Cập nhật nội dung chi tiết về Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật 18: Diễn Viên Việt Trinh mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các hành giả đã rất xúc động khi nghe Việt Trinh kể về tuổi thơ của mình.Tuy tuổi thơ rất cực và dữ dội nhưng rất hạnh phúc mà mãi mãi Việt Trinh tự hào trong suốt cuộc đời.
Ai cũng thích thú nghe cô kể về những đam mê, đam mê nghe kịch, đam mê hát cải lương, đam mê làm ca sĩ, đến nỗi ngoài con chó ra thì cô chuyên trị chui” lỗ chó” chỉ để đi xem kịch, xem hát, nhưng rồi chỉ một nhân duyên nho nhỏ lại đam mê làm diễn viên. Khi học hết 12 thì Việt Trinh đăng ký xin vào trường điện ảnh và làm nghề diễn viên từ đó.
Việt Trinh cũng chia sẻ khi thành công, cô lại không quên cái thời cơ hàn của mình, Việt Trinh vẫn thường xuyên kể với bạn bè, đồng nghiệp về những ngày ở quê. Chỉ vì tàng thức phải làm ra tiền, làm thật nhiều tiền lên có tháng quay tới 4 bộ phim, chính vì say mê phải làm ra thật nhiều tiền, nên cô đã không tôn trọng nghề của mình. Việt Trinh đã mắc rất nhiều sai lầm dẫn đến khán giả quay lưng, nhà làm phim không cần đến mình nữa.
Cô cũng có những lời khuyên cho các bạn trẻ khi có mơ ước được đứng dưới ánh hào quang trên sân khấu thì hãy xác định rõ: khi chưa có ánh hào quang, khi có ánh hào quang và tới khi ánh hào quang đó bỏ mình ra đi thì sẽ như thế nào? Đừng để đến khi mất ánh hào quang rồi mình lại có những việc làm rất là sai. Nên bạn nào muốn bước vào con đường nghệ tuật thì cần phải chuẩn bị cho mình những tư trang thật kỹ để làm nền tảng, để không bị sok, đỡ bị đau khổ hơn.
Các hành giả cũng đã được nghe lời tâm sự của cô trong thời gian cô đi ”ở ẩn”, lúc đó cô đã tắt tất cả mọi thông tin liên lạc và thậm chí tắt ti vi để không nhớ lại nghề để đi làm công tác xã hội. Sau một thời gian dài Việt Trinh đã trở lại nghề, vì lòng yêu nghề chứ không phải vì mong cầu nổi tiếng. Bởi theo cô sự nổi tiếng chỉ có một thời và không lặp lại lần thứ hai.
Nhân tiện trong cuộc trò chuyện Việt Trinh chia sẻ luôn về vấn đề ăn chay. Được biết Việt Trinh cũng tham gia thực hiện rất nhiều các hoạt động từ thiện xã hội.
Trong buổi trò chuyện, Việt Trinh đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của các hành giả trực tiếp trong giảng đường và rất nhiều, rất nhiều các bạn đang xem live stram khi nói về mẹ.
TT. Thích Nhật Từ đã có vài nhận xét về cuộc đời Việt Trinh ở hai giai đoạn khác nhau: Việt Trinh trước khi biết đến Đạo Phật và sau khi biết đến Đạo Phật.
Dù đã trải qua thời gian, cô vẫn đẹp nhưng đẹp một cách dịu dàng, khiêm nhường đầy phúc hậu và sống bình an bởi chị đã nhận ra triết lý nhân quả của đức Phật ngay từ chính cuộc đời mình.
Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật
“Giã từ dĩ vãng” là dấu ấn ghi tên tuổi của Phương Thanh vào lòng khán giả. Suốt 10 năm, bảng xếp hạng Làn Sóng Xanh luôn có sự góp mặt của Phương Thanh qua những ca khúc. Phương Thanh giờ đây không những được biết đến như một ca sĩ thuộc hàng gạo cội mà còn là một diễn viên điện ảnh và một diễn viên cải lương. Phương Thanh đã vinh dự nhận giải nữ diễn viên phụ xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam 17.
Phương Thanh sinh ra và lớn lên trong một gia đình Quân đội tại Thanh Hóa, vì thế cô rất mạnh mẽ và quyết đoán. Mẹ cũng là văn công quân đội nên mong muốn Phương Thanh theo nghiệp mẹ. Cô cho biết năm 17 tuổi mẹ đăng ký cho đi thi văn nghệ, khi đi qua một sân vận động làng có trận đá banh thế là cô vào cổ vũ, đến khi vào hát thì bị rớt.
Khi lên sân khấu thì chỉ biết hét. Sau này, khi Phương Thanh đã là người của công chúng thì cô cũng cho biết : ”Danh tiếng lẫy lừng là danh tiếng hãi hùng”. Đầu tiên là sự đánh đổi về sức khỏe hao tổn. Khen thì thích mà chê là buồn, không ngủ được. Không ngủ được sức khỏe đi xuống. Khi đó đã có rất nhiều lời đồn đại: ”Nghệ sĩ gì hát mà ngày càng khô héo” mọi người đồn là Phương Thanh nghiện ma túy, thời điểm đó Phương Thanh cũng đã có ý định tự tử.
Được biết 10 năm nay chi đã ‘Sang mùa'( không còn hát những bài hát buồn). Trước đây có ngày hát 5 sô thì hết 4 sô bài buồn. Đêm không ngủ được, suy tâm, suy thân.
Khi Phương Thanh đóng vai trong điện ảnh là những vai tưng tửng, vai vui để cười. Nên Phương Thanh rất thích. Theo chị nhà đạo diễn mà làm một bộ phim đẹp quá hay bộ phim bi lụy quá cũng đều không thành công. Nên trong cuộc sống phải biết cân bằng. Lúc vui quá phải biết tiết kiệm năng lượng để dành cho lúc buồn cho cân bằng. Nhiều bạn trẻ cũng giống như Phương Thanh ngày xưa muốn tự tử, bởi cứ muốn vui, tới lúc buồn thì không chịu được.
Khi mệt mỏi quá Phương Thanh đi quy Y với pháp danh là Nguyên Hương và ngộ ra: ”Chẳng có gì là nhất, chỉ có sức khỏe là nhất”. Sau khi quy Y phải mất một thời gian dài buông xả, mới cười nhiều, nóng giận giảm gần hết (còn chút thôi). Danh vọng cũng không ôm nữa, cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu, vừa đủ là hạnh phúc”. Chạy theo cái cao quá thì sẽ có cái thấp nhất, sự chênh lệch đó làm cho Nguyên Hương không chịu đựng được.
Hiện tại Nguyên Hương rất an lạc và nhận thấy ”Tây phương cực lạc chẳng ở đâu xa” Khi tâm trí mình hoan hỉ thì ” Tây phương cực lạc” nó ở ngay đây (chỉ vào cái đầu). Giờ nào cảm thấy buồn phiền Nguyên Hương chạy về nhà ngủ khi tỉnh dậy khỏe cái tâm tự dưng thân cũng an.
Một ngày năm 2016 Nguyên Hương cạo tóc đi tu nhưng chỉ là đi xuất gia gieo duyên (đi học tu) chứ chưa phải là đi tu. Nhưng chị cho biết là rất thích. Đặc biệt là mọi người rất xúc động khi được nghe chị kể về trải nghiệm lúc chị cạo tóc.
Khi nghe Nguyên Hương nói sơ về lý do tổ chức lễ cầu an cho Minh Thuận là không phải mong Phật phù hộ cho Minh Thuận khỏi bệnh mà đó là những nỗ lực cuối cùng của những người thân muốn truyền trao tình thương cho người nằm đó như một lời chia tay, một lời an ủi. Đó là ý nghĩa của lễ cầu an trong Phật giáo.
Khi trả lời câu hỏi của các bạn trẻ trong khóa tu về ứng dụng Phật pháp trong cuộc sống; Lời khuyên cho các bạn trẻ; Người nổi tiếng có độ được cho người thân và kỳ vọng mang Phật pháp về quê hương: Nguyên Hương hành nhiều hơn học mà chỉ học ngắn thôi, khi ngộ rồi lại học tiếp. Các bạn đã may mắn tới với đạo Phật sớm hơn Nguyên Hương; Cuộc sống có nhiều sự đánh đổi, được cái này, mất cái khác, chỉ có một điều duy nhất tâm luôn hướng về Phật, khởi tâm nhận những điều tốt nhất nếu lỡ làm sai thì làm lại. Cố gắng duy trì năng lượng tốt. Luôn luôn tìm một bậc thầy minh sư đứng đằng sau làm nơi nương tựa…
Đó vừa là lời khuyên vừa là thông điệp của Nguyên Hương (Ca sĩ Phương Thanh) gửi tới các hành giả đang tham dự khóa tu và những ai đang theo dõi trực tiếp qua Livestream (khi chương trình trực tiếp kết thúc có tới 114, 092 người vào theo dõi) .
Diễn Viên Việt Trinh: Đứng Vững Nhờ Ánh Sáng Phật Pháp
Cảm xúc của chị như thế nào cho lần trở về với điện ảnh? Có hân hoan và đầy hứng thú như cách đây hơn 10 năm?
Thật ra, tôi không trăn trở mà chỉ trở lại với niềm đam mê mới hơn, lớn hơn, minh mẫn hơn mà thôi. Mấy hôm nay khi bộ phim “Trở về” được khán giả đón nhận nồng nhiệt trên HTV7 tôi cảm thấy hạnh phúc hơn trước đây nhiều lắm.
Nguyên do lớn nhất cho lần “trở về” này của một diễn viên Việt Trinh gạo cội?
Tôi muốn chia sẻ trải nghiệm về luật nhân quả và nghiệp báo với mọi người.
“Trở về” là tên bộ phim chị mới tham gia, và nó cũng là một cái tên gợi nhắc nhiều câu chuyện của chính bản thân chị?
“Trở về” là tên bộ phim tâm huyết của tôi và chị Châu Thổ. Ban đầu, chị Châu Thổ đặt tên cho phim là ”Những món nợ đời”. Tôi thích lắm, nhưng trong khi đi quay phim ”Câu chuyện cuối mùa Thu”, ngồi trên xe suốt chặng đường dài, Việt Trinh cứ nghĩ về tên phim, thấy có vẻ nặng nề quá. Thế là liền gọi điện cho Châu Thổ để nói có thể đổi thành tên khác không? Châu Thổ ngập ngừng một lát, sau đó nói sẽ đưa ra 3 tên phim để cả hai chị em cùng chọn. Cuối cùng, chỉ sau 10 phút, chúng tôi cùng nói tựa “Trở về”, ở đây có nghĩa là trở về với gia đình, với tình yêu thương. Đó chính là điều mà chúng tôi muốn gợi nhắc cho tất cả mọi người qua bộ phim này.
Đã có lúc chị thật sự muốn ”ra đi” hẳn khỏi thế giới đầy phù du?
Tôi không hiểu lắm từ ”ra đi” mà bạn muốn hỏi ở đây. Bản thân tôi cũng chưa từng ra đi đâu cả. Tôi vẫn sống trong ngôi nhà của mình, vẫn đeo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Có chăng tôi tạm”lánh xa” những ồn ào của cuộc sống thị phi, mưu toan cũng như ánh đèn sân khấu rực rỡ nhưng đầy phù phiếm.
Lần trở về này, sẽ là một hình ảnh Việt Trinh hoàn toàn khác hẳn với thuở “Người đẹp Tây Đô”?
Con người có phần Tâm và phần Thân. Và ai cũng có nhiều lúc, nhiều lần để cho phần Tâm rời xa phần Thân. Và trong ”Phép Quán Niệm Hơi Thở” của đạo Phật là giúp con người biết sống tỉnh thức để kéo Tâm về với Thân. Với tôi thì lúc nào cũng chỉ là tôi. Việt Trinh của ngày hôm nay chắc chắn phải khác với Việt Trinh của ngày hôm qua. Mà không riêng tôi, mà cả bạn và tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày.
Chị đã làm gì để lo toan cho cuộc sống của mình sau 3 năm “tu tại gia”?
Tôi dành thời gian cho chỉ riêng mình, sinh con và tụng kinh Phật. Trong 3 năm đó, tôi thật sự là tôi, trở về với chính con người mình.
Đứng vững nhờ ánh sáng Phật pháp
Sau thời gian “ở ẩn”, chị bất ngờ xuất hiện với cậu con trai 2 tuổi, dường như ”single mom – làm mẹ đơn thân” đang là trào lưu trong giới nghệ sỹ?
Cũng không có gì bất ngờ đâu. Tôi đã có kế hoạch để có con từ trước đó. Tôi cũng như bao phụ nữ khác, luôn khao khát được làm mẹ. Nhưng tôi không chạy theo xu hướng “single mom” theo mốt thời cuộc. Tôi sống cho những ngày yêu thương và giá trị nhất ở hiện tại này. Tôi làm mọi việc theo sự mách bảo từ trái tim và một tinh thần sáng suốt.
Có khi nào chị thấy mất niềm tin bởi sóng gió thị phi, từng khiến chị muốn nương nhờ cửa Phật trong quãng đời còn lại?
Đúng vậy! Có những lúc tôi đã thật sự mất niềm tin vào cuộc sống. Và chính lúc tôi ngã gục đó thì một cánh cửa đã mở ra. Đó chính là đạo Phật. Ở đây nên hiểu chính xác là ánh sáng của đạo Phật soi rọi cho tôi thấy cần phải có thái độ sống như thế nào để lấy lại niềm tin yêu cuộc sống. Điều này khác với quan điểm “nương nhờ cửa Phật”. Đạo Phật đã giúp tôi đứng thẳng người để mỉm cười với cuộc sống chứ không phải trốn chạy nó.
Ba năm qua chị lìa xa cõi “điện ảnh”, vậy chị làm thế nào để có thể duy trì cuộc sống sung túc cho 2 mẹ con?
Thời tuổi trẻ hoàng kim, khi giai đoạn phim ”mỳ ăn liền” lên ngôi, tiền cat-sê mỗi phim đủ cho tôi sắm một ngôi nhà. Hồi đó, tôi thật sự ham tiền. Nhưng mẹ tôi luôn dạy phải biết dành dụm tiền phòng thân. Và sự lo xa đó đã giúp tôi duy trì cuộc sống của 2 mẹ con suốt quãng thời gian xa lánh cõi hồng trần. Khi tôi đến với đạo Phật, tôi ngộ ra một điều: Tiền bạc không đem đến hạnh phúc cho con người. Chỉ với tâm bình an, buông bỏ hết mọi tham vọng, mê muội, con người mới tìm thấy hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu.
Trong thời gian lui vào “bóng tối”, chị đã cảm nhận được tận cùng của sự bất hạnh?
Với chị, cái chết có phải là giải thoát cuối cùng cho mọi khổ đau? Chị đã từng nghĩ đến cái chết?
Ồ không! Với tôi lúc này, chỉ có cuộc sống thức tỉnh mới giải thoát đến tận cùng của mọi khổ đau. Cái chết thực chất là sự chuyển đổi một giai đoạn sống, là chấm dứt một kiếp người, thậm chí, nếu biết cách sống thì có những cách chết trong viên mãn và hạnh phúc. Khi chưa đến với đạo Phật, tôi rất sợ chết, giờ thì hoàn toàn không.
Đâu là niềm tin ở hiện tại để chị cố gắng sống và vượt qua tất cả?
Niềm tin để tôi sống hạnh phúc an lạc như hiện nay là tin vào nghiệp báo và luật nhân quả. Vì vậy, mình cứ làm điều thiện, suy nghĩ thanh tao, sống bằng tình yêu thương lớn thì mọi sự đều đến với mình thật vui vẻ.
Chị hay làm từ thiện, rồi làm phim có hơi thở Phật giáo, phải chăng trong tâm chị đã phát nguyện một điều gì đó?
Đúng rồi bạn. Trong tâm tôi đang phát nguyện là bằng nghề nghiệp mình có, làm sao để góp phần cho mọi người được sống bình an và hạnh phúc. Xã hội phát triển, nhiều người đang giàu có tiền bạc vật chất, nhưng họ vẫn bị đau khổ vì sống thiếu tình yêu thương.
Ngưỡng mộ Hilary Clinton
Người ta nói con người càng về già càng đẹp là có phúc, Việt Trinh cũng như vậy. Chị nghĩ sao?
Với tôi, quan niệm cái đẹp bây giờ khác với quan niệm cái đẹp khi còn trẻ. Hồi xưa, tôi nghĩ cái đẹp đơn giản là da trắng, chân dài… Còn bây giờ, tôi nghĩ rằng một người đẹp là một người có nụ cười rạng rỡ, gương mặt hiền từ, lời nói dịu dàng, luôn làm người khác vui vẻ, hạnh phúc…
Có lần chị nói ngưỡng mộ bà Hilary Clinton, vậy chị đã học được những gì từ người phụ nữ này? Chị có áp dụng vào cuộc sống của mình không?
Những người phụ nữ mạnh mẽ, bản lĩnh như bà Hilary Clinton đều là thần tượng của tôi. Nhưng điều đặc biệt tôi thích ở bà Hilary là lòng độ lượng vị tha. Sau sự kiện chồng mình ngoại tình, bà vẫn tha thứ và yêu thương chồng. Đó chính là người phụ nữ có tình yêu lớn.
Bây giờ, hình như chị chẳng màng đến chuyện tình duyên?
Sao bạn lại nói tôi không màng tới tình yêu? Tôi đang yêu với tình yêu nồng nàn chưa bao giờ tôi từng có. Tình yêu thương là điều có ý nghĩa nhất trong cuộc sống. Nhưng tôi cũng cần nói rõ, tình yêu thương của tôi là tình yêu thương không sở hữu và vướng mắc như trước đây.
Chị vẫn sẽ đóng phim nhiều hơn hay chỉ ở vai trò sản xuất?
Tôi chẳng định gì cả. Cứ đủ duyên việc gì thì làm việc đó thôi. Việc gì tốt thì cứ làm, việc gì không tốt thì không làm, được vậy đã là quý.
Sau phim “Trở về”, chị có kế hoạch nào mới?
Nếu đủ duyên, tôi cùng hãng Senafilm sẽ làm tiếp phần 2 của phim “Trở Về”. Đồng thời, tôi cũng đang làm tổng giám đốc hãng Sena Media để tạo dựng tương lai cho con trai mình.
Cám ơn những chia sẻ của chị!
Khánh Hưng
Tại Sao Tôi Tu Theo Theo Phật?
Trên thế gian có khá nhiều đạo giáo, tại sao tôi chọn đạo Phật để tu theo? Bởi vì Phật pháp đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của tôi. Người đi tu cốt tìm chân lý, nơi nào giải rõ chân lý một cách cụ thể thì có sức hấp dẫn người tu dừng chân nơi đó. Chúng ta đi tu là hiến dâng cả cuộc đời cho chân lý, nếu không chọn lựa kỹ càng lỡ đi lệch đường thì rất uổng cho kiếp hi sinh. Mang cả tâm hồn trong trắng cao thượng của một người phát nguyện đi tu, vô lý chúng ta cam đem nó chôn vùi dưới đống bùn nhơ. Cho nên trước khi bước chân vào một đạo giáo nào, chúng ta phải nhận định chín chắn dò xét tận tường, sau đó mới thực hiện bản nguyện của mình. Đến với đạo Phật, tôi rất hài lòng với những điều Phật dạy, xin lược kể một số vấn đề căn bản sau đây:
I- ĐẠO PHẬT NÓI SỰ THẬT 1- Lý Vô Thường
Phật giáo thường nhắc nhở chúng ta “vạn vật trên thế gian là vô thường”. Từ con người đến muôn vật luôn chuyển biến liên tục như dòng thác đổ không một phút giây dừng nghỉ. Nơi con người tế bào này sanh tế bào kia diệt, sanh diệt diệt sanh nối tiếp không ngừng, mãi đến khi thân này hoàn toàn bại hoại. Ở sự vật các nguyên tử cũng quay cuồng sanh diệt, thay đổi không bao giờ an trụ. Sự tồn tại của người và vật trong vòng luân chuyển biến động, dừng chuyển động thì con người chết, sự vật hoại, nên nói “sống động”. Sự chuyển động liên tục gọi là sát-na vô thường. Nếu chia từng phần, chặn từng đoạn để khảo sát ở con người và động vật có bốn tướng: sanh, già, bệnh, chết; loài thực vật có bốn tướng: sanh, trụ, dị, diệt; loại khoáng chất cho đến quả địa cầu có bốn tướng: thành, trụ, hoại, không, gọi chung là Nhất kỳ vô thường. Đây là lẽ thật, là chân lý trong thế gian này.
Có lắm người không thấu suốt lý vô thường cứ ảo tưởng ta sống lâu sống mãi, một khi già bệnh chết đến thì kinh hoàng sợ hãi than thở khổ đau. Do ảo tưởng ta mạnh khỏe sống dai, dù có thấy người già bệnh chết vẫn dửng dưng, cứ nghĩ đó là việc của người không can hệ gì đến ta. Từ chỗ không thấu hiểu lý vô thường khiến họ nhìn đời một cách ngây thơ khờ khạo, khi nghe cái chết sắp đến mình, họ đâm ra hãi sợ hốt hoảng cầu cứu khóc than. Ngược lại, người thâm nhập lý vô thường sẽ vững vàng chững chạc đứng nhìn cái già chết đến với một nụ cười. Người này biết rằng vô thường là lẽ thật chi phối tất cả thế gian không một ai trốn thoát được, dù muốn chạy trốn hay kêu khóc van xin chỉ khổ tâm nhọc thân vô ích. Chi bằng:
Mặc cuộc thạnh suy đừng sợ hãi,Thạnh suy như cỏ hạt sương đông. (Thiền sư Vạn Hạnh)
Có phải thảnh thơi chăng? Do nhận chân được lý vô thường con người gan dạ cứng cỏi, không phải hèn nhát yếu đuối như người ta tưởng. Có nhiều người nghe Phật nói lý vô thường, họ cho là tinh thần bi quan yếm thế. Họ đâu ngờ, kẻ hiểu được lý vô thường càng nỗ lực tu hành, nỗ lực làm lợi ích chúng sanh, hãy nghe câu thơ “cần tu tợ lửa cháy đầu…”, vì họ biết qua mất một ngày không thể nào tìm lại được. Để thêm can đảm, chúng ta cần nghiên cứu lẽ thật của lý nhân quả.
2- Lý Nhân Quả
Con người mắc phải một bệnh rất trầm trọng là trốn tránh trách nhiệm, mọi việc xấu tốt hay dở trong đời mình đều đổ trút do Tạo hóa sắp đặt, do số mệnh định sẵn, cam an phận chờ đợi phải sao chịu vậy. Quả là một quan niệm sai lầm quá lớn, tự tước bỏ hết quyền làm chủ của con người. Phật giáo vạch rõ cho chúng ta thấy mọi thành công thất bại, tất cả khổ vui trong đời mình đều do ta làm chủ quyết định. Đây là căn cứ trên lẽ thật của lý nhân quả, vì mọi kết quả hình thành đều xuất phát từ nguyên nhân của nó. Động vật, thực vật… trong vũ trụ sanh thành hoại diệt đều từ nguyên nhân đến kết quả, không có ngẫu nhiên thành, không có bàn tay vô hình nào sắp đặt. Thấu triệt lẽ này, chúng ta hoàn toàn nhận lấy trách nhiệm của mình để sắp đặt xây dựng tương lai theo ý muốn của chúng ta. Sự khổ vui đã đến và sẽ đến, chúng ta can đảm chấp nhận, không than trách, không van xin, tự ta biết rõ kết quả nào cũng từ nguyên nhân của ta đã tạo. Chỉ cần khôn ngoan gặp quả khổ khéo chuyển đổi trở thành vui, được quả vui không cống cao tự đắc mà khiêm tốn vun bồi thêm nhân tốt cho mai sau. Gặp khổ than thở oán hờn, gặp vui tự cao ngạo mạn là thái độ của kẻ si mê hèn yếu.
Người biết rõ nhân quả dè dặt từ ý nghĩ lời nói hành động của ta, vì khẳng định rằng ý nghĩ xấu, lời nói ác, hành động tội lỗi là gieo nhân đau khổ, sớm muộn quả đau khổ sẽ đến với ta. Trái lại, ý nghĩ tốt, lời nói lành, hành động nhân đạo là gieo nhân vui, sớm muộn quả vui sẽ đến. Nếu sợ quả khổ thì không sợ ai bằng sợ mình, muốn được quả vui không van xin ai bằng van xin mình. Ta là chủ nhân đặt định cuộc đời hiện tại và tương lai khổ vui của ta, tất cả quyền năng vô hình phi lý không còn chỗ xen vào cuộc đời của ta. Chúng ta có thẩm quyền tuyên bố rằng: “Chúng tôi tôn trọng nhân quyền.” Khoa học ngày nay chứng minh cụ thể lẽ thật của nhân quả.
Sự phân tích của khoa học đều căn cứ trên quả để phăng tìm nguyên nhân, không một quả nào mà chẳng có nguyên nhân, do nắm chắc nguyên nhân các nhà khoa học chế tạo kết quả theo ý muốn của họ. Ngày nay chúng ta thấy khoa học có đầy đủ vạn năng do khéo sử dụng triệt để lý nhân quả, chúng ta có thể nói “không có nhân quả thì không có khoa học”. Tuy nhiên khoa học mới ứng dụng được nhân quả trên hình tướng vật chất, phần tâm linh khoa học chưa sờ mó đến. Người tu theo đạo Phật không những biết rõ lý nhân quả của vật chất mà còn thấu suốt nhân quả của tâm linh. Bài pháp đầu tiên Phật dạy nhóm ông Kiều-trần-như thuộc về nhân quả tâm linh. Hiện tại quả Khổ là từ Tập nhân, quả Diệt là từ Đạo nhân, đây là bốn lẽ thật không thể sai chạy hay chối cãi được gọi là pháp Tứ đế. Bốn thứ nhân quả tâm linh này chúng ta biết rõ khéo sử dụng và điều phục được là dứt sạch phiền não đau khổ, chứng quả an lạc Niết-bàn.
Song ngày nay có những người tự xưng là trưởng tử Như Lai mà không hiểu nhân quả, không ứng dụng nhân quả tu hành, lại bày ra lắm trò lừa đời bịp chúng, thật là đáng buồn. Nhân quả đã không hiểu thì làm sao thâm nhập được lý nhân duyên.
3- Lý Nhân Duyên
Người cha dẫn đứa con mười tuổi ra đứng dựa bờ sông, thằng bé hỏi: “Tại sao có sông?” Muốn nó khỏi thắc mắc, cha trả lời: “Trời sanh.” Thấy dòng nước chảy, bé hỏi: “Tại sao có nước?” Cha đáp: “Trời sanh.” Bé hỏi: “Trời ở đâu?” Cha đáp: “Ở trên xanh thẳm đó.” Bé yên lòng không còn thắc mắc gì nữa. Sự vật ở trong thế gian không đơn giản, vì sự hiểu biết giới hạn của con người nên giải quyết như thế cho tạm ổn. Đạo Phật không chấp nhận sự đánh lừa ấy nên nói lý Nhân duyên. Tất cả hình tướng vật thể trên thế gian đều do sự kết tụ nhiều nhân hợp thành, không một vật nào ngẫu nhiên có hay một nhân tạo nên, mà phải nhiều nhân chung hợp, sự chung hợp là duyên. Lý nhân duyên là lẽ thật, các nhà khoa học đã phân tích cụ thể rồi không còn gì phải nghi ngờ thắc mắc. Trong kinh Phật phân tích đơn giản thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hay ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hợp thành, nếu chia chẻ tế vi hơn thì có vô số hộ trùng và hoại trùng đang tranh đấu bảo vệ và phá hoại. Cho nên kinh nói: “Trong thân người có vô số vi trùng đang trú ngụ bên trong.” Ngày nay khoa học phân tích trong thân người có bao nhiêu tỷ tế bào sanh hoạt, trong sự vật có vô số nguyên tử… kết tụ thành.
Đã là nhân duyên thì mọi hình tướng đều không có Thật thể, không cố định. Nhân duyên tụ hợp thành hình thì cái gì là Thật thể? Nhân duyên luôn luôn sanh diệt biến động thì làm sao cố định? Một vật không có Thật thể, cố định thì ai dám bảo là vật thật, cho nên Phật dạy “sắc tức là không, không tức là sắc” hay “phàm vật gì có tướng đều là hư dối”. Nói đến nhân duyên là thừa nhận sự liên đới ràng buộc chằng chịt giữa người với người, người với muôn vật rất mật thiết. Không ai có thể tách rời mình với mọi người, mình với muôn vật được, nên phải kính trọng người, phải thương yêu muôn vật, vì “mình là tất cả, tất cả là mình”.
Do những lẽ thật đã dẫn ở trên hấp dẫn tôi bước chân vào cửa Phật. Được nghe lời Phật dạy con mắt trí tuệ tôi lóe sáng đôi phần, song tôi còn thèm khát muốn được mở sáng hơn nữa, đấy là phần trí tuệ ở sau.
II- ĐẠO PHẬT ĐẶT GIÁC NGỘ TRÊN HẾT
Thái tử Tất-đạt-đa nếu không giác ngộ dưới cội bồ-đề thì không có đạo Phật. Bản thân đạo Phật là giác ngộ, không giác ngộ là không phải đạo Phật. Những bậc tu hành chứng đạo quả đều là người giác ngộ. Bồ-tát là Hữu tình giác hay Giác hữu tình; Duyên giác là giác ngộ pháp nhân duyên; A-la-hán là giác ngộ pháp Tứ đế. Chư Tổ truyền thừa chánh pháp liên tục trên hai ngàn năm cũng là truyền thừa sự giác ngộ. Người sau minh họa sự truyền thừa ấy bằng hình ảnh “trao đèn nối đuốc” (truyền đăng tục diệm), tức là đèn tuệ thường chiếu rọi, đuốc tuệ mãi soi đường. Trí tuệ là ngọn đèn, là cây đuốc soi sáng đưa người ra khỏi lối mê vô minh. Cho nên giáo pháp Phật dạy, pháp nào cũng đặt trí tuệ là trọng yếu. Các kinh A-hàm nói pháp Bát chánh đạo thì hai đạo đầu là Chánh kiến, Chánh tư duy. Kinh Bát-nhã nói pháp Lục độ thì hai độ cuối là Thiền định, Trí tuệ. Người mới vào đạo phải học Tam tuệ: Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ. Những kẻ tu hành tiến sâu vào giải thoát phải thực hành: Giới luật, Thiền định, Trí tuệ. Các cấp bậc người tu khác nhau đều căn cứ giác ngộ làm vị thứ. Phân chia giáo lý cao thấp đều lấy trí tuệ làm nền tảng.
Đạo Phật xem trọng trí tuệ, vì nó là ngọn đèn soi sáng khiến người tu thấy được chân lý của cuộc đời, cũng nhờ ngọn đuốc trí tuệ soi đường người tu thoát khỏi cái khổ đêm dài u tối vô minh. Cũng nhờ đèn đuốc trí tuệ người tu mới hướng dẫn được những kẻ lầm đường lạc lối tránh khỏi sa hố sụp hầm. Nếu không có trí tuệ, chẳng biết người tu sẽ làm gì để cứu độ chúng sanh. Nhân loại hiện nay cũng biết quí trọng chất xám, vì chất xám ném vào nông nghiệp thì đất đai mầu mỡ thu hoạch vượt trội; chất xám ném vào công nghiệp thì kỹ thuật tiên tiến, thành phẩm xuất sắc; chất xám ném vào chánh trị thì quốc gia hưng thạnh, xã hội văn minh… Chất xám giải quyết được sự thiếu thốn nghèo nàn của những quốc gia chậm tiến. Nhờ biết sử dụng chất xám, các quốc gia lạc hậu chậm tiến được vươn lên.
Đạo Phật xem trọng trí tuệ ngang hàng với từ bi. Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ). Từ bi và trí tuệ như chim hai cánh, chích một cánh là không thể bay được. Song trên thế giới ngày nay người ta đầu tư quá nhiều cho chất xám, ít ai chịu đầu tư cho con tim. Có chất xám mà thiếu con tim thì chất xám sẽ bị bại hoại. Sự mất thăng bằng này là một tai họa không thể lường của nhân loại về sau!
III- ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỪ BI
Đạo Phật dạy từ bi không đặt nặng lý thuyết, mà chú trọng thực hành. Người vừa đặt chân vào cửa Phật bắt buộc phải giữ năm giới. Chỉ giữ năm giới thôi cũng đủ thể hiện lòng từ bi. Không sát sanh là tôn trọng sanh mạng người và vật. Không trộm cướp là tôn trọng sự nghiệp tài sản của người. Không tà dâm là tôn trọng hạnh phúc gia đình mình và gia đình người. Không nói dối là giữ uy tín của mình và tôn trọng phẩm giá người. Không uống rượu, hút á phiện, xì ke ma túy là bảo vệ sự sáng suốt và sức khỏe của mình, đồng thời tôn trọng an ninh trật tự xã hội. Nếu là tu sĩ xuất gia, Phật cấm không được vô cớ mà ngắt một cọng cỏ tươi, bẻ một cành cây xanh, cũng không được hủy hoại mầm sống của muôn vật. Không làm phiền làm hại người và mọi vật, đây là thể hiện thực tế lòng từ bi. Tuy nhiên phần từ bi này còn mang vẻ tiêu cực, phải tiến lên một bước xông xáo cứu giúp mọi người, làm lợi ích chúng sanh thực hiện hạnh bố thí mới là tích cực.
Bố thí là ban cho hay giúp đỡ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, động cơ bố thí là tình thương. Giúp đỡ mà không có tình thương thì không phải làm hạnh bố thí. Có những người đến chùa gặp những ngày lễ lớn, vào buổi chiều cúng cô hồn, sau khi cúng xong tất cả quà bánh trên bàn đem tung vãi các nơi, bọn trẻ con đua nhau giành giật, gọi là thí cô hồn. Họ hiểu lầm tưởng bố thí cũng đem quăng ném một cách vô ý thức như vậy. Cho nên cần bố thí ai vật gì, họ cứ ném như thế, hoặc có bị ai đánh cắp vật gì, họ nói bố thí cho nó đi. Bố thí phải đủ hai yếu tố tình thương và quí trọng người mình biếu tặng. Vì thương yêu quí trọng, ta giúp đỡ một cách chân tình cho những người khó khăn thiếu thốn, mới đúng tinh thần bố thí của đạo Phật. Tài vật dù ít dù nhiều không quan trọng, mà quan trọng ở tình thương quí kính người mình cứu giúp. Người gặp cảnh khổ đau buồn tủi, ta mang tình thương lòng quí kính đến giúp đỡ, đó là nguồn an ủi to lớn cho người bất hạnh. Không chỉ dùng tiền bạc vật dụng giúp đỡ người mới gọi là bố thí, nếu ta có khả năng đủ phương tiện tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp, giúp vốn cho người cần vốn làm ăn, hoặc dùng công sức mình giúp đỡ người cần giúp đỡ… cũng là tu hạnh bố thí. Những công tác giúp đỡ người vì tình thương, vì quí kính đều thể hiện lòng từ bi qua hành động bố thí.
Tuy nhiên con người không phải chỉ khổ vì thiếu cơm ăn áo mặc, mà còn khổ vì tâm thần bất an buồn phiền lo sợ…, hoàn cảnh này phải nhờ bố thí chánh pháp để cứu giúp họ. Phật pháp sẽ mở sáng con mắt trí tuệ cho ta nhìn thấy lẽ thật trong cuộc sống. Mọi khổ đau do ảo tưởng của ta tạo ra, một khi thấy lẽ thật chúng đều tan biến như ánh nắng tan biến sương mù. Con người phần lớn sống bằng mơ tưởng hão huyền, khi chạm sự thật bất như ý đâm ra bất mãn thất chí khổ đau. Thấu triệt được lẽ thật, con người sẽ không còn đau khổ bâng quơ, mà được bình an thanh thản trong cuộc sống hiện tại. Bác sĩ đến chẩn mạch và chích thuốc cho một đứa bé và một người lớn. Vừa thấy ống thuốc gắn kim, chích vào thịt, đứa bé khóc la inh ỏi, trái lại người lớn cũng thấy và bị chích như thế, mà vui vẻ cám ơn bác sĩ. Người thấy rõ chân lý của cuộc đời, họ chỉ vui cười chớ không kêu khóc oán hờn. Kẻ mê muội sống bằng ảo tưởng, lúc nào họ cũng oán trách than phiền đau khổ. Cho nên Phật xem trọng bố thí pháp hơn bố thí tài. Bố thí tài chỉ giúp người giải khổ tạm thời song cấp bách, bố thí pháp mới đem lại sự an bình vĩnh cửu cho con người. Do đó, tu sĩ Phật giáo lấy bố thí pháp làm trọng tâm đem lại lợi ích cho chúng sanh.
Đạo Phật quí trọng mạng sống con người và muôn vật, vì loài nào cũng ham sống sợ chết. Trên lẽ công bằng, ta ham sống người vật cũng ham sống, vô lý vì sự sống của mình mà tàn hại sự sống của người vật khác. Thế nên người Phật tử không sát hại người vật, mà còn cứu mạng phóng sanh. Tình thương bao la khắp muôn loài, muốn tất cả đều được an vui cường tráng sống lâu, đây là lòng từ bi của đạo Phật. Thiếu lòng từ bi thì đạo Phật sẽ khô cằn, vì vậy lòng từ bi được biểu trưng bằng nước cam lồ. Chúng sanh bị lửa hận thù thiêu đốt, bị nắng phiền não cháy da, bị sức nóng lo sợ khô cổ, gặp nước cam lồ tưới mát thì mọi đau khổ đều tiêu tan, nên nói từ bi đến đâu thì đau khổ mất dạng đến đó. Lòng từ bi không nỡ giết hại, không đành cột trói người vật, mà luôn luôn giúp đỡ buông tha cho tất cả được tự do thong thả.
IV- ĐẠO PHẬT TÔN TRỌNG TỰ DO
Con người ai không thích thong thả tự do, có sự ép buộc kềm chế từ bên ngoài là mất tự do. Vì thế người đến với đạo Phật không có điều kiện gì cả, chỉ cần tâm mến đạo thích tu là đủ. Sau khi thành Phật tử cũng không có sự bắt buộc nào, thích đi chùa thì đến, không thích ở nhà tu cũng được. Khi phát tâm qui y có khuyến khích giữ năm giới, chẳng qua là phương tiện đem lại sự an bình cho Phật tử đó thôi. Song tôn trọng tự do có lợi với người biết nhận thức có ý chí mạnh, sẽ bất lợi với người kém nhận thức và ưa chểnh mảng. Tinh thần tôn trọng “tự giác tự nguyện” của Phật tử, đạo Phật không tạo điều kiện kềm chế thúc ép nào.
Cho đến khổ đau và an vui của con người, đạo Phật nói rõ đều do con người tự do tạo lấy. Phật không có quyền can thiệp khổ vui của con người. Ngài chỉ là người hướng dẫn chỉ đường cho những ai muốn tránh khổ tìm vui, mọi khổ vui đều do con người quyết định. Ai muốn an vui thì trước phải đem sự an vui lại cho mọi người, ai chấp nhận đau khổ thì trước làm đau khổ mọi người. Chẳng có ai cầm cân nẩy mực ban phước xuống tội cho chúng ta. Hành động tốt của ta sẽ mang vui cho ta, hành động xấu của ta sẽ chuốc đau khổ cho ta. Ta là chủ nhân ban phước giáng họa cho ta, con người tự do chọn khổ lựa vui, không đổ thừa không lệ thuộc thế lực vô hình nào bên ngoài.
Hơn nữa, tự do không đòi hỏi ở đâu nơi ai, chính ta thắng được mọi cám dỗ bên ngoài là tự do. Mọi sắc tài danh lợi không lôi cuốn được ta là tự do. Người đời miệng luôn nói tự do, đòi tự do, mà ghiền rượu, mê sắc, hiếu danh… bao giờ được tự do? Tự do là chân giá trị của con người, song muốn tự do ta phải đủ nghị lực chiến thắng bọn ma sắc, tài, danh, lợi…, chúng biến hóa thiên hình vạn trạng quyến rũ dụ dỗ ta rơi vào trận mê hồn của chúng. Chúng ta không một bề đổ lỗi cho bọn nó, mà phải nhìn tận nội tâm mình. Trong tâm ta sẵn sàng mến khách, khách mời rủ mới chạy theo. Nếu mọi ái dục bên trong đã lạnh nhạt khô khan thì chúng làm gì quyến rũ được? Ta phải can đảm chiến thắng bọn Quỉ vương ở nội tâm thì đám yêu quái sắc tài bên ngoài sẽ đầu hàng. Cái gốc tham mê ái dục đã nhổ thì cành lá phiền não đâu còn nảy sanh. Hồ nước tâm đã lóng sạch trong veo và gạn lọc hết bùn nhơ, dù có gió mạnh thổi, mặt nước dậy sóng cũng không làm ngàu đục. Dứt sạch mầm tâm mê luyến trần cảnh là ta thật sự tự do. Nhân tự do đưa đến quả giải thoát.
Giải thoát không phải sang thế giới kỳ đặc ở bên kia, không phải ngao du trong cảnh huyền bí mầu nhiệm, mà ngay nơi này tâm không dính mắc sáu trần là giải thoát. Còn dính mắc là trói buộc, không dính mắc là tự do giải thoát. Sự trói buộc dính mắc không phải lỗi tại sáu trần mà lỗi ở nội tâm. Sắc đẹp tiếng hay… đâu có thần thông trói buộc được ta, chỉ vì ta còn mến sắc đẹp, thích tiếng hay, ưa vị ngon… chạy đuổi theo chúng nên bị chúng trói buộc. Nếu lòng ta băng giá thì sáu trần sẽ bất lực không còn khả năng lôi kéo. Thật sự chúng ta không cần tìm giải thoát ở đâu xa, ngay nơi đây, chính tâm mình đủ khả năng làm chủ trọn vẹn là chân thật giải thoát.
V- PHẬT HÓA HỮU DUYÊN NHÂN
“Đạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên”, thái độ này mới nhìn qua dường như tiêu cực. Hơn nữa, chùa chiền ngày xưa hầu hết xây cất nơi núi non xa vắng, ít khi có chùa nằm nơi phồn hoa phố thị. Sự truyền bá đạo Phật có vẻ thầm lặng, không tuyên truyền ồn náo, càng tăng vẻ tiêu cực hơn. Song thái độ này rất thích hợp tinh thần của đạo Phật, người Đông phương thuộc lòng câu “hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập”. Quả thật chúng ta có của quí, dù cố giấu kín thiên hạ vẫn biết, lựa là phải đi khoe. Đức Phật biết rõ căn cơ chúng sanh rất đa dạng, không thể nào buộc họ có cái nhìn cái hiểu như nhau, nên để họ tự ý lựa chọn cái gì họ thích. Vì vậy đạo Phật không thích khoa trương ồn ào, chỉ sống trong cảnh yên tĩnh trầm lặng, ai thích thì tìm đến. Khi người ta tìm đến với mình thì phải tận tình chỉ dạy cho họ thâm nhập đạo lý, đây là thái độ của tăng sĩ Phật giáo. Nếu người truyền giáo tin rằng “giáo lý đạo mình là siêu xuất tuyệt hảo”, khởi lòng vị tha muốn mọi người trên thế gian đều theo đạo mình, liền dùng mọi phương tiện giải thích, kêu gọi, dụ dỗ, rúng ép mà vẫn có những người không chịu theo, họ đâm ra bực bội, có khi dám sử dụng đến hành động tàn ác phi đạo lý, đó là “bệnh chấp thiện”. Người truyền đạo mà mang bệnh này, nguy hiểm cho nhân loại vô cùng. Thế giới ngày nay người ta đang lo sợ nạn chiến tranh tôn giáo, chính vì “bệnh chấp thiện” mà ra. Đạo Phật truyền bá chánh pháp bằng cách thuyết giảng tại chùa, ai thích nghe thì đến, không thích thì thôi. Đến với đạo Phật bằng tinh thần tự giác tự nguyện, một khi người ta nhận được chánh pháp là của quí thì xa xôi mấy họ cũng tìm đến. Trái lại điều gì người ta không thích mà ta cứ mời rủ mãi, họ càng sanh bực bội chống đối chẳng có lợi ích gì. Như cùng ngồi chung một bàn ăn, có những món rất thích khẩu ta, mà người khác không thích, ta cứ nài ép họ ăn, họ một bề từ chối, nếu ta nài ép mãi họ sẽ sanh bực bội, vì khẩu vị mỗi người có khác. Tôn giáo trên thế gian cũng như thế, tùy căn cơ trình độ của mỗi người để cho họ được tự do lựa chọn.
Bản chất tôn giáo là đem an vui hạnh phúc cho nhân loại nhưng ngày nay chúng ta đã được nghe, được chứng kiến nhân danh tôn giáo gây ra cảnh đau thương tang tóc cho con người, chính là vì nhiệt tình vì lợi tha mà mắc phải lỗi lầm như thế. Do đây, chúng ta càng thấm thía câu “Phật hóa hữu duyên nhân” và thấu hiểu được thái độ dường như tiêu cực của đạo Phật.
VI- KẾT THÚC
Qua những dữ kiện trên, tôi thấy đạo Phật rất thích hợp với tâm tư nguyện vọng của tôi. Càng tiến sâu vào đạo Phật, tôi càng thấy còn nhiều dữ kiện thích thú hơn, khiến tôi hăng hái phấn khởi trên đường tu. Tôi tự nghĩ đây là phước lành nhiều đời của mình nên chọn được một đạo vừa chân thật, sáng suốt, tình thương, tự do và bao dung thế này. Sống trong thế kỷ hai mươi nhiều tôn giáo bị xao động vì câu nói “khoa học tiến thì tôn giáo thối”. Song khảo sát chín chắn trong đạo Phật, tôi thấy ngược lại và có thể nói “khoa học tiến càng làm sáng tỏ đạo Phật”. Thật vinh hạnh cho tôi chọn được một đạo không bị ánh sáng khoa học làm lu mờ, mà có thể cùng sánh vai với khoa học đem lại hạnh phúc thật sự lâu dài cho nhân loại.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật 18: Diễn Viên Việt Trinh trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!