Đề Xuất 6/2023 # Vì Sao Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da? # Top 7 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Vì Sao Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da? # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vì Sao Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khoa Vân , 18/04/2017 (643 lượt xem)

Theo thống kê cho thấy triệu chứng vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng và 30% ở trẻ sinh non, thiếu tháng, sinh ngạt hoặc nhiễm trùng.

Theo các bác sỹ thì hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

1. Hiện tượng vàng da sinh lý (vàng da nhẹ): hiện tượng da bé bị vàng sẽ xuất hiện trong vòng 1-7 ngày tuổi, trẻ ăn ngủ bình thường và sẽ tự hết mà không cần can thiệp hay điều trị. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn chất Bilirubin, sắc tố màu vàng, được phóng thích vào máu gây nên hiện tượng vàng da sinh lý, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu thì da bé sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, các bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con có biểu hiện vàng da nhẹ sau sinh nhưng vẫn ăn ngủ tốt. Có thể hỗ trợ khắc phục hiện tượng vàng da sinh lý bằng cách tắm nắng cho trẻ, tăng lượng sữa và số lần bú trong ngày (vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa) và theo dõi diễn tiến của chứng vàng da trong vòng 7-10 ngày sau sinh bé sẽ tự khỏi.

2. Hiện tượng vàng da bệnh lý (vàng da nhân): Khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp khiến da bé sẽ vàng sậm, lan xuống tay, chân kèm theo hiện tượng bé bú kém hoặc bỏ bú, xuất hiện sớm (từ lúc lọt lòng hoặc trong vòng 1-2 ngày sau sinh). Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì dẫn đến nguy cơ chất bilirubin thấm vào não gây tổn thương não không hồi phục được, dãn đến bé bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê, hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Vàng da bệnh lý hay gặp ở trẻ sinh non, thiếu tháng, nhiễm trùng, sinh ngạt. Trẻ bị vàng da bệnh lý cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp như sau:

Phương pháp chiếu đèn: nguyên lý điều trị là ánh sáng của đèn sẽ biến chất Bilirubin thành chất không độc, sau đó được thải nhanh ra khỏi cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

Phương pháp thay máu: Nhằm loại bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bố mẹ cần cho con sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vì vậy, các mẹ hãy quan tâm đến biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, phân biệt vàng da sinh lý hay bệnh lý để xử lý đúng phương pháp.

Vì Sao Bé Bị Vàng Da Thưa Bác Sĩ

Chào bác sĩ, tôi vừa sinh hạ một bé trai được 2 tuần, hiện cháu vẫn khỏe mạnh, thỉnh thoảng hơi quấy khóc và bỏ bú. Bên cạnh đó tôi đang lo lắng không hiểu tại sao bé bị vàng da. Xin hỏi bác sĩ, vàng da là bệnh gì và có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Tại sao trẻ bị vàng da?

Theo các chuyên gia phòng khám Hồng Phòng thì vàng da là do sự tích tụ bilirubin trong máu, bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Thông thường bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan, đi qua phân và nước tiểu rồi ra ngoài, chính vì vậy lý do tại sao trẻ bị vàng da đa phần đều xuất phát từ hoạt động của gan.

Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết các bé sau 24h sau sinh và sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với các bé bị sinh non (đẻ thiếu tháng).

Với hiện tượng vàng da sinh lý thì các bà mẹ không cần quá lo lắng, nguyên nhân tại sao trẻ bị vàng da được các bác sĩ cho biết là vì khi trẻ mới sinh, các chức năng của gan chưa ổn định nên chưa thể thực hiện tốt chức năng chuyển hóa và loại bỏ bilirubin khiến cho chất này tích tụ nhiều trong máu làm trẻ bị vàng da. Chỉ sau 1-2 tuần khi gan đã phát triển hoàn chỉnh, chức năng gan vận hành tốt, đủ sức xử lý bilirubin thì trẻ sẽ không còn bị vàng da nữa. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ, các bé vẫn ăn, ngủ và phát triển bình thường.

Trong một số trường hợp, hiện tượng vàng da ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đấy, da của trẻ không thể tự hết vàng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy trẻ bị vàng da là bệnh gì?

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da bệnh lý ở trẻ, trong đó phổ biến nhất chính là do:

♦ Viêm gan hoặc nhiễm trùng gan do virus viêm gan A, B, C gây ra.

♦ Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh

♦ Vàng da tan máy do bất đồng nhóm máu A, B, O

♦ Vàng da do tắc mật bẩm sinh…

Với những bé bị vàng da bệnh lý, hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện sớm và sẽ không hết sau 1 tuần với trẻ sinh đầy tháng, 2 tuần với trẻ sinh non, múc độ vàng da xuất hiện toàn thân và có cả ở củng mạc mắt. Ngoài vàng da, trẻ còn xuất hiện thêm một số biểu hiện bất thường như co giật, sốt, bỏ bú, không chịu ăn, hay quấy khóc, hôn mê li bì…

Vàng da ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, với những đứa trẻ bị vàng da sinh lý thì mức độ bilirubin trong máu ở giới hạn cho phép, nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Với những bé bị vàng da bệnh lý, nồng độ bilirubin trong máu vượt quá giới hạn cho phép, gan không đủ sức đào thải kịp, lúc này bilirubin có nguy cơ thấm vào não bộ của trẻ gây tổn thương não, nhiễm độc thần kinh không thể phục hồi được. Ở những trường hợp này nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì có nguy cơ bị bại não suốt đời, nguy hiểm hơn bệnh có thể khiến trẻ bị mất mạng bất cứ lúc nào.

Nên làm gì khi trẻ bị vàng da?

Em Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da Có Nguy Hiểm Không

Trang Chủ – Làm mẹ – Em bé sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không – Nguyên nhân do đâu và bố mẹ cần làm gì khi bé vàng da?

Em bé sơ sinh bị vàng da là trường hợp rất phổ biến, đó là một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều bilirubin trong máu của trẻ và lúc này gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ. Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi cơ thể trẻ bị tăng bilirubin trong máu, chiếm từ 80 – 85% trường hợp ở trẻ sinh thiếu tháng. Cụ thể hơn, bệnh xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành, một lượng lớn bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, khiến cho da và lòng trắng trong mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng.. Bệnh thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên sau khi trẻ được ra đời, vì vậy, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra lại cho bé khi bé được 3-5 ngày tuổi.Nhưng em bé sơ sinh bị vàng da do sinh lý hay do bệnh lý thì cha mẹ cần có sự theo dõi của bác sĩ để nắm rõ cách điều trị cụ thể. Mặc dù các biến chứng là rất hiếm, tuy nhiên trẻ sơ sinh vàng da nặng hoặc vàng da kém đáp ứng điều trị có thể gây tổn thương não, bố mẹ cần phải quan sát và theo dõi kỹ.

1. Triệu chứng vàng da ở bé sơ sinh

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh vàng da thường xuất hiện 48-36h sau khi sinh, thường sẽ nhận thấy vàng da đầu tiên trên mặt của bé. Nếu tình trạng nặng dần, có thể nhận thấy màu vàng trong mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân. Phụ huynh cần theo dõi vàng da ở trẻ dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày để biết tình trạng của bé. Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, cẳng chân, bàn chân, bàn tay , đùi, … của trẻ để xác định trẻ có bị vàng da hay không. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy, nên cách nhận biết vàng da dễ nhất mà phụ huynh có thể lưu ý để theo dõi trẻ đó là khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn.

2. Nguyên nhân em bé sơ sinh bị vàng da

Vàng da thường có những nguyên nhân sau như:

Vàng da sinh lý: Trẻ bị từ 2-4 ngày sau mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày.

Vàng da do nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da, vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn.

Vàng da do mẹ bị bệnh giang mai: Khi mẹ bị bệnh giang mai, trẻ sẽ có thể bị vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to.

Vàng da do virus: Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua con.

Do bất đồng yếu tố Rh dẫn đến vàng da: Trường hợp này xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+).

Tắc mật bẩm sinh dẫn đến vàng da: Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau.

3. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Vàng da sinh lý chỉ kéo dài tối đa hai tuần nếu thể chất của bé kém, da có màu vàng nhẹ và có xu hướng nhạt dần từ mặt đến các chi. Dấu hiệu vàng da do sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, phân màu vàng và nước tiểu trong.

Vàng da bệnh lý kéo trên hai tuần và xuất hiện rất sớm, khoảng 2 ngày sau khi sinh, da có màu vàng xuất hiện toàn thân và tăng dần lên đến các chi. Nếu bé bị vàng da bệnh lý sức khỏe suy giảm, nước tiểu có màu vàng còn phân thì có màu vàng hay bạc màu. Ngoài ra trẻ còn có thể bị sốt, co giật hay không muốn bú… nếu nhận thấy bé có những triệu chứng trên mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

4. Bệnh vàng da được chữa trị như thế nào?

Trẻ vàng da sẽ phải được chữa trị nếu như nồng độ bilirubin ở trẻ cao hơn mức thông thường. Be cũng sẽ được đặt dưới một loại ánh sáng huỳnh quang để điều trị bệnh vàng da, phương pháp này được gọi là quang trị liệu. Da hấp thụ ánh sáng, làm thay đổi bilirubin để cơ thể dễ dàng đào thải hơn, phương pháp điều trị thông thường này được thực hiện tại bệnh viện. Nhưng đôi khi trẻ sơ sinh cũng có thể được điều trị tại nhà dưới ý kiến và lời khuyên của bác sĩ.

Mẹ nên lưu ý, không cố gắng tự điều trị vàng da cho trẻ bằng việc cho trẻ tắm nắng hoặc ở gần cửa sổ, mà việc sử dụng ánh sáng chuyên dụng cũng như kiểm soát chặt chẽ môi trường xung quanh là rất cần thiết để điều trị vàng da cho trẻ một cách an toàn tại bệnh viện. Nếu như bệnh vàng da là do một vấn đề sức khỏe gây ra, trẻ sẽ cần được can thiệp bởi một số biện pháp điều trị khác như truyền máu nếu trẻ bị vàng da nghiêm trọng do RH không tương thích.

5. Cha mẹ cần làm gì để giúp bé?

Khi trẻ bị vàng da, cha mẹ cần thực hiện các việc sau để hỗ trợ trẻ:

Quan sát kỹ vào da bé để kiểm tra khoảng 2 lần 1 ngày để chắc chắn rằng da đang dần trở về màu bình thường.

Nếu như da trẻ quá sậm màu, hãy chú ý đến màu lòng trắng trong mắt bé.

Cho bé làm các kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu tình trạng vàng da nghiêm trọng hơn sau khi trẻ được 3 ngày tuổi

Cho trẻ bú đủ để giúp cơ thể đủ khả năng đào thải bilirubin.

Nếu mẹ không chắc chắn là bé đã được ăn đủ sữa chưa, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia để được tư vấn.

Làm mẹ – Tags: bé sơ sinh bị vàng da, em bé sơ sinh, em bé sơ sinh bị vàng da

Tại Sao Mắt Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng?

by Nguyễn Phương992 Views

Nguyên nhân mắt trẻ sơ sinh bị vàng

Vàng da là do sự tích tụ bilirubin trong máu. Với trẻ mới sinh, gan chưa phát triển nên chưa thể lọc hết bilirubin, dẫn đến toàn bộ làn da của bé và đôi mắt bị vàng đi.

Đây là một tình trạng phổ biến, rất bình thường ở mọi đứa trẻ mới sinh. Song những đứa trẻ có nguy cơ cao nhất bị bệnh vàng da nếu:

+Sinh non, thiếu tháng.

+Không nhận đủ sữa mẹ hoặc sữa mẹ thiếu dinh dưỡng (điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của gan và các bộ phận khác trên cơ thể)

+Có nhóm máu không tương thích với mẹ.

+Bị nhiễm trùng, bầm tím khi sinh.

-Bệnh này được đặc trưng bởi các tế bào máu trở nên đông cứng và có hình dạng giống như một mặt trăng lưỡi liềm thay vì tròn và linh hoạt.

-Hồng cầu có thể bị mắc kẹt trong các mạch máu và làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn lưu lượng máu và oxy đến được các bộ phận của cơ thể. Đây là lí do dẫn đến mắt trẻ sơ sinh bị vàng.

-Các triệu chứng của bệnh này thường không xuất hiện cho đến khi bé 4 tháng tuổi.

Nếu da của bé không bị vàng hoặc đã dần hết vàng mà đôi mắt bé vẫn bị vàng; đồng thời có những triệu chứng mất nước, mệt mỏi thì rất có thể bé đã bị viêm gan C.

Trong quá trình sinh đẻ, mắt bé có thể bị dính nước ối hoặc máu dẫn đến nhiễm trùng. Điều này có thể khiến cho mắt trẻ sơ sinh bị vàng, có ghèn, mủ,…Trường hợp này nếu ở mức độ nhẹ thì chỉ cần được vệ sinh mắt thường xuyên sẽ khỏi.

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh có mắt bị vàng

-Phần lớn mắt trẻ sơ sinh bị vàng là do bệnh vàng da sinh lý và hầu hết không cần điều trị bé sẽ tự khỏi. Tuy nhiên cũng cần có các xét nghiệm để biết mức độ bệnh và chính xác loại bệnh.

-Bệnh vàng da nặng có thể làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, nếu thấy những triệu chứng sau thì bạn hãy ngay lập tức đi khám bác sĩ:

+Vàng da lây lan rộng hơn và đậm hơn.

+Bú kém, bơ phờ, mệt mỏi.

+Sốt cao, hôn mê, có tiếng kêu the thé.

-Trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da nặng thường phải được điều trị trong bệnh viện bằng một số phương pháp như: quang trị liệu, thay máu.

-Bạn có thể ngăn chặn bệnh vàng da bằng cách đảm bảo nguồn sữa và chất lượng sữa cho trẻ sơ sinh, chú ý vệ sinh cho bé đặc biệt là vùng mắt.

Mọi nghi ngờ dù là nhỏ nhất cũng có thể giúp bạn phòng ngừa và chữa trị các bệnh ở bé. Hãy luôn theo dõi và nắm bắt tình trạng sức khỏe bé để có quyết định phù hợp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vì Sao Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!