Đề Xuất 3/2023 # Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Các Phương Pháp Chuẩn Nhất 2022 # Top 8 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Các Phương Pháp Chuẩn Nhất 2022 # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Các Phương Pháp Chuẩn Nhất 2022 mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xét nghiệm vi khuẩn HP là một thủ thuật phổ biến, được tiến hành nhằm xác định có vi khuẩn HP sinh sống trong dịch dạ dày – tá tràng hay không. Tỉ lệ người Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP lên tới 70%, đây cũng là vi khuẩn dễ lây lan qua đường nước bọt, đường ăn uống nên khả năng nhiễm bệnh rất lớn.

Để tránh các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn HP gây ra, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm khi gặp các triệu chứng sau:

Buồn nôn liên tục ngay cả lúc đói, nôn khan nhiều vào buổi sáng.

Đau rát vùng thượng vị, đau theo cơn hoặc liên tục, đau nhiều hơn lúc đói hoặc lúc quá no.

Ợ nóng ợ chua thường xuyên.

Bụng chướng, khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon miệng.

Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen, có mùi tanh.

Sút cân, suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Bởi vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua các dụng cụ y khoa như lúc nội soi, xét nghiệm nên người bệnh cần đến các cơ sở y tế có uy tín nhằm đảm bảo an toàn khi tiến hành kiểm tra.

Các cách xét nghiệm vi khuẩn HP chuẩn

Nội soi dạ dày tìm vi khuẩn HP

Nội soi dạ dày là phương pháp nội soi can thiệp. Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi gắn camera đưa trực tiếp vào dạ dày thông qua ống thực quản. Từ đó, có thể tìm đúng vị trí dạ dày bị loét, lấy một mảnh sinh thiết ở đó làm mẫu sinh thiết đem đi nuôi cấy vi khuẩn, làm test Clo hoặc quan sát hình thái có thể chẩn đoán được nhiễm vi khuẩn HP.

Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp:

Nội soi dạ dày phát hiện có tổn thương, viêm loét

Khi được chỉ định cần làm xét nghiệm thông qua nội soi.

Bên cạnh đó, phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp không thể nội soi dạ dày, bệnh nhân bị rối loạn đông máu, khó cầm máu.

Nội soi dạ dày giúp phát hiện kịp thời các tổn thương ở niêm mạc, thành dạ dày, từ đó giúp chẩn đoán bệnh lý về dạ dày chính xác hơn. Ngoài ra việc nội soi dạ dày thường kết hợp với lấy mẫu sinh thiết xét nghiệm nên có thể tiết kiệm được chi phí cho người bệnh.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là khiến người bệnh cảm thấy đau khi nội soi, nhiều trường hợp cần phải gây mê mới có thể tiến hành nội soi.

Xét nghiệm bằng test hơi thở

Test hơi thở tìm vi khuẩn HP là một phương pháp hiện đại, khắc phục được nhược điểm của phương pháp nội soi, dễ dàng thực hiện và đem lại hiệu quả chính xác. Phương pháp này còn gọi là phương pháp xét nghiệm Urea qua hơi thở.

Bệnh nhân chỉ cần thở bằng miệng vào các thiết bị xét nghiệm và nhận được kết quả sau khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Có 2 thiết bị xét nghiệm hơi thở:

Test bằng thẻ: bệnh nhân cần thổi liên tục vào thiết bị thẻ mỏng.

Test bằng bóng: thổi liên tục vào thiết bị như quả bóng để lấy mẫu hơi thở.

Phương pháp này có độ nhạy cao, độ chính xác lên đến 95%, không gây đau, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân, sử dụng được cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi tiến hành test hơi thở, các bác sĩ sẽ không theo dõi được tổn thương ở dạ dày.

Một lưu ý khi test HP qua hơi thở là có loại test hơi thở sử dụng cacbon C14, đây là nguyên tử phóng xạ nên sử dụng không tốt cho trẻ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai.

Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP

Nếu dương tính với khuẩn HP thì mẫu phân của bệnh nhân cũng có chứa vi khuẩn này. Vì thế bệnh nhân có thể được chỉ định phương pháp xét nghiệm phân. Các xét nghiệm này rất phổ biến và cho độ chính xác cao. Hai cách xét nghiệm phân thường được tiến hành là:

Sử dụng sắc ký miễn dịch, test nhanh mẫu phân để tìm kháng nguyên HP.

Sử dụng các phương pháp miễn dịch khác như hóa phát quang, miễn dịch huỳnh quang…

Phương pháp xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP rất dễ dàng thực hiện, chi phí thấp và không gây đau đớn cho bệnh nhân, ngoài ra còn giúp phát hiện một số bệnh lý khác.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có hạn chế là có thể làm khó cho bệnh nhân khi lấy mẫu phân và không quan sát được các tổn thương dạ dày.

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

Phương pháp xét nghiệm máu là phương pháp tìm kiếm các kháng thể chống vi khuẩn HP trong máu. Qua đó, xét nghiệm có thể xác định được người làm xét nghiệm có nhiễm vi khuẩn HP trong thời gian gần với thời điểm làm xét nghiệm hay không.

Xét nghiệm máu xác định vi nhiễm vi khuẩn HP là phương pháp ít phổ biến nhất bởi độ chính xác không cao. Nguyên nhân là bởi dù không còn nhiễm vi khuẩn HP nhưng vẫn có thể tìm thấy kháng nguyên HP trong máu thông qua xét nghiệm. Phương pháp này chỉ sử dụng khi cơ sở y tế không đủ thiết bị để thực hiện các phương pháp khác

Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu tốt?

Việc xác định hiệu quả của xét nghiệm cần dựa vào trình độ chuyên môn của bác sĩ và cơ sở vật chất của bệnh viện. Vì thế nhiều người bệnh rất băn khoăn không biết nên xét nghiệm ở đâu tốt. Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Số điện thoại: 024 3869 3731

Giờ làm việc: Sáng: từ 6h30 đến 12h, chiều từ 13h30 đến 18h

Địa chỉ: 18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 6273 8532

Giờ làm việc: sáng từ 7h đến 11h30 và chiều từ 13h30 đến 16h30

Bệnh viện Nhi Trung ương giúp tìm vi khuẩn HP ở trẻ em chính xác. Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm khuẩn HP.

Khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức

Địa chỉ: số 4 Tràng Thi, phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm

Điện thoại: 024 3825 3531

Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6: sáng từ 7h đến 12h và chiều từ 13h30 đến 16h

Địa chỉ: số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa

Điện thoại: 024 3574 7788

Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h30 đến 17h, thứ 7 chỉ khám vào buổi sáng

Địa chỉ: Số 16 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế

Điện thoại: 0234 3822325

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

Địa chỉ: Số 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Thành Phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0236.3821118

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.3855 4137

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần

Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.3865 2368

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: 028 38 412 692

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm vi khuẩn HP

Xét nghiệm vi khuẩn HP là chẩn đoán quan trọng, độ chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự chuẩn bị của người bệnh. Vì vậy, khi xét nghiệm, bạn cần lưu ý những điều sau:

Nên thăm khám và tiến hành xét nghiệm ở các bệnh viện, cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại.

Trước khi tiến hành các xét nghiệm hoặc nội soi, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất từ 4 đến 6 tiếng để kết quả chính xác hơn. Nên tiến hành xét nghiệm vào sáng sớm.

Sử dụng các phương pháp test hơi thở, test phân, người bệnh cần ngưng sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc giảm tiết axit dịch vị dạ dày (nếu có) 14 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm.

Khi sử dụng phương pháp nội soi, cần ngưng sử dụng thuốc chống đông máu vì thủ thuật có thể khiến chảy máu niêm mạc.

Thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân, các thuốc đã và đang sử dụng để bác sĩ điều chỉnh, lựa chọn phương pháp phù hợp.

Nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong việc lựa chọn các phương pháp xét nghiệm. Trong trường hợp người bệnh sợ hoặc quá đau đớn khi nội soi, có thể yêu cầu gây mê nội soi.

2 Phương Pháp Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Chuẩn Xác Nhất

Y học hiện đại ứng dụng phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp để phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh này trong dạ dày. Các nhà khoa học đã chia những thành hai nhóm chính là phương pháp xâm lấn và không xâm lấn.

Vi khuẩn Helicobacter pylori là một vi khuẩn Gram âm có hình xoắn ốc, nhờ cấu tạo này nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và niêm mạc của con người. Vi khuẩn Hp được coi là nguyên nhân chính gây nên viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.

Tỷ lệ nhiễm Hp chiếm 25% – 50% ở các nước phát triển và 70 – 90% ở nước đang phát triển. Phương thức lây truyền từ người sang người với một tốc độ nhanh chóng khiến tình trạng bệnh đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Việc phát hiện sớm sự xuất hiện của vi khuẩn Hp có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và đưa ra hướng điều trị hp kịp thời nhằm loại bỏ nhanh chóng loại vi khuẩn gây hại này.

Khi nào cần đi xét nghiệm vi khuẩn Hp?

Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hành các biện pháp kiểm tra và xét nghiệm vi khuẩn Hp, nếu trong cơ thể có các biểu hiện bất thường như:

Đột ngột bị thiếu máu mà không rõ nguyên nhân

Cơ thể suy nhược, sụt cân bất thường

Có các biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đi ngoài phân đen

Sờ thấy cơ khối u ở phần bụng trên.

Những biểu hiện này có thể bạn đã mắc vi khuẩn Hp nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh khác. Các xét nghiệm vi khuẩn Hp sẽ giúp xác định bạn có dương tính với vi khuẩn này không, xác định được mức độ bệnh… Từ đó có hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất.

2 phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp tốt nhất

Các kỹ thuật xâm lấn và không xâm lấn là hai phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chủ yếu được sử dụng. Các phương pháp xâm lấn như mô bệnh học, nuôi cấy, test urease, kỹ thuật này đòi hỏi phải tiến hành nội soi để lấy mẫu bệnh phẩm để phân tích. Các xét nghiệm không xâm lấn bao gồm xét nghiệm huyết thanh học, kiểm tra hơi thở, xét nghiệm phân,…

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp như độ đặc hiệu, độ nhạy, tình huống lâm sàng và chi phí của phương pháp.

1. Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp xâm lấn

Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp xâm lấn được thực hiện bằng cách nội soi dạ dày rồi xét nghiệm các mảnh sinh thiết. Ưu điểm của phương pháp này là kiểm tra chính xác được hình thái tế bào, biết được chủng Hp, từ đó phác họa kháng sinh đồ và nuôi cấy. Qua phương pháp có xâm lấn, bác sĩ có thể biết được loại kháng sinh phù hợp khiến cho khuẩn Hp nhạy cảm với nó.

Điều kiện để thực hiện là có từ 10^5 vi khuẩn trở lên vì độ nhạy của phương pháp này khá thấp. Cách thực hiện phương pháp test urease dựa vào nguyên lí tiết ra nhiều Urease của vi khuẩn Hp. Khi đó, urea bị phân hủy thành amoniac.

Biểu hiện rõ nét là ure – Indol đổi màu (từ vàng thành hồng tím) trong môi trường kiềm amoniac. Lưu ý, kết quả thu được sau 24 tiếng sẽ không còn là một xét nghiệm nhanh và độ đặc hiệu sẽ giảm sút. Đặc biệt, hiện tượng dương tính giả có thể xảy ra khi ở miệng tiết ra Streptococcus, Staphylococus, Gastrospirillum. Phương pháp này có độ đặc hiệu lớn hơn 97% và độ nhậy từ 93 đến 97%.

Mô bệnh học là phương pháp có thể áp dụng ở các cơ sở y tế. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng Formol (10%) để cố định bệnh phẩm, cắt mảnh khoảng từ 4 đến 6 milimet.

Theo đó, bác sĩ có thể áp dụng nhiều cách thức để nhuộm màu như: Giemsa (được áp dụng nhiều do tốn ít chi phí, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh chóng), Hematixyline – eosine, nhuộm Warthin – Starry, Acridine – Orange và Peroxydase – Antiperoxydase cùng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể (không đánh dấu).

Với phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát Hp qua khe, rãnh tại niêm mạc bằng kính hiển vi. Đánh giá về độ đặc hiệu của phương pháp này là 94 đến 98% và độ nhạy từ 95%.

Phương pháp này có ưu điểm là độ nhậy (từ 70 đến 80%) và độ đặc hiệu rất cao 100%. Việc nuôi cấy sẽ được bác sĩ tiến hành bằng cách dùng 0.5 ml nước muối sinh lí và cho mảnh sinh thiết vào nghiền khoảng vài giây.

Kế đến, bác sĩ sẽ nuôi cấy. Lưu ý: nhiệt độ khoảng 37 độ C. Sau 3 ngày liên tục quan sát vào buổi sáng sẽ thấy khuẩn lạc tròn nếu như người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp.

2. Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp không xâm lấn

Kỹ thuật này được thực hiện để phát hiện vi khuẩn Hp có mặt trong dạ dày nhưng không xâm lấn, bao gồm việc test hơi thở với ure phóng xạ C13, test thở CO2 phóng xạ… Phương pháp này được ứng dụng khá nhiều trong chẩn đoán và điều trị hp dạ dày.

Để test thở khí CO2 phóng xạ, bệnh nhân sẽ phải uống dung dịch ure phóng xạ C13 và C14 và giải phóng khí CO2 phóng xạ. Sau đó, chất khí này thấm vào máu và thải ra qua khí thở bằng phổi.

Bác sĩ sẽ tiến hành đo CO2 phóng xạ trong khoảng một tiếng. Phương pháp này có độ nhậy là 85% và độ đặc hiệu là 79%.

Phương pháp này cần sử dụng máy phổ kế và đánh giá dựa vào chỉ số DOB. Nếu chỉ số này lớn hơn 4% có nghĩa là bạn đã bị nhiễm Hp. Test thở với ure phóng xạ C13 có ưu điểm là người được xét nghiệm (bao gồm phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ) sẽ không bị nhiễm xạ.

Trước khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân phải không được dùng các thuốc kháng sinh, thuốc có bismuth 4 tuần, ngưng dùng thuốc sucralfat và thuốc ức chế bơm proton hai lần và nhịn đói khoảng sáu tiếng trước.

Test thở với ure C14 dựa vào độ phân giải chất phóng xạ trong vòng 1 phút (DPM). Nếu DPM lớn hơn 200 thì chắc chắn bệnh nhân đã nhiễm Hp. Phương pháp này tiết kiệm chi phí hơn nhưng sẽ khiến cho bệnh nhân bị nhiễm xạ ở mức độ nhẹ. Vì vậy, nếu bệnh nhân là phụ nữ có thai, cho trẻ bú, hay trẻ em thì đều không thực hiện được.

Áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng sắc kí miễn dịch để tìm ra các kháng thể IgG đặc hiệu có trong huyết thanh.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, độ nhạy của phương pháp này lên đến 90%. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến trường hợp dương tính giả do kháng thể của vi khuẩn Hp vẫn còn nằm trong dạ dày trong một vài năm.

Phương pháp này cho kết quả độ nhậy từ 91% đến 98%, độ đặc hiệu từ 94% đến 99%. Tìm khuẩn Hp trong phân là phương pháp dùng để xác định kết quả của quá trình điều trị bệnh.

KẾT LUẬN:

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp bao gồm cả kỹ thuật xâm lấn và không xâm lấn sẽ giúp phát hiện ra sự có mặt của loại khuẩn có hại này tồn tại trong da dày. Điều này có ý nghĩa chẩn đoán sớm và tìm ra hướng điều trị thích hợp, ngăn ngừa các bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết và ung thư dạ dày…

Ngoài ra, sự thay đổi lối sống theo hướng tích cực, đặc biệt là chú ý đến vấn đề ăn uống, vệ sinh và tiếp xúc sẽ giúp mọi người phòng tránh được nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Các Phương Pháp Xét Nghiệm Tìm Vi Khuẩn Hp (Mới Nhất 2022)

Trong khi các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý đau dạ dày khác, thì các phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp lại dễ dàng phát hiện ra chúng một cách nhanh chóng.

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm rất cao qua nhiều con đường khác nhau. Mặt khác, các dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn Hp thường rất giống với các biểu hiện bệnh lý dạ dày. Chính vì vậy, xét nghiệm vi khuẩn Hp là loại xét nghiệm vi sinh rất cần thiết trong Xét nghiệm Y học, giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm tình trạng bệnh để có hướng điều trị chủ động.

Nên xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp khi nào?

Theo ý kiến chuyên môn của bác sĩ Hà Văn Đại (chuyên khoa xét nghiệm vi sinh, hóa sinh bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương): Theo cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm vi khuẩn Hp khi cơ thể có những biểu hiện báo động về bệnh như viếm loét tá tràng, viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét hoặc người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm Hp sau đây, cần làm xét nghiệm Hp.

Người bệnh cảm thấy miệng đắng và có cảm giác nuốt nghẹt.

Triệu chứng thứ hai rất dễ nhận biết của người bị nhiễm khuẩn Hp đó là hiện tượng thiếu máu không rõ nguyên nhân, da mặt người bệnh xanh xao, nhợt nhạt.

Người bệnh có khối u xuất hiện trên vùng bụng và thường có triệu chứng nôn, nôn khan vào buổi sáng sớm hoặc giảm cân không có chủ ý.

Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt cần tiến hành xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp ngay lập tức. Đó là trường hợp bạn có người thân như anh, chị, em hoặc bố, mẹ mắc bệnh ung thư dạ dày thì khả năng mắc các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng hay ung thư dạ dày ở bạn sẽ rất cao nếu nhiễm vi khuẩn HP. Chính vì điều đó, cho dù bạn có các xuất hiện hay không xuất hiện bất kỳ triệu chứng đau nào, tốt nhất bạn vẫn nên làm xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp và điều trị, ngăn ngừa bệnh lý này xảy ra trong tương lai.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có nghĩa vụ cần phải làm các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp. Bởi theo các chuyên gia của Hội khoa tiêu hóa Việt Nam, vi khuẩn Hp thường chung sống “hòa bình” trong dạ dày con người dưới dạng cộng sinh, đôi bên cùng có lợi. Do đó, người bệnh chỉ đi kiểm tra vi khuẩn Hp nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ về bệnh viêm loét dạ dày, tránh các trường hợp người khỏe mạnh đi xét nghiệm gây lãng phí tiền bạc.

4 phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp

Dựa vào tình trạng và triệu chứng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra các phương pháp xét nghiệm khác nhau. Chẳng hạn như nếu cơ thể bệnh nhân có các biểu hiện bất thường, người bệnh sẽ được nội soi dạ dày cùng với xét nghiệm Hp bằng cách test ure. Trong trường hợp, cơ thể không có bất kỳ báo động nào, test hơi thở không cần nội soi là điều cần thiết.

Một số phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chính xác và phổ biến nhất hiện nay như sau:

1/ Kiểm tra hơi thở (Kiểm tra hơi thở bằng đồng vị ure hoặc UBT)

Test thở kiểm tra vi khuẩn Hp là phương pháp được xem như “tiêu chuẩn vàng” giúp tìm ra vi khuẩn Hp gây bệnh. Biện pháp test đơn giản cho phép xử lý hơi thở của người bệnh để phát hiện vi khuẩn Hp trong thời gian ngắn. Xét nghiệm này có thể xác định được gần như tất cả người bị nhiễm khuẩn Hp. Đồng thời, chúng giúp kiểm tra các vết nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra đã được điều trị hoàn toàn hay chưa.

Trong quá trình làm xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được uống lượng nhỏ một chất đặc biệt có tên ure. Đây là sản phẩm mà cơ thể sản xuất khi nó phá vỡ protein. Nếu cơ thể có vi khuẩn Hp, chúng sẽ chuyển hóa ure thành carbon dioxide và amoniac. Lúc này, hoạt chất carbon dioxide sẽ nhanh chóng chuyển hóa vào máu và đi tới phổi, bởi chúng có hoạt tính phóng xạ. Dựa vào đó, thiết bị kiểm tra sẽ ghi lại hơi thở của bạn khi bạn thở ra sau 10 phút và bác sĩ sẽ đưa ra kết quả kiểm nghiệm.

2/ Tìm vi khuẩn Hp bằng kiểm tra phân

Xét nghiệm phân là biện pháp xét nghiệm không xâm lấn, giúp kiểm tra vi khuẩn Hp có trong dạ dày chính xác nhất hiện nay. Thông thường, vi khuẩn Hp có trong dạ dày sẽ được bài trừ thường xuyên qua đường phân. Chính vì vậy, bác sĩ có thể phát hiện dấu vết vi khuẩn Hp thông qua xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Nếu phân có màu xanh dương chứng tỏ bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng kiểm tra phân là biện pháp được ưu tiên sử dụng trong đánh giá nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, đây không phải là test nhanh, bởi kết quả kiểm nghiệm không nhanh chóng.

3/ Kiểm tra vi khuẩn Hp bằng xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp được sử dụng để phân tích, tìm kháng thể đối kháng vi khuẩn Hp. Kháng thể ở đây là các protein do hệ miễn dịch của cơ thể điều tiết ra khi nó phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Hp gây hại.

Xét nghiệm máu cho biết thời gian gần đây cơ thể bạn có bị nhiễm khuẩn Hp hay không. Bởi vì các kháng thể trong máu giảm rất chậm, cho nên khi bạn đã loại bỏ hết vi khuẩn Hp trong dạ dày, các kháng thể Hp vẫn tiếp tục tồn tại trong máu người bệnh sau khoảng thời gian dài. Do đó, Phương pháp này không thể cho bạn biết chính xác cơ thể bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp trong thời gian bao lâu, hiện tại đã hết lây nhiễm hay còn tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP. Chính vì điều này, xét nghiệm máu không được sử dụng để phát hiện vi khuẩn Hp nếu người bệnh đã được chữa khỏi.

4/ Nội soi sinh thiết xét nghiệm vi khuẩn Hp (Clo Test)

Nội soi sinh thiết là phương pháp chính xác nhất để nhận biết bạn có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Không những thế, phương pháp này còn giúp đánh giá vị trí tổn thương và tình trạng tổn thương trong dạ dày của bạn. Dựa vào đó, bác sĩ có thể phán đoán về diễn biến của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một đầu ống nội soi đi vào dạ dày của bạn theo đường ống thực quản. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô được gọi là sinh thiết tại vị trí tổn thương của dạ dày rồi đi làm Clo test (làm test urease, nếu dung dịch đổi sang màu hồng cánh sen, kết quả vi khuẩn Hp dương tính) hay thực hiện nuôi cấy vi sinh để phát hiện vi khuẩn Hp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dựa vào hình thái tổn thương của dạ dày và đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình trạng nhiễm khuẩn Hp của người bệnh.

Trước khi xét nghiệm vi khuẩn hp cần chuẩn bị gì?

Để kết quả xét nghiệm và kiểm tra vi khuẩn đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu xét nghiệm, người bệnh cần chuẩn bị những điều sau đây.

+ Phương pháp kiểm tra hơi thở phát hiện Hp

Khi thực hiện test kiểm tra hơi thở, người bệnh không nên ăn uống trước khi test ít nhất từ 4 – 6 giờ đồng hồ.

Trước khi kiểm nghiệm 2 tuần, bạn cần phải ngừng sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc bismuth như Pepto-Bismolbismuth. Cụ thể như sau:

Dừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi làm test hơi thở ure ít nhất 4 tuần.

Dừng uống thuốc Sucralfate khoảng 2 tuần trước khi xét nghiệm

Dừng thuốc ức chế bơm proton ít nhất 1 tuần.

+ Đối với biện pháp xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp

Thường mẫu phân xét nghiệm sẽ được thu thập ngay tại nhà trong công cụ y tế bác sĩ phát. Tuy nhiên, trước khi làm thí nghiệm kiểm tra phân, người bệnh không được sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid, thuốc trung hòa acid dạ dày hay thuốc bismuth hoặc thuốc bọc vết loét dạ dày,… ít nhất 2 tuần.

Ngoài việc lấy phân đi làm xét nghiệm còn nhiều vấn đề vệ sinh, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Đối với phương pháp nội soi sinh thiết chẩn đoán Hp

Người bệnh cần nhịn ăn tối thiếu 6 giờ trước khi tiến hành nội soi, Ngoài ra, bệnh nhân nên trang bị thêm kiến thức cũng như chuẩn bị tinh thần, bởi xét nghiệm cũng có thể gây ra một vài ảnh hưởng nhỏ đến sức khỏe.

Ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp

50% dân số thế giới có vi khuẩn Hp trong dạ dày, trong đó chỉ 10 – 15 % chuyển biến thành bệnh dạ dày và chỉ có 1% thực sự tiến triển thành ung thư dạ dày.

Nhiễm Hp xảy ra trên 90 – 95% người bệnh có loét tá tràng, trên 70 – 85% người bệnh có loét dạ dày.

Nhiễm Hp xảy ra trên 50% người bệnh có chứng khó tiêu không do loét.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình điều trị Hp. Hiện nay có một số phương pháp xét nghiệm Hp phổ biến. Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng.

Cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng phương pháp Clo – test

Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng phương pháp Clo – test được tiến hành cùng lúc với quá trình nội soi dạ dày. Cụ thể là khi nội soi dạ dày, một số mẫu tế bào niêm mạc dạ dày ở xung quanh các vị trí tổn thương sẽ được lấy ra, đem ngâm với dung dịch Ure có thêm chất chỉ thị màu. Sau khoảng 10 -15 phút sẽ cho kết quả.

Kết quả, nếu thấy dung dịch chuyển màu hồng tím thì có nghĩa là dương tính với vi khuẩn Hp.

Ưu điểm của phương pháp Clo-test là:

Kết hợp đồng thời được biện pháp nội soi với xét nghiệm vi khuẩn Hp, tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí.

Có thể đồng thời đánh giá được các tổn thương trong dạ dày, đồng thời xác định được sự có mặt của vi khuẩn Hp.

Nhược điểm:

Không áp dụng được cho những bệnh nhân không nội soi được như người già, trẻ nhỏ, người hẹp thực quản…

Không áp dụng được với những người bị rối loạn đông máu.

Vi khuẩn Hp thường tập trung thành từng đám, đôi khi việc lấy mẫu sẽ không mang tính đại diện, dẫn tới kết quả âm tính giả.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng phương pháp Test hơi thở (Urea Breath Test)

Nguyên tắc tiến hành của phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp thông qua test hơi thở đó là: Vi khuẩn Hp có khả năng tiết men Urease là một men phân hủy Ure tạo thành CO2 và NH3. Khí CO2 sinh ra khuếch tán vào máu rồi được đưa về phổi và được đào thải ra ngoài theo đường hô hấp.

Dựa vào nguyên tắc trên, người bệnh được cho uống Ure có chứa Carbon đánh dấu (C13 hoặc C14). Phát hiện sự có mặt của C13/ C14 trong hơi thở cho biết sự có mặt của vi khuẩn Hp.

Cụ thể, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thở vào một túi/ thẻ. Sau đó, uống thuốc có chứa C đánh dấu, thở lại vào một túi/ thẻ khác. 2 mẫu thở sẽ được đem đi phân tích quang phổ kế.

Ưu điểm của phương pháp Test hơi thở xác định vi khuẩn Hp:

Là phương pháp không xâm lấn, không gây bất kì đau đớn, khó chịu cho người bệnh khi thực hiện.

Phương pháp dễ tiến hành, độ nhạy và độ chính xác cao.

Thời gian thực hiện nhanh, thông thường sau khoảng 30 phút có thể cho kết quả

Phù hợp với cả những người bệnh không thực hiện được nội soi.

Nhược điểm:

Chỉ có tác dụng phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Hp, không có giá trị chẩn đoán những tổn thương trong dạ dày.

Đồng vị phóng xạ tuy ở mức phóng xạ rất thấp nhưng có thể ảnh hưởng đến cơ thể trẻ nhỏ. Hiện nay sử dụng đồng vị C13 sẽ an toàn hơn so với đồng vị C13

Phương pháp này thường được áp dụng để đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị vi khuẩn Hp.

Khi cơ thể có vi khuẩn Hp thì sẽ sinh kháng thể kháng vi khuẩn Hp. Xét nghiệm máu có thể giúp tìm ra kháng thể của vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, kháng thể Hp trong máu giảm rất chậm và có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể. Vì vậy, nếu xét nghiệm máu có thấy kháng thể thì chỉ có thể khẳng định người bệnh đã từng nhiễm vi khuẩn Hp chứ không mang ý nghĩa đánh giá hiện tại người bệnh còn hay đã hết vi khuẩn Hp.

Phương pháp này thường chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế thiếu trang thiết bị để thực hiện các phương pháp khác.

Trong mẫu phân sẽ chứa các kháng nguyên giúp nhận biết sự có mặt của vi khuẩn Hp. Phương pháp này còn được áp dụng để làm kháng sinh đồ, tìm kháng sinh để điều trị vi khuẩn Hp.

Ưu điểm của phương pháp:

Nhược điểm:

Khó khăn nhất định trong việc lấy mẫu và bảo quản mẫu

Thời gian cho kết quả kéo dài, dẫn đến bất tiện trong việc chẩn đoán.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Các Phương Pháp Chuẩn Nhất 2022 trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!