Đề Xuất 6/2023 # Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Là Gì Và Được Chỉ Định Khi Nào? # Top 10 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Là Gì Và Được Chỉ Định Khi Nào? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Là Gì Và Được Chỉ Định Khi Nào? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm y học phổ biến, thường dùng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý. Xét nghiệm sẽ đo nồng độ một số chất trong máu, từ đó đánh giá chức năng của một số bộ phận cơ thể đặc trưng cho chỉ số sinh hóa đó.

Xét nghiệm sinh hóa máu đơn giản, chi phí phù hợp nhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện sớm bệnh lý, điều trị và theo dõi điều trị bệnh. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản bao gồm:

Xét nghiệm sinh hóa máu phân tích nhiều chỉ số

2. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

a) Ure máu

Ure trong máu là sản phẩm thoái hóa của protein, sẽ được lọc ở cầu thận để đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Do đó, chỉ số xét nghiệm Ure máu sẽ có giá trị đánh giá chức năng thận cũng như theo dõi các bệnh lý thận.

Giá trị Ure máu bình thường: 2,5 – 7,5 mmol/l.

Ure máu sẽ tăng trong các bệnh lý như: Suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, suy tim sung huyết, tiêu chảy,…

Ure máu giảm khi chế độ ăn ít protein, suy suy giảm chức năng gian hoặc truyền nhiều dịch.

b) Creatinin huyết thanh

Creatinin huyết thanh là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatinin phosphate cơ, chúng sẽ được lọc hoàn toàn ở thận. Chỉ số này cũng được sử dụng để đánh giá chức năng thận.

Giá trị Creatinin huyết thanh bình thường: 62 – 120 mmol/l ở nam và 53 – 100 mmol/l ở nữ.

Creatinin huyết thanh tăng ở bệnh lý cường giáp, Gout, suy thận,… và giảm ở phụ nữ đang mang thai, người bị liệt, teo cơ, sử dụng thuốc chống động kinh,…

c) AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT

Các chỉ số này có giá trị đánh giá các bệnh lý gan như: tổn thương nhu mô gan (viêm gan), viêm gan cấp, mạn tính,…Ngoài ra, các chỉ số xét nghiệm này cũng được sử dụng trong sàng lọc hay chẩn đoán các bệnh lý về cơ, tim…

Giá trị AST, ALT, GGT bình thường: < 50 U/L.

d) ALP

Chỉ số ALP (phosphatase kiềm) đặc trưng cho gan và xương.

Chỉ số ALP bình thường: <120 U/L.

ALP sẽ tăng ở các bệnh lý về xương và gan mật như: Tắc ống mật, ung thư tiền liệt tuyến, còi xương, nhuyễn xương, rối loạn chuyển hóa xương.

e) Bilirubin

Chỉ số Bilirubin gồm 3 trị số đặc trưng, gồm: Bilirubin toàn phần, Bilirubin gián tiếp và Bilirubin trực tiếp. Chỉ số này có giá trị chẩn đoán và theo dõi tình trạng vàng da do: viêm gan, tan huyết, tắc mật.

Chỉ số Bilirubin toàn phần bình thường: <21 umol/L.

Chỉ số Albumin giúp đánh giá hoạt động của gan

f) Albumin

Albumin là một loại protein được tổng hợp ở gan, chiếm khoảng 60% protein toàn phần có trong huyết thanh. Chỉ số Albumin có giá trị trong đánh giá chức năng gan, do protein này có chức năng tạo áp lực thẩm thấu, vận chuyển các chất chuyển hóa, acid béo tự do, ion kim loại, hormone, thuốc, bilirubin,…

Chỉ số Albumin bình thường: 35 – 50 g/L.

g) Đường huyết (Glucose)

Chỉ số đường huyết Glucose trong máu thường kết hợp với xét nghiệm HbA1 – C để chẩn đoán và theo dõi điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường, hạ đường huyết.

Chỉ số Glucose máu bình thường: 3,9 – 6,4 mmol/l và HbA1 – C từ 4 – 5,6%.

h) Mỡ máu

Chỉ số xét nghiệm mỡ máu bao gồm:

Cholesterol toàn phần

Cholesterol toàn phần giúp theo dõi và phát hiện các trường hợp: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch,… Có thể thực hiện trong khám sức khỏe ở người trên 40 tuổi, người có bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa,…

Chỉ số Cholesterol toàn phần bình thường: 3,9 – 5,2 mmol/L.

Cholesterol trong máu tăng với trường hợp: đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, vàng da tắc mật,… và giảm trong các bệnh: suy gan, cường giáp, suy dinh dưỡng,…

Lipid máu HDL-C

Xét nghiệm HDL-C giúp đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu.

Nồng độ HDL-C giảm trong các bệnh lý: xơ vữa động mạch, béo phì hoặc người hút thuốc lá, lười vận động.

Tình trạng mỡ máu thường gặp ở người bị béo phì

LDL-C

Chỉ số LDL-C giúp đánh giá tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành,…

Chỉ số LDL-C bình thường: <3,4mmol/l

LDL-C tăng trong các bệnh lý: rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì,… và giảm trong bệnh lý xơ gan, hoặc người suy kiệt, hấp thụ kém,…

Triglycerid

Chỉ số Triglycerid bình thường: 0,46 – 1,88 mmol/l.

Chỉ số này tăng trong trường hợp: Béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu,… và giảm do suy kiệt, kém hấp thụ, sau khi hoạt động thể lực mạnh.

Xét nghiệm kiểm tra các chỉ số:

Na+

Nồng độ Na+ bình thường: 135 – 145 mEq/l.

Nồng độ này tăng trong trường hợp cường aldosteron, mất nước, dùng corticoid,… và giảm khi bị ứ dịch do suy thận, suy tim, xơ gan hoặc xuất huyết, tiêu chảy, nôn ói, bỏng.

K+

Nồng độ K+ bình thường: 3,5 – 5 mEq/l.

Nồng độ này trong máu tăng cao với trường hợp suy thận hoặc dung thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali,… và giảm khi tiêu chảy – ói mửa,…

Cl-

Nồng độ Cl- bình thường: 98 – 106 mmol/l.

Nồng độ Cl-tăng trong trường hợp ăn mặn, suy thận cấp, toan chuyển hoá, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, shock phản vệ,… và giảm khi nôn kéo dài (hẹp môn vị), tiêu chảy, mất nước cấp gây nhiễm kiềm chuyển hoá, ăn nhạt,…

Ca2+

Nồng độ Ca2+ bình thường: 1.1-1.35 mmol/L.

Ca2+ tăng khi người bệnh nhiễm độc giáp, cường cận giáp, dùng nhiều vitamin D,… và giảm khi bị nhược cận giáp, thiếu vitamin D,…

Chỉ số acid Uric giúp đánh giá bệnh thận

k) Xét nghiệm acid Uric

Xét nghiệm acid Uric giúp chẩn đoán bệnh thận, Gout,…

Chỉ số acid Uric bình thường: 180 – 420 mmol/l với nam giới và 150 – 360 mmol/l ở nữ giới.

Chỉ số acid Uric tăng với các bệnh suy thận, vẩy nến, Gout và giảm khi mắc bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan,…

Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm phức tạp, gồm nhiều công đoạn và phân tích trên nhiều chỉ số khác nhau. Do đó, đây là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán cao, thường được chỉ định để kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán và theo dõi bệnh. Để kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên thực hiện tại các bệnh viện uy tín, máy móc hiện đại và bác sỹ có tay nghề chuyên môn cao.

Máy Xét Nghiệm Sinh Hóa Là Gì?

571

Máy xét nghiệm sinh hóa đóng vai trò rất quan trọng trong y học cũng như trong việc nghiên cứu thay đổi sinh lý, bệnh lý của những hằng số hóa sinh trong cơ thể người, đặc biêt đóng góp vào việc dự phòng

Máy xét nghiệm sinh hóa đóng vai trò rất quan trọng trong y học cũng như trong việc nghiên cứu thay đổi sinh lý, bệnh lý của những hằng số hóa sinh trong cơ thể người, đặc biêt đóng góp vào việc dự phòng, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.

I. Máy xét nghiệm sinh hóa là gì?

Máy xét nghiệm sinh hóa tự động sử dụng loại phản ứng này và chuyển đổi số lượng của một chất cụ thể trong máu thành một lượng thay đổi màu sắc để đo. Phương pháp phân tích đo lượng thay đổi màu được gọi là phương pháp phân tích so màu.

Máy xét nghiệm sinh hóa  là dụng cụ được sử dụng trong lĩnh vực y tế để đo hóa chất. Những hóa chất này được sử dụng trong các quá trình sinh học khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.

II. Khi nào bạn cần làm xét nghiệm sinh hóa?

Việc tăng hoặc giảm bất kỳ thành phần cụ thể nào cũng có thể giúp xác định quá trình bệnh. Đo đường huyết (đường) và lipid (chất béo) là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm hóa sinh. Các bảng kiểm tra có thể được sử dụng để đánh giá chức năng của các cơ quan chính của cơ thể như gan, thận và tim. 

III. Công dụng của máy xét nghiệm sinh hóa

1) Máy xét nghiệm nói chung và máy sinh hóa nói riêng không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực y tế mà còn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, trong ngành dược phẩm và chẩn đoán các bệnh khác nhau.

3) Mục đích của máy xét nghiệm sinh hóa là sử dụng nó trong quá trình phản ứng xảy ra trong các tế bào bởi các enzyme. Ví dụ, tổng hợp protein, chuyển hóa tế bào, di truyền và dược phẩm, tất cả các ứng dụng này sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa để xác định hóa chất. Nó được sử dụng trong lĩnh vực y tế để chẩn đoán và điều trị bệnh. 4) Máy xét nghiệm sinh hóa giúp xác định và phân tích các quá trình sinh học và các phản ứng hóa học khác trong thời gian ngắn hơn. Những máy phân tích này cho phép các nhà khoa học đo nồng độ của bất kỳ chất nào trong hỗn hợp phản ứng. 5) Máy xét nghiệm sinh hóa đảm bảo sự an toàn của các nhà khoa học và dụng cụ thí nghiệm. Nó rất an toàn để sử dụng và không có bất kỳ tác động có hại. 6) Mục đích hữu ích nhất của máy xét nghiệm sinh hóa  là trong lĩnh vực y tế. Vì chúng an toàn khi sử dụng, nên trong các phòng thí nghiệm của bệnh viện, máy xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để thực hiện nhiều xét nghiệm như, kiểm tra mức độ đường, kiểm tra albumin và nó cũng hữu ích trong việc phân tích nồng độ enzyme hoặc creatine trong máu. 7) Có một số loại máy xét nghiệm sinh hóa được sử dụng trong các phòng khám để xác định mối quan hệ của kháng thể và kháng nguyên trong các phản ứng sinh học. 8) Một số máy xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để phát hiện các phân tử DNA trong các mẫu. Ghi nhãn phân tử DNA cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa. Các ứng dụng khác của các máy xét nghiệm này là trong lĩnh vực khoa học đời sống và phát triển thuốc.

4. Một số thông số của máy xét nghiệm sinh hóa

– Creatinin (CRE)

– Tổng protein (PRO)

– Urê

– Cholesterol (CHO)

– Gluco (GLU)

– Bilirubil

– Amylase

– Creatininkinase (CK)

– Lactate dehydrogenase (LDH)

– Phosphate

– Tranramin

– Triglyceride (PAP)

 

Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm (Ivf) Là Gì? Được Chỉ Định Trong Trường Hợp Nào?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một trong những phương pháp thụ tinh nhân tạo với tỷ lệ thành công cao. Biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể.

1. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Tinh trùng sau khi được lọc rửa, sẽ được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ trong tủ. Tinh trùng có thể đi xuyên vào trứng và xảy ra quá trình thụ tinh chỉ trong vài giờ đầu. Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi.

2. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được chỉ định với những ai?

Tắc hai vòi trứng.

Lạc nội mạc tử cung.

Xin trứng.

Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại.

Tinh trùng ít, yếu, xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh.

Không tinh trùng trong tinh dịch (lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn).

3. Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF được thực hiện theo các bước như sau

Khám, đánh giá sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng.

Bác sĩ: Đưa ra chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm, làm hồ sơ, xin phê duyệt hồ sơ và phác đồ điều trị từ lãnh đạo bệnh viện

Người vợ: Được siêu âm, làm xét nghiệm ngày 2 vòng kinh, bắt đầu dùng thuốc kích thích buồng trứng.

Người vợ được tiêm thuốc nội tiết tố kích trứng 9 – 12 ngày.

Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây rụng trứng trước khi chọc hút noãn 36 – 40 giờ.

Chọc hút noãn, ICSI, nuôi cấy phôi

Chuyển phôi vào tử cung người vợ ngày 3 – ngày 5

Thử thai sau 14 ngày chuyển phôi.

Siêu âm sau 28 ngày chuyển phôi

Video đề xuất: Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra như thế nào? Bước 1: Khám, đánh giá sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng.

Làm các xét nghiệm sau đối với người vợ:

Xét nghiệm nội tiết: Định lượng nồng độ hormon sinh dục (estrogen, progesterone,…) và hormon hướng sinh dục (LH, FSH).

Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục: Lấy máu làm các xét nghiệm kiểm tra xem có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, HIV, viêm gan B và lấy dịch âm đạo để xét nghiệm Chlamydia,…

Siêu âm phụ khoa: Kiểm tra và phát hiện các vấn đề phụ khoa như U xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, bất thường bẩm sinh của đường sinh dục nữ… Tiến hành đếm nang noãn cơ bản trên hai buồng trứng vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh.

Làm xét nghiệm tinh dịch đồ đối với người chồng: Xét nghiệm này nhằm kiểm tra và đánh giá chất lượng và số lượng tinh dịch của người chồng.

Trường hợp người chồng không có tinh trùng, phải tiến hành làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt khác như xét nghiệm hormon sinh dục, siêu âm tinh hoàn,…Ngoài ra, người chồng cũng được lấy máu làm xét nghiệm kiểm tra có mắc các bệnh lây qua đường tình dục như viêm gan B, giang mai, lậu, HIV,…hay không.

Bước 2: Kích thích buồng trứng

Người vợ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục trong 9 – 11 ngày. Trong quá trình tiêm thuốc, người vợ cần đến bệnh viện siêu âm và làm xét nghiệm máu theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của nang noãn và điều chỉnh thuốc dựa trên sự đáp ứng với thuốc của cơ thể.

Khi nang noãn phát triển đạt kích thước tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm mũi thuốc cuối cùng vào đúng thời gian đã định, được gọi là mũi kích rụng trứng, nhằm kích thích trứng trưởng thành.

Bước 3: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng

Người vợ được bác sĩ tiến hành chọc hút trứng sau 36 – 40 giờ tiêm mũi kích rụng trứng. Người vợ sẽ được gây mê trước khi tiến hành, nên sẽ không cảm thấy đau đớn. Phụ nữ chỉ cần ở lại bệnh viện theo dõi sức khỏe trong 2 – 3 giờ sau đó.

Các bác sĩ tiến hành kiểm tra, tách trứng và dịch nang dưới kính hiển vi.

Cũng trong lúc này, người chồng sẽ tiến hành lấy tinh trùng để chuẩn bị thụ tinh.

Bước 4: Thụ tinh trong ống nghiệm

Trứng và tinh trùng sau khi lấy được chuyển đến phòng Labo để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và tạo phôi. Thông thường, phôi sẽ được nuôi cấy từ 2 đến 5 ngày trước khi tiến hành chuyển lại vào trong tử cung của người vợ.

Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm có thể thu được nhiều phôi. Số phôi này có thể được chuyển lại vào tử cung của người vợ, gọi là chuyển phôi tươi; cũng có thể được trữ lạnh, để sử dụng cho những lần chuyển phôi sau.

Bước 5: Chuyển phôi vào tử cung của người vợ

Tùy thuộc vào số lượng phôi thu được, tình trạng mỗi cặp vợ chồng mà bác sĩ và gia đình sẽ thống nhất số phôi chuyển vào buồng tử cung và số phôi để trữ lạnh. Phôi thường được chuyển vào tử cung sau khi chọc hút trứng 2 – 5 ngày, khi niêm mạc tử cung đủ độ dày, ổn định, thuận lợi cho sự phát triển của phôi thai.

Nếu là chuyển phôi trữ đông, người vợ sẽ được sử dụng thuốc và siêu âm theo dõi niêm mạc tử cung trong 14 – 18 ngày bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp the0 để chọn ngày thích hợp rồi mới tiến hành chuyển phôi trữ đông vào tử cung người vợ.

Bước 6: Thử thai sau khi chuyển phôi

2 tuần sau khi chuyển phôi, người vợ sẽ đến bệnh viện làm xét nghiệm máu để kiếm tra nồng độ beta HCG.

2 ngày sau đó, cần làm lại xét nghiệm này một lần nữa.

Nếu nồng độ beta HCG tăng từ 1,5 lần trở lên: thai đang phát triển. Người mẹ cần tiếp tục sử dụng thuốc dưỡng thai và đến siêu âm theo lịch hẹn để xác định túi thai và tim thai.

Nếu sau 2 ngày, nồng độ beta HCG không tăng hoặc giảm: Cần phải tiếp tục theo dõi. Khi nồng độ beta HCG trở về âm tính (nhỏ hơn 5 UI/l) sẽ bị sảy thai.

Trong trường hợp này, nếu còn phôi trữ đông, người vợ có thể sử dụng phôi trữ đông để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần tiến hành lại các bước trước nữa.

Bước 7: Theo dõi thai

Sau khi phôi đã phát triển thành thai, mẹ bầu cần siêu âm và khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi, kiểm tra tình trạng phát triển cua thai nhi cho tới ngày sinh nở.

4. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ở Vinmec có gì khác biệt?

Khách hàng có thể đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.

Ưu điểm khi khách hàng lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec:

Được trang bị thiết bị hiện đại, hệ thống khí sạch theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo chất lượng lab, hệ thống tủ cấy đơn tối ưu hóa chất lượng phôi, nâng cao tỉ lệ thành công cho mỗi chu kỳ thụ tinh nhân tạo.

Thực hiện hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến trên thế giới: ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn); hỗ trợ phôi thoát màng; dự trữ sinh sản: đông phôi, đông tinh, đông noãn giúp KH chủ động thời gian sinh con theo ý muốn, chuyển phôi ngày 5, giảm thiểu thai; các kỹ thuật vô sinh nam (PESA, MESA, TEFNA, TESE)

Bên cạnh phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giỏi trong nước và thế giới, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hiếm muộn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất: Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ? XEM THÊM:

Xét Nghiệm Pcr Là Xét Nghiệm Gì?

Xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi polymerase) được cho là xét nghiệm có giá trị rất cao và được thực hiện từ trong giai đoạn sớm. Đây là một phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.

1. Xét nghiệm PCR là gì?

Xét nghiệm PCR hay còn gọi là xét nghiệm sinh học phân tử là một kỹ thuật nhằm tạo ra một lượng lớn bản sao DNA mục tiêu trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt. Kỹ thuật này được nhà khoa học người Mỹ Kary Mullis phát minh vào năm 1985.

Xét nghiệm PCR đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học do phản ứng rất nhạy và cho kết quả đặc hiệu. Xét nghiệm PCR thường có kết quả độ chính xác rất cao. Tuy nhiên kết quả cũng còn tùy thuộc trình độ của kỹ thuật viên, phương tiện máy móc làm việc và việc quản lý chất lượng. Cùng một xét nghiệm nhưng có nơi cho kết quả nhạy và chính xác, nơi khác thì không có được độ nhạy bằng.

Hiện nay để thực hiện xét nghiệm PCR thường đắt tiền hơn so với các xét nghiệm thông thường khác do hầu hết hóa chất để làm phản ứng đều phải nhập ngoại và phải mua với giá cao. Chưa kể các thiết bị để làm xét nghiệm PCR cũng lên đến vài chục ngàn USD/máy. Để xét nghiệm một bệnh phẩm, thường bạn phải chi trả 8-10 USD/lần.

2. Xét nghiệm PCR chẩn đoán bệnh gì?

Phát hiện các tác nhân không thể nuôi cấy thường quy: như các virus (viêm gan B, viêm gan C, Dengue, HIV, Herpes, CMV, EBV, HPV, virus SARS, H5N1…), các vi khuẩn (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum…).

Phát hiện các vi khuẩn lậu (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum…).

Phát hiện các tác nhân nuôi cấy thất bại vì có mặt rất ít trong bệnh phẩm, đã bị điều trị kháng sinh trước đó (vd: Lao thất bại nuôi cấy, viêm màng não mủ mất đầu…).

Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư (tìm HPV trong ung thư cổ tử cung, phát hiện gen APC trong ung thư đại tràng, gen BRCA1 – BRCA2 trong ung thư vú, gen TPMT trong bệnh bạch cầu trẻ em, gen Rb-105 trong u nguyên bào lưới, gen NF-1,2 trong u xơ thần kinh, gen IgH và TCRy trong u lympho không Hodgkin…)

Nghiên cứu về hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA, human lymphocyte antigen)…

Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc như S.aureus – MRSA, các vi khuẩn sinh ESBL hoặc betalactamase, carbapenemase…)

Xác định độc tố của vi sinh vật: Tiểu đơn vị A của độc tố ruột không chịu nhiệt của Escherichia coli.

Trong công nghệ sinh học, xét nghiệm sinh học phân tử được sử dụng trong việc lập bản đồ gen, phát hiện gen, dòng hoá gen, giải mã trình tự ADN…

3. Ưu – nhược điểm của xét nghiệm PCR

3.1. Ưu điểm

Phương pháp xét nghiệm PCR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với xét nghiệm thông thường khác như:

Cho kết quả xét nghiệm nhanh, thường không quá 5 giờ kể từ khi bắt đầu làm xét nghiệm.

Phát hiện được các tác nhân vi sinh vật gây bệnh mà phòng thí nghiệm lâm sàng không có khả năng phát hiện với các xét nghiệm vi sinh hay miễn dịch truyền thống như các tác nhân virus (HCV, HBV, HPV…)

Xét nghiệm sinh học phân tử cho phép xác định được những tác nhân vi sinh không thể triển khai nuôi cấy được tại phòng thí nghiệm lâm sàng vì khả năng gây dịch cao (H5N1) hay khó nuôi cấy (C. trachomatis, L.pneumophila), hay có mặt rất ít trong bệnh phẩm ( tuberculosis trong lao ngoài phổi, tác nhân viêm màng não mủ cụt đầu…), hay là các tác nhân có thể nuôi cấy được nhưng thời gian có kết quả chung cuộc quá lâu (M. tuberculosis).

Xét nghiệm PCR còn có thể cho ra kết quả định lượng chính xác số bản copies virus/ 1 ml máu. Từ đó hỗ trợ rất đắc lực cho bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị, cũng như tiên lượng giai đoạn bệnh.

Phát hiện các đột biến gen gây ung thư, gây các bệnh di truyền khác…nhằm có biện pháp phòng ngừa bệnh.

Xác định mối quan hệ huyết thống giữa những cá thể khác nhau.

3.2. Nhược điểm

Xét nghiệm PCR rất khó thực hiện được một cách chuẩn mực tại các phòng thí nghiệm lâm sàng.

Giá thành của xét nghiệm PCR khá cao.

Xét nghiệm PCR đòi hỏi trình độ của kỹ thuật viên, bác sĩ phải là người có trình độ chuyên môn cao.

Đòi hỏi trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Là Gì Và Được Chỉ Định Khi Nào? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!