Cập nhật nội dung chi tiết về Vietsciences ; Phạm Đan Quế ; Pham Dan Que ; Về Chữ “Các” Và Chữ “Những” Trong Truyện Kiều;Science, Khoa Hoc, Khoahoc, Tin Hoc, Informatique;Computer; Vat Ly; Physics, Physique, Chimie, Chemistry, Hoa mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. CHỮ “CÁC“.
Chữ Hán có 7 chữ các, trong đó chữ có các 阁 là gác ( trong nội các), còn chữ các 各 này nguyên gốc có nhiều nghĩa : mỗi cái, mỗi người , tất cả, cùng, đều , nhưng sang tiếng Việt các chỉ về số nhiều có ý nói tổng quát có nghĩa là “khắp”, là từ dùng để chỉ số lượng nhiều được xác định, gồm tất cả sự vật muốn nói đến ( Từ điển tiếng Việt ).
Trong tiếng Việt thời Nguyễn Du, các rất ít được dùng và không giống như cách dùng hiện nay, các có nghĩa là tất cả nhưng phải đi với mọi để đệm cho chữ mọi như trong câu:
1625. Dặn dò hết các mọi đường,
Thuận phong một lá vượt sang bến Tề.
Truyện Kiều chỉ có 4 chữ các để biểu thị số nhiều gần giống như những mà chỉ toàn bộ:
2353. Kíp truyền chư tướng hiến phù.
Lại đem các tích phạm tù hậu tra.
2385. Tú bà với Mã giám sinh,
Các tên tội ấy đáng tình còn sao?
2907. Tóc tơ các tích mọi khi,
Oán thì trả oán, ân thì trả ân.
Ta thường thấy nói: “Thưa các vị”, chứ không bao giờ nói: “Thưa những vị” – thì thấy các có nghĩa là mọi, khắp cả.
NHỮNG cũng chỉ về số nhiều nhưng chỉ là một thành phần trong phạm vi “các”, mà có ý chỉ định cho nên thường nói có những gì, được những gì chứ không nói có các gì, được các gì.
Ta có thể phân biệt các và những trong câu sau đây:
Trong tất cả các vị ngồi đây, những ngài nào đã dự hôm qua, xin ngồi sang bên trái. Các ngài ngồi bên trái thì những ngài nào trẻ ngồi dưới nhường chỗ cho những vị có tuổi ngồi trên.
Như thế đủ rõ các dùng nói tổng quát cho toàn thể còn những bao giờ cũng ở trong phạm vi “các “ mà có chỉ định. Khi nào nói về người hay một địa phương, nếu nói đích danh thì nên dùng những. Thí dụ: Trong các vị danh nhân nước ta thì Ngô Quyền, Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ là những người có công đánh đuổi ngoại xâm.
Trong các ruộng lúa ở nước ta, những ruộng ở miền Bắc và miền Nam tốt hơn ruộng ở miền Trung. Trong các ruộng ở miền Bắc thì những ruộng ở Hà Đông, Thái Bình phì nhiêu hơn ruộng ở Việt Trì, Phú Thọ.
2. CHỮ ”NHỮNG”
– chỉ một số lượng nhiều không xác định
– biểu thị ý nhấn mạnh số lượng quá nhiều
– nhiều như không kể xiết
– những ai: tất cả những người nào
– những như: nếu như là
– những tưởng: cứ tưởng đâu là…
Trong Từ điển Truyện Kiều, có 67 chữ những:
+ 26 chữ những là từ chỉ số nhiều, từ cái nghĩa gốc chỉ một điều quá sự mong đợi, quá nhiều, những có nghĩa số nhiều nhưng có chứa đựng cảm xúc. Đó là trường hợp những chỉ số lượng không phải bao gồm tất cả các đơn vị được nói đến mà chỉ giới hạn trong một số nhất định nào đó, không xác định:
0115. Kiều rằng: Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách, còn là tinh anh.
0491. Lựa chi những bậc tiêu tao?
Dột lòng mình, cũng nao nao lòng người.
2665. Ma đưa lối, quỉ đưa đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi,
2751. Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa…
+ 35 chữ những với nghĩa gần như chỉ, như còn, như từng, như thường, như đương – chữ những là từ chỉ hành động có nghĩa là điều xẩy đến quá điều mình chờ đợi. Có nghĩa gần như chỉ:
1055. Chung quanh những nước non người
Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu.
1189. Buồng riêng, riêng những sụt sùi,
Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân.
1219. Những nghe nói đã thẹn thùng,
Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe!
1239. Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình mình có biết xuân là gì…
+ Còn có 10 chữ những có nghĩa chỉ thời gian nghĩa là mãi từ:
0679. Phận sao đành vậy cũng vầy,
Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanh.
0979. Nàng rằng: – “ Trời thẳm đất dày!
“Thân này đã bỏ những ngày ra đi…
+ Những dùng kèm với chữ khác:
–những như có nghĩa nếu như là, còn như trong:
3151. “Những như âu yếm vành ngoài.
“Còn toan mở mặt với người cho qua…
–luống những 6 lần với nghĩa chỉ uổng công như:
0463. Rằng: –“Nghe nổi tiếng cầm đài,
“Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.”
1759. Nàng càng giọt ngọc như chan,
Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây.
2249. Đêm ngày luống những âm thầm,
Lửa binh đâu đã ầm ầm một phương…
Trong số những chữ những kể trên, ta thấy có chữ có nghĩa như còn:
0711. Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn,
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn…
Ngoài ra, Nguyễn Du còn sử dụng chữ “những” hết sức tài tình và linh hoạt với:
– 6 chữ những ngày với nghĩa là mãi từ ngày trước đây:
0679. Phận sao đành vậy cũng vầy,
Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanh.
0979. Nàng rằng: – Trời thẳm đất dày!
Thân này đã bỏ những ngày ra đi…
– 13 chữ những là với nghĩa biết bao là, chỉ là:
3069. Những là rày ước mai ao,
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình!
Từ những chỉ số nhiều không xác định: một từ “vô tri vô giác” với ý nghĩa gần như số từ. Nhưng khi vào tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, có lúc ta thấy những cũng hứng lấy sự khúc xạ mạnh mẽ của tình đời và hồn người:
0383. Những là đắp nhớ đổi sầu,
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.
Những ở đây chưa bị triệt tiêu sắc thái ngữ nghĩa “số nhiều” nhưng ý nghĩa định lượng ở đây ít nhiều đã chuyển sang ý nghĩa định tính với hoạt động hướng nội mang sắc tháí tâm lý. Cái nhiều của khách thể biến thành cái nhiều của tâm trạng.
Vì thế những là có thể được thay bằng thán từ Xiết bao:
Xiết bao đắp nhớ đổi sầu.
Cũng có lúc số nhiều định lượng ở những là hướng nội thành sắc thái số nhiều trong tâm lý được dùng với nghĩa như “chỉ còn là”, “đinh ninh”, “yên chí” trong những câu:
0157. Nước non cách mấy buồng thêu,
Những là trộm dấu thầm yêu chốc mòng.
0865. Những là đo đắn ngược xuôi,
Tiếng gà nghe đã gáy sôi mé tường.
1767. Những là nương náu qua thì,
Tiểu thư phải buổi mới về ninh gia…
Ngoài ra còn có những như với nghĩa còn như:
3151. Những như âu yếm vành ngoài.
Còn toan mở mặt với người cho qua.
Và những nước non người với nghĩa chỉ là nước non xa lạ, nơi xa lạ:
1055. Chung quanh những nước non người
Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu.
Trong một số trường hợp cụ thể khác ở Truyện Kiều, từ những phiếm định mang tính định lượng chuyển sang nhiều sắc thái nghĩa tinh tế khác của trường tâm lý gắn với sự bộc lộ nội tâm, chẳng hạn:
1043. Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Trong trường hợp này, ta có thể nói được rằng ngữ nghĩa “phiếm định” vốn có ở những đã góp phần làm gia tăng thêm ấn tượng trống vắng, qua không gian lẫn thời gian trong tâm trạng người đang thương nhớ. Nếu thay những bằng từ cụ thể hơn, chẳng hạn cậy, chắc chắn ấn tượng trên sẽ bị trung hoà đi phần nào:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
(Quạt nồng ấp lạnh cậy ai đó giờ?)
Và nếu nói rằng nét nghĩa phiếm định vốn có ở những gắn với hiện trạng khách thể, qua khúc xạ hướng nội, đã tô đậm thêm ấn tượng trống vắng nơi tâm trạng người đang nhớ thương, thì mặt khác nét nghĩa số nhiều của những ở đây phải chăng cũng đã góp phần làm mạnh thêm ấn tượng triền miên trong cách trở nơi tâm trạng của chủ thể đơị chờ: Điều này ít ra cũng đã dẫn tới sự dồn nén tâm trạng là cho người đang sắp xa trong cuộc cảm thấy bị hẫng hụt, bất lực, gần như tuyệt vọng. Ấn tượng hẫng hụt này hình như bộc lộ rõ ngay trong nhịp điệu (Cần ngắt quãng khi chúng ta đọc):
Quạt nồng ấp lạnh / những / ai / đó / giờ.
Như vậy rõ ràng, về một phương diện nào đó, khi nói đến hoạt động tạo nghĩa trong thế hướng nội của thế giới ngôn từ, ta không thể không nói đến sắc thái tâm lý mà sự hình thành của nó là quá trình cộng hưởng và khúc xạ vào nhau giữa thế giới cảm giác, cảm xúc, ấn tượng (Theo Nguyễn Lai – Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học)
Tóm lại trong Truyện Kiều, những tuy đã có mặt rất đa dạng với đủ loại cảm xúc nhưng không xuất hiện với tần số cao như hiện nay. Chúng ta còn có thể nói nhiều về những từ đồng nghĩa, gần nghĩa hay có nghĩa tương tự đều có mặt trong Truyện Kiều như: không, chẳng, chăng, chớ, đừng, chưa, chửa – mang, chở, ôm, tha, đem, đội, cầm, đưa, bồng, dắt, quảy, dẩy, đẩy, đeo, đèo, gánh, kéo, lăn, nâng, tung, vần – thấy, trông, nhìn, ngắm, nghé, ghé, nhác, liếc, xem, coi – nhận, biết, thấy – biết, hiểu, rõ, tường – bây giờ, bấy giờ – kén, chọn, lựa – mặc, dù, mặc dầu, dầu, dẫu – chừa, dè, e, nể – đền, bù – nghi, ngờ, ngỡ – màu, mầu, mùi, sắc – mắc, vương, vướng – dần dần, lần lần, lân la, dần dà – nói, thưa, thốt, gửi – ẩn, náu, núp, nương náu, nương nhờ…..
Tất cả những từ trên đều được Nguyễn Du sử dụng hết sức linh hoạt và chính xác. Quả thực tiềm năng ngôn ngữ Truyện Kiều là rất lớn để có thể dành cho chúng ta nghiên cứu thành cả một chuyên đề đầy hấp dẫn.
Trích Phụ lục IV quyển Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều của Phạm Đan Quế – Nxb Thanh niên tái bản 2004.
Học Thuyết Về Tội Phạm
I. Đặt vấn đề 1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, sự cần thiết của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản mang tính chất nhập môn của học thuyết về tội phạm (hay còn gọi là lý luận về tội phạm) với tư cách là tiền đề đầu tiên trước khi bắt tay vào phân tích khoa học các bộ phận cấu thành (phần) của học thuyết này có ý nghĩa lý luận và phương pháp luận rất quan trọng trên các bình diện sau:
Thứ nhất, trong hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản cần được nghiên cứu của học thuyết về tội phạm, thì phần nhập môn của học thuyết này chính là nội dung đầu tiên mà khoa học luật hình sự có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ, tức là phải chỉ ra được nội hàm của các khái niệm và các phạm trù với tư cách là những đối tượng nghiên cứu được đề cập trong bài viết này, những vấn đề mà từ trước đến nay chưa bao giờ được đề cập đến trong khoa học luật hình sự Việt Nam (ví dụ: 1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của phạm trù “học thuyết” trong khoa học luật hình sự là gì?; 2. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của phạm trù “trường phái” trong khoa học luật hình sự là gì?; 3. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai phạm trù này như thế nào?; 4. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản và các bộ phận cấu thành chủ yếu của học thuyết về tội phạm).
Thứ ba, việc nắm vững một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề cơ bản của nhập môn học thuyết về tội phạm sẽ giúp chúng ta có được phương pháp tiếp cận vấn đề đúng đắn và khoa học để tiếp tục nghiên cứu một cách biện chứng và khách quan các các bộ phận cấu thành của học thuyết này (như: Bản chất và khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm, nhiều tội phạm, lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm.v.v.) trong mối quan hệ hữu cơ và thống nhất, tương hỗ và chặt chẽ của chúng với nhau.
2. Hệ thống những vấn đề cần được nghiên cứu
Như vậy, để làm rõ nội hàm của các phạm trù và các khái niệm với tư cách là những vấn đề lý luận cơ bản được đề cập trong bài viết, theo quan điểm của chúng tôi các luật gia, các nhà hình sự học cần phải đưa ra được sự phân tích khoa học 6 (sáu) đối tượng nghiên cứu riêng biệt tương ứng với các nhóm vấn đề như sau:
1) Nhóm vấn đề thứ nhất – Về phạm trù “học thuyết” trong khoa học luật hình sự;
2) Nhóm vấn đề thứ hai – Khái niệm, các đặc điểm cơ bản và các bộ phận cấu thành (phần) chủ yếu của học thuyết về tội phạm;
3) Nhóm vấn đề thứ ba – Các phương hướng cơ bản của việc nghiên cứu học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay;
4) Nhóm vấn đề thứ tư – Về phạm trù “trường phái” trong khoa học luật hình sự;
5) Nhóm vấn đề thứ năm – Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của học thuyết với trường phái trong khoa học luật hình sự;
6) Nhóm vấn đề thứ sáu – Nội dung chính của một số trường phái chủ yếu trong khoa học luật hình sự.
II. Nội dung vấn đề
1. Về phạm trù “học thuyết” trong khoa học luật hình sự
Trước khi xây dựng khái niệm “học thuyết” trong khoa học luật hình sự và tìm hiểu nội hàm của nó, thiết nghĩ chúng ta cần phải bàn đến cội nguồn sự ra đời của ngành luật này và của các công trình nghiên cứu lý luận về luật hình sự.
1.1. Luật Hình sự được thừa nhận chung là ngành luật cổ điển nhất vì đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ đại cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và chính vì vậy, nó là ngành luật xuất hiện sớm hơn tất cả so với các ngành luật khác trong các hệ thống pháp luật đang tồn tại trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời đại xa xưa ấy của xã hội loài người Luật Hình sự chưa hề phát triển với tính chất là một chuyên ngành khoa học pháp lý độc lập nhưhiện nay.
1.2. Việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển cửa khoa học luật hình sự từ xưa đến nay cho thấy, các công trình nghiên cứu lý luận đầu tiên trong lĩnh vực luật hình sự chỉ được nhân loại biết đến cùng sự ra đời của các khoa Luật tại các trường Đại học tổng hợp của La Mã cổ đại (Italia đương đại). Ngay từ thời kỳ trung cổ (các thế kỷ XIII – XVI), các công trình khoa học luật hình sự nổi tiếng nhất thế giới đã được soạn thảo tại chính đất nước này. Hơn nữa, Italia là một quốc gia duy nhất trên thế giới, mà ở đó ngay từ thế kỷ XIX chỉ trong cùng một năm (1865) đã có đến bốn (04) bộ luật được thông qua – đó là: 1. Bộ luật Dân sự; 2. Bộ luật Thương mại; 3. Bộ luật Tố tụng Dân sự và; 4. Bộ luật Tố tụng Hình sự(1). Chính vì ở một đất nước có hệ thống pháp luật phát triển mạnh mẽ và toàn diện như vậy nên những tác phẩm của các nhà khoa học luật hình sự Italia đã có ảnh hưởng đáng kể không chỉ đến sự xuất hiện của khoa học luật hình sự nói riêng, mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của pháp luật Châu Âu nói chung.
1.3. Cùng với thời gian, trong các trường phái khoa học luật hình sự quốc gia tại các nước Châu Âu đã dần dần xuất hiện các công trình nghiên cứu riêng, ở Hà Lan (thế kỷ XVI), Đức (thế kỷ XVII), Pháp (thế kỷ XVIII), Nga (thế kỷ XIX).v.v. Về cơ bản, trong giai đoạn thế kỷ XVIII – thế kỷ XIX những tư tưởng và những quan điểm khác nhau được trình bày trong các công trình nghiên cứu về luật hình sự đã góp phần hình thành nên các học thuyết (trường phái) lý luận riêng biệt trong khoa học luật hình sự.
2. Đặc điểm thứ hai, hệ thống của những vấn đề lý luận của các học giả thuộc các trường phái khác nhau đó trong khoa học luật hình sự phải được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các thời kỳ lịch sử.
3. Đặc điểm thứ ba, hệ thống của những vấn đề lý luận của các học giả thuộc các trường phái khác nhau đó trong khoa học luật hình sự phải được đánh giá như là những tư tưởng về luật hình sự riêng biệt, mang tính học thuật rõ rệt và được thừa nhận chung ở các mức độ nhất định.
2. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản và các bộ phận cấu thành (phần) chủ yếu của học thuyết về tội phạm
2.1. Khái niệm học thuyết về tội phạm
2.2. Các đặc điểm cơ bản của học thuyết về tội phạm
Từ khái niệm đã nêu trên cho thấy, học thuyết về tội phạm có ba (03) đặc điểm cơ bản (dấu hiệu đặc trưng chính) sau đây:
2.3. Các bộ phận cấu thành (phần) chủ yếu của học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự Việt Nam:
1. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ nhất, lý luận về bản chất và khái niệm tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Bản chất xã hội – pháp lý của tội phạm; b. Khái niệm và các đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm; c. Tính quyết định xã hội của các đặc điểm của tội phạm; d. Phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác và hành vi trái đạo đức.
2. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ hai, lý luận về phân loại tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của phân loại tội phạm; b. Những tiêu chí phân loại tội phạm và tính quyết định xã hội của chúng; c. Chế định phân loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
3. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ ba, lý luận về cấu thành tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm và phân loại cấu thành tội phạm; b. Bản chất và vai trò của cấu thành tội phạm; c. Khách thể của tội phạm; d. Chủ thể của tội phạm; đ. Mặt khách quan của tội phạm; e. Mặt chủ quan của tội phạm và f. Khách thể của tội phạm.
4. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ tư, lý luận về nhiều (đa) tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm nhiều tội phạm và sự khác nhau của nó với tội đơn nhất phức tạp; b. Các dạng nhiều tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.
5. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ năm, lý luận về lỗi hình sự có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Cơ sở triết học và cơ sở tâm lý? Của lỗi trong luật hình sự; b. Khái niệm lỗi hình sự và khái niệm người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm; c. Các hình thức lỗi và các dạng lỗi trong luật hình sự; 4. Chế định lỗi trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
6. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ sáu, lý luận về các giai đoạn thực hiện tội phạm có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: 1. Khái niệm và các dạng trong các giai đoạn thực hiện tội phạm; 2. Chuẩn bị phạm tội; 3. Phạm tội chưa đạt; 4. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong hai giai đoạn đầu của tội phạm chưa hoàn thành – hoạt động phạm tội sơ bộ; 5) Tội phạm hoàn thành; 6) Tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm; 7) Chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam
8. Bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ tám, lý luận về các trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Khái niệm và bản chất pháp lý của những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi; b. Sự kiện bất ngờ; c. Gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; d. Tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể của hành vi; đ. Phòng vệ chính đáng; e. Tình thế cấp thiết; f. Về một số trường hợp khác loại trừ tính chất tội phạm của hành vi chưa được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam; g. Chế định những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam
9. Và cuối cùng, bộ phận cấu thành và là nhóm vấn đề thứ chín, lý luận về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam có nội dung tương ứng với những vấn đề khoa học như: a. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam; b. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam; c. Một số nhược điểm chính của các quy định tại Phần chung về tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
3. Các phương hướng cơ bản của việc nghiên cứu học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
Xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền (đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ thực sự các quyền và tự do của con người và của công dân), đồng thời trên cơ sở phân tích các luận điểm trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cho phép chỉ ra các phương hướng cơ bản sau đây của việc nghiên cứu học thuyết về tội phạm trong khoa học luật hình sự nước ta hiện nay:
3.1. Phương hướng cơ bản thứ nhất, nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận tính quyết định xã hội của các đặc điểm của tội phạm và những tiêu chí phân loại tội phạm để góp phần phân biệt rõ hơn ranh giới giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác và hành vi trái đạo đức, trên cơ sở đó luận chứng và đưa ra mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp để hoàn thiện hơn nữa chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
3.2. Phương hướng cơ bản thứ hai, nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận hai chế định khó và phức tạp nhất của luật hình sự (lỗi và đa tội phạm) nhằm làm rõ các hình thức lỗi với các dạng của nó, cũng như các dạng nhiều tội phạm để trên cơ sở đó luận chứng và đưa ra mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chế định lỗi và ghi nhận chế định đa tội phạm (với tư cách là một chế đinh riêng biệt) trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
3.3. Phương hướng cơ bản thứ ba, nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm và chế định đồng phạm nhằm luận chứng và đưa ra mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hai chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
3.4. Phương hướng cơ bản thứ tư, nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận chế định những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi để trên cơ sở đó luận chứng và đưa ra mô hình lý luận của các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chế định này thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
3.5. Phương hướng cơ bản thứ năm, từ việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề nêu trên của học thuyết về tội phạm trong luật hình sự đã cố gắng luận chứng những cơ sở khoa học – thực tiễn của việc hoạch định chính sách hình sự (nói chung) và chính sách pháp luật hình sự (nói riêng), góp phần nâng cao hiệu quả của cải cách tư pháp trong lĩnh vực hình sự ở Việt Nam giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.
4. Về phạm trù “trường phái” trong khoa học luật hình sự
4.2. Đặc điểm thứ hai, hệ thống những vấn đề lý luận của một nhóm các học giả có cùng chung một hướng (hoặc phương pháp luận) nghiên cứu thuộc một hệ quan điểm giống nhau đó trong khoa học luật hình sự là của một nhóm các học giả có cùng chung một hướng (hoặc phương pháp luận) nghiên cứu.
4.3. Đặc điểm thứ ba, hệ thống những vấn đề lý luận các quan điểm giống nhau trong khoa học luật hình sự của một nhóm các nhà hình sự học phải được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các giai đoạn lịch sử.
4.4. Đặc điểm thứ tư, hệ thống những vấn đề lý luận của các quan điểm giống nhau trong khoa học luật hình sự của một nhóm của các nhà hình sự học phải được đánh giá như là những luận điểm luật hình sự riêng biệt, mang tính học thuật rõ rệt và được thừa nhận chung ở các mức độ nhất định.
5. Phân biệt sự giống và khác nhau của học thuyết với trường phái trong khoa học luật hình sự
5.1. Sự giống nhau của hai khái niệm này là: 1) Chúng đều là hệ thống những vấn đề lý luận trong khoa học luật hình sự; 2) Hệ thống những vấn đề lý luận này phải được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ; 3) Hệ thống những vấn đề lý luận này trong khoa học luật hình sự phải được đánh giá như là những tư tưởng – đối với khái niệm thứ nhất (hoặc luận điểm – đối với khái niệm thứ hai) luật hình sự riêng biệt, mang tính học thuật rõ rệt và được thừa nhận chung ở các mức độ nhất định.
5.2. Sự khác nhau của hai khái niệm này là:
Học thuyết trong khoa học luật hình sự
Trường phái trong khoa học luật hình sự
b. Hệ thống những vấn đề lý luận của các học giả thuộc các trường phái khác nhau đó được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các thời kỳ lịch sử.
c. Hệ thống những vấn đề lý luận của các học giả thuộc các trường phái khác nhau đó được đánh giá với tư cách là những tư tưởng luật hình sự riêng biệt.
d. Ví dụ: Học thuyết về tội phạm hay học thuyết về hình phạt trong khoa học luật hình sự.
b. Hệ thống những vấn đề lý luận của một nhóm các học giả có cùng chung một hướng (hoặc phương pháp luận) nghiên cứu thuộc cùng một hệ quan điểm giống nhau đó được hình thành và phát triển một cách đồng bộ và chặt chẽ qua các giai đoạn lịch sử.
c. Hệ thống những vấn đề lý luận của một nhóm các học giả có cùng chung một hướng (hoặc phương pháp luận) nghiên cứu thuộc cùng một hệ quan điểm giống nhau đó được đánh giá với tư cách là những luận điểm luật hình sự riêng biệt.
d. Ví dụ: Trường phái cổ điển hay trường phái xã hội học trong khoa học luật hình sự.
6. Nội dung chính của các trường phái chủ yếu trong khoa học luật hình sự
* Trường phái khai sáng – nhân đạo có nội dung chủ yếu là:
6.1. Phê phán bản chất đàn áp và dã man của luật hình sự phong kiến nói riêng, cũng như của toàn bộ cái gọi là nền “tư pháp” hình sự tàn bạo và bất công của Nhà nước phong kiến chuyên chế, độc tài và vô pháp luật nói chung; luận chứng cho những nền tảng tư tưởng của một loạt các nguyên tắc luật hình sự quan trọng (như: Nhân đạo, pháp chế, công minh, không tránh khỏi trách nhiệm), cũng như việc phải đảm bảo kỹ thuật lập pháp, sự bình đẳng, chân lý khách quan, các quyền và tự do của con người.
6.2. Theo quan điểm của Sarl Mônteckiơ (1689 – 1755) thì: 1) Luật hình sự cần phải xây dựng trên cơ sở nguyên tắc hành vi với tư cách là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự một người vì đã thực hiện hành vi bên ngoài, mà không được truy cứu trách nhiệm hình sự người đó chỉ vì những lời nói hay những ý nghĩ, khi người đó chưa thực hiện một hành vi nào cụ thể; 2) Phải hạn chế giới hạn của các hành vi bị xử phạt về hình sự (nhất là trong lĩnh vực tự do tín ngưỡng); 3) Hình phạt được Toà án quyết định đối với người phạm tội phải tương xứng với tội phạm mà người đó đã thực hiện và chính vì vậy, luật hình sự cần quy định chính xác tội phạm để Thẩm phán không thể né tránh được lời văn của điều luật.v.v.
6.3. Theo quan điểm của Volte (1694 – 1778) thì: 1) Việc hoàn thiện pháp luật hình sự phải gắn với việc ngăn ngừa tình trạng phạm tội; 2) Pháp luật hình sự không nên quy định hình phạt tử hình, phải đảm bảo sự tương xứng giữa tội phạm và hình phạt, giữa tính nghiêm trọng của tội phạm và tính nghiêm khắc của hình phạt; 3) Việc truy bức của nhà thờ tin lành đối với những người khác quan điểm về tín ngưỡng tôn giáo chính là sự truy bức dã man nhất và nó trái với lý trí của nhân loại, vì nếu như các Toà án pháp đình của đạo Thiên chúa giáo đã kết án tử hình hàng trăm nghìn “phù thuỷ” do họ tưởng tượng ra, cũng như vô số những người bị coi là “tà đạo” nữa bị giết hại bằng các vụ tàn sát của các Toà án này, thì sẽ đến lúc trên thế giới chỉ còn có những tên đao phủ và những nạn nhân ở xung quanh các vị quan toà và các khán giả.v.v.
6.4. Theo quan điểm của Giăng Pôl Marát (1743 – 1793) thì: 1) Các đạo luật hình sự phải được công bố công khai cho tất cả mọi người đều biết, phải công minh, sáng suốt và dễ hiểu, mà không cần sợ sự chính xác nào hay sự đơn giản nào là thừa, các đạo luật ấy không nên tạo ra ấn tượng tuỳ tiện, khó hiểu và không xác định về tội phạm và hình phạt; vấn đề quan trọng là làm sao cho mỗi người có thể hoàn toàn hiểu được chúng và biết rằng anh ta sẽ bị gì nếu như vi phạm chúng; b) Các đạo luật hình sự chỉ nên cấm những điều gì có hại cho xã hội, vì bất kỳ sự thích thú nào của nhà làm luật về số lượng các điều cấm về hình sự hay sự cấm đoán hành vi nào mà không hại cho những người xung quanh thì đều có thể dẫn đến sự phủ nhận của chính các đạo luật ấy; 3) Căn cứ vào nội dung của từng đạo luật không nhất thiết phải chấp hành một cách tuyệt đối mà trái lại, có thể được vi phạm các đạo luật không công minh, nhất là các đạo luật của chế độ độc tài cần phải bị lật đổ, và vì sự vi phạm như thế mà chính quyền nào trừng phạt thì đó là chính quyền bạo ngược, còn Thẩm phán nào kết án tử hình thì đó là kẻ giết người đê tiện.v.v.
6.5. Theo quan điểm của Treraze Beccaria (1738 – 1794) thì: 1) Cần phải phân công rõ ràng chức năng của hai nhánh quyền lực (lập pháp và tư pháp), tức là việc quy định trong luật hành vi nào là tội phạm và hình phạt đối với hành vi đó ra sao (?) – phải và chỉ là thẩm quyền của nhà làm luật, còn phán xét xem một người có phạm tội hay không và nếu phạm tội thì sẽ tương xứng với loại và mức hình phạt cụ thể nào (?) – là thẩm quyền của Toà án, chứ Toà án không thể quy định hình phạt và đồng thời cũng không được quyết định hình phạt ngoài phạm vi mà luật đã quy định; 2) Các luật hình sự chỉ có thể trừng phạt đối với những hành vi, chứ không được trừng phạt những ý định hoặc những lời phát ngôn của mọi người; vì thước đo duy nhất và thực sự của tội phạm chính là thiệt hại xảy ra đối với các lợi ích của xã hội; 3) Cần phải xây dựng một thang chung và chính xác của các tội phạm và các hình phạt để đảm bảo sự bình đẳng của hình phạt đối với tất cả các công dân, cũng như sự phù hợp giữa tội phạm được thực hiện và hình phạt; 4) Thang của các tội phạm chính là sự phân loại chúng theo mức độ nghiêm trọng, tác dụng của hình phạt không phải nằm trong sự tàn bạo, mà là trong sự không thể tránh khỏi nó một khi đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm; 5) Mục đích của hình phạt không phải là làm khiếp sợ con người, mà là ngăn ngừa bị cáo phạm tội lại và kìm giữ những người khác tránh khỏi việc phạm tội; 6) Dưới con mắt của mọi người hình phạt tử hình chỉ là biểu hiện của sự tàn bạo vì chức năng ngăn ngừa của hình phạt ấy chỉ có tính chất tưởng tượng, nó làm cho lối sống của người ta trở nên chai sạn hơn, tàn nhẫn hơn và suy cho cùng là thúc đẩy việc thực hiện những tội phạm mới.v.v.
* Trường phái cổ điển có nội dung chính là:
6.6. Hệ thống lý luận về các nguyên tắc, các chế định và các đảm bảo hiến định của pháp chế trong lĩnh vực luật hình sự với những tư tưởng và các quan điểm riêng có tính chất học thuật của trường phái này là:
1) Nguyên tắc chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi – bản chất của con người không phải là trong các ý muốn hoặc các ý định, mà là trong hoạt động của họ, nên con người chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ thực hiện, chứ không phải về âm mưu hoặc ý định phạm tội, đồng thời chỉ nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hậu quả của hành vi mà không nên căn cứ vào lỗi của người gây ra hậu quả đó.
2) Nguyên tắc nhân đạo – tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự của người trong khi thực hiện hành vi phải là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự, đối với người này không được áp dụng hình phạt mà phải thay thế hình phạt bằng sự điều trị y khoa.
3) Nguyên tắc pháp chế – “Nulla poena sine lege” (không có hình phạt, nếu không có luật quy định), “Nulla poena sine crimen” (không có hình phạt, nếu không có tội phạm), “Nulla crimen sine poena legali” (không có tội phạm, không có hình phạt quy định trong luật), tức là cần xây dựng các chế tài xác định trong luật hình sự để hạn chế sự tuỳ tiện của Toà án; việc trấn áp về mặt hình sự cần phù hợp một cách chặt chẽ với các đòi hỏi pháp luật, còn pháp luật phải xác định dứt khoát và rõ ràng giới hạn các hành vi bị coi là những tội phạm, cũng như các hình phạt có thể được áp dụng đối với việc thực hiện tội phạm.
4) Nguyên tắc cá thể hoá và phân hoá trách nhiệm hình sự – cần phân biệt ý định độc ác (cố ý) với sự không thận trọng (vô ý) như là hai hình thức lỗi chủ yếu; phải giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trên cơ sở các tiêu chí khách quan bên ngoài (Ví dụ: Mức độ trách nhiệm đối với phạm tội chưa đạt phải ít nghiêm khắc hơn đối với tội phạm hoàn thành, khi quyết định hình phạt đối với các hành vi của người xúi giục và giúp sức phải tính đến vai trò của họ trong việc thực hiện tội phạm).
5) Nguyên tắc công minh – tính chất nghiêm trọng của hình phạt cần phải được xác định bằng tính chất nghiêm trọng của hành vi (về khách quan), chứ không phải là bằng ý định phạm tội của người có lỗi (về chủ quan).
6.7. Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) ngay trong trường phái cổ điển đã xuất hiện xu hướng “cổ điển mới”, mà nội dung chủ yếu của nó là đưa ra những luận điểm mới nhằm làm giảm nhẹ việc trấn áp về mặt hình sự như: 1) Phải căn cứ vào các đặc điểm về nhân thân người phạm tội (bệnh tâm thần, độ tuổi) để đảm bảo việc cá thể hoá hình phạt; 2) Thừa nhận một số tình tiết làm giảm nhẹ lỗi.v.v.
* Trường phái xã hội học có nội dung chính là:
6.8. Theo luận thuyết về các yếu tố của tình trạng phạm tội thì tình trạng phạm tội là một hiện tượng xã hội vĩnh cửu, còn tội phạm là kết quả của sự tác động qua lại của ba nhóm yếu tố: 1) Các yếu tố cá nhân (sinh học) – tuổi tác, giới tính, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, các đặc điểm tâm, sinh lý của con người; 2) các yếu tố xã hội – môi trường sống (thành phố, nông thôn), nghề nghiệp, sắc tộc, tôn giáo, những điều kiện về nhà ở, tình trạng nghiện ngập, nghèo khổ, thất nghiệp, mãi dâm; 3) Các yếu tố vật lý – khí hậu, thời tiết, các mùa trong năm.v.v.
6.9. Xuất phát từ luận thuyết đã nêu trên, trường phái này đã đưa ra những luận điểm khác nhau về hệ thống các biện pháp ngăn ngừa tình trạng phạm tội như: 1) Thành lập các thị trường lao động, thúc đẩy việc di dân, bảo trợ các trẻ em lang thang, chăm sóc những người già cả, bị bệnh tật và tàn phế, các địa phương phải có trách nhiệm quan tâm đến những người nghèo khổ (Prins); 2) Tác động đến môi trường thúc đẩy bằng các biện pháp phòng ngừa có tính chất xã hội như đấu tranh với tình trạng nghèo khổ, nghiện ngập và các bệnh xã hội (Lakassan); 3) Một số nhà xã hội học khác còn đề nghị thay thế hình phạt bằng các biện pháp nhằm ngăn ngừa một số loại tội phạm (tổ chức công việc công cộng trong những thời kỳ đói kém hoặc những mùa đông giá lạnh để hạn chế tội trộm cắp, tổ chức một cách đúng đắn và hợp lý việc mãi dâm để chống những tội phạm về tình dục).v.v.
6.10. Trường phái này còn đưa ra các kiến giải nhân đạo nhằm làm cho việc trấn áp về hình sự đạt được sự mềm dẻo, có hiệu quả và “tiết kiệm” hình phạt như: 1) Thành lập các Toà án chuyên xét xử các vụ án của những người chưa thành niên; 2) Chế định án treo và chế định tha miễn trước thời hạn có điều kiện cần phải được áp dụng rộng rãi; 3) Không nên xử phạt tù ngắn hạn để loại trừ ảnh hưởng có hại của các nhà tù đối với những người bị kết án.
* Trường phái nhân chủng học có nội dung chính là:
6.12. Trên nền tảng triết học của chủ nghĩa duy vật tầm thường, đồng thời căn cứ vào các quan sát về những phạm nhân và sự so sánh các số liệu nhân chủng học của họ với những người khác (quân nhân, sinh viên.v.v.), Lombrôzo và những người theo trường phái này đã khẳng định rằng: 1) Tình trạng phạm tội là hiện tượng sinh học tồn tại vĩnh cửu và không thay đổi trong xã hội loài người, cũng như trong thế giới động vật và cả thực vật nữa; 2) Chính các yếu tố tự nhiên – sinh học (chứ không phải môi trường xã hội) đã có ảnh hưởng quyết định đối với cách xử sự có tính chất tội phạm của nhân thân; 3) Trong xã hội có một loại người đặc biệt khác với các công dân bình thường do bản chất của họ ngay từ lúc mới sinh ra đã là những kẻ phạm tội và không thể nào cải tạo được; 4) Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết loại người này bằng các dấu hiệu nhân chủng học đặc trưng mà chỉ riêng ở họ mới có (Ví dụ: a) ở những kẻ sát nhân – dáng người cao, răng dài, đôi môi mỏng, mũi diều hâu…, b) ở những kẻ trộm cắp – đôi mắt thường không đứng yên tại một chỗ mà hay đảo qua đảo lại và ít có râu quai nón, c) ở những kẻ hay phạm các tội tình dục – đôi môi dày, tóc dài, d) Còn ở những kẻ phạm tội mà bị rối loạn tâm thần đa nhân cách – cơ thể có nhiều lông lá, mặt đen, mắt trắng, môi thâm, tính khí thất thường – hay thay đổi – lúc thì cáu bẳn, lúc thì nói lẩm bẩm hoặc lúc thì cười một mình.v.v.).
6.15. Hiện nay, trên nền tảng của trường phái này, trong khoa học luật hình sự của một số nước đã xuất hiện một số luận thuyết sinh học – tâm lý về các nguyên nhân của tình trạng phạm tội mà người ta thường gọi là các thuyết “lombrôzo mới”. Nội dung chủ yếu của các thuyết này phản ánh các đặc điểm về sinh học – di truyền học (Ví dụ: Các gien của tính chất tội phạm có ở một số loại người nhất định trong xã hội, chúng mang đặc tính di truyền và có thể ảnh hưởng đến nhiều thế hệ kế tiếp nhau).
III. Kết luận
Việc nghiên cứu những vấn đề nhập môn cơ bản của học thuyết về tội phạm trong bài viết này, cho phép đưa ra những kết luận chung sau đây:
TSKH. PGS. Lê Cảm, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội
Tạp chí Kiểm sát số 11, 13/2008
(1) Xem: Resetnhikôv F.M. Hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới. Sách tra cứu. Nxb Sách pháp lý. Maxcơva, 1993, tr.105 (tiếng Nga).
Ký Hiệu Chữ Cái ? Chữ Cái, Phông Chữ &Amp; Kiểu Chữ
Không có lựa chọn nào khác để tùy chỉnh thể loại chữ cái, phông chữ, kiểu chữ, ký tự và biểu tượng và thay đổi chúng để làm cho chúng hấp dẫn hơn về mặt thẩm mỹ, theo sở thích của bạn, nhưng đừng lo lắng! Bạn vẫn có thể sử dụng Ký hiệu chữ cái dễ chịu và cũng thú vị bằng cách này .
🚀 Ký hiệu chữ cái, phông chữ & phông chữ
Sử dụng ký hiệu chữ cái. Với cái này chuyển đổi lời bài hát bạn có thể đặt các chữ cái khác thường, phông chữ, phông chữ, ký tự và biểu tượng cho các cụm từ mạng xã hội của mình (Instagram, TikTok …) sử dụng các chữ cái ngoạn mục trong trạng thái của WhatsApp hoặc Facebook và sử dụng Ký hiệu chữ cái tùy chỉnh.
Dụng cụ này Trình tạo ký tự nó rất thoải mái để sử dụng, bạn chỉ cần làm theo một vài bước đơn giản:
1. Thêm khẩu hiệu của bạn vào hộp văn bản. 2. Tiếp theo, một loạt các phong cách sẽ xuất hiện, đó là câu của bạn được viết lại bằng cách áp dụng các ký hiệu Unicode và trang trí khác nhau. 3. Chọn một phong cách Ký hiệu chữ cái mà bạn thích. 4. Sao chép và dán các thể loại chữ cái bất cứ nơi nào bạn muốn.
Đã đến lúc làm điều gì đó khác biệt, bạn có nghĩ vậy không? Tùy chỉnh tiểu sử hồ sơ hoặc đánh dấu các phần của phụ đề của ảnh và video bạn xuất bản. Sửa đổi văn bản bình thường theo các kiểu khác nhau của Ký hiệu chữ cái, chẳng hạn như phông chữ hình xăm, phông chữ thư pháp, tập lệnh web, chữ thảo, nguồn viết bằng tay, các ký hiệu, chữ cái, phông chữ, kiểu chữ, ký tự và ký hiệu khác nhau hoặc đẹp.
Các mạng xã hội khác nhau thiết lập kiểu chữ phù hợp nhất với thiết kế chung của hệ thống. Đây là một phần của sự đồng nhất cần thiết cho sức khỏe thị giác của người tiêu dùng duyệt qua các nền tảng này.
Hóa ra có một cách để bao gồm chữ cái tùy chỉnh để sao chép và dán thực sự là những ký tự số ít, như biểu tượng cảm xúc và các ký hiệu khác. Trên thực tế, chúng được hiển thị dưới dạng phông chữ thích ứng, nhưng về mặt kỹ thuật, chúng được gọi là Các ký tự Unicode.
🎯 Ký hiệu chữ cái để sao chép và dán
những biểu tượng chữ để sao chép và dán. Chúng tôi có thể tóm tắt rằng với một công cụ chuyển đổi chữ cái, bạn không thể thực sự tự tiếp cận các phông chữ, vì chúng là các ký tự Unicode, những mã này đôi khi có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết bị di động.
Ví dụ: khi bạn viết một văn bản trong hộp ở trên cùng, nó sẽ gây ra một danh sách các ký hiệu và chữ đẹp sao chép và dán. những gì bạn thấy trên thiết bị của mình có thể khác khi sử dụng các thiết bị khác. Điều này xảy ra do thực tế là mỗi loại thiết bị có một cách khác nhau để diễn giải lại các Unicode này hoặc nó chưa chấp nhận các ký tự này.
Điều này không có nghĩa là dụng cụ này có lỗi, nó có nghĩa là phông chữ được chọn để sử dụng trên trang web không hỗ trợ ký tự đó. Tuy nhiên, có một nhóm các ký tự sẽ thích ứng với thiết kế và phong cách, chẳng hạn như: in nghiêng, in đậm, v.v. vì chúng là các ký tự Unicode đặc biệt và không phụ thuộc vào phông chữ, bạn sẽ có thể sao chép và dán chúng và sử dụng chúng trong tiểu sử hoặc nhận xét của bạn trên Tumblr, Twitter, Facebook, Instagram, WhatsApp, TikTok, v.v.
✍ Công cụ chuyển đổi ký hiệu chữ cái
Các ví dụ được tạo bằng trình tạo Ký hiệu Chữ cái
ℌ𝔢𝔩𝔩𝔬
𝕳𝖊𝖑𝖑𝖔
♖☝ ђ𝕖Ⓛ𝕝𝕠 💘
👹 𝓗𝓮𝓵𝓵𝓸
𝐻𝑒𝓁𝓁𝑜
ℍ𝕖𝕝𝕝𝕠
Xin chào
🎀 𝐻𝑒𝓁𝓁🏵 🎀
🐣 ʜᴇʟʟᴏ
ollǝH
🅷🅴🅻🅻🅾
˜ “* ° * .˜” * ° * Xin chào * ° * “˜. * ° *” ˜
[Xin chào]
H҉e҉l҉l҉o҉ ☆
🎈 ᕼ𝐞ℓ𝓵Ⓞ ♞ඏ
🐤🐳 卄 𝐞ℓ ㄥ ᗝ 💣💢
→ Mã Unicode: Nó là gì?
Unicode là gì? Là một tiêu chuẩn quốc tế cho phép máy tính (và các thiết bị khác) biểu diễn và thao tác các ký tự văn bản từ bất kỳ hệ thống viết nào.
Unicode được phát triển cho giải quyết sự bất tiện do sự tồn tại quá lớn của các nhóm mã. Ngay từ khi bắt đầu lập trình, các nhà phát triển đã sử dụng ngôn ngữ của họ, do đó việc chuyển văn bản từ máy tính này sang máy tính khác thường gây ra sự lãng phí thông tin.
Unicode đã hy sinh rất nhiều trong những năm XNUMX, để thiết lập một bộ ký tự duy nhất bao gồm toàn bộ hệ thống chữ viết. Cung cấp một số duy nhất cho mỗi ký tự, bất kể nền tảng, chương trình và ngôn ngữ.
El Chuẩn Unicode có khả năng biểu diễn phông chữ và ký hiệu được sử dụng trong bất kỳ ngôn ngữ nào; bao gồm biểu tượng cảm xúc cũng là ký hiệu văn bản.
Với những gì với công cụ chuyển đổi này Ký hiệu chữ cái bạn không tạo phông chữ, mà là Ký hiệu Unicode mà bạn có thể sử dụng trong Instagram, Twitter, Pinterest, Facebook, Tumblr, Whatsapp, TikTok … Khi bạn tìm thấy kiểu phông chữ ưng ý nhất, bạn chỉ cần sao chép và dán nó vào bất cứ đâu bạn muốn.
➕ Phông chữ văn bản
Người đầu tiên trăm hai mươi tám các ký tự từ danh sách Unicode được sử dụng nhiều nhất và được gọi là bảng chữ cái ASCII. Bảng chữ cái ASCII chứa các chữ cái, chữ số thập phân, dấu chấm câu và một số ký tự đặc biệt.
Như một giải pháp cho những hạn chế này, bắt đầu từ năm 1991, việc sử dụng tiêu chí Unicode đã được thống nhất trên toàn thế giới, đây là một bảng lớn, nơi hiện tại gán một mã cho mỗi của hơn năm mươi nghìn biểu tượng hiện có.
La Bảng Unicode họ liên kết một glyph (hình vẽ) với mỗi ký tự, chẳng hạn như Arial hoặc Times New Roman nổi tiếng là phông chữ typographic. Do đó, văn bản, biểu tượng và dấu hiệu trang trí mà bạn thấy trên mạng xã hội là Các ký tự Unicode mà bạn có thể sao chép và dán trên Instagram, TikTok, Twitter, Facebook hoặc WhatsApp.
Máy phát điện 🔥 Ký hiệu chữ cái
Của chúng tôi chuyển đổi lời bài hát hoạt động trên các mạng xã hội như Instagram, TikTok, Twitter, Fb hoặc WhatsApp. Nó rất đơn giản để sử dụng và bạn có thể sử dụng nó nhiều lần như bạn muốn.
điều này Công cụ chuyển đổi Ký hiệu Chữ cái Nó rất thú vị và dễ sử dụng, chỉ cần nhập bất kỳ văn bản nào vào hộp và máy phát thư sẽ biến lời cầu nguyện của bạn thành Ký hiệu chữ cái để sao chép và dán trong tiểu sử, chú thích, câu chuyện, v.v. của bạn và thêm nét độc đáo và cụ thể vào hồ sơ của bạn.
Sự Thật Về Cấy Que Tránh Thai
Cấy que tránh thai được các chị em “rỉ tai” nhau thời gian gần đây, bởi sự hiện đại và tiện lợi của phương pháp này. Tuy nhiên, phương pháp tránh thai này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khuyết điểm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu kỹ lưỡng về cấy que tránh thai, hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Cấy que tránh thai giúp chị em tránh mang thai1. Cấy que tránh thai là gì?
Tránh thai an toàn luôn là nỗi băn khoăn của các chị em phụ nữ, trong đó rất nhiều người lựa chọn phương pháp dùng que cấy.
Những chiếc que cấy thai có hình dạng một chiếc ống nhỏ, được làm từ chất dẻo có chứa thuốc tránh thai, được cấy dưới da tay không thuận của người phụ nữ, có thể là tay trái hoặc tay phải. Để làm giảm cảm giác đau đớn trong quá trình cấy que, bác sĩ sẽ làm tê cánh tay rồi dùng thủ thuật để cấy ống nhỏ vào.
Thành phần có trong que cấy thai bao gồm nội tiết levonorgestrel hay etonogestrel, sẽ phát huy tác dụng sau 24 giờ và có hiệu quả từ 3 – 5 năm hoặc dài hơn (tùy loại que cấy). Chị em sau khi sử dụng phương pháp này, không cần sử dụng đến bất kỳ cách tránh thai nào khác nữa.
2. Ưu điểm của cấy que tránh thai là gì?
Có hiệu quả lên tới 99% so với các biện pháp thông thường
Tác dụng lâu dài, trung bình 3 – 5 năm hoặc dài hơn tùy thuộc vào loại que
Kín đáo, khó bị phát hiện do cấy dưới da tay
Tiện lợi khi bạn không phải uống thuốc hay dùng bao cao su
Phù hợp cho những người không hợp thuốc tránh thai, đặc biệt người cho con bú, tiền mãn kinh, huyết áp cao…
Không lo mang thai ngoài ý muốn
Không sợ các vấn đề về phụ khoa
Không làm ảnh hưởng tới nhu cầu, chuyện chăn gối
Giảm tình trạng đau bụng kinh hay ra huyết nhiều
Cấy que tránh thai được nhiều người lựa chọn, bởi những ưu điểm như:
3. Nhược điểm của cấy que tránh thai là gì?
Chi phí cao hơn so với các phương pháp tránh thai khác như đặt vòng, dùng thuốc, dùng bao cao su…
Có thể gặp 1 số biến chứng như di ứng, tụ máu hoặc nhiễm trùng chỗ cấy
Bên cạnh những ưu điểm, cấy que tránh thai cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhược điểm nhất định mà chị em cần nắm rõ:
Nếu bạn gặp phải 1 trong những dấu hiệu như sưng tấy, que bị cong vênh hoặc không sờ thấy que cấy trên chỗ cấy thì nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra.
Cấy que tránh thai có thể khiến xáo trộn kinh nguyệt4. Tác dụng phụ của cấy que tránh thai
Xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt, có người thấy hành kinh thưa hoặc ít máu kinh hơn. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30% phụ nữ cấy que gặp hiện tượng vô kinh
Nổi nhiều mụn
Tăng cân bất thường
Giảm ham muốn tình dục
Không phòng ngừa được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Ngoài ra, chị em cần chú ý về các tác dụng phụ của phương pháp tránh thai cấy que này bao gồm:
5. Nên cấy que khi nào?
Thời điểm thích hợp để làm thủ thuật cấy que tránh thai là trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt hoặc 5 ngày đầu sau khi sảy thai. Đối với phụ nữ đã sinh con, có thể cấy trước 21 ngày sau sinh. Que có tác dụng tránh thai sau 7 ngày kể từ khi cấy nên để tránh mang thai ngoài ý muốn, bạn nên dùng biện pháp bảo vệ bằng bao cao su.
6. Những trường hợp nào không nên cấy que?
Nghi ngờ, có khả năng đang mang thai
Không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn
Chảy máu giữa các chu kỳ kinh chưa xác nhận được nguyên nhân
Phụ nữ đang điều trị các bệnh về lao, động kinh, HIV… có khả năng làm giảm hiệu quả tránh thai
Có tiền sử bịung thư vú, gan, đột quỵ
Để dự phòng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấy que, những trường hợp sau không nên sử dụng biện pháp tránh thai này:
7. Có thể có thai trở lại sau khi lấy que tránh thai ra không?
Sau khi lấy que tránh thai ra, hầu hết phụ nữ đều hành kinh bình thường và có thể mang thai ở chu kỳ tiếp theo. Do đó, nếu bạn đang có ý định sinh em bé, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để tháo que tránh thai an toàn và nhanh chóng.
8. Quy trình cấy que tránh thai
Bước 2: Vệ sinh vùng da sẽ tiêm thuốc tê cấy que tránh thai
Bước 3: Bác sĩ sẽ tiêm 1 lượng nhỏ thuốc gây tê dưới cánh tay không thuận của bạn để chuẩn bị cấy que tránh thai.
Bước 4: Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ cấy que bằng dụng cụ hỗ trợ cấy vô trùng và quấn băng trong vòng 24 giờ.
Bước 5: Tự theo dõi tại nhà, nếu thấy các biểu hiện bất thường sau khi cấy thì cần liên hệ lại với bác sĩ để có hướng điều chỉnh phù hợp.
9. Quy trình tháo que tránh thai
Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra lại vùng da đã cấy, sát trùng lại vùng da sẽ tiêm thuốc tê để tháo que tránh thai
Bước 2: Bác sĩ sẽ tiêm 1 mũi gây tê vào phần cuối của que cấy tránh thai
Bước 3: Rạch 1 vết nhỏ trên da và phần cuối của của que cấy để đẩy que cấy qua vết rạch này
Bước 4: Băng lại chỗ phẫu thuật
Bước 5: Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ lại bác sĩ sản khoa
Trong trường hợp mong muốn có em bé, bạn sẽ tới gặp bác sĩ để tháo que tránh thai. Quy trình tháo que tránh thai như sau:
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cung cấp phương pháp cấy que tránh thai
Như vậy phương pháp cấy que tránh thai này mang lại hiệu quả nhẹ nhàng, có tác dụng cao nhưng luôn song hành nhược điểm, tác dụng phụ. Do đó, bạn nên tới bệnh viện, cơ sở y tế sản khoa để nhận được sự tư vấn của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Hiện nay, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cung cấp các phương pháp tránh thai hiệu quả cho các chị em, trong đó có cấy que tránh thai. Đội ngũ sản khoa giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng phương pháp phù hợp với thể trạng của bạn, an tâm tránh thai hiệu quả.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy gọi tới đường dây nóng 1900 55 88 96 để được các chuyên gia bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hỗ trợ nhanh chóng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vietsciences ; Phạm Đan Quế ; Pham Dan Que ; Về Chữ “Các” Và Chữ “Những” Trong Truyện Kiều;Science, Khoa Hoc, Khoahoc, Tin Hoc, Informatique;Computer; Vat Ly; Physics, Physique, Chimie, Chemistry, Hoa trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!