Cập nhật nội dung chi tiết về Viêm Amidan Lưỡi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Amidan lưỡi là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức lympho nằm ở dưới đáy lưỡi, phía sau V lưỡi. Không giống như các loại amidan khác, amidan lưỡi có chứa ít tế bào lympho nên nó dễ bị tấn công bởi các yếu tố như virus, vi khuẩn và gây viêm nhiễm. Tình trạng này được gọi là viêm amidan lưỡi.
Biến chứng tại khu vực bị viêm nhiễm: Amidan lưỡi nằm ở gần họng nên khi bị viêm nhiễm nó có thể dẫn đến viêm họng, thậm chí là viêm họng mạn tính. Ngoài ra, viêm amidan lưỡi cũng có thể gây sỏi amidan, loét khe amidan…
Biến chứng gần khu vực bị viêm amidan: Nếu không được điều trị, tình trạng viêm do amidan lưỡi có thể lan rộng ra những khu vực xung quanh và gây ra viêm xoang, viêm tai giữa thậm chí là viêm thanh quản, viêm phế quản.
Biến chứng toàn thân: Không chỉ gây viêm tại chỗ, amidan lưỡi có thể gây biến chứng toàn thân và gây viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận…
Biến chứng do viêm amidan lưỡi thường rất khó điều trị. Quá trình điều trị các biến chứng này thường khó khăn, thời gian điều trị kéo dài và chi phí rất tốn kém. Do đó, khi mới xuất hiện triệu chứng của bệnh viêm amidan lưỡi, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm amidan lưỡi
Cũng như các bệnh viêm amidan khác, viêm amidan cuống lưỡi xảy ra khi virus và vi khuẩn tấn công vào amidan. Thông thường, các loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp trên đều có thể gây viêm amidan lưỡi. Tuy nhiên, chủng virus thường gặp nhất là epstein-barr. Loại virus này có thể xâm nhập vào đường hô hấp thông qua con đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Ngoài virus, vi khuẩn cũng là tác nhân thường gặp gây viêm nhiễm amidan lưỡi. Trong số đó, liên cầu khuẩn nhóm A là tác nhân chính gây ra căn bệnh này. Ngoài ra, còn có các loại vi khuẩn như lậu cầu, chlamydia… cũng có thể gây viêm amidan lưỡi, nhưng ít gặp hơn.
Một số người thắc mắc tại sao mình bị viêm amidan lưỡi mà những người khác thì không. Câu trả lời là do những người này nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, viêm amidan lưỡi thường xuất hiện ở những đối tượng sau đây:
Những người lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng sai cách.
Những người đang mắc các bệnh đường hô hấp: Nếu không được điều trị đúng cách, vi khuẩn gây bệnh hô hấp sẽ phát triển và lây lan đến vùng amidan ở lưỡi và gây viêm.
Những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ em, người đang phải điều trị hóa trị cũng dễ bị viêm amidan lưỡi do hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn bị suy yếu.
Người bệnh có cơ địa dị ứng có nguy cơ bị viêm amidan lưỡi cao hơn những đối tượng khác.
Những người thường xuyên tiếp xúc với những người mắc bệnh lý hô hấp nhưng không đeo khẩu trang cũng có khả năng bị bệnh.
Triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi
Viêm amidan lưỡi thường có triệu chứng tương tự như viêm họng và các loại viêm amidan khác. Do vậy bạn cần phải biết rõ các triệu chứng của bệnh để có biện pháp điều trị đúng cách. Thông thường, người bị viêm sưng amidan lưỡi thường có các triệu chứng sau đây:
Đau khi nuốt nước bọt: Triệu chứng thường gặp nhất của viêm amidan lưỡi là cảm giác đau khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn uống và cảm giác như có dị vật đang vướng ở cổ họng. Ở vị trí của amidan lưỡi, người bệnh sẽ cảm thấy vùng đó bị sưng đỏ và có cảm giác nóng.
Amidan lưỡi sưng to, có thể bị trắng và có nhiều rêu lưỡi.
Sốt cao: Bệnh nhân có thể bị sốt cao 39 – 40 độ C khi bị viêm amidan lưỡi.
Nếu bệnh nhân bị viêm amidan lưỡi do virus thì ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn bị chảy nước mũi, viêm kết mạc.
Nếu bị viêm amidan lưỡi do vi khuẩn thì người bệnh sẽ thấy bề mặt họng của mình có chấm nhỏ màu trắng, amidan sưng to và hạch ở góc hàm hai bên bị sưng đau…
Nếu viêm amidan lưỡi tiến triển, nó sẽ gây viêm các khu vực xung quanh và gây viêm phế quản, viêm thanh quản,… Khi mắc những căn bệnh này, người bệnh sẽ có triệu chứng ho có đờm, sốt, đau tức ngực, khó thở…
Ngoài những dấu hiệu trên, viêm amidan lưỡi còn gây ra các triệu chứng toàn thân như đau đầu, hơi thở có mùi hôi, mệt mỏi, chán ăn…
Các triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi có thể khác nhau ở từng người. Do vậy, để biết thêm thông tin về căn bệnh, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Cách điều trị viêm amidan lưỡi
Theo các chuyên gia, viêm amidan lưỡi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dựa trên mức độ viêm nhiễm và các biểu hiện của bệnh mà phương pháp điều trị của từng người sẽ khác nhau.
Điều trị bằng biện pháp dân gian
Điều trị viêm amidan lưỡi bằng phương pháp dân gian thường ít tốn kém và không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp dân gian thường chậm người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới cảm nhận được hiệu quả. Thêm vào đó, các mẹo dân gian chỉ áp dụng với người bệnh mới bị viêm amidan lưỡi.
Dùng lá xương sông và giấm
Chuẩn bị 5 – 10 lá xương sông và 30ml giấm
Rửa sạch lá xương sông để loại bỏ bụi bẩn.
Vò nát lá xương sông và nhúng vào 30ml giấm sau đó chia hỗn hợp trên thành 2 phần bằng nhau và ngậm lá xương sông đã ngâm giấm trong ngày.
Nên thực hiện hàng ngày để tăng hiệu quả trị bệnh và phòng chống nguy cơ viêm họng.
Dùng húng chanh và đường phèn
Chuẩn bị lá húng chanh, đường phèn và một ít nước sôi để nguội.
Giã nát lá húng chanh sau đó trộn với đường phèn và nước đã chuẩn bị.
Lọc lấy nước cốt húng chanh để uống và bỏ đi phần bã.
Nên uống nước cốt húng chanh đường phèn 2 – 3 lần/1 ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Dùng quất mật ong trị
Chuẩn bị quất và mật ong.
Bổ đôi quất đã chuẩn bị sau đó cho vào bát, thêm mật ong vào rồi đem đi hấp cách thủy sau đó dùng quất đã hấp chín để ăn hàng ngày.
Điều trị bằng Tây y
Để điều trị viêm amidan lưỡi hiệu quả, các bác sĩ thường thăm khám để xác định xem người bệnh bị amidan cấp tính hay mãn tính. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được làm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây viêm amidan lưỡi. Với từng loại viêm amidan lưỡi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
Với viêm nhiễm amidan lưỡi cấp tính
Để điều trị viêm amidan lưỡi cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc sau;
Thuốc kháng sinh: Nếu người bệnh bị viêm amidan lưỡi do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh thường được dùng là Amoxicillin, Penicillin…
Thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng để điều trị bệnh là Methylprednisolon, Prednisolon…
Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng: Viêm amidan lưỡi có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như sốt, ho, khó thở, đau họng… Tùy vào từng triệu chứng mà bác sĩ có thể kê thuốc long đờm, thuốc hạ sốt… cho từng bệnh nhân.
Lưu ý: Khi điều trị viêm amidan lưỡi bằng Tây y, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ. Không được tự ý tăng liều hoặc ngừng dùng thuốc khi thấy triệu chứng của bệnh đã cải thiện vì điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc và gây khó khăn trong những lần điều trị về sau.
Với viêm nhiễm amidan lưỡi mãn tính
Khi bị viêm amidan lưỡi mãn tính, người bệnh thường được điều trị như sau:
Sử dụng các loại thuốc giảm viêm, giảm đau để giúp giảm các triệu chứng của bệnh và giúp bệnh nhân bớt đau đớn
Thường xuyên súc miệng và súc họng bằng nước muối để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
Bổ sung sức đề kháng cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng
Nếu tình trạng viêm amidan lưỡi mãn tính thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm, gây ra hội chứng tắc nghẽn khi ngủ hoặc khi các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng thì các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân làm phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp như cắt amidan lưỡi bằng dụng cụ Sluder – Ballenger, tách amidan bằng dao kéo hoặc dùng phương pháp coblator.
Điều trị bằng Đông y
Điều trị viêm amidan lưỡi bằng Đông y cũng được nhiều người lựa chọn vì phương pháp này an toàn, ít tác dụng phụ như các loại thuốc Tây. Đặc biệt, các bài thuốc Đông y không chỉ giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây viêm amidan lưỡi mà nó còn giúp tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Theo Đông y, viêm amidan lưỡi nói chung và viêm amidan nói riêng xảy ra do phong nhiệt, nhiệt độc tích tụ. Khi chính khí trong cơ thể bị hư tổn, tà khí sẽ dễ xâm nhập vào và khiến các cơ quan trong cơ thể thể như can, tỳ, phế, thận… bị tổn thương….
Để điều trị bệnh, các thầy thuốc Đông y sẽ kê các vị thuốc giúp tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhằm triệt tiêu ngoại tà. 2 bài thuốc Đông y thường được áp dụng để điều trị căn bệnh trên là:
Bài thuốc 1: Người bệnh nên chuẩn bị quả chín của cây ngưu bàng, bạc hà, kim ngân hoa, quả cây liên kiều, hoàng cầm, mã thầy, xuyên tiêu,… Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc với 6 bát nước, sắc liên tục cho đến khi còn một nửa. Chia lượng thuốc vừa sắc thành 3 lần và uống hết trong ngày. Người bệnh nên uống thuốc khi còn ấm để phát huy hết tác dụng.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị khương giới, bạc hà, kim ngân hoa, hắc sâm, xích thược, bạch cương, rễ cây hoa lâu, tang bì, cam thảo, triết bối mẫu… Cho tất cả các dược liệu trên vào ấm và sắc với nước. Chia lượng thuốc đã sắc thành 4 phần bằng nhau và uống hết trong ngày… Nên thực hiện liên tục bài thuốc trên trong 1 tháng đến khi thấy triệu chứng của bệnh cải thiện.
Trước khi áp dụng bài thuốc Đông y trị viêm amidan lưỡi, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc của người khác cũng mắc bệnh như mình. Nguyên nhân là do thành phần thuốc, tỷ lệ từng loại thuốc sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Biện pháp phòng ngừa amidan lưỡi
Tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Bạn nên thường xuyên tập luyện thể thao, uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau lá xanh, củ quả…
Giữ ấm vùng ngực, họng khi thời tiết chuyển lạnh để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc những người đang mắc bệnh hô hấp.
Nên chú ý chăm sóc răng miệng hàng ngày, trường hợp mắc bệnh lý về răng miệng bạn nên điều trị sớm để hạn chế vi khuẩn tấn công và gây viêm amidan ở lưỡi.
Điều trị triệt để viêm amidan đáy lưỡi để tránh bệnh tái phát liên tục và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Điều trị sớm bệnh lý mũi họng, hô hấp để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm amidan lưỡi.
Hạn chế sử dụng các chất gây hại cho cổ họng, lưỡi như rượu, bia, cà phê, các chất kích thích…
Viêm amidan đáy lưỡi có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do vậy, khi có triệu chứng bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà khi bệnh đã có dấu hiệu viêm nhiễm nặng. Điều này có thể gây viêm amidan lưỡi mãn tính và các biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm Amidan Lưỡi: Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Điều Trị
Viêm amidan lưỡi là bệnh lý thuộc đường hô hấp trên phổ biến, thường gây ra bởi các loại virus, vi khuẩn tấn công “ào ạt” ình trạng các tế bào lympho nằm ở đáy lưỡi bị phản ứng gây viêm. Để nắm rõ về căn bệnh viêm amidan lưỡi từ đó nhận biết kịp thời và điều trị đúng cách là rất cần thiết giúp bệnh được đẩy lùi nhanh chóng, an toàn cho sức khỏe.
Amidan lưỡi là tổ chức lympho nằm ở đáy lưỡi sau (V lưỡi) thuộc hệ thống lympho đường thở, có phản xạ nhạy bén và đóng vai trò quan trọng trong duy trì hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập.
Vậy viêm amidan đáy lưỡi là gì? Thực chất, khi sự tấn công quá mức của vi khuẩn, virus, nấm khiến các tế bào lympho này hoạt động liên tục, bị tổn thương và gây sưng, viêm, đau nhức và rát vùng lưỡi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan lưỡi khá đa dạng, thường gặp hơn ở các đối tượng sau:
Người bị mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh nhưng không được chăm sóc vùng họng, không giữ ấm vùng cổ tốt… tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.
Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, qua loa hoặc mắc các bệnh răng miệng như: viêm lợi, sâu răng…
Người thường xuyên dùng các chất kích thích có hại cho vùng cổ họng như: uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn các thực phẩm cay, nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn quá lạnh…
Người làm việc hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, khói bụi nhiều, nguồn nước bẩn…
Người thường xuyên quan hệ tình dục qua đường miệng. Không chỉ dễ mắc viêm amidan đáy lưỡi mà còn truyền nhiễm các bệnh tình dục (bệnh lậu miệng, sùi mào gà…)4
Bệnh nhân bị các nhiễm khuẩn xảy ra ở đường hô hấp như ho gà, cúm, hen suyễn, sởi… cũng có khả năng nhiễm khuẩn gây viêm amidan lưỡi cao hơn bình thường…
Ngoài ra, người có chế độ ăn uống không hoa học, sức đề kháng kém, sức khỏe yếu… thì virus, vi khuẩn có khả năng tấn công cao hơn. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường.
TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA VIÊM AMIDAN LƯỠI
Là căn bệnh xảy ra ở khoang họng, vị trí khó quan sát và bằng mắt thường không thể chẩn đoán được, viêm amidan lưỡi cũng rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý khác nếu như không có kiến thức nhận biết.
Khi bị viêm amidan người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình, như sau:
Nếu viêm amidan đáy lưỡi do virus: Có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như chảy nước mũi, viêm kết mạc, niêm mạc họng đỏ, sưng, có tình trạng xuất tiết.
Nếu chủ quan, chần chừ không điều trị hoặc điều trị viêm amidan lưỡi không đúng cách bệnh sẽ ngày càng nặng, bùng phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính, triệu chứng phức tạp và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tấy quanh amidan, áp-xe họng, loét khe amidan và có thể gây biến chứng xa như viêm khớp, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết,… đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Tùy vào từng tác nhân gây bệnh, cơ địa từng người và mức độ viêm nhiễm mà ở mỗi người có thể xuất hiện triệu chứng khác nhau. Khi có dấu hiệu bất thường ở vùng cổ họng, tốt nhất vẫn nên đi khám, tham khảo các hướng điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng như Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, thông qua các bước khám, xác định mức độ amidan nặng/ nhẹ mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Cụ thể:
► Điều trị viêm amidan lưỡi cấp tính:
Đối với các triệu chứng bệnh ở giai đoạn cấp tính, tùy cơ địa bệnh nhân bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị khác nhau. Thông thường là dùng các loại kháng sinh tiêu viêm, diệt khuẩn, hạ sốt, giảm đau rát họng…
Bệnh nhân cần tuân thủ theo các chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc điều trị thêm, tăng/ giảm liều dùng hoặc tự ý ngưng thuốc khi bệnh có dấu hiệu suy giảm… sẽ dẫn đến lờn thuốc, tăng nguy cơ kháng thuốc.
► Điều trị viêm amidan lưỡi mãn tính:
Đối với trường hợp viêm amidan lưỡi nặng, các triệu chứng kéo dài không thuyên giảm hoặc không đáp ứng điều trị nội khoa, tái phát hơn 3 lần/ năm… thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt amidan để chấm dứt bệnh lý.
Hiện nay, có nhiều tiểu phẫu được tiến hành trong cắt amidan như: phẫu thuật nội soi, cắt amidan bằng laser, phương pháp Coblator… Trong đó, công nghệ cắt amidan không đau JCIC – Plasma công nghệ Mỹ được nhiều người lựa chọn bởi đem lại hiệu quả đến 98,7%, an toàn, ít chảy máu, phục hồi nhanh chóng…
Bên cạnh việc điều trị theo đúng các chỉ dẫn, thì các chuyên gia Hoàn Cầu cũng khuyên bệnh nhân thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
➧ Tuân thủ mọi hướng dẫn, chỉ định điều trị và chăm sóc vùng cổ họng theo hướng dẫn bác sĩ. Thực hiện thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
➧ Vệ sinh sạch sẽ răng miệng mỗi ngày, đặc biệt nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch cổ họng và sát khuẩn.
➧ Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin e, C, B… để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
➧ Bảo vệ vùng mũi họng của mình bằng cách giữ ấm cho cổ, họng, vùng ngực khi trời lạnh hoặc giao mùa; hãy đeo khẩu trang khi ra ngoài để chống bụi bẩn
➧ Hạn chế việc sử dụng các chất gây hại cho cổ họng như bia, rượu, cà phê, thuốc lá hoặc tránh ăn các đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ, cay nóng gây kích thích cổ họng.
➧ Có kế hoạch sống khoa học, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bệnh lý, có nhu cần tìm hiểu thêm về phương pháp chữa trị, tham khảo các chi phí điều trị… hãy hoặc gọi đến số 028 3923 9999 để được chuyên gia tư vấn cụ thể, miễn phí 24/24.
Bị Viêm Amidan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thất thường. Dù là bệnh thường gặp nhưng người bệnh không nên chủ quản, thay vào đó là cần tìm hiểu thông tin khi bị viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị để nhận biết sớm cũng như điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bị viêm amidan là tình trạng tổn thương viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính tại tuyến amidan do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus. Bệnh thường gặp hơn hết ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi.
Nguyên nhân bị viêm amidan có thể là do:
♦ Người bệnh bị nhiễm lạnh
♦ Các virus, vi khuẩn cư trú tại mũi họng gây bệnh khi cơ thể suy giảm sức đề kháng
♦ Amidan nằm ở giao điểm của đường thở và đường ăn, là cửa ngỏ để virus và vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
♦ Viêm amidan xảy ra sau khi người bệnh mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như sởi, ho gà, cúm…
♦ Do cấu trúc của amidan có nhiều khe hốc nên là môi trường thuận lợi để vi khuẩn trú ẩn, phát triển và gây bệnh.
Triệu chứng khi bị viêm amidan
Khi bị viêm amidan, có thể phân biệt viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính với những triệu chứng khác nhau, cụ thể:
Triệu chứng viêm amidan cấp
Viêm amidan cấp tính là tổn thương viêm mủ hoặc viêm sung huyết của tuyến amidan khẩu cái, chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu bệnh do virus gây ra thì thường nhẹ hơn; ngược lại nếu bệnh do vi khuẩn thì bệnh nghiêm trọng hơn. Khi bị viêm amidan cấp tính sẽ có những triệu chứng như:
Hình ảnh amidan khi bị viêm amidan
♦ Bệnh khởi phát đột ngột với cảm giác lạnh rét và sốt 38 – 39 độ C.
♦ Hội chứng nhiễm khuẩn, người bệnh mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, nước tiểu màu đỏ.
♦ Đau họng và nuốt vướng, cảm thấy khô rát và nóng ở cổ họng ngay vị trí amidan.
♦ Cơn đau ở họng có thể đau nhói lên tai, cơn đau tăng khi nuốt và bị ho.
♦ Người bệnh thở khờ khè, khó thở, ngáy to khi ngủ, môi khô, lưỡi trắng bẩn.
♦ Khi tình trạng viêm nhiễm lan xuống thanh quản – khí quản – phế quản sẽ gây khàn tiếng, ho từng cơn có đờm nhầy, đau tức ngực.
Triệu chứng viêm amidan mãn tính
Bị viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần trong năm sẽ dẫn đến viêm amidan mãn tính với những triệu chứng như:
♦ Triệu chứng bệnh thường không rõ rệt và khó nhận biết, đôi khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát viêm amidan cấp.
♦ Người bệnh hay sốt vặt, thường xuyên cảm thấy rát họng, ngứa ngáy và nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết.
♦ Hơi thở hôi do mủ trong các hốc của amidan, thường ho khan từng cơn – đặc biệt là khi mới ngủ dậy vào buổi sáng.
♦ Giọng nói mất độ trong, thỉnh thoảng khàn giọng nhẹ.
♦ Nếu bị viêm amidan mãn tính quá phát có thể gây thở khò khè, ngáy to khi ngủ.
Bị viêm amidan ảnh hưởng không nhỏ đến giọng nói và sức khỏe người bệnh, nguy hiểm hơn là gây ra nhiều bệnh lý tai mũi họng nghiêm trọng khác. Vì thế khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ bị viêm amidan thì người bệnh phải nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh.
Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm amidan
Phương pháp điều trị khi bị viêm amidan
Hiện nay, có thể điều trị bệnh viêm amidan bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt amidan, tuy nhiên mục tiêu phần lớn là điều trị bảo tồn hạn chế phẫu thuật cắt amidan.
Điều trị bị viêm amidan bằng thuốc
♦ Việc điều trị viêm amidan chủ yếu là sử dụng các loại thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng tiêm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc có thể kéo dài từ 7 – 14 ngày tùy vào từng trường hợp cụ thể.
♦ Sau khi dùng thuốc và thấy bệnh tiến triển tốt hơn trong 1 – 2 ngày vẫn cần phải dùng đầy đủ thuốc kháng sinh đến hết đợt. Bởi vì dừng thuốc sớm sẽ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, đồng thời có thể bị viêm trở lại gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.
♦ Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng thêm nước muối sinh lý để súc họng, nhỏ mũi hoặc sử dụng các dung dịch kháng khuẩn. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước để bệnh nhanh khỏi.
Phẫu thuật cắt amidan khi bị viêm amidan
Phẫu thuật cắt amidan chỉ được thực hiện khi đã được bác sĩ thăm khám kĩ càng và chỉ định. Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:
♦ Amidan quá phát bít tắc đường ăn và đường thở
♦ Bị viêm amidan tái hơn 6 lần/ năm, hoặc 3 lần/ năm trong 2 năm
♦ Nghi ngờ viêm amidan tiến triển thành apxe hoặc ung thư
♦ Bị viêm amidan mãn tính đã điều trị tích cực bằng phương pháp nội khoa nhưng triệu chứng bệnh vẫn kéo dài dai dẳng.
♦ Tụ mủ quanh amidan và đã nhập viện điều trị tối thiểu một lần
♦ Viêm amidan gây ra biến chứng viêm cầu thận hoặc mưng mủ hạch cổ.
Địa chỉ điều trị khi bị viêm amidan hiệu quả
Khi bị viêm amidan, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. Điều trị bệnh sớm không chỉ giúp rút ngắn thời gian điều trị mà còn giúp khắc phục – đẩy lùi nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Điều trị hiệu quả khi bị viêm amidan tại Đa Khoa Hoàn Cầu
Nếu người bệnh đang ở TPHCM hoặc khu vực lân cận thì có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu – một địa chỉ khám chữa bệnh viêm amidan uy tín và đáng tin cậy.
Đến đây, người bệnh sẽ được hưởng chế độ và dịch vụ y tế chất lượng cao cũng như đảm bảo hiệu quả điều trị với nhiều thế mạnh như:
Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao , có kinh nghiệm nhiều năm trong chẩn đoán – điều trị các bệnh tai mũi họng nói chung và bệnh viêm amidan nói riêng, mang đến hiệu quả khám chữa bệnh cao.
Điều trị viêm amidan bằng phương pháp JCIC – còn được gọi là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nguồn nhiệt độ thấp. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ chính xác ổ viêm mà không gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh, giúp giảm thiểu các tác dụng phụ.
Đồng thời phương pháp này còn có nhiều ưu điểm như: Hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn, thời gian điều trị nhanh chóng tỷ lệ tái phát rất thấp nếu người bệnh biết cách phòng ngừa.
Trang thiết bị – các loại máy móc hiện đại , cho kết quả thăm khám chính xác nhằm hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân.
Quy trình và thủ tục khám bệnh đơn giản , do đó người bệnh không phải mất nhiều thời gian chờ đợi hay làm thủ tục thăm khám.
Qua dịch vụ tư vấn miễn phí người bệnh có thể trực tiếp liên hệ với phòng khám để nhận được sự tư vấn, giải đáp thắc mắc về bệnh và đặt hẹn online để được ưu tiên khám trước.
Viêm Amidan Cấp Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Viêm amidan cấp tính xảy ra khi 2 khối amidan bị nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn gây ra. Thường gặp ở lứa tuổi trẻ em trong khoảng 5-15 tuổi. Bệnh rất dễ gây tái phát khiến cơ thể bị suy nhược ảnh hưởng đến sức khỏe.
Viêm amidan cấp tính là một tình trạng amidan bị viêm, sưng và phù nề gây cảm giác vướng víu tại vùng cổ họng thường xuyên phát sinh khi bị viêm họng. Nó đặc biệt phổ biến ở trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi và nguyên nhân chủ yếu là do virus và Streptococcus nhóm A(GAS). Viêm amidan cấp tính có biểu hiện đặc trưng bởi một cơn sốt đột ngột, đau họng và nuốt đau. Có thể sưng hạch cổ tử cung và xuất tiết amidan.
– Viêm amidan cấp có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
– Phần lớn các trường hợp viêm amidan sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày.
– Viêm amidan cấp tính có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra cổ họng.
– Có một loạt các tác nhân truyền nhiễm có thể gây ra bệnh.
– Tonsils là tuyến bảo vệ của cơ thể chống lại mầm bệnh bên ngoài.
– Viêm amidan cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm amidan mạn tính
Nguyên nhân gây viêm amidan cấp
Nhiễm vi khuẩn và virus có thể gây viêm amidan. Một nguyên nhân phổ biến là vi khuẩn Streptococcus (strep). Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:
Adenovirus
Virus cúm
Virus Epstein-Barr
Vi-rút Parainfluenza
Enterovirus
Virus herpes đơn giản
Triệu chứng viêm amidan cấp
Các triệu chứng chính của viêm amidan cấp là viêm và sưng amidan, đôi khi nghiêm trọng có thể dẫn đến bị chặn đường thở. Các triệu chứng khác bao gồm:
– Đau họng
– Màu đỏ của amidan
– Một lớp phủ màu trắng hoặc màu vàng trên amidan
– Đau rộp hoặc loét trên cổ họng
– Đau đầu
– Ăn mất ngon
– Đau tai
– Khó nuốt hoặc thở bằng miệng
– Các tuyến bị sưng ở vùng cổ hoặc hàm
– Sốt, ớn lạnh
– Hôi miệng
Ở trẻ em, các triệu chứng cũng có thể bao gồm:
– Buồn nôn
– Nôn
– Đau bụng
Viêm amidan có thể gây ra những biến chứng gì?
– Thấp khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận
– Viêm hạch cổ mãn tính, viêm thanh khí phế quản, viêm mũi xoang, viêm tai giữa
– Viêm họng mãn tính, loét amidan, viêm tấy thành bên họng
– Ngưng thở khi ngủ
Cách phòng bệnh viêm amidan
– Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
– Điều trị triệt để các bệnh về mũi họng như: viêm mũi, viêm răng miệng…
– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
– Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ và có những biện pháp bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi cho trẻ
Viêm amidan cấp có lây không?
Có thể khẳng định rằng bệnh viêm amidan cấp là bệnh không lây từ người sang người vì căn bệnh này là do vi khuẩn, virus gây ra.
Điều trị viêm amidan cấp
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh viêm amidan?
Bác sĩ thực hiện xét nghiệm để tìm liên cầu khuẩn streptococcus hay nuôi cấy bệnh phẩm lấy ở họng sau khi quết nhẹ nhàng thành họng sau.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm amidan?
Trường hợp nhẹ của viêm amidan không nhất thiết phải cần đến sự can thiệp của y khoa. Nếu bệnh tình của trẻ trở nên nghiêm trọng, bạn cần phải áp dụng cách chữa viêm amidan sau đây:
– Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê đơn nếu viêm amidan là do vi khuẩn. Các triệu chứng có khả năng sẽ cải thiện trong vòng một vài ngày sử dụng thuốc kháng sinh.
– Phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành cắt amidan bị nhiễm trùng trong trường bị viêm amidan mãn tính, tái phát lại hoặc không đáp ứng với lối điều trị khác và gây ra những biến chứng.
Những cách chăm tóc tại nhà để giảm đau họng
– Sử dụng viên ngậm đau họng
– Uống nhiều nước
– Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần trong ngày
– Tránh khói bụi
– Dùng thuốc giảm đau, với trẻ em dưới 16 tuổi không được dùng aspirin.
Anh Tú (T/h từ chúng tôi (905)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Viêm Amidan Lưỡi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!