Cập nhật nội dung chi tiết về Viêm Mũi Xoang Cấp Do Vi Khuẩn Ở Trẻ Em mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hữu Tuấn – Trưởng khoa Liên chuyên khoa kiêm Trưởng Đơn nguyên Tai – Mũi – Họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Viêm xoang cấp do vi khuẩn nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ như viêm tấy tổ chức hốc mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não… Những tư vấn của bác sỹ Trần Hữu Tuấn – Trưởng Khoa Liên chuyên khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về căn bệnh này.1. Viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn là gì?
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc phủ bề mặt của một hay nhiều xoang mặt gây nên bởi vi khuẩn, do niêm mạc xoang liên tục với niêm mạc hốc mũi và hầu hết đi kèm với viêm niêm mạc mũi nên thuật ngữ viêm mũi xoang cũng được dùng phổ biến để chỉ viêm xoang.
2. Trẻ em có hay bị viêm xoang không?
Đến 20 tuổi thì các xoang mặt mới phát triển hoàn thiện nhưng ở độ tuổi 12 thì hốc mũi và các xoang mặt đã định hình và có tỷ lệ gần giống với người trưởng thành. Xoang hàm, xoang sàng trước có ngay từ khi trẻ ra đời và phát triển nhanh chóng trong những năm đầu, xoang trán, sàng sau và xoang bướm thì phát triển muộn hơn. Vậy nên trẻ em hoàn toàn có thể mắc viêm xoang chưa tính đến ở trẻ hệ thống miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện nên trẻ hay bị các đợt viêm mũi họng cấp và từ đó bội nhiễm vi khuẩn và trở thành viêm xoang.
Thống kê cho thấy rằng trẻ em trung bình mắc từ 3 đến 6 đợt viêm mũi họng cấp/năm, nguyên nhân của những đợt viêm nhiễm này là do Virus nhưng có tới 5% bị bội nhiễm vi khuẩn và phát triển thành viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn. Như vậy tỷ lệ mắc viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn ở trẻ em là khá lớn khi tính rộng trên cả cộng đồng.
3. Viêm xoang có nguy hiểm không?
Trong khi viêm mũi xoang do virus thường tự khỏi không cần điều trị trong khoảng từ 7 đến 10 ngày thì tỷ lệ tự khỏi của viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn có nhưng nhỏ nên thường phải dùng kháng sinh trị liệu.
Viêm xoang cấp do vi khuẩn nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ như viêm tấy tổ chức hốc mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não…
4. Tại sao không điều trị kháng sinh cho tất cả các trường hợp có biểu hiện như viêm xoang?
Như đã đề cập ở trên trẻ em rất hay mắc viêm mũi họng cấp tính do virus, đây là quá trình bình thường để hình thành nên hệ miễn dịch của trẻ sau này, đa số các viêm mũi họng này tự khỏi trong vòng 10 ngày mà không cần tới bất cứ điều trị đặc hiệu nào chỉ có 5% bị bội nhiễm trở thành viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh tràn lan là lãng phí, gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh và đôi khi còn gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như trong các trường hợp dị ứng kháng sinh.
5. Khi nào cần dùng kháng sinh?
Câu trả lời tưởng như đơn giản là khi bị Viêm mũi xoang cấp tính nhiễm khuẩn nhưng trên thực tế việc này khá khó khăn không chỉ với cha mẹ trẻ mà ngay cả đối với các Bác sĩ gia đình do triệu chứng lâm sàng của viêm mũi họng cấp virus và viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn khá giống nhau đều biểu hiện: ho, đau rát họng, các dấu hiệu của mũi như ngạt mũi, chảy nước mũi, căng tức trong mũi do xung huyết và sốt.
Viêm mũi họng cấp do virus
Viêm mũi họng cấp do virus thường diễn biến trong 7-10 ngày, trẻ có thể vẫn còn các triệu chứng tại ngày thứ 10 nhưng các biểu hiện này đã cải thiện đáng kể sau khi đạt đỉnh vào khoảng ngày thứ 3-6 của bệnh. Thường chỉ sốt nhẹ và trong một hai ngày đầu đi kèm với các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, đau cơ, các dấu hiệu này giảm dần sau 2-3 ngày trong khi các dấu hiệu về hô hấp lại tăng lên. Dịch mũi thường trong loãng chuyển sang đặc có màu như mủ rồi ít dần và trong trở lại trước khi hết hẳn quá trình này diễn biến tự nhiên không cần tới kháng sinh.
Viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn
Viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn: có 3 bệnh cảnh lâm sàng khác nhau:
Các biểu hiện lâm sàng kéo dài trên 10 ngày và dưới 30 ngày và đặc biệt là không có biểu hiện thuyên giảm.
Diễn biến bệnh theo biểu đồ yên ngựa tức là các triệu chứng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào ngày thư 3-4 nhưng lại nặng lên vào ngày thứ 6-7, xuất hiện thêm đau đầu hay sốt trở lại sau khi đã dứt sốt vài ngày.
6. Vai trò của Bs chuyên khoa Tai mũi họng trong Viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn
Chẩn đoán đúng các trường hợp viêm xoang cấp nhiễm khuẩn để từ đó có phác đồ điều trị hợp lý tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi trong những trường hợp không cần thiết.
Phát hiện sớm các dấu hiệu của biến chứng Viêm xoang để điều trị tích cực hơn nhằm hạn chế di chứng và tránh nguy cơ tử vong cho trẻ.
Hình ảnh nội soi viêm xoang cấp do vi khuẩn và biến chứng viêm tấy ổ mắt
Tài liệu tham khảo
Acute bacterial rhinosinusitis in children: Clinical features and diagnosis nguồn trang chúng tôi của tác giả Ellen R Wald, MD .
Professor of Pediatrics,University of Wisconsin School of Medicine and Public Health viết và update lần cuối Oct 2012
Cập nhật chẩn đoán và điều trị Viêm xoang của Ts. Bs Lê Công Định BV Bạch mai Giới thiệu tại Sinh hoạt khoa học Hội TMH Hà nội 9/2012 .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Cách Nhận Biết Trẻ Bị Viêm Mũi Xoang Cấp?
Viêm mũi xoang (VMX) là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, siêu vi, dị ứng,… Bệnh thường hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh viêm mũi xoang được chia làm ba thể: viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài từ 4 – 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 – 12 tuần bất chấp việc điều trị.
Vùng mặt chúng ta có một hệ thống khoang rỗng được lót bởi niêm mạc gồm có xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Các xoang này không chỉ giúp làm vùng sọ mặt nhẹ hơn mà còn có khả năng cộng hưởng âm thanh tạo nên giọng nói đặc trưng cho mỗi người.
Viêm mũi xoang xảy ra khi lớp niêm mạc bao phủ bên trong xoang tổn thương do tác động của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất, khói bụi hay các chất gây dị ứng…
2. Phân loại Viêm mũi xoang ở trẻ
Theo thời gian diễn biến bệnh chia làm 4 loại viêm xoang
Viêm xoang cấp: Triệu chứng kéo dài ít hơn 4 tuần
Viêm xoang bán cấp: Triệu chứng kéo dài từ 4 tuần đến 12 tuần
Viêm xoang mạn: Triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần
Viêm xoang tái diễn: Tình trạng nhiễm trùng lặp đi, lặp lại từ 3 lần trở lên của các đợt viêm cấp mỗi năm
3. Nguyên nhân gây viêm xoang cho trẻ
Hai nguyên nhân chính của viêm xoang trẻ em đó là: Tình trạng nhiễm trùng của xoang thường xảy ra sau một đợt viêm đường hô hấp trên hoặc Cảm lạnh dẫn đến sự phù nề niêm mạc, bít tắc lỗ mở của các xoang dẫn đến tình trạng của nhiễm trùng và dị ứng gây ra niêm mạc phù nề, tăng tiết dịch nhầy.
Các nguyên nhân khác bao gồm:
Bất thường cấu trúc của mũi như vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, khối VA quá phát
Nhiễm trùng từ răng
Bất thường bẩm sinh như tật khe hở môi miệng
Trào ngược dạ dày thực quản
Hình ảnh mô tả vẹo vách ngăn mũi
4. Các dấu hiệu để nhận biết trẻ bị viêm xoang
10 dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm xoang:
5. Trẻ có viêm xoang có nguy hiểm không
Tình trạng viêm xoang ở trẻ không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng:
Viêm tai giữa dẫn đến nghe kém, giảm khả năng phát triển ngôn ngữ và học tập
Viêm đường hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm phế quản
Biến chứng ổ mắt: Trẻ bị Sốt cao, sưng tấy phần góc trong ổ mắt, nhìn mờ, nhìn đôi, áp xe mí mắt, viêm túi lệ. Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến giảm thị lực thậm chí bị mù
Biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, dưới màng cứng, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
6. Điều trị viêm xoang trẻ em như thế nào?
Tùy theo tình trạng viêm xoang, nguyên nhân, các yếu tố kết hợp mà lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau.
Kháng sinh thường được chỉ định khi tình trạng viêm xoang dai dẳng, diễn biến nặng lên, có nguy cơ biến chứng
Đối với trẻ có yếu tố về dị ứng: Phải điều trị về tình trạng dị ứng như kháng histamin, steroid khi cần thiết
Rửa mũi kết hợp thuốc co mạch giúp làm sạch các chất xuất tiết, đào thải bớt vi khuẩn, làm sạch các kháng nguyên và các yếu tố môi trường tác động
Điều trị các yếu tố đi kèm như : Hội chứng trào ngược, bất thường cấu trúc mũi xoang, nạo VA khi tình trạng viêm lặp đi lặp lại nhiều.
7. Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang trẻ em
Sử dụng nước muối dạng xịt làm ẩm niêm mạc mũi cho trẻ
Trong môi trường khô nên sử dụng máy tạo độ ẩm.
Tránh khói thuốc lá chủ động và thụ động
Giữ trẻ tránh xa những đồ vật hoặc thú nuôi dễ gây dị ứng
Tránh tiếp xúc với người đang bị viêm đường hô hấp trên
Vệ sinh tay tốt
Hạn chế thời gian bơi trong bể bơi chứa Chlorine vì chlorine kích thích niêm mạc mũi xoang
Điều trị các bệnh nền như: Suy giảm miễn dịch, hội chứng trào ngược..
Nạo VA khi cần thiết.
7. Bác sĩ điều trị viêm xoang trẻ em giỏi ở hà nội
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An là Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, một trong những bác sĩ có chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng , các bệnh mũi xoang của trẻ em như:
Viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi vận mạch
Viêm mũi ngạt tắc mũi mạn tính
Viêm đa xoang mạn lâu ngày khó khỏi, polyp mũi xoang
Nấm mũi xoang
Đau đầu mạn tính do mũi xoang…
Hotline Đặt lịch khám chúng tôi Nguyễn Thị Hoài An: 0865554486
Triệu Chứng Viêm Xoang Ở Trẻ Em
Viêm xoang ở trẻ em có đặc điểm khác biệt với người lớn do ở trẻ hệ thống xoang chưa phát triển hoàn thiện. Ngay từ khi mới ra đời, bé đã có nguy cơ mắc viêm xoang, vì lúc này xoang sàng đã xuất hiện. Sau đó theo thời gian bé lớn dần lên thì các xoang cũng lần lượt hình thành và phát triển: khi bé khoảng 3 – 4 tuổi xoang hàm bắt đầu hình thành; lúc bé 7 – 8 tuổi thì hình thành thêm hai xoang mới đó là xoang trán và xoang bướm. Khi trưởng thành, thường lầ ở độ tuổi 20 thì hệ thống xoang mới hoàn thiện. Việc chẩn đoán và điều trị viêm xoang cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn vì khó có thể phát hiện viêm xoang do khi mới xuất hiện, các xoang của trẻ chưa có cấu trúc rõ ràng như của người lớn, có khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên rất dễ bị tắc.
Khi cơ thể của trẻ xuất hiện các dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp trên như ho, sốt, sổ mũi, quấy khóc,…quá 7 ngày mà không khỏi dù mẹ đã cho trẻ uống thuốc thì rất có thể trẻ đã mắc viêm xoang. Thông thường các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên sẽ mất dần từ 5 – 7 ngày, có thể tự khỏi được.
Cảm lạnh kéo dài từ 10 – 14 ngày có thể kèm theo sốt hoặc không. Cảm lạnh cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm xoang ở mọi lứa tuổi nói chung.
Bé bị sốt liên tiếp trong 4 ngày, kèm theo đó là các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên.
Ta có thể nhận biết viêm xoang ở trẻ qua màu sắc và mùi của dịch chảy ra bên ngoài: dịch có màu đục, vàng hoặc xanh, có thể có mùi hội.
Viêm xoang gây cho trẻ những cảm giác khó chịu, đau đớn như: ngứa họng, ho, khó thở bằng mũi, đau họng do dịch mũi chảy xuống phía sau họng, nhất là về đêm, trẻ không ngủ được, ngủ không yên giấc, khóc suốt đêm trông rất đáng thương.
Trẻ không thể bú sữa hơi dài như lúc bình thường do ngạt mũi, trẻ có thể không thở được bằng mũi, chỉ có thể thở bằng miệng.
Các đợt viêm họng, viêm mũi,… ở trẻ tái phát nhiều lần trong năm thì rất có thể trẻ đã bị viêm xoang mạn tính, giai đoạn nặng của viêm xoang. Vì vậy, những bậc làm cha mẹ cần hết sức chú ý quan sát trẻ để sớm phát hiện ra những triệu chứng, tránh để nặng thêm gây biến chứng ảnh hưởng không tôt tới sức khỏe của con yêu.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
Cách phòng ngừa và điều trị viêm xoang ở trẻ
Viêm xoang do vi khuẩn gây nên, vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi đồ chơi. Và nhớ rửa tay bằng xà phòng, vì rửa bằng nước không thể loại sach vi khuẩn.
Trong những ngày đông, thời tiết lạnh thì cha mẹ cần mặc ấm cho trẻ. Cho trẻ tiêm chủng đẩy đủ theo lịch tiêm phòng của quốc gia.
Cha mẹ có thể bổ sung các chất đề kháng cho cơ thể của trẻ bằng cách tăng cường chất dinh dưỡng (kẽm, DHA, omega 3,…), các loại thực phẩm giàu vitamin, nhất là vita min A, C.
Lưu ý trong việc chăm sóc trẻ bị viêm xoang
Tăng cường vitamin A, C cho trẻ thông qua đường ăn uống. Vitamin A.C có tác dụng tằng cường miễn dịch, cũng như sức đề kháng trong cở thể của trẻ. Viatmin A,C có ở trong các loại thực phẩm như: cam, quýt, cà chua, chứng, sữa, tôm cá, gan động vật,…
Cho trẻ uống nhiều nước, phải là nước ấm. Nước có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp đẩy các chất ra bên ngoài cơ thể dễ dàng. Vậy tại sao lại phải là nước ấm mà không phải nước lạnh. Như đã nói ở trên, cảm lạnh gây ra viêm xoang, nước lạnh sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng nước mũi sinh lý, hoặc thuốc sịt mũi. Nước muối sinh lý và thuốc sịt mũi đều có tác dụng kháng viêm hiệu quả.
Xì mũi đúng cách: trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể giúp trẻ xì mũi cho trẻ bằng những dụng cụ phù hợp, phải hết sức nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc của trẻ. Nếu trẻ đã lớn có thể tự xì mũi được, thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ xì mũi sao cho đúng cách: xì từng bên mũi bằng cách bịt lỗ mũi còn lại.
Mẹ khuyên bé tuyệt đối không được dùng tay để ngoáy mũi, vì khi đó vi khuẩn có thể theo tay đi vào đường hô hấp làm cho bệnh nặng hơn.
Bậc cha me nên chú ý không nên vì quá lo lắng mà cho trẻ dùng thuốc bừa bãi dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, mà nên tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Khi đi ngủ cha mẹ nhớ kê đầu trẻ nằm cao hơn thần, làm như vậy giúp cho chất nhầy không bị ứ đọng ở xoang.
Coi Chừng Biến Chứng Do Viêm Xoang Ở Trẻ
Bệnh viêm xoang ở trẻ thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, đặc biệt là các bé suy dinh dưỡng, gầy yếu, sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, bếp than hoặc những trẻ có cơ địa dị ứng, viêm VA, viêm amidan… điềutrị không khỏi, lâu ngày dẫn đến viêm xoang.
Trẻ bị viêm xoang, vì sao?
Hệ thống xoang trên vùng xương sọ mặt bao gồm: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng, xoang bướm. Các xoang có cấu trúc là những khoang rỗng được bao phủ bởi lớp niêm mạc, có vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp làm nhẹ khối xương mặt, lọc và làm ẩm không khí vào mũi mà còn giúp cộng hưởng âm thanh, tạo cho mỗi người giọng nói đặc trưng.
Bệnh viêm xoang (VX) không chỉ phổ biến ở người lớn, mà cũng là một có thể gặp ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất là virus, vi khuẩn và nấm. Các vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, Klebsiella,… Các vi khuẩn này di chuyển ngược dòng từ vùng hầu họng lên các xoang gây tình trạng VX cho trẻ.
VX ở trẻ em thường khởi đầu bằng các bệnh lý như:
Viêm đường hô hấp trên: Trẻ có triệu chứng ho, ngạt mũi, chảy mũi, sốt nhẹ, trẻ mắc bệnh nhiều đợt trong năm, có khi uống hết thuốc bệnh lại tái phát.
Viêm mũi dị ứng: Trẻ suốt ngày khò khè, chảy mũi, nước mũi trong, kèm ran ở phổi.
Hen phế quản: Do phế quản co thắt, trẻ khó thở từng cơn, khó thở ở thì thở ra.
Suy giảm miễn dịch: Thường gặp ở những trẻ có cha mẹ mắc AIDS.
Trẻ có các bất thường giải phẫu về hốc mũi như: vẹo vách ngăn, quá phát VA vòm, VA vòi,…
Những bệnh trên điều trị không khỏi, kéo dài dai dẳng làm niêm mạc mũi trẻ bị phù nề, lỗ thông mũi xoang bị tắc dẫn đến ứ đọng dịch trong xoang, lâu ngày dẫn đến VX.
Dấu hiệu nghi ngờ trẻ VX
Khi trẻ bị VX cấp tính: Trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền sử chẩn đoán viêm VA, viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi…) kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn. Trẻ lớn có thể có đau đầu (trẻ cảm nhận được) nhưng trẻ bé hơn ít khi thấy trẻ kêu đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.
Với VX mạn tính: trẻ sẽ có các triệu chứng: ho, sốt nhẹ, sổ mũi đục, xanh hoặc vàng, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần. Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn. Quấy khóc, mệt mỏi. Sưng quanh mắt.
Ngoài ra, cũng cần chú ý các biểu hiện khi bé ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm; hoặc bé thường xuyên mắc bệnh hô hấp tái phát nhiều lần trong một năm thì có nguy cơ cao bé đã mắc VX mạn tính. Cần đưa bé đi khám và điều trị sớm.
VX ở trẻ có gây biến chứng?
VX ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây nên một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng (đối với các trẻ đã lớn luôn cảm nhận được).
Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỷ lệ biến chứng viêm màng não, áp-xe não, viêm xương tuy rất thấp nhưng cũng cần được quan tâm đúng mức.
Nên làm gì khi nghi trẻ bị VX?
Khi nghi trẻ bị VX cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Cho trẻ dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ. Lưu ý, giai đoạn đầu khi điều trị tùy theo cơ địa của từng bé, các triệu chứng có thể nặng lên ở một số bé. Nhưng qua giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn vì vậy các mẹ không nên quá lo lắng mà cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.
Khi điều trị VX cho bé, mẹ cần chú ý trong quá trình dùng thuốc cần kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và hút sạch chất bẩn. Không nên tự ý cho bé sử dụng các thuốc chống sung huyết mũi dạng phun sương hoặc thuốc chống nghẹt mũi mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức cho bé.
Luôn giữ môi trường sống trong sạch để ngừa bệnh viêm hô hấp và viêm xoang cho bé. Nên cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều các loại hoa quả chứa vitamin A, C để tăng cường miễn dịch, ngừa bệnh tật.
Quang Tuấn
(Theo suckhoedoisong.vn)
ad syt ad
Bạn đang đọc nội dung bài viết Viêm Mũi Xoang Cấp Do Vi Khuẩn Ở Trẻ Em trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!