội loài người Luật Hình sự chưa hề phát triển với tính chất là một chuyên ngành khoa học pháp lý độc lập nhưhiện nay.
1.2. Việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển cửa khoa học luật hình sự từ xưa đến nay cho thấy, các công trình nghiên cứu lý luận đầu tiên trong lĩnh vực luật hình sự chỉ được nhân loại biết đến cùng sự ra đời của các khoa Luật tại các trường Đại học tổng hợp của La Mã cổ đại (Italia đương đại). Ngay từ thời kỳ trung cổ (các thế kỷ XIII – XVI), các công trình khoa học luật hình sự nổi tiếng nhất thế giới đã được soạn thảo tại chính đất nước này. Hơn nữa, Italia là một quốc gia duy nhất trên thế giới, mà ở đó ngay từ thế kỷ XIX chỉ trong cùng một năm (1865) đã có đến bốn (04) bộ luật được thông qua – đó là: 1. Bộ luật Dân sự; 2. Bộ luật Thương mại; 3. Bộ luật Tố tụng Dân sự và; 4. Bộ luật Tố tụng Hình sự(1). Chính vì ở một đất nước có hệ thống pháp luật phát triển mạnh mẽ và toàn diện như vậy nên những tác phẩm của các nhà khoa học luật hình sự Italia đã có ảnh hưởng đáng kể không chỉ đến sự xuất hiện của khoa học luật hình sự nói riêng, mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của pháp luật Châu Âu nói chung.
1.3. Cùng với thời gian, trong các trường phái khoa học luật hình sự quốc gia tại các nước Châu Âu đã dần dần xuất hiện các công trình nghiên cứu riêng, ở Hà Lan (thế kỷ XVI), Đức (thế kỷ XVII), Pháp (thế kỷ XVIII), Nga (thế kỷ XIX).v.v. Về cơ bản, trong giai đoạn thế kỷ XVIII – thế kỷ XIX những tư tưởng và những quan điểm khác nhau được trình bày trong các công trình nghiên cứu về luật hình sự đã góp phần hình thành nên các học thuyết (trường phái) lý luận riêng biệt trong khoa học luật hình sự.
2. Đặc điểm thứ hai, hệ thống của những vấn đề lý luận của các học giả thuộc các trường phái khác nhau đó trong khoa học luật hình sự phải được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các thời kỳ lịch sử.
3. Đặc điểm thứ ba, hệ thống của những vấn đề lý luận của các học giả thuộc các trường phái khác nhau đó trong khoa học luật hình sự phải được đánh giá như là những tư tưởng về luật hình sự riêng biệt, mang tính học thuật rõ rệt và được thừa nhận chung ở các mức độ nhất định.
2. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản và các bộ phận cấu thành (phần) chủ yếu của học thuyết về tội phạm
2.1. Khái niệm học thuyết về tội phạm
2.2. Các đặc điểm cơ bản của học thuyết về tội phạm
Từ khái niệm đã nêu trên cho thấy, học thuyết về tội phạm có ba (03) đặc điểm cơ bản (dấu hiệu đặc trưng chính) sau đây:
2.3. Các bộ phận cấu thành (phần) chủ yếu của học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự Việt Nam:
1. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ nhất, lý luận về bản chất và khái niệm tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Bản chất xã hội – pháp lý của tội phạm; b. Khái niệm và các đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm; c. Tính quyết định xã hội của các đặc điểm của tội phạm; d. Phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác và hành vi trái đạo đức.
2. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ hai, lý luận về phân loại tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của phân loại tội phạm; b. Những tiêu chí phân loại tội phạm và tính quyết định xã hội của chúng; c. Chế định phân loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
3. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ ba, lý luận về cấu thành tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm và phân loại cấu thành tội phạm; b. Bản chất và vai trò của cấu thành tội phạm; c. Khách thể của tội phạm; d. Chủ thể của tội phạm; đ. Mặt khách quan của tội phạm; e. Mặt chủ quan của tội phạm và f. Khách thể của tội phạm.
4. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ tư, lý luận về nhiều (đa) tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm nhiều tội phạm và sự khác nhau của nó với tội đơn nhất phức tạp; b. Các dạng nhiều tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.
5. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ năm, lý luận về lỗi hình sự có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Cơ sở triết học và cơ sở tâm lý? Của lỗi trong luật hình sự; b. Khái niệm lỗi hình sự và khái niệm người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm; c. Các hình thức lỗi và các dạng lỗi trong luật hình sự; 4. Chế định lỗi trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
6. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ sáu, lý luận về các giai đoạn thực hiện tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: 1. Khái niệm và các dạng trong các giai đoạn thực hiện tội phạm; 2. Chuẩn bị phạm tội; 3. Phạm tội chưa đạt; 4. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong hai giai đoạn đầu của tội phạm chưa hoàn thành – hoạt động phạm tội sơ bộ; 5) Tội phạm hoàn thành; 6) Tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm; 7) Chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam
8. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ tám, lý luận về các trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm và bản chất pháp lý của những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi; b. Sự kiện bất ngờ; c. Gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; d. Tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể của hành vi; đ. Phòng vệ chính đáng; e. Tình thế cấp thiết; f. Về một số trường hợp khác loại trừ tính chất tội phạm của hành vi chưa được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam; g. Chế định những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam
9. Và cuối cùng, bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ chín, lý luận về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam; b. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam; c. Một số nhược điểm chính của các quy định tại Phần chung về tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
3. Các phương hướng cơ bản của việc nghiên cứu học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
Xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền (đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ thực sự các quyền và tự do của con người và của công dân), đồng thời trên cơ sở phân tích các luận điểm trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cho phép chỉ ra các phương hướng cơ bản sau đây của việc nghiên cứu học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự nước ta hiện nay:
3.1. Phương hướng cơ bản thứ nhất, nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận tính quyết định xã hội của các đặc điểm của tội phạm và những tiêu chí phân loại tội phạm để góp phần phân biệt rõ hơn ranh giới giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác và hành vi trái đạo đức, trên cơ sở đó luận chứng và đưa ra mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp để hoàn thiện hơn nữa chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
3.2. Phương hướng cơ bản thứ hai, nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận hai chế định khó và phức tạp nhất của luật hình sự (lỗi và đa tội phạm) nhằm làm rõ các hình thức lỗi với các dạng của nó, cũng như các dạng nhiều tội phạm để trên cơ sở đó luận chứng và đưa ra mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chế định lỗi và ghi nhận chế định đa tội phạm (với tư cách là một chế đinh riêng biệt) trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
3.3. Phương hướng cơ bản thứ ba, nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm và chế định đồng phạm nhằm luận chứng và đưa ra mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hai chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
3.4. Phương hướng cơ bản thứ tư, nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận chế định những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi để trên cơ sở đó luận chứng và đưa ra mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chế định này thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
3.5. Phương hướng cơ bản thứ năm, từ việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề nêu trên của học thuyết về tội phạm trong luật hình sự đã cố gắng luận chứng những cơ sở khoa học – thực tiễn của việc hoạch định chính sách hình sự (nói chung) và chính sách pháp luật hình sự (nói riêng), góp phần nâng cao hiệu quả của cải cách tư pháp trong lĩnh vực hình sự ở Việt Nam giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.
4. Về phạm trù “trường phái” trong khoa học luật hình sự
4.2. Đặc điểm thứ hai, hệ thống những vấn đề lý luận của một nhóm các học giả có cùng chung một hướng (hoặc phương pháp luận) nghiên cứu thuộc một hệ quan điểm giống nhau đó trong khoa học luật hình sự là của một nhóm các học giả có cùng chung một hướng (hoặc phương pháp luận) nghiên cứu.
4.3. Đặc điểm thứ ba, hệ thống những vấn đề lý luận các quan điểm giống nhau trong khoa học luật hình sự của một nhóm các nhà hình sự học phải được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các giai đoạn lịch sử.
4.4. Đặc điểm thứ tư, hệ thống những vấn đề lý luận của các quan điểm giống nhau trong khoa học luật hình sự của một nhóm của các nhà hình sự học phải được đánh giá như là những luận điểm luật hình sự riêng biệt, mang tính học thuật rõ rệt và được thừa nhận chung ở các mức độ nhất định.
5. Phân biệt sự giống và khác nhau của học thuyết với trường phái trong khoa học luật hình sự
5.1. Sự giống nhau của hai khái niệm này là: 1) Chúng đều là hệ thống những vấn đề lý luận trong khoa học luật hình sự; 2) Hệ thống những vấn đề lý luận này phải được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ; 3) Hệ thống những vấn đề lý luận này trong khoa học luật hình sự phải được đánh giá như là những tư tưởng – đối với khái niệm thứ nhất (hoặc luận điểm – đối với khái niệm thứ hai) luật hình sự riêng biệt, mang tính học thuật rõ rệt và được thừa nhận chung ở các mức độ nhất định.
5.2. Sự khác nhau của hai khái niệm này là:
Học thuyết trong khoa học luật hình sự
Trường phái trong khoa học luật hình sự
b. Hệ thống những vấn đề lý luận của các học giả thuộc các trường phái khác nhau đó được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các thời kỳ lịch sử.
c. Hệ thống những vấn đề lý luận của các học giả thuộc các trường phái khác nhau đó được đánh giá với tư cách là những tư tưởng luật hình sự riêng biệt.
d. Ví dụ: Học thuyết về tội phạm hay học thuyết về hình phạt trong khoa học luật hình sự.
b. Hệ thống những vấn đề lý luận của một nhóm các học giả có cùng chung một hướng (hoặc phương pháp luận) nghiên cứu thuộc cùng một hệ quan điểm giống nhau đó được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các giai đoạn lịch sử.
c. Hệ thống những vấn đề lý luận của một nhóm các học giả có cùng chung một hướng (hoặc phương pháp luận) nghiên cứu thuộc cùng một hệ quan điểm giống nhau đó được đánh giá với tư cách là những luận điểm luật hình sự riêng biệt.
d. Ví dụ: Trường phái cổ điển hay trường phái xã hội học trong khoa học luật hình sự.
6. Nội dung chính của các trường phái chủ yếu trong khoa học luật hình sự
* Trường phái khai sáng – nhân đạo có nội dung chủ yếu là:
6.1. Phê phán bản chất đàn áp và dã man của luật hình sự phong kiến nói riêng, cũng như của toàn bộ cái gọi là nền “tư pháp” hình sự tàn bạo và bất công của Nhà nước phong kiến chuyên chế, độc tài và vô pháp luật nói chung; luận chứng cho những nền tảng tư tưởng của một loạt các nguyên tắc luật hình sự quan trọng (như: Nhân đạo, pháp chế, công minh, không tránh khỏi trách nhiệm), cũng như việc phải đảm bảo kỹ thuật lập pháp, sự bình đẳng, chân lý khách quan, các quyền và tự do của con người.
6.2. Theo quan điểm của Sarl Mônteckiơ (1689 – 1755) thì: 1) Luật hình sự cần phải xây dựng trên cơ sở nguyên tắc hành vi với tư cách là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự một người vì đã thực hiện hành vi bên ngoài, mà không được truy cứu trách nhiệm hình sự người đó chỉ vì những lời nói hay những ý nghĩ, khi người đó chưa thực hiện một hành vi nào cụ thể; 2) Phải hạn chế giới hạn của các hành vi bị xử phạt về hình sự (nhất là trong lĩnh vực tự do tín ngưỡng); 3) Hình phạt được Toà án quyết định đối với người phạm tội phải tương xứng với tội phạm mà người đó đã thực hiện và chính vì vậy, luật hình sự cần quy định chính xác tội phạm để Thẩm phán không thể né tránh được lời văn của điều luật.v.v.
6.3. Theo quan điểm của Volte (1694 – 1778) thì: 1) Việc hoàn thiện pháp luật hình sự phải gắn với việc ngăn ngừa tình trạng phạm tội; 2) Pháp luật hình sự không nên quy định hình phạt tử hình, phải đảm bảo sự tương xứng giữa tội phạm và hình phạt, giữa tính nghiêm trọng của tội phạm và tính nghiêm khắc của hình phạt; 3) Việc truy bức của nhà thờ tin lành đối với những người khác quan điểm về tín ngưỡng tôn giáo chính là sự truy bức dã man nhất và nó trái với lý trí của nhân loại, vì nếu như các Toà án pháp đình của đạo Thiên chúa giáo đã kết án tử hình hàng trăm nghìn “phù thuỷ” do họ tưởng tượng ra, cũng như vô số những người bị coi là “tà đạo” nữa bị giết hại bằng các vụ tàn sát của các Toà án này, thì sẽ đến lúc trên thế giới chỉ còn có những tên đao phủ và những nạn nhân ở xung quanh các vị quan toà và các khán giả.v.v.
6.4. Theo quan điểm của Giăng Pôl Marát (1743 – 1793) thì: 1) Các đạo luật hình sự phải được công bố công khai cho tất cả mọi người đều biết, phải công minh, sáng suốt và dễ hiểu, mà không cần sợ sự chính xác nào hay sự đơn giản nào là thừa, các đạo luật ấy không nên tạo ra ấn tượng tuỳ tiện, khó hiểu và không xác định về tội phạm và hình phạt; vấn đề quan trọng là làm sao cho mỗi người có thể hoàn toàn hiểu được chúng và biết rằng anh ta sẽ bị gì nếu như vi phạm chúng; b) Các đạo luật hình sự chỉ nên cấm những điều gì có hại cho xã hội, vì bất kỳ sự thích thú nào của nhà làm luật về số lượng các điều cấm về hình sự hay sự cấm đoán hành vi nào mà không hại cho những người xung quanh thì đều có thể dẫn đến sự phủ nhận của chính các đạo luật ấy; 3) Căn cứ vào nội dung của từng đạo luật không nhất thiết phải chấp hành một cách tuyệt đối mà trái lại, có thể được vi phạm các đạo luật không công minh, nhất là các đạo luật của chế độ độc tài cần phải bị lật đổ, và vì sự vi phạm như thế mà chính quyền nào trừng phạt thì đó là chính quyền bạo ngược, còn Thẩm phán nào kết án tử hình thì đó là kẻ giết người đê tiện.v.v.
6.5. Theo quan điểm của Treraze Beccaria (1738 – 1794) thì: 1) Cần phải phân công rõ ràng chức năng của hai nhánh quyền lực (lập pháp và tư pháp), tức là việc quy định trong luật hành vi nào là tội phạm và hình phạt đối với hành vi đó ra sao (?) – phải và chỉ là thẩm quyền của nhà làm luật, còn phán xét xem một người có phạm tội hay không và nếu phạm tội thì sẽ tương xứng với loại và mức hình phạt cụ thể nào (?) – là thẩm quyền của Toà án, chứ Toà án không thể quy định hình phạt và đồng thời cũng không được quyết định hình phạt ngoài phạm vi mà luật đã quy định; 2) Các luật hình sự chỉ có thể trừng phạt đối với những hành vi, chứ không được trừng phạt những ý định hoặc những lời phát ngôn của mọi người; vì thước đo duy nhất và thực sự của tội phạm chính là thiệt hại xảy ra đối với các lợi ích của xã hội; 3) Cần phải xây dựng một thang chung và chính xác của các tội phạm và các hình phạt để đảm bảo sự bình đẳng của hình phạt đối với tất cả các công dân, cũng như sự phù hợp giữa tội phạm được thực hiện và hình phạt; 4) Thang của các tội phạm chính là sự phân loại chúng theo mức độ nghiêm trọng, tác dụng của hình phạt không phải nằm trong sự tàn bạo, mà là trong sự không thể tránh khỏi nó một khi đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm; 5) Mục đích của hình phạt không phải là làm khiếp sợ con người, mà là ngăn ngừa bị cáo phạm tội lại và kìm giữ những người khác tránh khỏi việc phạm tội; 6) Dưới con mắt của mọi người hình phạt tử hình chỉ là biểu hiện của sự tàn bạo vì chức năng ngăn ngừa của hình phạt ấy chỉ có tính chất tưởng tượng, nó làm cho lối sống của người ta trở nên chai sạn hơn, tàn nhẫn hơn và suy cho cùng là thúc đẩy việc thực hiện những tội phạm mới.v.v.
* Trường phái cổ điển có nội dung chính là:
6.6. Hệ thống lý luận về các nguyên tắc, các chế định và các đảm bảo hiến định của pháp chế trong lĩnh vực luật hình sự với những tư tưởng và các quan điểm riêng có tính chất học thuật của trường phái này là:
1) Nguyên tắc chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi – bản chất của con người không phải là trong các ý muốn hoặc các ý định, mà là trong hoạt động của họ, nên con người chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ thực hiện, chứ không phải về âm mưu hoặc ý định phạm tội, đồng thời chỉ nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hậu quả của hành vi mà không nên căn cứ vào lỗi của người gây ra hậu quả đó.
2) Nguyên tắc nhân đạo – tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự của người trong khi thực hiện hành vi phải là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự, đối với người này không được áp dụng hình phạt mà phải thay thế hình phạt bằng sự điều trị y khoa.
3) Nguyên tắc pháp chế – “Nulla poena sine lege” (không có hình phạt, nếu không có luật quy định), “Nulla poena sine crimen” (không có hình phạt, nếu không có tội phạm), “Nulla crimen sine poena legali” (không có tội phạm, không có hình phạt quy định trong luật), tức là cần xây dựng các chế tài xác định trong luật hình sự để hạn chế sự tuỳ tiện của Toà án; việc trấn áp về mặt hình sự cần phù hợp một cách chặt chẽ với các đòi hỏi pháp luật, còn pháp luật phải xác định dứt khoát và rõ ràng giới hạn các hành vi bị coi là những tội phạm, cũng như các hình phạt có thể được áp dụng đối với việc thực hiện tội phạm.
4) Nguyên tắc cá thể hoá và phân hoá trách nhiệm hình sự – cần phân biệt ý định độc ác (cố ý) với sự không thận trọng (vô ý) như là hai hình thức lỗi chủ yếu; phải giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trên cơ sở các tiêu chí khách quan bên ngoài (Ví dụ: Mức độ trách nhiệm đối với phạm tội chưa đạt phải ít nghiêm khắc hơn đối với tội phạm hoàn thành, khi quyết định hình phạt đối với các hành vi của người xúi giục và giúp sức phải tính đến vai trò của họ trong việc thực hiện tội phạm).
5) Nguyên tắc công minh – tính chất nghiêm trọng của hình phạt cần phải được xác định bằng tính chất nghiêm trọng của hành vi (về khách quan), chứ không phải là bằng ý định phạm tội của người có lỗi (về chủ quan).
6.7. Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) ngay trong trường phái cổ điển đã xuất hiện xu hướng “cổ điển mới”, mà nội dung chủ yếu của nó là đưa ra những luận điểm mới nhằm làm giảm nhẹ việc trấn áp về mặt hình sự như: 1) Phải căn cứ vào các đặc điểm về nhân thân người phạm tội (bệnh tâm thần, độ tuổi) để đảm bảo việc cá thể hoá hình phạt; 2) Thừa nhận một số tình tiết làm giảm nhẹ lỗi.v.v.
* Trường phái xã hội học có nội dung chính là:
6.8. Theo luận thuyết về các yếu tố của tình trạng phạm tội thì tình trạng phạm tội là một hiện tượng xã hội vĩnh cửu, còn tội phạm là kết quả của sự tác động qua lại của ba nhóm yếu tố: 1) Các yếu tố cá nhân (sinh học) – tuổi tác, giới tính, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, các đặc điểm tâm, sinh lý của con người; 2) các yếu tố xã hội – môi trường sống (thành phố, nông thôn), nghề nghiệp, sắc tộc, tôn giáo, những điều kiện về nhà ở, tình trạng nghiện ngập, nghèo khổ, thất nghiệp, mãi dâm; 3) Các yếu tố vật lý – khí hậu, thời tiết, các mùa trong năm.v.v.
6.9. Xuất phát từ luận thuyết đã nêu trên, trường phái này đã đưa ra những luận điểm khác nhau về hệ thống các biện pháp ngăn ngừa tình trạng phạm tội như: 1) Thành lập các thị trường lao động, thúc đẩy việc di dân, bảo trợ các trẻ em lang thang, chăm sóc những người già cả, bị bệnh tật và tàn phế, các địa phương phải có trách nhiệm quan tâm đến những người nghèo khổ (Prins); 2) Tác động đến môi trường thúc đẩy bằng các biện pháp phòng ngừa có tính chất xã hội như đấu tranh với tình trạng nghèo khổ, nghiện ngập và các bệnh xã hội (Lakassan); 3) Một số nhà xã hội học khác còn đề nghị thay thế hình phạt bằng các biện pháp nhằm ngăn ngừa một số loại tội phạm (tổ chức công việc công cộng trong những thời kỳ đói kém hoặc những mùa đông giá lạnh để hạn chế tội trộm cắp, tổ chức một cách đúng đắn và hợp lý việc mãi dâm để chống những tội phạm về tình dục).v.v.
6.10. Trường phái này còn đưa ra các kiến giải nhân đạo nhằm làm cho việc trấn áp về hình sự đạt được sự mềm dẻo, có hiệu quả và “tiết kiệm” hình phạt như: 1) Thành lập các Toà án chuyên xét xử các vụ án của những người chưa thành niên; 2) Chế định án treo và chế định tha miễn trước thời hạn có điều kiện cần phải được áp dụng rộng rãi; 3) Không nên xử phạt tù ngắn hạn để loại trừ ảnh hưởng có hại của các nhà tù đối với những người bị kết án.
* Trường phái nhân chủng học có nội dung chính là:
6.12. Trên nền tảng triết học của chủ nghĩa duy vật tầm thường, đồng thời căn cứ vào các quan sát về những phạm nhân và sự so sánh các số liệu nhân chủng học của họ với những người khác (quân nhân, sinh viên.v.v.), Lombrôzo và những người theo trường phái này đã khẳng định rằng: 1) Tình trạng phạm tội là hiện tượng sinh học tồn tại vĩnh cửu và không thay đổi trong xã hội loài người, cũng như trong thế giới động vật và cả thực vật nữa; 2) Chính các yếu tố tự nhiên – sinh học (chứ không phải môi trường xã hội) đã có ảnh hưởng quyết định đối với cách xử sự có tính chất tội phạm của nhân thân; 3) Trong xã hội có một loại người đặc biệt khác với các công dân bình thường do bản chất của họ ngay từ lúc mới sinh ra đã là những kẻ phạm tội và không thể nào cải tạo được; 4) Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết loại người này bằng các dấu hiệu nhân chủng học đặc trưng mà chỉ riêng ở họ mới có (Ví dụ: a) ở những kẻ sát nhân – dáng người cao, răng dài, đôi môi mỏng, mũi diều hâu…, b) ở những kẻ trộm cắp – đôi mắt thường không đứng yên tại một chỗ mà hay đảo qua đảo lại và ít có râu quai nón, c) ở những kẻ hay phạm các tội tình dục – đôi môi dày, tóc dài, d) Còn ở những kẻ phạm tội mà bị rối loạn tâm thần đa nhân cách – cơ thể có nhiều lông lá, mặt đen, mắt trắng, môi thâm, tính khí thất thường – hay thay đổi – lúc thì cáu bẳn, lúc thì nói lẩm bẩm hoặc lúc thì cười một mình.v.v.).
6.15. Hiện nay, trên nền tảng của trường phái này, trong khoa học luật hình sự của một số nước đã xuất hiện một số luận thuyết sinh học – tâm lý về các nguyên nhân của tình trạng phạm tội mà người ta thường gọi là các thuyết “lombrôzo mới”. Nội dung chủ yếu của các thuyết này phản ánh các đặc điểm về sinh học – di truyền học (Ví dụ: Các gien của tính chất tội phạm có ở một số loại người nhất định trong xã hội, chúng mang đặc tính di truyền và có thể ảnh hưởng đến nhiều thế hệ kế tiếp nhau).
III. Kết luận
Việc nghiên cứu những vấn đề nhập môn cơ bản của học thuyết về tội phạm trong bài viết này, cho phép đưa ra những kết luận chung sau đây:
TSKH. PGS. Lê Cảm, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội
Tạp chí Kiểm sát số 11, 13/2008
(1) Xem: Resetnhikôv F.M. Hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới. Sách tra cứu. Nxb Sách pháp lý. Maxcơva, 1993, tr.105 (tiếng Nga).
Vài Nét Về Tội Phạm Học Và Nghiên Cứu Tội Phạm Học Ở Việt Nam
1. Tội phạm học – ngành khoa học phục vụ đắc lực cho đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tình hình tội phạm như một hiện tượng xã hội tiêu cực gắn liền với các nhân tố xã hội và con người trong xã hội có nhà nước.
Tội phạm học sinh ra do nhu cầu giải thích, khám phá bản chất và các quy luật phát sinh, phát triển các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng và quá trình tiêu cực, bất lợi cho xã hội, nhà nước và con người thông qua khám phá chính bản chất của các hiện tượng và quá trình tiêu cực, bất lợi đó cũng như những nguyên nhân đã phát sinh và các điều kiện hoàn cảnh khách quan thuận lợi cho sự phát triển, gia tăng các hiện tượng, quá trình đó nhằm mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn, vô hiệu hóa các nguyên nhân và điều kiện.
2. Sự xuất hiện Tội phạm học ở Việt Nam
Lịch sử minh chứng quá trình hình thành, lớn mạnh dần của hệ thống những tri thức chung mang tính cơ sở cho việc nhận thức và giải quyết nhiệm vụ của một loạt ngành khoa học và hoạt động thực tiễn thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự và quản lý nhà nước đối với quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm… Đó chính là quá trình hình thành, phát triển và tách ra độc lập của Tội phạm học trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Vì vậy để nhận chân giá trị và đánh giá đúng được tiến trình phát triển của Tội phạm học nước nhà chúng ta cũng cần xem xét tội phạm học trong mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội khác liên đới.
Sự sinh sau đẻ muộn của Tội phạm học so với nhiều ngành khoa học xã hội – pháp lý khác có nguyên nhân khách quan đồng thời cũng phản ánh năng lực chủ quan của chủ thể quản lý xã hội, quản lý nhà nước trên lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. Điều này cũng cho phép giải thích vì sao Tội phạm học ở Việt Nam được hình thành khá muộn mằn so với nhiều nước trên thế giới.
Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, ở Việt Nam đã xuất hiện những bài viết mang tính chất tội phạm học trên các báo, tạp chí khoa học như Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Công an nhân dân… Những bài viết dạng này cũng được gia tăng dần cùng với sự gia tăng các loại tạp chí, bản tin khoa học trong các ngành bảo vệ pháp luật. Tất nhiên, thuở ban đầu ấy, chưa phải đã có ngay những tri thức, những nhận định rõ ràng về Tội phạm học. Thậm chí cách đặt vấn đề còn hết sức dè dặt, bởi định kiến rằng Xã hội học nói chung là cái gì đó có xuất xứ từ xã hội tư sản và Tội phạm học hình như là một phiên bản của Xã hội học…
Cùng với sự du nhập và phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học pháp lý từ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô vào Việt Nam (quá trình này gắn liền với quá trình thực hiện chủ trương phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học xã hội của Đảng và Nhà nước), dần dần xuất hiện những nghiên cứu thuộc lĩnh vực Tội phạm học. Đặc biệt từ khi thực hiện chính sách đổi mới và bắt đầu tổ chức một cách phổ biến hình thức đào tạo trên và sau đại học, cùng với sự lớn mạnh dần của đào tạo sau đại học ở Việt Nam, việc triển khai nghiên cứu Tội phạm học từ chỗ đơn lẻ, thiếu tính tổ chức đã dần dần đi vào nền nếp, có tổ chức và hệ thống chặt chẽ.
Nếu như những năm 80 của thế kỷ trước chỉ có những bài báo đăng trên các tạp chí bàn đến những khía cạnh nào đó mang tính tội phạm học của các vấn đề tội phạm, hình phạt, hoặc pháp luật tố tụng hình sự, điều tra hình sự… thì những năm đầu thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 đã xuất hiện ở Việt Nam những bài giảng đầu tiên về Tội phạm học đã được trình bày tại các Trung tâm nghiên cứu khoa học và Đào tạo Sau đại học của một số cơ sở đào tạo. Ngày nay, những thành tựu của Xã hội học và nhiều ngành khoa học khác, nhất là trên phương diện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đã được Tội phạm học vận dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho những giải pháp và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, cùng với những luận văn, luận án đầu tiên về lĩnh vực Hình pháp học, ở Việt Nam đã xuất hiện những luận văn, luận án, những tác phẩm dịch thuật đầu tiên về Tội phạm học. Những cơ sở đầu tiên đào tạo các thạc sĩ chuyên ngành Tội phạm học rất ít ỏi ở Việt Nam lúc này chính là Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Đại học Cảnh sát nhân dân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội… Những giáo trình, đề tài khoa học đầu tiên về Tội phạm học đã xuất hiện ở Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội những năm 1995 – 1996 và tiếp sau đó, những năm 1996 – 1997 ở Đại học Cảnh sát nhân dân, ở Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội Việt Nam… Những công trình nghiên cứu Tội phạm học ở Việt Nam thời kỳ đầu hình thành và phát triển gắn liền với tên tuổi những nhà khoa học pháp lý như chúng tôi Đào Trí Úc, chúng tôi Đỗ Ngọc Quang, chúng tôi Phạm Tuấn Bình, chúng tôi Nguyễn Xuân Yêm, chúng tôi Hồ Trọng Ngũ, chúng tôi Võ Khánh Vinh, TS. Nguyễn Mạnh Kháng, TS. Phạm Hồng Hải,… Bên cạnh những bài viết, bài giảng về Tội phạm học đầu tiên ở các cơ sở đào tạo đã xuất hiện những cuốn giáo trình Tội phạm học, những chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học, những ấn phẩm dịch đầu tiên về lĩnh vực Tội phạm học của các tổ chức và cá nhân. Đáng chú ý là Đề tài nghiên cứu về Chính sách xã hội bảo đảm an ninh xã hội thuộc Chương trình khoa học cấp nhà nước KX04 giai đoạn 1991 – 1996 do Thiếu tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an làm chủ nhiệm với sự tham gia của một tập thể cán bộ khoa học… trong đó có mảng vấn đề về tình hình tội phạm và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm. Giáo trình Tội phạm học do TS. Đỗ Ngọc Quang chủ biên (1996) bước đầu hệ thống hóa những tri thức về môn Tội phạm học ở Đại học quốc gia. Dịch phẩm từ công trình của nhà nghiên cứu tội phạm học Nhật bản Ueduen “Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm ở Nhật bản” do TS Nguyễn Xuân Yêm và TS Hồ Trọng Ngũ đồng dịch giả (1996) đã cũng cấp những kinh nghiệm quý báu về tổ chức nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm ở Nhật bản. Hội thảo khoa học và Kỷ yếu Hội thảo khoa học về đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức của Tạp chí Trật tự an toàn xã hội (01- 1997) tạo tiền đề cho nghiên cứu tội phạm có tổ chức ở Việt Nam đã tiếp cận hiện tượng này từ phương diện Tội phạm học. Các công trình nghiên cứu của tập thể tác giả do TS. Phạm Hồng Hải chủ biên với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu TPH như chúng tôi Đào Trí Úc, TS Võ Khánh Vinh, TS Nguyễn Mạnh Kháng về phương pháp luận nghiên cứu Tội phạm học, được công bố tại Trung tâm KHXH Việt Nam (1999); công trình của PGS TS Phạm Tuấn Bình về tội phạm ẩn ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp phát hiện (1999); sách Tội phạm có tổ chức – lịch sử và vấn đề của chúng tôi Hồ Trọng Ngũ (2000)… Đặc biệt công trình nghiên cứu “Tội phạm học hiện đại và Phòng ngừa tội phạm” và một loạt công trình khác về tội phạm có tổ chức, về tội phạm chưa thành niên của chúng tôi Nguyễn Xuân Yêm (Nxb CAND 2001), đã khảo cứu khá toàn diện sự phát triển của Tội phạm học ở Việt Nam và kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới ở thời kỳ đó và tạo một dấu ấn mạnh mẽ về nghiên cứu Tội phạm học ở Việt Nam.
3. Vai trò tích cực của Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm của Học viện Cảnh sát nhân dân
Có thể nói giai đoạn khoảng 20 năm lại nay, là giai đoạn nở rộ các công trình nghiên cứu Tội phạm học. Cùng với sự ra đời các chuyên ngành Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ về lĩnh vực Tội phạm học một số lượng lớn các luận văn, luận án tiến sĩ về lĩnh vực này đã được bảo vệ ở Học viện cảnh sát nhân dân, ở Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, ở Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Luật Hà Nội. Khoa Sau Đại học và Bồi dưỡng nâng cao của Đại học Cảnh sát nhân dân (tiền thân của nhiều đơn vị nghiên cứu, quản lý khoa học ngày nay là Học viện Cảnh sát nhân dân) cũng có quyền tự hào vì đã có những đóng góp ban đầu rất quý báu cho sự hình thành và phát triển Tội phạm học Việt Nam. Một số lượng lớn các thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành Tội phạm học đã được đào tạo ở đây – một trong những đơn vị đi đầu trong đào tạo sau đại học ở Việt Nam. Đặc biệt, những công trình, bài viết, luận văn đầu tiên nghiên cứu về Tội phạm có tổ chức đã được tổ chức nghiên cứu, tổ chức Hội thảo khoa học và công bố trên Tạp chí, kỷ yếu khoa học ở đơn vị này.
Đặc biệt, khoảng 10 năm vừa qua, sự đan bện giữa các nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra hình sự trở thành một xu hướng chủ đạo trong nhiều cơ sở giáo dục Đại học và Sau đại học. Trung tâm Tội phạm học và Điều tra Tội phạm của Học viện Cảnh sát nhân dân đã được thành lập, tiếp tục phát huy những thành tựu nghiên cứu tội phạm học của nhà trường và trở thành một trong những trung tâm đầu đàn tổ chức nghiên cứu các đề tài, đào tạo cán bộ nghiên cứu theo hướng này.
Kết hợp công tác nghiên cứu khoa học với đào tạo Sau đại học về lĩnh vực Tội phạm học, bên cạnh tổ chức các công trình nghiên cứu có quy mô lớn của các giáo sư, phó giáo sư – những người có bề dày nghiên cứu về tội phạm học đã xuất hiện một đội ngũ các nhà khoa học trẻ quan tâm nghiên cứu các vấn đề của tội phạm học chuyên biệt được đào tạo ở Trung tâm. Rất nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm kinh tế, tội phạm ma túy, tội phạm hình sự có tổ chức được thực hiện dưới hình thức luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các bài viết đăng trên các tạp chí của Học viện Cảnh sát nhân dân…
Nhìn lại 10 năm từ khi có Trung tâm Tội phạm học và Điều tra Tội phạm của Học viện Cảnh sát nhân dân (2007) đến nay, có thể thấy Tội phạm học Việt Nam đã có thêm những bước thay đổi lớn. Sự đóng góp của Trung tâm Tội phạm học và Điều tra tội phạm của Học viện Cảnh sát nhân dân cho phát triển khoa học Tội phạm học Việt Nam là điều đáng khích lệ. Rất nhiều công trình khoa học có giá trị, nhiều cuộc Hội thảo lớn và hàng ngàn sinh viên, học viên cao học, tiến sĩ được đào tạo ở Học viện Cảnh sát nhân dân có vai trò tham gia tích cực của Trung tâm này. Hiện nay Trung tâm đang tiếp tục có những chương trình nghiên cứu và đào tạo tội phạm học theo hướng tích cực và tiếp cận những thành tựu của Tội phạm học thế giới.
Mặc dù Tội phạm học Việt Nam đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khám phá hoặc cần thiết phải có cách nhìn đổi mới, điều chỉnh cách tiếp cận để nhằm giúp thực tiễn đạt được hiệu quả cao hơn trong điều kiện mới, nhưng nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Tội phạm học và Điều tra tội phạm của Học viện Cảnh sát nhân dân, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng Tội phạm học Việt Nam đã có những bước tiến lớn và đạt được những thành công rực rỡ. Việc thành lập Trung tâm Tội phạm học và Điều tra tội phạm ở Học viện Cảnh sát nhân dân là một chủ trương đúng đắn và hiệu quả. Ngày nay, với một đội ngũ cán bộ nghiên cứu khá vững vàng và với cộng đồng những nhà Tội phạm học Việt Nam rộng lớn đang cộng tác với Trung tâm, chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng trong tương lai Trung tâm Tội phạm học và Điều tra tội phạm sẽ tiếp tục có những đóng góp lớn hơn nữa cho sự phát triển của Ngành Tội phạm học Việt Nam.
Thiếu tướng, chúng tôi Hồ Trọng Ngũ – Phó Giám đốc Học viện CSND
Nguồn: Tạp chí CSND - Chuyên đề Tội phạm học và Khoa học hình sự số 8+9/2017
Bạn đang đọc nội dung bài viết Về Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng, Sức Khỏe, Nhân Phẩm, Danh Dự Của Con Người (Phần I) trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!