Đề Xuất 5/2023 # Ýnghĩa Kinh Diệu Pháp Liên Hoa # Top 9 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 5/2023 # Ýnghĩa Kinh Diệu Pháp Liên Hoa # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ýnghĩa Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đại sư Bạch Ẩn – Thuần Bạch và Ngọc Bảo soạn dịch

Kinh Liên Hoa không ở ngoài tâm. Tâm không ở ngoài kinh Liên Hoa. Tất cả mười cõi giới, từ địa ngục cho đến Phật địa đều không ở ngoài tâm. Cũng không ở ngoài kinh Liên Hoa. Đó là nguyên lý tối thượng và tuyệt đối mà tất cả chư Phật trong ba đời giảng nói.

Có tám vạn bốn ngàn pháp môn để đi đến Phật quả nhưng tất cả chỉ là phương tiện.

Khi cứu cánh Phật đạo đã đạt đến, sẽ thấy tất cả pháp là đồng nhất thể không có sai biệt.

 Tam tạng kinh Phật có hơn năm ngàn quyển, ghi lại vô số những điều vi diệu do đức Thích Ca giảng thuyết với những phương pháp tu hành khác nhau, nhưng tất cả tinh yếu đều thâu tóm trong 8 quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Với hơn 6000 chữ viết trong kinh này thì ý nghĩa cao tột lại được thâu tóm trong 5 chữ tựa đề là DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH. 5 chữ đó lại được thâu tóm trong hai chữ DIỆU PHÁP. Hai chữ Diệu Pháp này lại thâu về môt chữ TÂM.

 KINH có nghĩa là THƯỜNG. Như ý nghĩa của Phật tánh là luôn thường hằng, bất sinh bất diệt.

 Kinh dạy chúng ta tánh Phật là luôn như vậy. Không thay đổi. Không tăng nơi Phật. Không giảm nơi chúng sinh. Như trời như đất, tánh ấy là bản tánh chung của muôn pháp. Diệu pháp là bản chất của tâm giác ngộ.

 Kinh Liên Hoa đươc Phật nói ra để khai thị cho chúng sinh biết tự nơi mình có sẳn tâm giác ngộ huyền diệu không khác tâm chư Phật, nên còn gọi là TRI KIẾN PHẬT.

TRI KIẾN PHẬT cũng là VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT A DI ĐÀ của Tịnh độ, cũng là BẢN LAI DIỆN MỤC của thiền môn. Nhiều tên khác nhau nhưng thủy chung chỉ một tâm duy nhất mà thôi.

 Tri kiến Phật tựa như hoa sen.

 Vì hoa sen mọc lên từ đất bùn nhưng không bị bùn làm thấm bẩn. Và khi nở hoa thì hương sắc tỏa ra toàn vẹn thanh khiết.

 Trong hoa sen có hoa và quả cùng một lúc. Gương sen giữa hoa đã có sẵn hạt sen ở trong. Tượng trưng cho nhân quả đồng thời nơi tâm. Khi cánh sen rụng hết thì đài  sen hiện ra đầy đặn. Dụ cho tri kiến Phật hiển lộ khi vô minh bị xóa tan.

 Sen nằm trong bùn tượng trưng cho tâm chúng ta bị che lấp bởi ngũ dục. Khi giác ngộ rồi thì như hoa sen vươn lên toàn vẹn hương sắc.

 Sen trong bùn đã có sẵn mầm của hoa sen toàn vẹn hương sắc. Cả hai đều cùng một tánh sen mà ra. Tựa như tâm chúng sinh đã có sẵn tâm Phật tràn đầy viên mãn vậy.

 Vì kinh Liên Hoa chỉ cho con đường rốt ráo đạt đến quả Phật nên thọ trì kinh Liên Hoa sẽ được công đức không thể nghĩ bàn.

Làm thế nào để thọ trì?

 Tùy căn cơ chúng sinh mà có những cách thọ trì khác nhau.

 + Người hạ căn thì đọc tụng và tìm hiểu nghĩa lý. + Người trung căn thì nương theo kinh quay về quán tâm mình. + Người thượng căn thì dùng pháp nhãn thấu suốt được kinh. Thấy kinh như thấy tâm mình. Nhưng thọ trì đúng nghĩa nhất là buông kinh mà vẫn thấy kinh. Không nghe giảng pháp mà vẫn nghe được pháp âm. Đó chính là kinh vô tự. Là chân kinh vậy.

 Điều đó chỉ đạt được khi dứt mọi suy luận. Ngưng mọi tìm kiếm. Và nhận ra chân liên hoa của mình luôn luôn hiện tiền.

 Lúc đó tất cả nghĩa lý của kinh sẽ hiển bày rõ ràng mà không cần đến trí buện giải suy luận. Tri kiến Phật không ở đâu khác hơn là ngay chính tâm mình. bằng sự thực hành chân thiền,với một đại nguyện và một tâm nhất quán, buông xả, không còn khái niệm giữa trong và ngoài, phải và trái, nhân và ngã, đến chỗ không còn niệm khởi, không còn thấy trước và sau, tinh tấn hành trì, một lúc nào đó sẽ thấy chân liên hoa hiển hiện. Một khi đã thấy được chân liên hoa rồi thì diệu pháp hiển bày khắp mọi nơi. Ở trong mọi loài chúng sinh hữu tình cũng như vô tình, trong tất cả mọi thời đều thấy mình thể nhập hòa điệu sâu xa với kinh.

 Nếu thọ trì mà không thấy chân liên hoa thì không được lợi lạc gì. Cũng như người cầm một bát nước, tuy muốn uống nhưng tối ngày chỉ muốn giữ cho nước đầy không muốn cho vơi bớt đi. Rốt cuộc người đó chết vì khát.

Nếu đã thấy được chân liên hoa và thọ trì kinh này thì cũng như người cầm bát nước đổ vào sông hồ khắp mọi nơi. Nước này hòa lẫn với nước sông hồ. Đem lại lợi lạc vô tận cho chúng sinh muôn loài. Người ấy hốt nhiên đã nhập vào niết bàn đại hải của chư Phật. Thể nhập pháp thân với đầy đủ giới định tuệ. Phá tan hang sâu đen tối của thức Alaida. Chuyển thức thành trí sáng ngời.

 Nếu không biết cách thiền định hay các pháp môn khác. Có thể dùng Liên Hoa Định làm phương tiện để ngộ nhập được chân liên hoa.

 Liên Hoa Định là trạng thái đạt tới khi nhất tâm phát khởi hành trì không ngưng nghỉ câu niệm “Nam mô Diệu pháp liên hoa kinh”. Trong mọi lúc đi, đứng, nằm, ngồi, khi ngủ cũng như thức, khi vui cũng như buồn, đều không ngừng niệm câu này trong tâm. Với sự chí thành tha thiết muốn thấy được chân liên hoa.

 Trong mỗi hơi thở ra, hơi thở vào đều niệm không ngưng nghỉ.

 Nếu tiếp tục bền bĩ hành trì như vậy, chẳng mấy chốc tâm sẽ đạt được một trạng thái hoàn toàn sáng suốt, bất động, như thể kim cương kiên cố, trong suốt, không gợn một chút tì vết nào của vọng tưởng và cảm xúc. Đó là trạng thái của chân thiền định, trạng thái của chân liên hoa, của tri kiến Phật hiện tiền, rõ ràng không nghi ngờ. Đó cũng là trạng thái tây phương Tịnh độ của người phát nguyện sinh về tịnh độ, với câu niệm A Di Đà Phật.

 Thọ trì kinh Liên Hoa theo đúng nghĩa ngộ nhập Phật tri kiến quả là khó. Cho nên trong kinh nói : Người nào chỉ cần thọ trì một lúc thôi cũng đủ để được chư Phật ngợi khen. Tuy nhiên không nên nản chí mà nghĩ rằng mình không đủ khả năng để làm được điều đó.

 Vi diệu pháp có sẵn nơi tâm.

 Không có gì gần gũi với ta bằng tâm của chính mình.

 Không cần tìm kiếm đâu xa mà chỉ cần xoay chiếu lại tự tâm là thấy được đạo.

 Chư Phật và chư Tổ trong mười phương từ xưa đến nay không ai là không thấy được bản tâm, bản tánh của mình.

 Có những quan niệm cho rằng trong thời mạt pháp này, con người quá suy đồi nên không thể tự lực giác ngộ mà phải cầu tha lực của chư Phật ở ngoài để cứu độ. (Đại sư bác bỏ điều này). Thật ra khả năng giác ngộ bao giờ cũng sẳn có nơi mỗi người. Không tăng không giảm.  Diệu pháp không vì thời mạt pháp mà suy đồi theo. Chỉ vì tâm con người bị vô minh che lấp mà không biết chính mình.

 Nếu cho rằng mình thấp kém không thể có khả năng giác ngộ thì có khác gì anh chàng cùng tử nói trong kinh Liên Hoa. (Đại sư kể chuyện anh chàng cùng tử trong kinh Liên Hoa). Một hành giả chân chính của Diệu pháp liên hoa không cầu nơi Phật Tổ, không tìm kiếm niết bàn hay tịnh độ, cũng không cho Diệu pháp là ở ngoài hay ở trong… mà lúc nào cũng cũng có tâm niệm làm sao ngộ cho được tri kiến Phật. Không kể ngày đêm, không kể thức hay ngủ, đứng hay nằm. Hành trì như vậy trong một tâm nhất quán, buông xả, tinh tấn, bền bĩ… Chẳng mấy chốc sẽ cảm nhận được Diệu Pháp Liên Hoa ngay hiện tiền, sáng suốt, bao la và nhiệm mầu.

(Thơ viết cho một ni sư cao tuổi của phái Nhật Liên)  

[ Quay lại ]

Tóm Lược Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

TÓM LƯỢC KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có tất cả hai mươi tám phẩm:

    PHẨM “TỰA” THỨ NHẤT: Là phẩm nói tổng quát toàn bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đầu tiên Đức Phật phóng quang từ lông trắng giữa chặng mày chiếu khắp phương đông, trên thấu Cõi Trời Sắc Cứu Cánh, dưới thấu địa ngục A Tỳ. Như vậy là đầu bản Kinh Pháp Hoa muốn nói tới việc Đức Phật dùng trí tuệ lìa thoát hai bên thì trí tuệ đó soi thấu đến chỗ tận cùng cõi ác tức là địa ngục A Tỳ, thấu tận cùng cõi thiện tức là Cõi Trời Sắc Cứu Cánh. Trong cõi nước mười phương hiện ra bao nhiêu Chư Phật hành đạo, bao nhiêu Bồ Tát, bao nhiêu Thanh Văn v.v. tất cả đều có đủ khi Đức Phật phóng quang. Vượt qua ngàn mươi ức cõi nước phương đông thì thấy có hằng hà sa số các cõi, có những cõi Đức Phật thành Phật rồi thuyết Kinh, giảng Pháp, nhập Niết Bàn v.v. thấy các vị Bồ Tát đang hành đạo, những người đang tu thập thiện để sanh về Cõi Trời, có những người đang làm ác bị đọa địa ngục A Tỳ v.v. Tất cả những điều đó được diễn tả trong phẩm đầu tiên của Kinh Pháp Hoa, muốn nói rằng tất cả mọi người đều có trí tuệ lìa thoát hai bên để thấu tột cõi cực ác trong tâm, thấu tột cõi cực thiện trong tâm, để rồi trong tâm chúng ta có đầy đủ các cõi từ cõi Phật cho tới cõi Bồ Tát, cõi Thanh Văn, cõi Duyên Giác v.v. Do vậy người nào tu tập theo Kinh Pháp Hoa thì người đó sẽ trải qua tất cả cảnh giới để trở lại cảnh giới Phật, tới chỗ không vướng mắc hai bên để nhận ra Phật Tri Kiến mà phóng quang là thấu suốt mười phương Pháp giới và hiện đầy đủ tất cả những cảnh giới từ cảnh giới Phật, Bồ Tát, các vị Thánh Hiền v.v. cho tới địa ngục A tỳ. Tất cả cảnh giới đó đều được soi sáng bởi ánh sáng giác ngộ giải thoát, như vậy khi đạt đến cảnh giới giác ngộ giải thoát hoàn toàn là trí tuệ đó phủ khắp và dung chứa pháp giới mười phương, khắp pháp giới mười phương hiển hiện trọn vẹn trong trí tuệ giác ngộ.

    PHẨM “PHƯƠNG TIỆN” THỨ HAI: Đức Phật nói tất cả những chỉ thú của bản Kinh Pháp Hoa. Tức là vì một đại sự nhân duyên mà Đức Phật ra đời để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiến. Dù Đức Phật có thuyết Tam thừa, v.v. thì đó chỉ là phương tiện tạm thời, mục đích chính của Đức Phật đều muốn cho chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiến mà thôi, chứ không có ý chỉ khác. Do vậy phẩm thứ hai nói lên ý chỉ Kinh Pháp Hoa chính là Đức Phật muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiến.

    PHẨM “THÍ DỤ” THỨ BA: Phẩm này có hai phần. Phần một là Ngài Xá Lợi Phất sau khi nghe Đức Phật nói tâm nguyện Chư Phật ra đời để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiến và thấy được bản hoài của Chư Phật mười phương, chứ không riêng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật ra đời vì đại sự nhân duyên muốn chúng sanh ngộ nhập Nhất thừa là Phật thừa, không có thừa nào khác. Ngài Xá Lợi Phất bắt đầu nhận được Tri Kiến Phật nên Ngài trình kiến giải của mình với Đức Phật.

    Phần hai là ví dụ nhà lửa: Một Trưởng giả có nhà lửa lớn, ở trong nhà lửa lớn đó kèo cột bị mục rã, bị cháy và trong đó có đầy đủ các loài thú độc, quỷ dữ, côn trùng v.v. Vị Trưởng giả tự tại ra khỏi nhà lửa rồi nhưng mấy người con còn rong chơi trong đó không chịu ra. Lúc đầu ông Trưởng giả nói nhà lửa này các con không nên ở lâu sẽ nguy hại đến tính mạng nhưng các con không nghe. Cuối cùng, Trưởng giả mới phương tiện dụ tất cả các con hãy ra ngoài, Cha sẽ cho các con ba loại xe: Xe dê, xe hươu, xe trâu. Mấy người con nghe ông nói vậy thì vui mừng hớn hở tranh nhau chạy ra chứ lúc đầu không chịu chạy ra. Và khi chạy ra rồi thì vị Trưởng giả chỉ cho con mình một loại xe trâu mà thôi.

    Xe trâu muốn nói tới đạo Nhất thừa của Đức Phật. Nghĩa là dù Đức Phật đã phương tiện chỉ dạy Tam thừa nhưng Đức Phật chỉ muốn cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật, đó là mục đích chính của Chư Phật chứ không phải hướng dẫn chúng sanh chứng quả Tam thừa.

    PHẨM “TÍN GIẢI” THỨ TƯ: Bốn vị đại đệ tử của Đức Phật: Ngài Huệ Mệnh Tu Bồ Đề, Ngài Đại Ca Chiên Diên, Ngài Đại Ca Diếp, Ngài Đại Mục Kiền Liên đều tin hiểu điều Đức Phật nói trong phẩm thứ hai và thứ ba. Các vị biết bản hoài của Chư Phật là muốn chúng sanh nhận Phật Tri Kiến, cho nên các Ngài mới đảnh lễ thưa Đức Phật, trình bày kiến giải và sở ngộ của mình bằng ví dụ chàng Cùng tử.

Tức là ngày xưa có vị Trưởng giả rất giàu có, thất lạc đứa con mình nhiều chục năm. Người con sau khi thất lạc Cha thì lang thang khắp nơi xin ăn. Một hôm quay về bổn quốc thấy Cha của mình ngồi tòa báu sư tử, có ghế báu đỡ chân, xung quanh Cha toàn là vua quan, có kẻ hầu người hạ, có của báu lớn cho nên sợ hãi không dám nhìn.

Người Cha ngồi trong nhà cũng xa thấy đứa con mình, cũng muốn đứa con quay về với mình nên cho người rượt bắt. Lúc đó chàng Cùng tử sợ quá, ngã ngất trên đất. Người Cha cho người hầu thả ra và bắt đầu phương tiện, ngài thuê gã chột mắt nghèo cùng rủ chàng Cùng tử trở về làm công. Chàng Cùng tử bắt đầu được gần gũi Cha mình nhưng vẫn không dám nhận. Lần lần người Cha cũng phương tiện mặc áo rách đến gần con và nói: con ở đây Cha sẽ tiếp tục cho con thêm đồ ăn vật mặc, thêm kẻ hầu người hạ. Lần lần người con làm quen, tới một ngày người con dám ra vô nhà để rồi nhận được của báu. Cuối cùng người Cha tuyên bố, đây là con tôi bị thất lạc năm mươi năm rồi và tất cả vật báu giao hết trọn vẹn cho con.

Đây là ví dụ chàng Cùng tử, tức là khi các vị đệ tử Phật ngộ được điều đó rồi, thấy được ý chỉ của Đức Phật tức là các vị đã từng lang thang khắp nẻo luân hồi này được một chút xíu cho là đủ, xin một miếng cơm ăn cũng thấy đủ, xin quần áo mặc cũng thấy đủ, có nhà cửa cũng thấy đủ v.v. như gã Cùng tử lang thang khắp nơi xin được miếng ăn là thấy đủ rồi. Thậm chí các vị tu chứng quả vị A La Hán cũng cho mình là đủ rồi, không muốn tăng trưởng thêm, cho tới một ngày nhận ra được rõ ràng mình có kho báu vô cùng tận mà Cha đã dành sẵn cho mình. Đó là ví dụ bốn vị đệ tử của Đức Phật khi nhận ra sứ mệnh lớn mà Đức Phật muốn chỉ bày, đó là kho báu mà tất cả chúng ta đều có. Tức là ở phẩm này bốn vị đệ tử lớn của Đức Phật trình kiến giải của mình sau khi ngộ được Tri Kiến Phật.

    PHẨM “DƯỢC THẢO DỤ” THỨ NĂM: Phẩm này tiếp tục nói lên việc trình kiến giải. Tức là nói lên pháp Đức Phật là bình đẳng. Ví dụ như một trận mưa xối xuống từ cây lớn cho tới cây nhỏ đều được thấm nhuần mưa đó. Cây lớn hút nước theo kiểu của cây lớn, cây nhỏ hút nước theo kiểu của cây nhỏ, tất cả những cây cối đều được hút nước để nuôi sống bản thân mình.

Cũng như Giáo pháp của Đức Phật là bình đẳng không cao thấp nhưng tùy tâm của từng người tiếp nhận Giáo pháp của Đức Phật mà có cao thấp, cho nên mới có ra Giáo pháp ba thừa. Thực sự Chư Phật chỉ nói tới Nhất thừa chứ không nói tới ba thừa. Sau khi các vị đại đệ tử trình bày những thấy hiểu của mình như vậy, được Đức Phật chấp nhận. Lúc này Đức Phật bắt đầu nói phẩm tiếp theo.

    PHẨM “THỌ KÝ” THỨ SÁU: Bây giờ Đức Phật thọ ký cho các vị đệ tử: Xá Lợi Phất, Ca Diếp, Tu Bồ Đề, Đại Ca Chiên Diên, Đại Mục Kiền Liên được thành Phật. Sau khi Đức Phật thọ ký cho các vị đệ tử lớn thì các vị Thanh Văn cũng bắt đầu có thấy hiểu chút chút về Tri Kiến Phật nhưng chưa đủ lòng tin. Do vậy Đức Phật mới thuyết tiếp đến phẩm Hóa Thành Dụ.

    PHẨM “HÓA THÀNH DỤ” THỨ BẢY: Đức Phật ví dụ, có một vị đạo sư dẫn đường thấy mọi người trong đoàn chán nản muốn quay về thì vị đạo sư liền hóa ra một cái thành cho mọi người nghỉ ngơi. Sau khi nghỉ ngơi xong thì vị đạo sư liền nói: Đây chỉ là chỗ nghỉ ngơi tạm thời, là hóa thành chứ chưa phải là bảo sở nên cần phải tiến bước nữa. Cũng vậy tất cả các vị Thanh Văn tu chứng quả vị A La Hán thì đó cũng chỉ là “hóa thành” chưa phải “bảo sở”. Vì vậy mà lúc đó có năm trăm vị A La Hán liền phát tâm cầu thành Phật, tức là các vị thấy chỗ chứng đắc A La Hán của mình từ xưa đến giờ chưa phải là chỗ cứu cánh giải thoát tận cùng, là chưa đạt đến đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lúc đó Đức Phật mới nói tiếp phẩm “Ngũ bá đệ tử thọ ký”.

    PHẨM “NGŨ BÁ ĐỆ TỬ THỌ KÝ” THỨ TÁM: Đức Phật thọ ký cho năm trăm vị A La Hán sau này được thành Phật. Chúng ta thấy Kinh Pháp Hoa thứ tự rất rõ ràng. Và tiếp tới phẩm thứ chín.

    PHẨM “THỌ HỌC VÔ HỌC NHƠN KÝ” THỨ CHÍN: Người Hữu học và người Vô học cũng được Đức Phật thọ ký. Từ quả vị A Na Hàm trở xuống gọi là quả Hữu học, còn thọ học trong Tam giới này. Còn chứng quả A La Hán gọi là quả Vô học. Trong pháp hội lúc bấy giờ có hai vị đại đệ tử lớn của Đức Phật là Ngài A Nan, Ngài La Hầu La và một số vị Tỳ kheo tăng chưa chứng quả A La Hán cũng được Đức Phật thọ ký thành Phật. Chỗ này thì người nữ chưa có phần, chỉ có đệ tử nam thôi.

    PHẨM “PHÁP SƯ” THỨ MƯỜI: Sau khi thuyết Kinh Pháp Hoa từ đầu đến bây giờ thì có một số vị đại đệ tử lớn cùng năm trăm vị Tỳ kheo, các vị đệ tử chưa chứng quả A La Hán đều được thọ ký thành Phật. Trong hàng đệ tử của Đức Phật lúc này người ngộ đạo rất đông, với hạnh của Chư Phật thì một người ngộ đạo phải đi giáo hóa tất cả chúng sanh, cho nên Đức Phật mới nói phẩm Pháp Sư.

Một Pháp Sư nhận được Tri Kiến Phật rồi muốn giáo hóa, làm lợi ích tất cả chúng sanh thì phải hội đủ ba điều kiện: Vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai và ngồi tòa Như Lai.

    “Nhà Như Lai chính là tâm từ bi lớn đối với tất cả chúng sanh”. Đây là mấu chốt của tất cả các Kinh điển. Người nào một phen phá vỡ được ngã chấp rồi, là đủ lòng từ bi thương yêu tất cả chúng sanh muôn loài thì mới nói Kinh Pháp Hoa, còn chưa thì chúng ta không thể thương chúng sanh được.

    “Y Như Lai chính là lòng nhu hòa nhẫn nhục”. Lúc chúng ta nói Kinh Pháp Hoa để dẫn dắt mọi người quay về với Chánh Pháp, không đơn giản. Chúng ta cũng gặp trở ngại, chúng ta cũng gặp rắc rối, chúng ta cũng gặp khó khăn đủ điều thì chúng ta phải kiên nhẫn để giữ vị trí của mình. Có lúc chúng ta phải như nước chảy trên dòng sông, cong chảy theo cong, ngay chảy theo ngay. Chúng ta phải khéo léo giữ hạnh nguyện của mình để cứu độ chúng sanh, chứ chúng ta không thể lúc nào cũng cứng rắn được, có thể bị gãy đổ. Có những chúng sanh ương ngạnh khó độ thì chúng ta phải khéo léo đầy đủ phương tiện, phải đầy đủ lòng từ bi và nhẫn nại. Ngày này nói không được thì ngày khác chúng ta nói, lúc này nói không được thì lúc khác chúng ta nói, làm sao đó mà mình có thể chuyển hóa tất cả chúng sanh muôn loài. Phải ẩn nhẫn, phải chịu khó, phải vượt qua tất cả trở ngại chông gai để có thể làm lợi lạc chúng sanh. Làm sao trong lúc giáo hóa chúng sanh, chúng ta phải đủ tâm nhu hòa đó thì chúng ta mới có thể làm lâu bền, nếu không khi gặp chuyện khó khăn chúng ta dễ dàng bỏ cuộc. Tức là chúng ta không đủ lòng nhu hòa nhẫn nhục thì hạnh nguyện độ sanh của chúng ta sẽ bị gãy đổ.

    “Tòa Như Lai chính là Nhất thiết pháp không”. Dù chúng ta đủ lòng thương yêu chúng sanh, dù chúng ta có nhu hòa nhẫn nhục, nhưng chúng ta cũng phải có trí tuệ để thấu suốt tận cùng nghĩa Không của tất cả các pháp mà làm Phật sự. Từ chỗ chân không mà hiển bày diệu dụng thì chúng ta mới thành tựu việc giáo hóa của mình. Nếu mình ở chỗ Có để mình giáo hóa là có Ngã, có Pháp thì việc làm của chúng ta không bao giờ được thành tựu.

    PHẨM “HIỆN BẢO THÁP” THỨ MƯỜI MỘT: Phẩm này nói đến chuyện quá khứ cách thời Đức Phật Thích Ca hằng hà sa số kiếp có Đức Phật Đa Bảo thành Phật và phát nguyện chỗ nào có nói Kinh Pháp Hoa thì tháp báu chứa toàn thân xá lợi Phật Đa Bảo sẽ hiện ra. Nếu Phật nào muốn đem thân Phật Đa Bảo chỉ bày cho chúng sanh, thời các vị Phật của Phật đó phân thân ra nói Pháp ở các cõi nước trong mười phương đều phải hội tụ về.

Trong phẩm Hiện Bảo Tháp này chúng ta thấy diễn tả trình tự rất là hay. Tức là khi tháp báu hiện ra rồi thì đại chúng đảnh lễ cầu Đức Phật mở tháp Đa Bảo, thì Đức Phật nói rằng muốn mở tháp Đa Bảo thì tất cả các phân thân Phật tụ hội về chứ không phải phân thân chúng sanh.

Chúng ta là người chưa ngộ đạo thì suy nghĩ của chúng ta là suy nghĩ chúng sanh. Có nghĩa chúng ta nghĩ ngợi ở đâu thì chúng ta nghĩ ngợi trong cái buồn, thương, giận, ghét, bị dính mắc và trói buộc, cho nên chúng ta có gom hết lại cũng là một cục dính mắc. Còn phân thân của Đức Phật Thích Ca là phân thân của bậc giác ngộ. Do đó, muốn mở Tháp Đa Bảo là chúng ta muốn nhận ra trí tuệ giác ngộ nguyên sơ và trí tuệ giác ngộ hiện tiền của mình. Đức Phật Đa Bảo biểu trưng cho thủy giác của chính mình từ ngàn xưa tới giờ. Và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là trí tuệ giác ngộ hiện tiền của chúng ta. Nhưng muốn nhận ra thủy giác này thì trí giác hiện tiền phải hội tụ đủ điều kiện. Trong bản Kinh chúng ta thấy rằng khi Tháp Đa Bảo hiện ra thì ở núi Kỳ Xà Quật lúc bấy giờ có hằng hà sa số cội cây báu hiện ra, dưới cội cây báu có hằng hà sa số tòa sư tử để dung chứa các Đức Phật phân thân từ các cõi nước về rất là đông cho nên phải dời Trời, người đi cõi khác. Nếu một người còn chấp trước trong cõi người tức là chấp trước trong cõi phàm tục của mình, còn chấp trước Cõi Trời tức là còn chấp trước thiện thì người đó không thể ở trong cõi Phật được, nên phải dời đi chỗ khác, núi Kỳ Xà Quật bắt đầu rộng khắp, thông đồng cả mười phương pháp giới. Lúc đó các Phật phân thân của Phật Thích Ca ở mười phương bắt đầu hội tụ về.

Lúc này đại chúng mong Đức Như Lai dùng sức thần thông làm cho đại chúng đều được ở trên hư không nhìn thấy hai Đức Phật. Tức thời Đức Thích Ca Mâu Ni Phật dùng sức thần thông đưa đại chúng lên hư không để thấy được Tháp Đa Bảo.

Khi Hành giả đã đạt đến cảnh giới toàn tri, toàn giác là đã không còn bất kỳ chỗ trụ nào trong Tam giới này, mà chỉ hiện tiền cảnh giới vô y, đó chính là cảnh giới của thực tướng vô tướng hiện tiền.

    PHẨM “ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA” THỨ MƯỜI HAI: Trong phẩm này Đức Phật diễn tả, Đề Bà Đạt Đa nhiều đời nhiều kiếp theo phá Đức Phật, mà Đức Phật gọi là Thiện tri thức. Đời nào Đức Phật tu cũng bị Đề Bà Đạt Đa theo phá, nhưng Đức Phật vẫn thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa được thành Phật trong tương lai.

Tức là một Hành giả sau khi ngộ Phật Tri Kiến thì thấy rõ những cù cặn nghiệp tập hướng đến thiện hoặc ác cũng được hóa tán thành Phật. Đó là cái thứ nhất.

Thứ hai, người nữ như Long Nữ, là loài rồng không phải loài người cũng thành Phật. Ngài Trí Tích thấy chuyện Ngài Văn Thù Sư Lợi giáo hóa ở cung Rồng, bắt đầu trao đổi với nhau. Ngài Trí Tích hỏi Ngài Văn Thù giáo hóa ở dưới Ngài nói cái gì? Ngài Văn Thù nói: “Ta chỉ nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thôi”, tức là nói để khai mở Tri Kiến Phật mà thôi, ngoài ra không dạy cái gì khác. Ngài Trí Tích hỏi: “ở dưới có ai tinh tấn không?” Ngài Văn Thù trả lời: “có con gái vua Rồng là Long Nữ mới tám tuổi đủ đạo hạnh Bồ Tát và có khả năng thành Phật tức thì”, Trí Tích không tin nổi.

Ngài Xá Lợi Phất trước đã được Đức Phật thọ ký thành Phật nhưng vẫn chưa thành Phật cho nên vẫn còn trí phân biệt, Ngài nói trong Kinh có năm điều mà mang thân người nữ ô uế không thể làm được. Thứ nhất là không làm Phạm vương, thứ hai là chẳng làm Đế Thích, thứ ba là chẳng làm Ma vương, thứ tư chẳng làm được Chuyển Luân Thánh Vương, thứ năm chẳng được làm Phật. Long Nữ mới có tám tuổi khả năng thành Phật khó người tin, huống chi là loài Rồng.

Lúc đó, Long Nữ có một hạt châu báu, giá trị bằng cõi Tam thiên Đại thiên đem dâng Đức Phật. Phật liền nhận lấy. Long Nữ nói với Trí Tích Bồ Tát cùng tôn giả Xá Lợi Phất rằng: “Tôi hiến châu báu, Đức Thế Tôn nạp thọ, việc đó có mau chăng?”.

Đáp: “Rất mau”.

Long Nữ nói: “Lấy sức thần của các ông xem tôi thành Phật lại mau hơn việc đó”.

Đang lúc đó cả chúng hội đều thấy Long Nữ thoạt nhiên biến thành nam tử, đủ hạnh Bồ Tát, liền qua cõi Vô Cấu ở phương nam, ngồi tòa sen báu thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, khắp vì tất cả chúng sanh trong mười phương mà diễn nói Pháp mầu.

Phẩm này nói lên hai điều: Thứ nhất là một người ác cũng có khả năng thành Phật. Thứ hai là một người nữ dù là loài súc sanh, loài rồng cũng có khả năng thành Phật. Điều này muốn khẳng định rằng sau khi ngộ Phật Tri Kiến thì tất cả những chúng sanh tâm được hóa tán thành Phật tức thì, mà không trải qua thứ lớp công phu nào nữa.

    PHẨM “TRÌ” THỨ MƯỜI BA: Sau khi mở thông việc có một người nữ là Long nữ thành Phật rồi thì bà dì của thái tử Tất Đạt Đa là Ma Ha Ba Xà Ba Đề Tỳ kheo ni và mẹ của La Hầu La là Gia Du Đà La Tỳ kheo ni, cùng chung với bậc “học” và “vô học” Tỳ kheo ni sáu nghìn người đồng từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay chiêm ngưỡng dung nhan của Phật, mắt chẳng tạm rời. Các vị cầu mong Đức Phật thọ ký cho mình.

Phẩm trước Đức Phật đã thọ ký chung cho tất cả các bậc Hữu học và Vô học thành Phật rồi. Nhưng giờ Phật hiểu ý họ, vẫn thọ ký lại, Ngài nói rằng bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề cùng bà Gia Du Đà La sau này đều sẽ thành Phật. Như vậy là trong chúng đệ tử Phật, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, người chứng quả, người chưa chứng quả đều được Đức Phật thọ ký hết. Phẩm này là phẩm nói đến việc thọ ký cho hai người nữ thân cận của Đức Phật. Ý đoạn này muốn nói người đã ngộ được Tri Kiến Phật thì những cù cặn nghiệp tập, những ý niệm thiện ác, những sự dính mắc liền được hóa tán thành Phật, căn bản ái nghiệp sâu tận nơi tâm của Hành giả khi ấy liền được giác ngộ thành Phật, có nghĩa là khi ngộ được Phật Tri Kiến là tận gốc ái nhiễm cũng không còn, mà tâm Hành giả chỉ thuần là trí tuệ giác ngộ và lòng từ bi, tuyệt đối không còn thân sơ và không còn ái nhiễm.

Sau đó Đức Phật dạy đời sống an lạc của người sau khi ngộ tánh là phẩm “An Lạc Hạnh”.

    PHẨM “AN LẠC HẠNH” THỨ MƯỜI BỐN: Đức Phật dạy người sau khi nhận được Phật Tri Kiến rồi phải an trụ trong bốn pháp:

Một là phải an trụ nơi hành xứ và nơi thân cận xứ của Bồ Tát. Hành xứ là Hành giả sống an ổn trong trí tuệ giác ngộ của mình mà thể hiện cuộc sống nhu hòa khéo thuận, tức là tâm luôn luôn an định, trí tuệ luôn luôn tỏa sáng để thấu rõ đến tướng như thật của tất cả các Pháp là vô tướng. Đó là hành xứ. Thân cận xứ của Bồ Tát là Hành giả luôn luôn sống an ổn trong trí tuệ thanh tịnh rõ biết của mình mà không gần gũi quốc vương, đại thần, các ngoại đạo, những người không đồng cái thấy biết giác ngộ giải thoát và những hoàn cảnh không có tương ưng với cuộc sống thanh tịnh.

Thứ hai là nhất thiết pháp không và thật tướng. Người đã ngộ Phật Tri Kiến là có đầy đủ trí tuệ để thấu tột thật tướng là vô tướng, cho nên tâm không còn duyên theo, không còn khởi nghĩ đối với tất cả những duyên cảnh.

Hạnh an lạc thứ ba. Hành giả luôn sống trong Phật Tri Kiến, tức là sống trong trí tuệ sáng suốt thanh tịnh của mình, vì vậy mà luôn thấu tột các pháp là bình đẳng nhất như, không còn sinh tâm so sánh cao thấp, không còn tâm thị phi, không thấy lỗi và chê bai người khác và thấy tất cả mọi người đều có khả năng thành Phật nên đều tôn trọng quý kính như vị Phật tương lai. Đó là hạnh an lạc thứ ba.

Hạnh an lạc thứ tư là có lòng từ bi lớn, khi Hành giả đang sử dụng phương tiện giáo hóa chúng sanh và muốn khai thị cho tất cả chúng sanh chứng thành đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. Nếu có chúng sanh nào chống đối, không tin, không hiểu thì Bồ Tát đó phải phát nguyện sau khi thành Phật sẽ độ những kẻ đó trước. Đồng thời khi được hỏi đáp thì phải an trú nơi đạo Nhất thừa mà vì chúng giảng nói. Đó là hạnh an lạc thứ tư.

Cuối phẩm này Đức Phật nói “Kinh Pháp Hoa này là tạng bí mật của các Đức Phật Như Lai, ở trong các Kinh thời là bậc trên hết, lâu ngày giữ gìn chẳng vọng tuyên nói, mới ở ngày nay cùng các ông mà bày nói đó”.

    PHẨM “TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT” THỨ MƯỜI LĂM: Chư đại Bồ Tát mười phương hiện về xin Đức Phật là họ sẽ đứng ra gìn giữ bản Kinh Pháp Hoa trường tồn mãi mãi ở cõi Ta Bà này. Đức Phật từ chối.

Bắt đầu trong lòng đất rún nứt có hằng hà sa số Bồ Tát phóng lên đảnh lễ Đức Phật và Đức Phật chấp nhận cho các vị này gìn giữ Kinh Pháp Hoa. Có nghĩa ngang đây Hành giả khẳng định rằng, tất cả những cái từ bên ngoài tới là không thật. Cho nên dù là tri kiến của ai, ở đây nói là chư Đại Bồ Tát ở mười phương, tức là những trí tuệ giác ngộ được thu thập ở mười phương, chứ không phải là những chuyện phàm phu, những kiến thức phàm tình nhưng học được từ bên ngoài vào thì không đủ sức để gìn giữ Phật Tri Kiến của mình.

Như vậy, khi một người ngộ Tri Kiến Phật rồi thì bằng cái thấy biết giác ngộ thanh tịnh của mình mà sống. Khi đối duyên xúc cảnh thì thấy tất cả những cảnh duyên đều là thanh tịnh, đều là cái mới mẽ hiện tiền, đều là rõ ràng thường tri, chứ không còn bất kỳ cái thấy biết khác xen tạp vào. Vì Tự tánh là trí tuệ giác ngộ hằng hữu nên tất cả những động dụng của Hành giả đều là những diệu dụng của trí tuệ giác ngộ giải thoát cho tới ngày đạt ngộ giải thoát hoàn toàn không còn nương tựa bất kỳ phương tiện nào, bất kỳ duyên cảnh nào vì ở trong Tri Kiến Phật đã có đầy đủ trí tuệ giác ngộ cho nên nói Tự tánh tự tịnh, tự định.

    PHẨM “NHƯ LAI THỌ LƯỢNG” THỨ MƯỜI SÁU: Trong phẩm này Đức Phật ví dụ, như trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi Tam thiên Đại thiên đem nghiền nát thành từng hạt bụi. Rồi mang tất cả hạt bụi đó bay qua phương đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước thì chấm một hạt bụi, cứ như thế cho đến hết những hạt bụi ấy. Rồi khi ấy lấy tất cả những cõi có chấm hạt bụi và những cõi đi qua mà không chấm hạt bụi nghiền thành vi trần, mỗi vi trần là một kiếp, từ khi Phật thành Phật đến nay lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ kiếp. Ý nói tuổi thọ Như Lai là vô lượng vô biên mà không thể tính đếm được, chỉ có những người ở trong Tri Kiến Phật mới có đủ trí tuệ thấu suốt tuổi thọ của Như Lai, có nghĩa là thọ mạng của Như Lai và tất cả chúng sanh là vô cùng tận, là bất sanh bất diệt, từ ngàn xưa cho tới ngàn sau không bao giờ bị đoạn dứt. Người nào đủ kiến giải này, đủ lòng tin này thì mới có khả năng hòa nhập vào Tri Kiến Phật và có khả năng thành Phật trong tương lai.

    PHẨM “PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC” THỨ MƯỜI BẢY: Trong phẩm này Đức Phật nói, chúng ta có gom hết của báu ở cõi Tam thiên Đại thiên thế giới này đi bố thí cho chúng sanh khắp mười phương pháp giới, rồi nuôi cho họ ăn, uống, mặc, đầy đủ mọi vật đều được thỏa mãn theo ý của họ cho tới ngày họ chứng quả A La Hán v.v. thì phước đức đó vẫn không bằng một người thọ trì đọc tụng Kinh Pháp Hoa dù chỉ một bài kệ bốn câu mà thôi. Trong phẩm Kinh này, Đức Phật dạy rõ phước báo hữu lậu không so sánh được phước báo vô lậu, vì một người thọ trì đọc tụng Kinh Pháp Hoa tức là người đó đã nhận ra Tri Kiến Phật bất sanh bất diệt, không bị hư hoại thì người đó mới có được công đức, phước đức vô lượng vô biên.

    PHẨM “TÙY HỶ CÔNG ĐỨC” THỨ MƯỜI TÁM: Trong Kinh diễn tả, ví dụ có người ngồi trong Pháp hội nghe Kinh Pháp Hoa, người đó lại nói cho người thứ hai nghe, người thứ hai mang Kinh Pháp Hoa nói cho người thứ ba nghe, người thứ ba mang Kinh Pháp Hoa nói cho người thứ tư nghe, nói dần dần cho tới người thứ năm mươi. Thì phước đức người thứ năm mươi đủ lòng tin với bản Kinh Pháp Hoa này vẫn hơn phước đức một người đem của báu khắp Tam thiên Đại thiên thế giới mà bố thí. Tức là người tùy hỷ thứ năm mươi đã có phước báo lớn như vậy rồi.

Như Đức Phật nói trong Kinh, nếu chúng ta đang ngồi đây nghe Kinh Pháp Hoa, sau lại có người đến mà mình nhường chỗ cho họ, hoặc chia sẻ chỗ ngồi, hoặc chỉ cần nhích một bên cho người ta ngồi nghe pháp là đã có phước báo vô lượng vô biên. Hoặc mình giới thiệu với bạn bè là nơi đó có giảng Kinh Pháp Hoa, rủ bạn cùng đi thì phước báo vô lượng vô biên. Hoặc chúng ta khen tặng, hoặc chúng ta tùy hỷ với người trì tụng Kinh Pháp Hoa thì phước đức chúng ta cũng vô lượng vô biên. Trong phẩm này Đức Phật đã nói rõ ràng về phước đức của người nghe được Kinh Pháp Hoa, có nghĩa là người đã nhận được Tri Kiến Phật thì người ấy có khả năng thành Phật và có đầy đủ phương tiện độ tận tất cả chúng sanh môn loài chứng đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì công đức người đó mới thật sự lớn.

    PHẨM “PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC” THỨ MƯỜI CHÍN: Đến đây Đức Phật nói công đức của người giảng dạy Kinh Pháp Hoa. Một người giảng dạy Kinh Pháp Hoa thì lục căn phải thanh tịnh và hỗ dụng. Có nghĩa, lúc đó Hành giả phải đạt tới cảnh giới ngũ uẩn giai không, đạt tới cảnh giới ngã không và hòa nhập vào Tri Kiến Phật thì khi ấy trí tuệ giác ngộ phủ khắp mười phương pháp giới. Cho nên tất cả những hình sắc, âm thanh, mùi vị v.v. đều được trí tuệ rõ biết một lượt thông thấu vô ngại và không giới hạn mà không phải cái thấy biết của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

    PHẨM “THƯỜNG BẤT KHINH BỔ TÁT” THỨ HAI MƯƠI: Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát khi gặp Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni thì đều nói là: “Tôi chẳng dám khinh quý Ngài, quý Ngài đều sẽ thành Phật”. Gặp một người bình thường cũng nói như vậy, gặp chỗ đông người cũng nói như vậy, gặp chỗ ít người cũng nói như vậy, khiến cho nhiều người không chấp nhận. Người ta đuổi, lấy đá ném, lấy cây rượt, nhưng cũng chạy lui ra mà nói: “Tôi chẳng dám khinh quý Ngài, quý Ngài đều sẽ thành Phật”.

Đây là phẩm Kinh muốn khẳng định cái thấy bất thoái chuyển của người đã ngộ được Tri Kiến Phật, dù trong đời sống có trải qua những cảnh thăng trầm bất như ý thì cái thấy biết giác ngộ giải thoát vẫn vững vàng không bị lay chuyển và con đường thành Phật rõ ràng trước mắt không còn bất kỳ sự nghi ngờ nào nữa.

    PHẨM “NHƯ LAI THẦN LỰC” THỨ HAI MƯƠI MỐT: Người có lòng tin bất thoái chuyển thì người đó sẽ được nhập trong Như Lai Tự tánh. Và người đã hòa nhập vào Như Lai Tự tánh rồi thì có đủ thần lực, le lưỡi một cái là đụng tới trời Hữu đảnh và tất cả lỗ chân lông đều phóng hào quang để giáo hóa nhiếp phục chúng sanh, chứ không nói bằng lưỡi, không nói bằng lời nữa. Người đó có đủ thần lực, đủ lực dụng của Tự tánh để giáo hóa chúng sanh trên tất cả mọi phương diện. Người đó không chỉ giáo hóa cho một cõi, một loài mà giáo hóa hằng hà sa số cõi.

Trong Kinh nói lúc đó Đức Phật le lưỡi là đụng tới Cõi Trời Hữu Đảnh và toàn bộ lỗ chân lông Đức Phật phóng muôn vạn hào quang. Mỗi hào quang soi khắp mười phương Pháp giới. Mười phương Pháp giới có tất cả các loài chúng sanh, những cõi không thấy nhau lúc này họ thấy nhau. Có những cõi chúng sanh có duyên thì sẽ được đích thân Đức Phật hóa thân giáo hóa và họ nhận ra được chân lý. Họ nghe như chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng một mình họ nghe thôi, chứ không phải họ ở trước hội chúng ở núi Kỳ Xà Quật để nghe như thế này nữa. Tức là tất cả chúng sanh muôn loài ở mười phương Pháp giới này, nếu đủ duyên sẽ được hào quang Đức Phật soi sáng và được giác ngộ, đều được thành Phật như Đức Phật đích thân tới đó để khai thị.

Tức là một người khi hòa nhập vào Như Lai Tự tánh thì thần lực Như Lai đủ sức chuyển hóa tất cả chúng sanh ở mười phương Pháp giới này thành Phật. Đó là năng lực của Như Lai Tự tánh, chứ không phải chúng ta ngộ Tự tánh rồi không biết gì nữa, không có chút năng lực nào, không làm được lợi ích cho ai.

Phút chốc nhập vào Tri Kiến Phật là phút ấy toàn pháp giới này hiện thành một cõi giới Phật và ở trong cõi giác đó hiện tất cả những năng lực giác ngộ thành tất cả những phương tiện đủ sức có thể chuyển hóa tất cả chúng sanh đạt ngộ giải thoát thành Phật. Đây là cảnh giới giác ngộ toàn triệt của Hành giả và là cảnh giới nhập Tri Kiến Phật. Hết phẩm này là kết thúc phần đốn ngộ trong Kinh Pháp Hoa.

    PHẨM “CHÚC LỤY” THỨ HAI MƯƠI HAI: Đức Phật dặn dò một số đệ tử là phải giữ gìn đọc tụng Kinh Pháp Hoa, để lưu bố rộng khắp cõi trần gian.

Phẩm Như Lai Thần Lực diễn tả Hành giả đã đạt tới đỉnh điểm thực sự ở trong Tự tánh, giác ngộ toàn triệt thì mới có diệu dụng hằng sa đó. Còn người không nhập trong Tự tánh thì không thể có diệu dụng đó đâu, không thể le lưỡi một cái liếm đụng tới trời Hữu Đảnh. Người chỉ mới mở Tháp Đa Bảo thì không đủ điều này.

Hành giả sau khi mở Tháp Đa Bảo dần dần phải phá được tư kiến của mình, những cái chấp sai, chấp đúng, thấy người này hơn người kia, thấy người kia hơn người nọ. Tất cả những sai biệt trần gian này là thấy bình đẳng, thấy hết tất cả chúng sanh tâm đều là Phật tâm hiện hữu, cho nên sống an lạc vì đã tan biến thân ngũ uẩn, bản ngã đã thành không nên lục căn hữu dụng, tâm hoàn toàn thanh tịnh, không bị lay động bởi thuận nghịch của Tam giới này và hòa nhập hoàn toàn vào cái bể tánh giác ngộ của Như Lai.

Lúc đó mới bắt đầu thể hiện toàn bộ năng lực Tự tánh, phóng quang một cái là trong chớp mắt rung động mười phương pháp giới để giáo hóa tất cả chúng sanh muôn loài đều được giác ngộ thành Phật. Đến đây Hành giả đã hoàn toàn ngộ nhập Phật Tri Kiến.

    PHẨM “DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT BỒN SỰ” THỨ HAI MƯƠI BA: Phẩm này được gọi là phẩm phá Sắc uẩn. Diễn tả một vị Bồ Tát sau khi thọ nhận Pháp thân của Chư Phật, tự nhập tam muội đốt thân mình cúng dường Chư Phật, đốt hai cánh tay, sau đó hai cánh tay được hoàn y như cũ.

Tức là Hành giả sau khi hòa nhập vào Tự tánh thì thân này hoàn toàn không còn vướng lại nữa, là không chấp thân, gọi là phá thân Sắc ấm. Hoàn toàn không còn dính hai bên nữa nên trong Kinh diễn tả là đốt hai cánh tay của mình, tức là Hành giả không còn vướng mắc bất kỳ điều gì trong trần gian này. Hành giả không còn chấp bên phải bên quấy, không còn chấp bên đúng bên sai, không còn chấp bên hay bên dở nơi thân và nơi tâm, phân biệt hai bên v.v. tuyệt đối không còn vướng đọng lại.

    PHẨM “DIỆU ÂM BỔ TÁT” THỨ HAI MƯƠI BỐN: Là phẩm phá Thọ ấm. Ngài Diệu Âm Bồ Tát từ cõi nước khác đi đến cõi Ta Bà, Ngài có thân hình cao lớn đẹp rực rỡ ánh sáng hơn các vị Bồ Tát trong cõi Ta Bà. Ngài đến thăm hỏi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, rồi Ngài trở về bổn quốc.

Khi Ngài gặp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đảnh lễ thưa hỏi một số điều thì lúc đó đại chúng mới hỏi: “Ngài Diệu Âm Bồ Tát ngày xưa tu hạnh gì mà được quả báo thành Bồ Tát có thân hình to đẹp như thế?”, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Thuở xa xưa Ngài là vị Bồ Tát cúng dường Đức Phật mười muôn ức kỹ nhạc và tám muôn bốn nghìn bát báu cho nên có vẻ đẹp đó”.

Cúng dường thực phẩm là người đã xả ly cái cảm thọ về ăn uống. Cúng dường kỹ nhạc là không vướng chấp vào âm thanh tốt xấu của trần gian này, cũng như xả ly những cảm thọ khổ, cảm thọ vui khi lục căn tiếp xúc với lục trần. Vì người còn bị dính mắc trong thọ cảm của căn trần là những ý niệm riêng tư nhỏ nhiệm và nhơ đục, người đã vượt thoát những ý niệm riêng tư nhỏ nhiệm nhơ đục đó thì thân tâm thanh tịnh đẹp đẽ, to lớn như thân Ngài Diệu Âm Bồ Tát, có nghĩa là người đó không còn vướng kẹt trong cảm thọ cảm giác thì trí tuệ của họ rộng rãi và thanh tịnh.

Đến phẩm Diệu Âm Bồ Tát là phẩm phá Thọ ấm thì Căn bản trí là Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát soi thấy cái khởi nguồn của Thọ ấm được sinh khởi từ tự tánh thanh tịnh cho nên Ngài Diệu Âm Bồ Tát đến cõi Ta Bà thì được Đức Phật Đa Bảo làm cho hiện thân, khi Diệu Âm Bồ Tát đã xuất hiện ở trước Đức Phật Thích Ca và Đức Phật Đa Bảo để đảnh lễ là khi ấy Thọ ấm được soi sáng bởi trí tuệ giác ngộ hiện tiền nên liền thành không.

    PHẨM “QUÁN THẾ ÂM BỔ TÁT PHỒ MÔN” THỨ HAI MƯƠI LĂM: Đây là phẩm phá Tưởng ấm. Phẩm Phổ Môn diễn tả năng lực cứu khổ chúng sanh và ba mươi hai ứng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Cõi Ta Bà của chúng ta là cõi âm thanh và sắc tướng, chúng ta hiểu điều này điều kia là do chúng ta nghe qua âm thanh và thấy hình sắc, cũng như sự tiếp xúc của lục căn sau đó thành ra những ý niệm là những hình ảnh, những âm thanh, những bóng dáng tiền trần đó là Tưởng ấm.

Ngài Quán Thế Âm có nghĩa là cái Tự tánh thanh tịnh của tất cả chúng ta, luôn hằng hữu và rõ thấu căn, trần, thức. Cho nên những tiếng kêu gào đau khổ của chúng sanh tâm, những âm vang ấy xảy ra nơi lòng của chúng ta đều được Tự tánh thanh tịnh rõ biết rồi liền tan biến thì không còn bất an đau khổ, đồng thời những duyên cảnh bên ngoài mà lục căn tiếp xúc được, khi ấy Tự tánh thanh tịnh rõ soi nên căn trần không còn vướng mắc và được an lạc đó là hình ảnh cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Muốn hiện thân Phật được độ thoát thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật vì đó nói Pháp. Muốn hiện thân Bồ Tát liền hiện thân Bồ Tát. Muốn hiện thân Thanh Văn, Duyên Giác được độ thoát liền hiện thân Thanh Văn, Duyên Giác. Muốn hiện thân Dạ Xoa, La Sát thì liền hiện thân Dạ Xoa, La Sát v.v. Đây là ba mươi hai ứng hóa thân của một vị Bồ Tát và nói khác đi là nơi tâm của chúng ta có hiện ý niệm giác ngộ, ý niệm thiện, ý niệm ác thì cũng đều hiển hiện trong chân trời Tự tánh giác ngộ giải thoát, tức là cái trí tuệ giác ngộ soi thấu không còn bất kỳ ý niệm thiện ác nào nơi tâm, đó là gọi là hóa hiện ba mươi hai ứng hóa thân độ thoát.

Đồng thời giả sử muốn cầu con trai thì sanh được con trai, cầu sanh con gái thì sanh được con gái, bị nạn vu oan, bị nạn cướp bóc v.v. nếu mà niệm danh hiệu Quán Thế Âm đều được xua tan và được cứu thoát.

Như vậy là khi Tự tánh của mình phát huy tất cả những diệu dụng đó rồi, dù chúng ta bị bất giác mê lầm sinh những ý niệm vướng mắc bất an thì liền được Tự tánh thanh tịnh hóa tán để thoát khỏi lầm mê đau khổ, để tâm được an lạc.

Như vậy từ ý niệm lầm mê chúng ta đi vào cuộc sanh tử cỡ nào cũng được Tự tánh soi sáng để thoát khỏi đau khổ trầm luân. Cho nên từ cái hình sắc, âm thanh bên ngoài làm cho chúng ta xáo động đau khổ, từ ý niệm buồn, thương, giận ghét trong tâm làm cho chúng ta phải buồn, thương, giận ghét theo thì bây giờ được Tự tánh hóa tán, từ bên ngoài cho đến bên trong chúng ta cũng đều được cứu thoát khỏi khổ đau, là không bị vướng mắc trở lại trong sanh tử này nữa. Tức là được Bồ Tát Quán Thế Âm cứu thoát. Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhận chuỗi của Ngài Vô Tân Ý Bồ Tát (Tưởng ấm) rồi dâng cúng cho Đức Phật Thích Ca và Đức Phật Đa Bảo, có nghĩa là những Tưởng ấm đã quay trở về nguồn giác ngộ thanh tịnh của chính mình và hiển hiện trí tuệ giác ngộ toàn triệt hiên tiền (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) thì Tưởng ấm đã hoàn toàn tan biến.

    PHẨM “ĐÀ LA NI” THỨ HAI MƯƠI SÁU: Đây là phẩm phá Hành ấm. Thường trí chúng ta soi lại để chúng ta có thể nhận biết thấy được cái vận hành trong tâm thức chúng ta, nếu thiền định đơn giản thì không thể thấy được, cho nên phải dùng Pháp tổng trì. Tức là thu nhiếp tất cả công phu tu tập của chúng ta nhiều đời nhiều kiếp, gom lại những năng lực thấy biết của chúng ta, mới đủ sức thấy rõ cái vận hành của Hành ấm mà vượt qua, chứ bình thường chúng ta không thấy nỗi đâu. Phá hết cái Tưởng ấm là chúng ta dẹp hết âm thanh, hình sắc và bóng dáng tiền trần trong tâm chúng ta, để chúng ta được yên thực sự, trong lòng chúng ta hết sức thanh tịnh. Nhưng phải gom lại tất cả năng lực tu tập thiền định nhiều đời nhiều kiếp thì chúng ta mới đủ sức thấy cái vận hành của Hành ấm bên trong.

    PHẨM “DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỒN SỰ” THỨ HAI MƯƠI BẢY: Cuối cùng là phá Thức ấm. Trong lúc phá Thức ấm thì Hành giả phải phá tan hết Tám thức của chính mình, từ cái Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Thức, Mạt Na thức, A lại da thức trong tâm thức.

Ở đây diễn tả vua Diệu Trang Nghiêm và hai người con là Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn cùng với Hoàng hậu Tịnh Đức. Trong Kinh diễn tả Hoàng hậu và hai người con biết Phật pháp, còn vua Diệu Trang Nghiêm thì không hiểu cho nên hai người con vận thần thông hiện trong thân ra lửa, dưới chân ra nước v.v. đủ hết tất cả mọi thần lực. Vua Diệu Trang Nghiêm thấy thần lực diệu dụng của con mình mới bắt đầu phát khởi lòng tin Chánh Pháp, hỏi: “Thầy các ngươi là ai?” Người con nói: “Đại vương! Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật kia nay đương ngồi trên pháp tòa dưới cây bồ đề bằng bảy báu, ở trong tất cả chúng Trời người thế gian, rộng nói Kinh Pháp Hoa, đó là thầy chúng con, con là đệ tử. Cha nên đến đó đảnh lễ để cầu pháp”.

Khi hai người con làm việc Phật sự để khai mở cho Cha mình xong thì đảnh lễ thưa với mẹ xin được xuất gia, người mẹ chấp nhận. Hai người con biểu trưng cho sáu thức trước. Sau này người mẹ xuất gia theo (thức thứ bảy) và vua Diệu Trang Nghiêm là A lại da thức (thức thứ tám). Như vậy một người công phu tu hành chuyển tám thức thành bốn trí, tức là: Năm thức đầu biến thành Thành Sở Tác Trí, thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí, thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí và thức thứ tám thành Đại Viên Cảnh Trí. Chuyển toàn bộ Thức thành Trí thì người đó mới thành tựu công phu tu hành của mình.

Khi Hành giả đã phá được bốn ấm trước (sắc, thọ, tưởng, Hành ấm) có nghĩa là bảy thức đã giác ngộ đại diện cho Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn và hoàng hậu Tịnh Đức đã xuất gia. Thì khi ấy vua Diệu Trang Nghiêm cùng phu nhân, hai người con và quần thần quyến thuộc đi đến chỗ Phật. Chính khi ấy toàn tâm toàn ý của Hành giả quay về cái cội nguồn giác ngộ giải thoát, khi ấy trí tuệ giác ngộ của chính mình soi chiếu tỏa sáng tận cùng A lại da thức, lúc đó A lại da thức biến thành giác ngộ, tức là chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí là lúc mà thức uẩn thành không, là Hành giả đã đạt đến cảnh giới ngũ uẩn giai không toàn triệt, tức là đã đạt tới cảnh giới giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

    PHẨM “PHỒ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT” THỨ HAI MƯƠI TÁM: Khởi đầu phẩm Kinh diễn tả Ngài Phổ Hiền từ phương đông nơi nước Đức Bảo Oai Đức Thượng Vương Phật, xa nghe cõi Ta Bà này nói Kinh Pháp Hoa, nên cùng với vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức chúng Bồ Tát đồng đến để nghe. Câu hỏi đầu tiên Ngài đặt với Đức Phật là: “Nếu Thiện nam tử, thiện nữ nhơn sau khi Như Lai diệt độ, thế nào mà có thể được Kinh Pháp Hoa này”.

Phật bảo Phổ Hiền Bồ Tát: “Nếu Thiện nam tử, thiện nữ nhơn thành tựu bốn pháp thì sau khi Như Lai diệt độ sẽ được Kinh Pháp Hoa này: Một là được các Đức Phật hộ niệm, hai là trồng các gốc công đức, ba là vào trong Chánh định, bốn là phát lòng cứu tất cả chúng sanh”.

Khởi đầu Kinh Pháp Hoa, khi Đức Phật phóng quang chớp mắt cả đại chúng không ai hiểu gì. Lúc đó, Ngài Di Lặc Bồ Tát mới thắc mắc dùng nhiều bài kệ hỏi han và được Ngài Văn Thù Sư Lợi trả lời: Đức Phật muốn nói Pháp lớn, mưa Pháp vũ lớn, thổi Pháp loa lớn, đánh Pháp cổ lớn và diễn Pháp nghĩa lớn. Nghĩa là Đức Phật chuẩn bị nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Ngài Văn Thù Sư Lợi kể một loạt chuyện quá khứ Đức Phật phóng quang như thế nào. Ngài Văn Thù và Ngài Di Lặc cũng là vị Bồ Tát trong thời đó, nhưng Ngài Di Lặc tu không tinh tấn lười mỏi, cho nên khi Đức Phật thành Phật thì Ngài Di Lặc mới Bồ Tát thôi v.v.

Ngài Văn Thù Sư Lợi là đại diện cho Căn bản trí, Ngài xuất hiện để dẫn khởi đầu bản Kinh Pháp Hoa. Muốn dẫn khởi bản Kinh Pháp Hoa thì trở về cội gốc của trí tuệ mới có thể hiểu thấu được. Còn Ngài Phổ Hiền là Sai biệt trí. Nghĩa là khi kết thúc bản Kinh Pháp Hoa thì hạnh Phổ Hiền cứu độ tất cả chúng sanh muôn loài. Cho nên người trì Kinh Pháp Hoa mà quên chữ nghĩa Kinh Pháp Hoa thì Ngài Phổ Hiền đi tới để nhắc nhở, để chúng ta thông thuộc Kinh Pháp Hoa.

Tức là khi một người đã ngộ nhập Phật Tri Kiến thì thể dụng viên thông, lúc nào cũng sống hoàn toàn trong Tự tánh của mình, cho nên sử dụng tất cả những diệu dụng xuất phát từ Tự tánh, tức là có Ngài Văn Thù và có Ngài Phổ Hiền. Thể và dụng lúc đó đã dung thông rồi nên ở đây nói là Ngài Phổ Hiền đến nhắc nhở chúng ta. Tức là hạnh độ sanh thương yêu tất cả chúng sanh muôn loài được hiển lộ với người đã thể nhập Phật Tri Kiến.

Ngài Phổ Hiền hiện thân nhắc nhở và đồng thời tụng Kinh Pháp Hoa. Phần này đã kết thúc tất cả những công hạnh tu tập của Hành giả từ đầu cho tới bây giờ, cho nên cuối cùng là thể dụng bắt đầu viên dung, lý lý sự sự bắt đầu viên dung, như vậy mới trọn vẹn một bản Kinh. Nếu nhận được Tri Kiến Phật, sống bằng Tri Kiến Phật, mà chưa có đủ diệu dụng thì như chúng ta mới gặp Ngài Văn Thù Sư Lợi, mới nhận được bản thể Căn bản trí thôi, còn cái Sai biệt trí chúng ta chưa có dung thông.

Nếu Kinh Pháp Hoa lưu hành trong Diêm Phù Đề có người thọ trì, thời nên nghĩ rằng: Đều là sức oai thần của Phổ Hiền. Nếu không có oai thần của Ngài Phổ Hiền là chúng ta không thể thọ trì đọc tụng bản Kinh này. Chúng ta thấy sức thần của Ngài Phổ Hiền quá lớn.

Khi một người nhập trong Căn bản trí thì sẽ có diệu dụng lợi ích tất cả chúng sanh muôn loài. Muốn diệu dụng lợi ích cho mọi người thì phải sử dụng Sai biệt trí. Cho nên có bản Kinh Pháp Hoa mà không có Ngài Phổ Hiền tức là không có dụng của Trí thì bản Kinh Pháp Hoa trở thành bản Kinh chết, không ai biết hết. Do đó mà có Sai biệt trí, có lợi ích chúng sanh thì có mặt Ngài Phổ Hiền. Có Căn bản trí mà hoàn toàn không có diệu dụng thì người sống không có lợi ích.

Người nào tu tập có lợi ích theo đúng nghĩa Kinh Pháp Hoa thì đó là cái dụng của Trí bắt đầu vận hành. Vận hành diệu dụng của Trí thì mới có chữ nghĩa, mới có bản Kinh này ra đời. Nếu Căn bản trí hoàn toàn không có động dụng thì chúng sanh không có bản Kinh Pháp Hoa. Vì vậy mà Ngài Phổ Hiền nói rằng có một chúng sanh nào thọ trì đọc tụng Kinh Pháp Hoa là do oai thần của Ngài Phổ Hiền. Tức là diệu dụng của Trí bắt đầu hiện tướng để thành bản Kinh Pháp Hoa, để tất cả mọi người đều có lợi ích trong cuộc sống này. Đó là diệu dụng của Tự tánh phát khởi mới có ra được bản Kinh.

Nếu một người trì danh hiệu Ngài Phổ Hiền tức là sống trong Sai biệt trí thì khi hòa nhập trong Căn bản trí để khởi Sai biệt trí mà độ sanh, lúc đó người đó thấu hiểu Đức Phật Thích Ca là ai, cho nên chính Đức Phật mới nói Kinh cho mình nghe. Chính Đức Phật gợi cho chúng ta thấy rõ Tri Kiến Phật là cái gì, là lúc đó Đức Phật hiển hiện.

Và chỗ này cũng có một ý khác nữa: Nếu một người hòa nhập vào Tri Kiến Phật thì mười phương Pháp giới này là một. Người đó ở trong cảnh giới Chư Phật, không phải riêng Đức Phật Thích Ca mà gặp tất cả Chư Phật mười phương một lần. Và cũng một lần đó, cũng một sát na đó chúng ta đang nghe tất cả bài Pháp của Chư Phật mười phương không trước không sau. Ngay phút giây đó, không phải riêng Đức Phật Thích Ca mà chính miệng của các Đức Phật mười phương thuyết cho mình nghe, chứ không phải nói chung trong đại chúng nữa. Người nào nhập vào Tri Kiến Phật sẽ hiểu chuyện này một cách rõ ràng, không còn nghi ngờ gì. Người đó được Thích Ca Mâu Ni Phật lấy tay xoa đầu. Phải biết người ấy được Đức Thích Ca Mâu Ni Phật lấy y trùm cho. Người ấy được công đức trọn vẹn để sau này có thể thành Phật.

Đức Phật nói trong thời mạt pháp nếu còn có người thọ trì đọc tụng Kinh Pháp Hoa phải nghĩ rằng: Người này chẳng bao lâu sẽ đến đạo tràng, phá các chúng ma thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chuyển Pháp luân, đánh Pháp cổ, thổi Pháp loa, rưới Pháp vũ, sẽ ngồi trên Pháp tòa sư tử trong đại chúng Trời, người. Người đó chuẩn bị thành Phật. Người thành Phật là Thầy của Trời, người, có thể ngồi tòa sư tử thuyết Pháp cho Trời, người nghe.

Related

Tổng Kết Về Kinh Pháp Hoa

1. Diệu pháp tức là Tri Kiến Phật.

Diệu Pháp là pháp gì? Là pháp nhiệm mầu, tức là pháp không thể nghĩ bàn được, pháp gì không thể nghĩ bàn? Chính là tri kiến Phật chứ không gì khác.

Chính tri kiến Phật, nó vượt ngoài thức tình suy nghĩ, nó cũng không có chỗ để mình hiểu biết, thì đó mới là Diệu Pháp. Nếu mình nghĩ được thì hết diệu rồi. Trong kinh, Ngài Xá Lợi Phất thỉnh Phật nói Pháp Hoa, Phật liền ngăn, “thôi thôi, chẳng nên nói, pháp ta diệu khó nghĩ”. Tại sao Phật ngăn, bởi vì nó khó nói, chỗ đó khó diễn tả, nói không thể nói hết được, cũng như dùng tâm suy nghĩ, cũng không nghĩ đến được. Cho nên Phật ngăn, ngầm muốn chỉ chỗ đó là chỗ vượt ngoài ngôn ngữ. Cho nên ở trong kinh, có đoạn Phật thí dụ bao nhiêu Xá Lợi Phất cũng không biết được.

Diệu Pháp là pháp gì? Là pháp nhiệm mầu, tức là pháp không thể nghĩ bàn được, pháp gì không thể nghĩ bàn? Chính là tri kiến Phật chứ không gì khác.

Chính tri kiến Phật, nó vượt ngoài thức tình suy nghĩ, nó cũng không có chỗ để mình hiểu biết, thì đó mới là Diệu Pháp. Nếu mình nghĩ được thì hết diệu rồi. Trong kinh, Ngài Xá Lợi Phất thỉnh Phật nói Pháp Hoa, Phật liền ngăn, “thôi thôi, chẳng nên nói, pháp ta diệu khó nghĩ”. Tại sao Phật ngăn, bởi vì nó khó nói, chỗ đó khó diễn tả, nói không thể nói hết được, cũng như dùng tâm suy nghĩ, cũng không nghĩ đến được. Cho nên Phật ngăn, ngầm muốn chỉ chỗ đó là chỗ vượt ngoài ngôn ngữ. Cho nên ở trong kinh, có đoạn Phật thí dụ bao nhiêu Xá Lợi Phất cũng không biết được.

Chánh sử khắp mười phương Đều như Xá Lợi Phất Và các đệ tử khác Cũng đầy mười phương cõi Cùng suy chung so lường Cũng lại chẳng biết được.

Nghĩa là, đầy mười phương đều như Xá Lợi Phất mà cùng nhau chung lại để suy lường cũng không biết được trí Phật. Lỗi tại chỗ nào? Tại chỗ là suy lường thôi. Bởi vì suy lường là suy lường về nó, là còn cách xa với nó. Đoạn cuối Phật thổ lộ qua hai câu kệ:

Pháp đó không chỉ được Vắng bặt tướng nói năng

Pháp đó là pháp gì? Tức là diệu pháp này. Khi mình nói ra là nói về nó thôi, mình suy về nó thôi, tức là thuộc về khái niệm. Nói hay cách mấy cũng là khái niệm thôi, vẫn trái với cái hiện tiền rồi.Ở đây, nó như vậy là như vậy không thêm bớt gì trong đó hết. Do đó khi Phật mới thành đạo Ngài muốn Nhập Niết Bàn, vì thấy pháp Ngài chứng được nó quá chỗ hiểu biết của thế gian, quá ngôn ngữ diễn tả.

Cũng như Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi sang Trung Hoa, gặp vua Lương Võ Đế đối đáp mà không thông cảm được, Ngài bỏ đi đến chùa Thiếu Lâm, chín năm ngồi quay mặt vô vách. Tại sao vậy? Là bởi vì chưa gặp người tri âm, chưa gặp người thông cảm được, khó nói, chỉ đành ngồi nhìn vào vách để chờ, chờ gặp người. Khi gặp được Ngài Thần Quang, nói ra thì Ngài cảm thông được, Tổ mới truyền Pháp. Cho nên chữ Diệu này không thể giải thích bằng chữ nghĩa cho hết.

Trong bộ Pháp Hoa Đề Cương của Thiền Sư Minh Chánh có bài tụng nói về chữ Diệu này:

Nan hình nan trạng diệc nan danh Diệu tại kỳ trung nhứt điểm linh Thường tịch viên thông minh pháp giới Bản lai thanh tịnh oánh chơn tinh. Do tư năng xuất sanh chư Phật Diệc thị thành vi hữu chúng sanh Thán nhĩ! chúng sanh mê giác phụ, Cam vi cùng tử tẩu linh bình. Tạm dịch là:

Không hình, không dáng cũng không tên, Diệu ở trong đây một điểm linh. Pháp giới suốt thông thường lặng lẽ Xưa nay thanh tịnh rực tánh chân. Từ đây chư Phật sanh ra cả, Cũng lại hay thành có chúng sanh. Ơi hỡi! Chúng sanh quên cha giác! Đành làm cùng tử chạy lang thang.

Ngài nói chỗ Diệu nó không hình không tướng gì hết, cũng không tên nên không diễn tả nổi. Chính một điểm linh này, nó lặng lẽ sáng suốt thông cả pháp giới, không có chỗ nào chướng ngại. Vậy ngay đây cũng vẫn có, nhưng mê. Nó là xưa nay vẫn thanh tịnh như vậy, vốn chân thật nguyên vẹn, chói sáng chưa từng mê, chư Phật, chúng sanh từ đó mà hiện ra. Nói chư Phật từ đó hiện ra phải rồi, còn chúng sanh cũng từ đó hiện ra nữa sao? Bởi vì giác ngộ trọn vẹn chỗ này gọi chư Phật, còn mê mất chỗ này gọi là chúng sanh, cho nên cũng từ đó ra chớ không đâu khác. Như vậy ai ai cũng có “một ông cha tánh giác” này, nhưng bỏ quên, nên đành làm kẻ ăn mày lang thang, nghèo khổ, bữa đói bữa no, thật đáng thương! Trong kinh gọi là chàng cùng tử bỏ cha đi ăn xin, xin được chút ít thấy chịu rồi, còn khi gặp cha thì không dám nhận. Như vậy chữ Diệu, nó sẵn nơi chỗ này đây chớ không đâu khác, mà người không thấy là bị mê. Nếu tỏ ngộ diệu pháp này tức là khai tri kiến Phật là mở con mắt đạo Nhất thừa, đó chính là mở bộ kinh Pháp Hoa nơi chính mình.

2- Tri kiến Phật ở đâu ?

Biết Diệu pháp là tri kiến Phật rồi, bây giờ cái tri kiến Phật đó ở đâu? Nó ở đâu mà khó nói, khó chỉ? Sự thật hỏi ở đâu là lầm to, hỏi ở đâu là không biết gì về Tri Kiến Phật. Có ở đâu là nó thành ra cái bị thấy, là có chỗ nơi, mà đã có chỗ thấy, có chỗ nơi là ngoài mình rồi. Nên đặt câu hỏi đó, là không dính dáng gì rồi. Cho nên chỗ này phải chín chắn. Phải biết: tri là biết, kiến là thấy. Phật là giác ngộ, tức là thấy biết giác ngộ. Mà cái gì thấy biết, chính là tự tâm mình thôi. Ngoài tự tâm lấy gì thấy biết? Ngay đó thấy rõ ở đâu liền.

Soi lại tự tâm mình đó là căn bản để tu hành, đó cũng là gốc của muôn pháp, mọi pháp mà nói ra là chủ về tâm chớ gì. Tam tạng kinh điển nói cho nhiều, rốt cuộc là chỉ cái gì? Chỉ cho mình sáng lại tâm mình chớ không gì khác. Cho nên ngoài tự tâm mà đi tìm thì thuộc về kinh giáo để lại thôi. Nếu có, đó là tri kiến Phật văn tự, mà nói mạnh hơn là tri kiến Phật chết. Còn tri kiến Phật sống là ở ngay nơi mình. Vậy ai có tâm thì đều có phần, không phân biệt là nam hay nữ, là tăng hay tục. Bởi vậy trong kinh, Long nữ tám tuổi cũng thành Phật được. Trong kinh có bài kệ nói rằng:

Các Thế Tôn vị lai Số nhiều không thể lường Các đức Như Lai đó Cũng phương tiện nói pháp Tất cả các Như Lai Dùng vô lượng phương tiện Độ thoát các chúng sanh Vào trí vô lậu Phật Nếu có người nghe pháp Không ai chẳng thành Phật

Đây nói các Thế Tôn vị lai là ai? Tức là những người đang ngồi đó chứ gì?ù Phật thọ ký có người nghe pháp, không ai chẳng thành Phật. Và: Nếu người lòng tán loạn Nhẫn đến dùng một bông Cúng dường nơi tượng vẽ Lần thấy các đức Phật Hoặc là người lễ lạy Hoặc là chỉ chắp tay Nhẫn đến giơ một tay Hoặc lại hơi cúi đầu Dùng đây cúng dường tượng Lần thấy vô lượng Phật Tự thành đạo vô thượng

Chỉ hơi cúi đầu thôi cũng dần dần thành đạo Vô thượng, như vậy trong đây Phật thọ ký cho hết. Mà đây đặc biệt, câu: ‘Tự thành đạo Vô thượng”, thành đó là tự thành, là thành ngay chính mình thôi chứ không đâu khác. Rõ đó thì mình thấy ngay ý nghĩa tri kiến Phật ở đâu liền.

3. Nói về khai thị tri kiến Phật.

Tức là đã có rồi làm sao chỉ bày đây? Nó là cái không hình không tướng, ngôn ngữ nói không tới, chỉ bày đây thế nào? Đây là chỉ đánh thức nhắc lại, gợi ý thôi, chớ làm sao chỉ thẳng ra được. Nghĩa là gợi ý cho người tự nhận nơi mình đó là khéo thôi. Cho nên trong kinh lúc Phật phóng ánh sáng, bài kệ cuối nói rằng:

Nay Phật phóng ánh sáng Giúp bày nghĩa thực tướng

Phóng ánh sáng là giúp bày nghĩa thật tướng đó, bởi vì khó nói, không thể nói hết. Người lanh lợi, ngay khi thấy phóng ánh sáng đó thì nhận biết liền. Tức là phóng ánh sáng giữa chặng mày, soi suốt cả phương Đông, soi cả trên trời, soi cả địa ngục, không chỗ nào ngăn ngại. Ánh sáng mà soi đó để đánh thức ngay trong mắt này. Nghĩa là ngay cái thấy biết này mà lìa mọi phân biệt, đối đãi, thì ngay đó tri kiến Phật sẵn hiện tiền, cái đó nó thấu suốt tất cả các trần. Cho nên đây nói suốt qua các cõi, không chỗ nào nó không suốt. Nhưng Phật lúc đó chỉ nhập định phóng quang thôi, không nói. Tại sao vậy? Đó là để cho mỗi người tự thầm nhận, chớ không chết trên ngôn ngữ. Ngay buổi đầu nói kinh Pháp Hoa Ngài đã ngầm chỉ mình một cách khéo léo như vậy.

Rồi phóng hào quang suốt qua các cõi, thấy các cõi như một cõi thôi, không ngăn chia gì nữa.

Lúc đó coi như hết niệm kia đây, quên cả ý niệm về không gian. Mình mắc kẹt không gian cho nên chướng ngại. Đây quên ý niệm không gian, ngay đó thực tại hiện tiền, tri kiến sáng ngời. Nhưng người học kinh Pháp Hoa nghe nói ánh sáng do Phật phóng như vậy, bây giờ ngồi tưởng tượng không biết bao giờ mình mới thấy được ánh sáng đó, ánh sáng đó ở đâu? Hiện giờ còn hay chăng? Chỗ này, trong kinh Phật cũng có ngầm ý này rồi, nói phóng nhưng cuối cùng không nói thâu, tức là ngày nay cũng vẫn còn. Cho nên trong nhà thiền, Thiền sư Viên Chiếu có lần Ngài thượng đường, bảo:

– Các ông hãy xem kìa, ánh sáng tốt lành rực rỡ, đang chiếu sáng cõi thế giới đại thiên, trăm ức vi trần cõi nước, trăm ức biển cả, trăm ức núi Tu di, trăm ức mặt trời, mặt trăng, cho đến trăm ức bốn châu thiên hạ, cho đến cõi Phật nhiều như bụi nhỏ đều ở trong ánh sáng đó hiện ra cùng một lúc. Này các vị, các vị có thấy chăng? Nếu mà thấy được là chính các vị đang tự thân ở trong ánh sáng tốt lành ấy, còn không thấy được thì đừng nói ánh sáng tốt lành ấy chẳng chiếu soi, hãy tham đi!

Thiền Sư Viên Chiếu này là Thiền Sư bên Trung Hoa, sống thời Đường cách thời Phật nói kinh Pháp Hoa này cả ngàn năm hơn, mà Ngài vẫn thấy như trước mắt vậy, vậy là ánh sáng đó ở đâu? Tại sao Ngài thấy được, còn chúng ta thì không thấy? Đây Ngài Viên Chiếu bảo là nếu không thấy đừng bảo là không có, nó vẫn chiếu soi đó thôi, nên tham cứu trở lại xem. Tại vì mình không ở trong hội Pháp Hoa, nếu đang ở trong hội Pháp Hoa thì thấy liền, tức là mở tri kiến Phật thì thấy ngay, còn chưa mở thì nghe nói như chuyện đâu đâu. Rồi trong kinh lại nói: Phật Đại ThôngTrí Thắng mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp cũng chẳng hiện tiền. Như vậy ngồi đạo tràng rồi mà mười kiếp Phật pháp chẳng hiện tiền. Nhiều người đọc đến chỗ này thắc mắc, không biết sao? Đã ngồi đạo tràng mà sao Phật pháp chưa hiện tiền, vậy Phật pháp ở đâu? Với người chưa sáng thì luôn luôn thắc mắc khó hiểu, mà càng tìm hiểu chừng nào càng không thể hiểu. Với người sáng mắt thì rất đơn giản, tại sao nó không hiện tiền? Là bởi vì còn muốn thấy hiện tiền, cho nên chẳng hiện thôi, nghĩa là còn thấy có Phật pháp để hiện nên nó không hiện. Tức là thấy ngoài mình riêng có cái Phật pháp nữa để mà hiện, là trái với hiện tiền rồi làm sao hiện. Bây giờ quên bặt khái niệm về Phật pháp đi, thì Phật pháp hiện ngay nơi mình thôi, khỏi cần chờ hiện mà nó cũng hiện. Cho nên Thiền Sư Hiểu Thuấn nói: “Nghe hai chữ Phật pháp là sớm để làm nhơ tai mắt của ta rồi”. Tại sao vậy? Bởi Phật pháp đâu phải cái tên vô tri đó, nhưng mình nghe Phật pháp mình tưởng theo tên đó, rồi còn giải ra nữa. Phật là giác, nghĩa là pháp giác ngộ, thì quên mất hiện tiền đây rồi, khiến cho người nghe tưởng tượng có cái Phật pháp gì đó nữa, nên Ngài nói: nghe tên là làm nhơ tai mắt rồi.

Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn, một hôm giờ tham vấn ban đêm có vị tăng vào thất, Sư hỏi là ai, vị Tăng không có đáp. Sư bảo:

– Ta biết được ngươi rồi.

Ông Tăng liền cười, Sư bảo:

– Lại đâu phải người nào khác.

Nhân đó Sư có bài kệ:

Khinh khinh đạp địa khủng nhân tri Ngữ tiếu phân minh cánh mạc nghi Trí giả chỉ kim mãnh đề thủ, Mạc đãi thiên minh thất khước kê. Tức là: Bước chân nhè nhẹ ngại người hay, Cười nói rõ ràng có gì nghi. Kẻ trí hiện nay liền nắm lấy, Chớ đợi sáng mai gà mất đi.

Sư nói ông bước chân nhè nhẹ sợ người ta hay, nhưng mà ông cười, nói rõ ràng còn dối ai được nữa, rõ ràng nó lộ ra rồi. Cho nên: “Kẻ trí liền đó nắm lấy đi”, ngay đó nhận liền, còn đợi sáng mai thì gà đi mất . Đợi suy nghĩ là nó xa, còn ngay đó nắm lấy là xong liền, rõ ràng chỉ ngay mọi hành động của mình, ngay chỗ mình cười nói rõ ràng đó, đã biểu lộ ánh sáng chân thật, chưa từng thiếu vắng bao giờ. Nhưng chỉ vì mọi người cứ lo nhớ cảnh trước mắt, lo sống theo cái bị biết, nên đành mê. Ở đây, nếu quí vị nhớ và thấy theo Như Lai thấy, thì lúc nào cũng hiện tiền hết.

Trong kinh Pháp Hoa có đoạn Phật nói: “Như Lai chẳng như ba cõi mà thấy ba cõi, Như Lai thấy suốt không sai lầm”.

Mình cũng vậy, nếu chẳng như ba cõi mà thấy ba cõi thì thấy suốt không chỗ nào sai lầm hết, nghĩa là sao? Không như ba cõi mà thấy ba cõi, tức là thấy tất cả mọi sự mọi vật giữa cõi thế gian này, thấy hết không sót gì, nhưng thấy tất cả, mà không là cái gì hết. Liền đó là thấy suốt, không có chỗ nào lầm lẫn, không gì che mờ được.

Còn mình thấy cái gì, “là cái đó” , nó mê là mê chỗ đó thôi. Thấy cái bông là cái bông rồi, làm sao mà thấy suốt cái khác được. Còn đây là thấy tất cả mà đi qua hết, không dừng ở một cái gì, thì thấy vẫn y nguyên thấy, mê, giác, chỉ có chút xíu đó thôi. Ngay cái hoa này, mê cũng nó, giác cũng nó. Tri kiến Phật, tri kiến chúng sanh cũng ngay đó. Thiền sư Trí Thông ở trong hội của Ngài Qui Tông, đang đêm bỗng la:

– Tôi đại ngộ rồi, tôi đại ngộ rồi!

Sáng ra Ngài Qui Tông hỏi:

– Khi đêm ai la đại ngộ đâu, ra đây xem!

Sư liền ra thưa:

– Bạch Hòa thượng, là con.

Ngài Qui Tông hỏi:

– Ông thấy cái gì?

– Sư cô là người nữ.

Sư cô là cô ni, cô ni là người nữ chớ có gì đâu? Ngài ngộ có bấy nhiêu đó.

Vậy ngộ cái gì? Tức không có gì khác, không có gì lạ lùng, chính ngay chỗ sống hàng ngày của mình, bây giờ nhớ lại ngộ thôi, cũng như sư cô là người nữ, chớ không gì khác. Người nghe tưởng tượng trong đầu ngộ phải phóng hào quang, phải là rực rỡ gì đó, thành quá xa. Có bài kệ Cổ Đức nói rằng:

Ngã tâm bổn dữ Phật tâm tề Khoáng kiếp phiêu trầm chỉ vị mê Bồ Đề Phạn ngữ Đường ngôn giác Tâm tịch nhi tri thị Bồ Đề Tức là: Tâm ta tâm Phật vốn không hai, Nhiều kiếp nổi chìm bởi tại mê, Tiếng Phạn Bồ Đề, Tàu gọi giác, Tâm tịch mà tri ấy Bồ Đề.

Tâm mình tâm Phật không hai, chỉ tại mê lầm mà phải bao nhiêu kiếp nổi chìm trong biển luân hồi sanh tử. Sự thật Bồ đề là tiếng Phạn, Tàu gọi là giác chớ không gì khác, mà giác đó là cái gì? “Tâm tịch mà tri ấy Bồ Đề”à, tức tâm lặng mà biết. Biết mà lặng lẽ đó là giác, là Bồ Đề. Còn biết mà động đi theo duyên là thức là mê. Cho nên tâm Phật, tâm ta cũng chỗ đó, không khác.

4. Hội tam qui nhất

Hội tam qui nhất là gom ba về một, hội ba thừa về nhất thừa. Tức là đưa ba thừa về nơi một thừa, không còn chia hai chia ba sai biệt nữa. Tức đến kinh Pháp Hoa này, hay là đến chỗ tri kiến Phật này là gom về một thừa, không còn chia có hai, có ba sai biệt nữa. Đó là phá cái niệm sai biệt, không còn thấy có tiểu thừa, đại thừa. Không còn kẹt trong giai cấp tu chứng, Trong kinh nói : “Chỉ một việc này thật, có hai chẳng phải chân”. Mình vừa thấy có hai tức là có cái bóng rồi, huống là thứ ba.

Nếu còn thấy có cái tâm thể Thanh Văn khác, có tâm thể Duyên Giác khác, có tâm thể Bồ Tát khác, có tâm thể Phật khác, thì sao? Rõ ràng chưa hết mê, tức là mình cách biệt với Phật rồi.

Ở đây mỗi người nghiệm rõ trở lại xem. Thí dụ khi mình mới phát tâm, thì mới phát tâm đó là ai? Rồi tới rốt ráo giác ngộ đó là ai? Có ai khác xen vào trong đó không? Mà đây chia tâm thể Thanh Văn khác, tâm thể Duyên Giác khác, tâm thể Bồ Tát khác, tâm thể Phật khác, thành ra có nhiều người trong đó rồi. Đây rõ ràng, từ lúc mới phát tâm đến lúc giác ngộ, có ai khác xen vào trong đó đâu. Nghĩa là chỉ một tri kiến Phật thôi. Nhưng mà tùy theo người ngộ nhập có sâu có cạn mới thành sai biệt. Người ngộ cạn thì nói là Bồ Tát mới, ngộ sâu thì Bồ Tát lên đăng địa, còn ngộ viên mãn thì thành Phật vậy thôi, nghĩa là thể tri kiến Phật vốn không hai. Cho nên ở chỗ này rõ rồi, nếu tự cho mình là A La Hán, mà không tin có tri kiến Phật, tức thấy có A La Hán riêng ngoài tri kiến Phật, thì có thật A La Hán chưa?

Vậy muốn sống trong tri kiến Phật này phải xóa tan hết ranh giới ba thừa phân biệt, không còn có tâm kia đây, mà muốn thấu được chỗ này thì sao? Phải thu hồi các hóa Phật về một chỗ, thì ngay Ta bà đây chuyển thành Tịnh độ liền. Ngay nơi đây núi, sông, gò nỗng cũng dời chỗ khác.

Như trong phẩm Hiện Bảo Tháp.

Lúc bấy giờ cõi Ta bà biến thành thanh tịnh, đất bằng lưu ly, cây báu trang nghiêm, vàng ròng làm dây, giăng ngang tám đường, không có các tụ lạc, làng xóm, thành ấp, biển cả, sông ngòi, núi sông, cùng rừng bụi, trong đó đốt hương báu lớn, hoa mạn đà la trải khắp cõi đất, dùng lưới màn báu giăng trùm ở trên, rồi treo những linh báu. Có điều đặc biệt là chỉ lưu lại chúng trong hội này, còn dời các trời người ở chỗ khác, nghe tới đây quý vị thấy có buồn không? Đây để nói rằng, người ở trong tri kiến Phật đó thì mới thấy được, còn người ngoài làm sao thấy, dời là vậy chớ không phải dời đi đâu.

Cũng vậy, như mình ở đây, đang ngồi nghe tri kiến Phật đó, nhưng còn dùng vọng tưởng để nghe, thì giống như mình bị dời chỗ khác còn ngay đây cảm nhận tri kiến Phật thì tất cả đều sáng ngời, có thể nói ngay đây là pháp hội Linh Sơn cũng vẫn còn đang diễn bày đó. Nhưng chỉ người ở trong ánh sáng tri kiến Phật thì thấy rõ, còn người chưa vào trong đó thì không thấy. Đóù là để nói lên, tâm mình thanh tịnh rồi thì nhìn ra cái gì cũng thanh tịnh sáng suốt hết. Còn tâm mình tối, mê thì nhìn gì cũng tối, cũng mê, tâm mình có cao có thấp, nhìn ra thấy có cao có thấp, tâm bình đẳng thì nhìn đâu cũng bình đẳng.

Điểm kế nữa, hiểu rõ như vậy rồi, thì bây giờ thọ trì Pháp Hoa sao đây? Làm sao thọ trì, tức là gìn giữ để nó không gián đoạn, không mất? Mỗi tối phải tụng tới tụng lui hoài phải không? Dù cho tụng hay cách mấy cũng có gián đoạn, đâu phải tụng suốt cả ngày. Tức phải dùng trí vô sư ngay trong chính mình mới giữ nổi kinh Pháp Hoa này không mất thôi. Dù cho mình dùng trí thông minh lanh lợi cách mấy, dùng trí bên ngoài đó, thì có lúc cũng phải trả lại, cũng phải vắng mặt. Trí học ở ngoài của thầy lâu lâu cũng phải quên. Thí dụ đây, ngồi nghe thì biết có Pháp Hoa đó, nhưng ra ngoài thì quên mất rồi. Còn mình mở trí vô sư của mình đó thì không mất. Cho nên hình ảnh ở trong kinh Pháp Hoa là phó chúc cho các vị Bồ Tát từ dưới lòng đất vọt lên. Các vị Bồ Tát ở nơi cõi khác xin hộï trì Pháp Hoa, nhưng Phật không nhận mà nhận các vị Bồ Tát từ lòng đất vọt lên. Bồ Tát từ lòng đất vọt lên là trí vô sư từ tâm mình hiện ra. Phải mở trí vô sư này mới từ đó giữ gìn Pháp Hoa không mất được, vì nó ở ngay nơi mình. Mà khi mở trí vô sư này rồi thì nói theo kinh Pháp Hoa, mình mới bật ngửa một điều! Là tuổi thọ của Phật không tính kể! Bởi vì mình thấy, đây Phật không phải ở thân tướng, có hình có dạng này, mà thấy suốt qua pháp thân Phật. Như vậy cái thân này, dù Phật có nhập Niết Bàn nhưng tuổi thọ kia nó không cùng tận, dù cho thế giới có hoại, nó cũng không động đến tuổi thọ kia, sống với tuổi thọ đó mới là chỗ thọ trì Pháp Hoa chân thật, đúng với nghĩa thọ trì.

Thọ là nhận. Trì là gìn giữ. Nhận và gìn giữ không bao giờ mất. Còn quý vị nhận gìn giữ bộ Pháp Hoa để trên bàn đây, thế nào cũng mất thôi. Phải thấy được ý đó. Cho nên kế sau đó thì Như Lai chúc lụy: Ngài hiện tướng lưỡi rộng dài, từ đây trùm lên cả Trời Phạm Thiên: rồi tằng hắng, tiếng đó vang cả mười phương thế giới, Ngài dùng hình ảnh đó mà chúc lụy, tại sao không dùng lời nói mà chúc lụy nghe dễ hiểu không? Bởi đó là chỗ không nói hết bằng lời. Nghĩa là hiện tướng lưỡi rộng dài, ở đây trùm khắp hết cõi trời, rồi tằng hắng một tiếng vọng cả mười phương, ai nghe được tiếng tằng hắng đó, thì được Phật chúc lụy, ai thấy được tướng lưỡi rộng dài đó cũng được Phật chúc lụy. Vậy trên cái hoa, cái bàn nó cũng có cái tướng lưỡi của Phật đó, nếu mình thấy được. Mình thọ trì Pháp Hoa là thọ trì như vậy.

Điều quan trọng cuối cùng là phải thể nhập Pháp Hoa, nói gì nói phải thể nhập mới được, có thể nhập thì mới sống trọn vẹn trong tri kiến Phật, còn nói hay, hiểu gì cũng bên ngoài thôi. Có câu chuyện: có vị học giả Tông Thiên Thai, tên là Đạo Văn, ông đã trên 50 tuổi, từng nghiên cứu giáo nghĩa Thiên thai này trên 30 năm, ông nghe tiếng Thiền sư Chân Quán, là vị Thiền sư trước kia cũng từng nghiên cứu giáo nghĩa của Tông Thiên thai này, tức là giáo nghĩa Pháp Hoa, nhưng sau này tham thiền được sáng đạo thành Thiền sư. Đạo Văn đến tham vấn Ngài Chân Quán, thành khẩn thưa:

– Con đã học qua tư tưởng Pháp Hoa của tông Thiên thai từ nhỏ, nhưng chỉ có một vấn đề trước sau là chưa hiểu rõ.

Quí vị nghe chỗ này phải chú ý! Nghĩa là học qua tư tưởng kinh Pháp Hoa từ nhỏ, nhưng có một vấn đề không hiểu thôi. Chính chỗ đó là chỗ Thiền sư thấy ra.

Ngài Chân Quán bảo:

– Tư tưởng Pháp Hoa của Tông Thiên Thai rất là rộng lớn sâu xa, viên dung vô ngại, nên trong đó bao gồm rất nhiều vấn đề, thế mà ông chỉ có một vấn đề chẳng hiểu, như vậy chẳng biết đó là vấn đề gì ?

Đạo Văn thưa:

– Kinh Pháp Hoa nói tình với vô tình đồng tròn chủng trí (tình dữ vô tình, đồng viên cảnh trí). Ý này nhận cỏ cây hoa lá đều hay thành Phật được. Vậy xin hỏi thầy, cỏ hoa đó thật có khả năng thành Phật chăng ?

Quý vị học Pháp Hoa có nghi không? Trong đó nói tình dữ vô tình đồng thành chủng trí, vậy cỏ hoa đều có khả năng thành Phật hết. Cho nên đây ông mới nghi: cỏ hoa thật có khả năng thành Phật hay không ?

Thiền Sư Chân Quán bảo:

– Ba mươi năm nay ông mang cái niệm cỏ hoa cây lá có thành Phật hay không, đối với ông có ích gì ?

Ông nên quan tâm đến “tự chính mình, thế nào thành Phật” cần xét nghĩ như thế mới đúng hơn.

Đạo Văn ngạc nhiên mới thưa:

– Con quả thật chưa có nghĩ đến như thế, Vậy xin hỏi: Tự chính mình của con thế nào thành Phật ?

Thiền sư Chân Quán bảo:

Mới đó ông nói chỉ có một vấn đề là không hiểu thôi, mà bây giờ vấn đề đó ông hỏi ta là vấn đề thứ hai rồi, mà vấn đề thứ hai là ông tự giải quyết xong rồi.

Như vậy đây là tưởng tượng thôi, chớ không phải thật là ông chỉ có vấn đề. Cho nên gặp Thiền Sư Chân Quán nhìn ra chỗ hở của ông rồi, do đó Thiền sư muốn đánh thức, đưa ông trực tiếp thể nghiệm vào, chớ không còn khái niệm suông.

Cho nên cuối cùng là Nhập Tri Kiến Phật, phá năm ấm, phá sạch hết tình chấp ngã, rỗng suốt qua các ấm đó, chỉ còn Tri Kiến Phật sáng ngời hiện hữu, lúc đó mình mới thật sự hiểu Pháp Hoa, mới có sức sống Pháp Hoa, thì ngay đây chính mình là bộ kinh Pháp Hoa. Nhưng nếu chỉ có sáng ở nơi mình thôi thì cũng chưa đủ. Mình sáng cho mình, nhưng chưa soi sáng cho tất cả mọi loài, cũng như chưa soi sáng cùng tột vị lai. Nên cuối cùng là phẩm Phổ Hiền, Ngài sẵn sàng hiện đến bất cứ chỗ nào có người trì Pháp Hoa. Vậy ngay đây mình trì Pháp Hoa, Ngài cũng sẵn sàng hiện đến, không có chừa. Nếu còn chừa một chúng sanh là còn chừa chỗ chưa giác. Tức là mình thấy còn một chúng sanh thật. Ở đây không có một chúng sanh nào thật hết, mà đều đầy đủ tri kiến Phật, thì cái thấy tri kiến Phật đó mới là triệt để, mới thấu suốt hoàn toàn.

Tóm lại, ai ai cũng đều có bộ kinh Pháp Hoa, cũng như Pháp Hội Linh Sơn cũng vẫn còn ngay trước mắt đây chớ chưa mất đi đâu, khỏi cần phải sợ. Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Quán Âm cũng sẵn sàng ngay đây hết. Bởi vì Bồ Tát Phổ Hiền nói rõ: bất cứ chỗ nào có trì kinh Pháp Hoa thì Ngài sẵn sàng hiện tới. Mình cứ nghe Bồ Tát Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà, rồi tưởng tượng, trông hoài không thấy, chớ sự thật Bồ Tát Phổ Hiền là đang ở đây.

Ngài Lâm Tế có dạy ở điểm này, Ngài nói rằng: “Có hạng người học cứ nhắm vào trong núi Ngũ Đài để mà tìm Văn Thù, sớm đã lầm rồi. Núi Ngũ Đài không có Văn Thù, các ông muốn biết Văn Thù chăng? Chỉ là chỗ dùng ngay trước mắt của ông đây, trước sau chẳng có đổi khác, nơi nơi chẳng nghi ngờ, chính cái này là Văn Thù sống, các ông tâm niệm sáng soi không sai biệt, thì nơi nơi thảy là chân Phổ Hiền, các ông một tâm niệm tự tại hay cởi trói tùy chỗ giải thoát thì chính đó là chánh định Quán Âm”. Vậy, ba vị Bồ Tát: Văn Thù – Quán Âm hay Phổ Hiền là cũng ngay nơi mình thôi, ngay trong tri kiến Phật là có đủ, nếu mình khéo mở cái tri kiến Phật. Phật tuy đã nói Pháp Hoa này cách đây hai ngàn mấy trăm năm rồi, nhưng mình nghe thấu chỗ này thì thấy như ngay trước mắt.

Nghe kinh Pháp Hoa phóng ánh sáng, rồi Bồ Tát dưới đất lên đầy cả cõi, mình tưởng tượng không biết là bao giờ cho thấy được. Rồi mong thấy nữa, thành ra tưởng tượng quá nhiều, trái xa với Phật đang hiện tiền đây.

Vậy kết thúc bằng bài kệ:

Hay thay! Diệu pháp chẳng nghĩ bàn, Giữa dòng sanh tử vẫn tròn nguyên. Dù bao Thu Tử chung lường biết, Chỉ nhọc Thế Tôn bảo, bảo: dừng! **** Nhắn gởi người người tụng Pháp Hoa, Tụng suông muôn thuở vẫn mù lòa, Phải liền soi lại nơi mình đấy, “Nghe, thấy” bao giờ chẳng Pháp Hoa!!!

Chánh sử khắp mười phương Đều như Xá Lợi Phất Và các đệ tử khác Cũng đầy mười phương cõi Cùng suy chung so lường Cũng lại chẳng biết được.

Nghĩa là, đầy mười phương đều như Xá Lợi Phất mà cùng nhau chung lại để suy lường cũng không biết được trí Phật. Lỗi tại chỗ nào? Tại chỗ là suy lường thôi. Bởi vì suy lường là suy lường về nó, là còn cách xa với nó. Đoạn cuối Phật thổ lộ qua hai câu kệ:

Pháp đó không chỉ được Vắng bặt tướng nói năng

Pháp đó là pháp gì? Tức là diệu pháp này. Khi mình nói ra là nói về nó thôi, mình suy về nó thôi, tức là thuộc về khái niệm. Nói hay cách mấy cũng là khái niệm thôi, vẫn trái với cái hiện tiền rồi.Ở đây, nó như vậy là như vậy không thêm bớt gì trong đó hết. Do đó khi Phật mới thành đạo Ngài muốn Nhập Niết Bàn, vì thấy pháp Ngài chứng được nó quá chỗ hiểu biết của thế gian, quá ngôn ngữ diễn tả.

Cũng như Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi sang Trung Hoa, gặp vua Lương Võ Đế đối đáp mà không thông cảm được, Ngài bỏ đi đến chùa Thiếu Lâm, chín năm ngồi quay mặt vô vách. Tại sao vậy? Là bởi vì chưa gặp người tri âm, chưa gặp người thông cảm được, khó nói, chỉ đành ngồi nhìn vào vách để chờ, chờ gặp người. Khi gặp được Ngài Thần Quang, nói ra thì Ngài cảm thông được, Tổ mới truyền Pháp. Cho nên chữ Diệu này không thể giải thích bằng chữ nghĩa cho hết.

Trong bộ Pháp Hoa Đề Cương của Thiền Sư Minh Chánh có bài tụng nói về chữ Diệu này:

Nan hình nan trạng diệc nan danh Diệu tại kỳ trung nhứt điểm linh Thường tịch viên thông minh pháp giới Bản lai thanh tịnh oánh chơn tinh. Do tư năng xuất sanh chư Phật Diệc thị thành vi hữu chúng sanh Thán nhĩ! chúng sanh mê giác phụ, Cam vi cùng tử tẩu linh bình. Tạm dịch là:

Không hình, không dáng cũng không tên, Diệu ở trong đây một điểm linh. Pháp giới suốt thông thường lặng lẽ Xưa nay thanh tịnh rực tánh chân. Từ đây chư Phật sanh ra cả, Cũng lại hay thành có chúng sanh. Ơi hỡi! Chúng sanh quên cha giác! Đành làm cùng tử chạy lang thang.

Ngài nói chỗ Diệu nó không hình không tướng gì hết, cũng không tên nên không diễn tả nổi. Chính một điểm linh này, nó lặng lẽ sáng suốt thông cả pháp giới, không có chỗ nào chướng ngại. Vậy ngay đây cũng vẫn có, nhưng mê. Nó là xưa nay vẫn thanh tịnh như vậy, vốn chân thật nguyên vẹn, chói sáng chưa từng mê, chư Phật, chúng sanh từ đó mà hiện ra. Nói chư Phật từ đó hiện ra phải rồi, còn chúng sanh cũng từ đó hiện ra nữa sao? Bởi vì giác ngộ trọn vẹn chỗ này gọi chư Phật, còn mê mất chỗ này gọi là chúng sanh, cho nên cũng từ đó ra chớ không đâu khác. Như vậy ai ai cũng có “một ông cha tánh giác” này, nhưng bỏ quên, nên đành làm kẻ ăn mày lang thang, nghèo khổ, bữa đói bữa no, thật đáng thương! Trong kinh gọi là chàng cùng tử bỏ cha đi ăn xin, xin được chút ít thấy chịu rồi, còn khi gặp cha thì không dám nhận. Như vậy chữ Diệu, nó sẵn nơi chỗ này đây chớ không đâu khác, mà người không thấy là bị mê. Nếu tỏ ngộ diệu pháp này tức là khai tri kiến Phật là mở con mắt đạo Nhất thừa, đó chính là mở bộ kinh Pháp Hoa nơi chính mình.

2- Tri kiến Phật ở đâu ?

Biết Diệu pháp là tri kiến Phật rồi, bây giờ cái tri kiến Phật đó ở đâu? Nó ở đâu mà khó nói, khó chỉ? Sự thật hỏi ở đâu là lầm to, hỏi ở đâu là không biết gì về Tri Kiến Phật. Có ở đâu là nó thành ra cái bị thấy, là có chỗ nơi, mà đã có chỗ thấy, có chỗ nơi là ngoài mình rồi. Nên đặt câu hỏi đó, là không dính dáng gì rồi. Cho nên chỗ này phải chín chắn. Phải biết: tri là biết, kiến là thấy. Phật là giác ngộ, tức là thấy biết giác ngộ. Mà cái gì thấy biết, chính là tự tâm mình thôi. Ngoài tự tâm lấy gì thấy biết? Ngay đó thấy rõ ở đâu liền.

Soi lại tự tâm mình đó là căn bản để tu hành, đó cũng là gốc của muôn pháp, mọi pháp mà nói ra là chủ về tâm chớ gì. Tam tạng kinh điển nói cho nhiều, rốt cuộc là chỉ cái gì? Chỉ cho mình sáng lại tâm mình chớ không gì khác. Cho nên ngoài tự tâm mà đi tìm thì thuộc về kinh giáo để lại thôi. Nếu có, đó là tri kiến Phật văn tự, mà nói mạnh hơn là tri kiến Phật chết. Còn tri kiến Phật sống là ở ngay nơi mình. Vậy ai có tâm thì đều có phần, không phân biệt là nam hay nữ, là tăng hay tục. Bởi vậy trong kinh, Long nữ tám tuổi cũng thành Phật được. Trong kinh có bài kệ nói rằng:

Các Thế Tôn vị lai Số nhiều không thể lường Các đức Như Lai đó Cũng phương tiện nói pháp Tất cả các Như Lai Dùng vô lượng phương tiện Độ thoát các chúng sanh Vào trí vô lậu Phật Nếu có người nghe pháp Không ai chẳng thành Phật

Đây nói các Thế Tôn vị lai là ai? Tức là những người đang ngồi đó chứ gì?ù Phật thọ ký có người nghe pháp, không ai chẳng thành Phật. Và: Nếu người lòng tán loạn Nhẫn đến dùng một bông Cúng dường nơi tượng vẽ Lần thấy các đức Phật Hoặc là người lễ lạy Hoặc là chỉ chắp tay Nhẫn đến giơ một tay Hoặc lại hơi cúi đầu Dùng đây cúng dường tượng Lần thấy vô lượng Phật Tự thành đạo vô thượng

Chỉ hơi cúi đầu thôi cũng dần dần thành đạo Vô thượng, như vậy trong đây Phật thọ ký cho hết. Mà đây đặc biệt, câu: ‘Tự thành đạo Vô thượng”, thành đó là tự thành, là thành ngay chính mình thôi chứ không đâu khác. Rõ đó thì mình thấy ngay ý nghĩa tri kiến Phật ở đâu liền.

3. Nói về khai thị tri kiến Phật.

Tức là đã có rồi làm sao chỉ bày đây? Nó là cái không hình không tướng, ngôn ngữ nói không tới, chỉ bày đây thế nào? Đây là chỉ đánh thức nhắc lại, gợi ý thôi, chớ làm sao chỉ thẳng ra được. Nghĩa là gợi ý cho người tự nhận nơi mình đó là khéo thôi. Cho nên trong kinh lúc Phật phóng ánh sáng, bài kệ cuối nói rằng:

Nay Phật phóng ánh sáng Giúp bày nghĩa thực tướng

Phóng ánh sáng là giúp bày nghĩa thật tướng đó, bởi vì khó nói, không thể nói hết. Người lanh lợi, ngay khi thấy phóng ánh sáng đó thì nhận biết liền. Tức là phóng ánh sáng giữa chặng mày, soi suốt cả phương Đông, soi cả trên trời, soi cả địa ngục, không chỗ nào ngăn ngại. Ánh sáng mà soi đó để đánh thức ngay trong mắt này. Nghĩa là ngay cái thấy biết này mà lìa mọi phân biệt, đối đãi, thì ngay đó tri kiến Phật sẵn hiện tiền, cái đó nó thấu suốt tất cả các trần. Cho nên đây nói suốt qua các cõi, không chỗ nào nó không suốt. Nhưng Phật lúc đó chỉ nhập định phóng quang thôi, không nói. Tại sao vậy? Đó là để cho mỗi người tự thầm nhận, chớ không chết trên ngôn ngữ. Ngay buổi đầu nói kinh Pháp Hoa Ngài đã ngầm chỉ mình một cách khéo léo như vậy.

Rồi phóng hào quang suốt qua các cõi, thấy các cõi như một cõi thôi, không ngăn chia gì nữa.

Lúc đó coi như hết niệm kia đây, quên cả ý niệm về không gian. Mình mắc kẹt không gian cho nên chướng ngại. Đây quên ý niệm không gian, ngay đó thực tại hiện tiền, tri kiến sáng ngời. Nhưng người học kinh Pháp Hoa nghe nói ánh sáng do Phật phóng như vậy, bây giờ ngồi tưởng tượng không biết bao giờ mình mới thấy được ánh sáng đó, ánh sáng đó ở đâu? Hiện giờ còn hay chăng? Chỗ này, trong kinh Phật cũng có ngầm ý này rồi, nói phóng nhưng cuối cùng không nói thâu, tức là ngày nay cũng vẫn còn. Cho nên trong nhà thiền, Thiền sư Viên Chiếu có lần Ngài thượng đường, bảo:

– Các ông hãy xem kìa, ánh sáng tốt lành rực rỡ, đang chiếu sáng cõi thế giới đại thiên, trăm ức vi trần cõi nước, trăm ức biển cả, trăm ức núi Tu di, trăm ức mặt trời, mặt trăng, cho đến trăm ức bốn châu thiên hạ, cho đến cõi Phật nhiều như bụi nhỏ đều ở trong ánh sáng đó hiện ra cùng một lúc. Này các vị, các vị có thấy chăng? Nếu mà thấy được là chính các vị đang tự thân ở trong ánh sáng tốt lành ấy, còn không thấy được thì đừng nói ánh sáng tốt lành ấy chẳng chiếu soi, hãy tham đi!

Thiền Sư Viên Chiếu này là Thiền Sư bên Trung Hoa, sống thời Đường cách thời Phật nói kinh Pháp Hoa này cả ngàn năm hơn, mà Ngài vẫn thấy như trước mắt vậy, vậy là ánh sáng đó ở đâu? Tại sao Ngài thấy được, còn chúng ta thì không thấy? Đây Ngài Viên Chiếu bảo là nếu không thấy đừng bảo là không có, nó vẫn chiếu soi đó thôi, nên tham cứu trở lại xem. Tại vì mình không ở trong hội Pháp Hoa, nếu đang ở trong hội Pháp Hoa thì thấy liền, tức là mở tri kiến Phật thì thấy ngay, còn chưa mở thì nghe nói như chuyện đâu đâu. Rồi trong kinh lại nói: Phật Đại ThôngTrí Thắng mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp cũng chẳng hiện tiền. Như vậy ngồi đạo tràng rồi mà mười kiếp Phật pháp chẳng hiện tiền. Nhiều người đọc đến chỗ này thắc mắc, không biết sao? Đã ngồi đạo tràng mà sao Phật pháp chưa hiện tiền, vậy Phật pháp ở đâu? Với người chưa sáng thì luôn luôn thắc mắc khó hiểu, mà càng tìm hiểu chừng nào càng không thể hiểu. Với người sáng mắt thì rất đơn giản, tại sao nó không hiện tiền? Là bởi vì còn muốn thấy hiện tiền, cho nên chẳng hiện thôi, nghĩa là còn thấy có Phật pháp để hiện nên nó không hiện. Tức là thấy ngoài mình riêng có cái Phật pháp nữa để mà hiện, là trái với hiện tiền rồi làm sao hiện. Bây giờ quên bặt khái niệm về Phật pháp đi, thì Phật pháp hiện ngay nơi mình thôi, khỏi cần chờ hiện mà nó cũng hiện. Cho nên Thiền Sư Hiểu Thuấn nói: “Nghe hai chữ Phật pháp là sớm để làm nhơ tai mắt của ta rồi”. Tại sao vậy? Bởi Phật pháp đâu phải cái tên vô tri đó, nhưng mình nghe Phật pháp mình tưởng theo tên đó, rồi còn giải ra nữa. Phật là giác, nghĩa là pháp giác ngộ, thì quên mất hiện tiền đây rồi, khiến cho người nghe tưởng tượng có cái Phật pháp gì đó nữa, nên Ngài nói: nghe tên là làm nhơ tai mắt rồi.

Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn, một hôm giờ tham vấn ban đêm có vị tăng vào thất, Sư hỏi là ai, vị Tăng không có đáp. Sư bảo:

– Ta biết được ngươi rồi.

Ông Tăng liền cười, Sư bảo:

– Lại đâu phải người nào khác.

Nhân đó Sư có bài kệ:

Khinh khinh đạp địa khủng nhân tri Ngữ tiếu phân minh cánh mạc nghi Trí giả chỉ kim mãnh đề thủ, Mạc đãi thiên minh thất khước kê. Tức là: Bước chân nhè nhẹ ngại người hay, Cười nói rõ ràng có gì nghi. Kẻ trí hiện nay liền nắm lấy, Chớ đợi sáng mai gà mất đi.

Sư nói ông bước chân nhè nhẹ sợ người ta hay, nhưng mà ông cười, nói rõ ràng còn dối ai được nữa, rõ ràng nó lộ ra rồi. Cho nên: “Kẻ trí liền đó nắm lấy đi”, ngay đó nhận liền, còn đợi sáng mai thì gà đi mất . Đợi suy nghĩ là nó xa, còn ngay đó nắm lấy là xong liền, rõ ràng chỉ ngay mọi hành động của mình, ngay chỗ mình cười nói rõ ràng đó, đã biểu lộ ánh sáng chân thật, chưa từng thiếu vắng bao giờ. Nhưng chỉ vì mọi người cứ lo nhớ cảnh trước mắt, lo sống theo cái bị biết, nên đành mê. Ở đây, nếu quí vị nhớ và thấy theo Như Lai thấy, thì lúc nào cũng hiện tiền hết.

Trong kinh Pháp Hoa có đoạn Phật nói: “Như Lai chẳng như ba cõi mà thấy ba cõi, Như Lai thấy suốt không sai lầm”.

Mình cũng vậy, nếu chẳng như ba cõi mà thấy ba cõi thì thấy suốt không chỗ nào sai lầm hết, nghĩa là sao? Không như ba cõi mà thấy ba cõi, tức là thấy tất cả mọi sự mọi vật giữa cõi thế gian này, thấy hết không sót gì, nhưng thấy tất cả, mà không là cái gì hết. Liền đó là thấy suốt, không có chỗ nào lầm lẫn, không gì che mờ được.

Còn mình thấy cái gì, “là cái đó” , nó mê là mê chỗ đó thôi. Thấy cái bông là cái bông rồi, làm sao mà thấy suốt cái khác được. Còn đây là thấy tất cả mà đi qua hết, không dừng ở một cái gì, thì thấy vẫn y nguyên thấy, mê, giác, chỉ có chút xíu đó thôi. Ngay cái hoa này, mê cũng nó, giác cũng nó. Tri kiến Phật, tri kiến chúng sanh cũng ngay đó. Thiền sư Trí Thông ở trong hội của Ngài Qui Tông, đang đêm bỗng la:

– Tôi đại ngộ rồi, tôi đại ngộ rồi!

Sáng ra Ngài Qui Tông hỏi:

– Khi đêm ai la đại ngộ đâu, ra đây xem!

Sư liền ra thưa:

– Bạch Hòa thượng, là con.

Ngài Qui Tông hỏi:

– Ông thấy cái gì?

– Sư cô là người nữ.

Sư cô là cô ni, cô ni là người nữ chớ có gì đâu? Ngài ngộ có bấy nhiêu đó.

Vậy ngộ cái gì? Tức không có gì khác, không có gì lạ lùng, chính ngay chỗ sống hàng ngày của mình, bây giờ nhớ lại ngộ thôi, cũng như sư cô là người nữ, chớ không gì khác. Người nghe tưởng tượng trong đầu ngộ phải phóng hào quang, phải là rực rỡ gì đó, thành quá xa. Có bài kệ Cổ Đức nói rằng:

Ngã tâm bổn dữ Phật tâm tề Khoáng kiếp phiêu trầm chỉ vị mê Bồ Đề Phạn ngữ Đường ngôn giác Tâm tịch nhi tri thị Bồ Đề Tức là: Tâm ta tâm Phật vốn không hai, Nhiều kiếp nổi chìm bởi tại mê, Tiếng Phạn Bồ Đề, Tàu gọi giác, Tâm tịch mà tri ấy Bồ Đề.

Tâm mình tâm Phật không hai, chỉ tại mê lầm mà phải bao nhiêu kiếp nổi chìm trong biển luân hồi sanh tử. Sự thật Bồ đề là tiếng Phạn, Tàu gọi là giác chớ không gì khác, mà giác đó là cái gì? “Tâm tịch mà tri ấy Bồ Đề”à, tức tâm lặng mà biết. Biết mà lặng lẽ đó là giác, là Bồ Đề. Còn biết mà động đi theo duyên là thức là mê. Cho nên tâm Phật, tâm ta cũng chỗ đó, không khác.

4. Hội tam qui nhất

Hội tam qui nhất là gom ba về một, hội ba thừa về nhất thừa. Tức là đưa ba thừa về nơi một thừa, không còn chia hai chia ba sai biệt nữa. Tức đến kinh Pháp Hoa này, hay là đến chỗ tri kiến Phật này là gom về một thừa, không còn chia có hai, có ba sai biệt nữa. Đó là phá cái niệm sai biệt, không còn thấy có tiểu thừa, đại thừa. Không còn kẹt trong giai cấp tu chứng, Trong kinh nói : “Chỉ một việc này thật, có hai chẳng phải chân”. Mình vừa thấy có hai tức là có cái bóng rồi, huống là thứ ba.

Nếu còn thấy có cái tâm thể Thanh Văn khác, có tâm thể Duyên Giác khác, có tâm thể Bồ Tát khác, có tâm thể Phật khác, thì sao? Rõ ràng chưa hết mê, tức là mình cách biệt với Phật rồi.

Ở đây mỗi người nghiệm rõ trở lại xem. Thí dụ khi mình mới phát tâm, thì mới phát tâm đó là ai? Rồi tới rốt ráo giác ngộ đó là ai? Có ai khác xen vào trong đó không? Mà đây chia tâm thể Thanh Văn khác, tâm thể Duyên Giác khác, tâm thể Bồ Tát khác, tâm thể Phật khác, thành ra có nhiều người trong đó rồi. Đây rõ ràng, từ lúc mới phát tâm đến lúc giác ngộ, có ai khác xen vào trong đó đâu. Nghĩa là chỉ một tri kiến Phật thôi. Nhưng mà tùy theo người ngộ nhập có sâu có cạn mới thành sai biệt. Người ngộ cạn thì nói là Bồ Tát mới, ngộ sâu thì Bồ Tát lên đăng địa, còn ngộ viên mãn thì thành Phật vậy thôi, nghĩa là thể tri kiến Phật vốn không hai. Cho nên ở chỗ này rõ rồi, nếu tự cho mình là A La Hán, mà không tin có tri kiến Phật, tức thấy có A La Hán riêng ngoài tri kiến Phật, thì có thật A La Hán chưa?

Vậy muốn sống trong tri kiến Phật này phải xóa tan hết ranh giới ba thừa phân biệt, không còn có tâm kia đây, mà muốn thấu được chỗ này thì sao? Phải thu hồi các hóa Phật về một chỗ, thì ngay Ta bà đây chuyển thành Tịnh độ liền. Ngay nơi đây núi, sông, gò nỗng cũng dời chỗ khác.

Như trong phẩm Hiện Bảo Tháp.

Lúc bấy giờ cõi Ta bà biến thành thanh tịnh, đất bằng lưu ly, cây báu trang nghiêm, vàng ròng làm dây, giăng ngang tám đường, không có các tụ lạc, làng xóm, thành ấp, biển cả, sông ngòi, núi sông, cùng rừng bụi, trong đó đốt hương báu lớn, hoa mạn đà la trải khắp cõi đất, dùng lưới màn báu giăng trùm ở trên, rồi treo những linh báu. Có điều đặc biệt là chỉ lưu lại chúng trong hội này, còn dời các trời người ở chỗ khác, nghe tới đây quý vị thấy có buồn không? Đây để nói rằng, người ở trong tri kiến Phật đó thì mới thấy được, còn người ngoài làm sao thấy, dời là vậy chớ không phải dời đi đâu.

Cũng vậy, như mình ở đây, đang ngồi nghe tri kiến Phật đó, nhưng còn dùng vọng tưởng để nghe, thì giống như mình bị dời chỗ khác còn ngay đây cảm nhận tri kiến Phật thì tất cả đều sáng ngời, có thể nói ngay đây là pháp hội Linh Sơn cũng vẫn còn đang diễn bày đó. Nhưng chỉ người ở trong ánh sáng tri kiến Phật thì thấy rõ, còn người chưa vào trong đó thì không thấy. Đóù là để nói lên, tâm mình thanh tịnh rồi thì nhìn ra cái gì cũng thanh tịnh sáng suốt hết. Còn tâm mình tối, mê thì nhìn gì cũng tối, cũng mê, tâm mình có cao có thấp, nhìn ra thấy có cao có thấp, tâm bình đẳng thì nhìn đâu cũng bình đẳng.

Điểm kế nữa, hiểu rõ như vậy rồi, thì bây giờ thọ trì Pháp Hoa sao đây? Làm sao thọ trì, tức là gìn giữ để nó không gián đoạn, không mất? Mỗi tối phải tụng tới tụng lui hoài phải không? Dù cho tụng hay cách mấy cũng có gián đoạn, đâu phải tụng suốt cả ngày. Tức phải dùng trí vô sư ngay trong chính mình mới giữ nổi kinh Pháp Hoa này không mất thôi. Dù cho mình dùng trí thông minh lanh lợi cách mấy, dùng trí bên ngoài đó, thì có lúc cũng phải trả lại, cũng phải vắng mặt. Trí học ở ngoài của thầy lâu lâu cũng phải quên. Thí dụ đây, ngồi nghe thì biết có Pháp Hoa đó, nhưng ra ngoài thì quên mất rồi. Còn mình mở trí vô sư của mình đó thì không mất. Cho nên hình ảnh ở trong kinh Pháp Hoa là phó chúc cho các vị Bồ Tát từ dưới lòng đất vọt lên. Các vị Bồ Tát ở nơi cõi khác xin hộï trì Pháp Hoa, nhưng Phật không nhận mà nhận các vị Bồ Tát từ lòng đất vọt lên. Bồ Tát từ lòng đất vọt lên là trí vô sư từ tâm mình hiện ra. Phải mở trí vô sư này mới từ đó giữ gìn Pháp Hoa không mất được, vì nó ở ngay nơi mình. Mà khi mở trí vô sư này rồi thì nói theo kinh Pháp Hoa, mình mới bật ngửa một điều! Là tuổi thọ của Phật không tính kể! Bởi vì mình thấy, đây Phật không phải ở thân tướng, có hình có dạng này, mà thấy suốt qua pháp thân Phật. Như vậy cái thân này, dù Phật có nhập Niết Bàn nhưng tuổi thọ kia nó không cùng tận, dù cho thế giới có hoại, nó cũng không động đến tuổi thọ kia, sống với tuổi thọ đó mới là chỗ thọ trì Pháp Hoa chân thật, đúng với nghĩa thọ trì.

Thọ là nhận. Trì là gìn giữ. Nhận và gìn giữ không bao giờ mất. Còn quý vị nhận gìn giữ bộ Pháp Hoa để trên bàn đây, thế nào cũng mất thôi. Phải thấy được ý đó. Cho nên kế sau đó thì Như Lai chúc lụy: Ngài hiện tướng lưỡi rộng dài, từ đây trùm lên cả Trời Phạm Thiên: rồi tằng hắng, tiếng đó vang cả mười phương thế giới, Ngài dùng hình ảnh đó mà chúc lụy, tại sao không dùng lời nói mà chúc lụy nghe dễ hiểu không? Bởi đó là chỗ không nói hết bằng lời. Nghĩa là hiện tướng lưỡi rộng dài, ở đây trùm khắp hết cõi trời, rồi tằng hắng một tiếng vọng cả mười phương, ai nghe được tiếng tằng hắng đó, thì được Phật chúc lụy, ai thấy được tướng lưỡi rộng dài đó cũng được Phật chúc lụy. Vậy trên cái hoa, cái bàn nó cũng có cái tướng lưỡi của Phật đó, nếu mình thấy được. Mình thọ trì Pháp Hoa là thọ trì như vậy.

Điều quan trọng cuối cùng là phải thể nhập Pháp Hoa, nói gì nói phải thể nhập mới được, có thể nhập thì mới sống trọn vẹn trong tri kiến Phật, còn nói hay, hiểu gì cũng bên ngoài thôi. Có câu chuyện: có vị học giả Tông Thiên Thai, tên là Đạo Văn, ông đã trên 50 tuổi, từng nghiên cứu giáo nghĩa Thiên thai này trên 30 năm, ông nghe tiếng Thiền sư Chân Quán, là vị Thiền sư trước kia cũng từng nghiên cứu giáo nghĩa của Tông Thiên thai này, tức là giáo nghĩa Pháp Hoa, nhưng sau này tham thiền được sáng đạo thành Thiền sư. Đạo Văn đến tham vấn Ngài Chân Quán, thành khẩn thưa:

– Con đã học qua tư tưởng Pháp Hoa của tông Thiên thai từ nhỏ, nhưng chỉ có một vấn đề trước sau là chưa hiểu rõ.

Quí vị nghe chỗ này phải chú ý! Nghĩa là học qua tư tưởng kinh Pháp Hoa từ nhỏ, nhưng có một vấn đề không hiểu thôi. Chính chỗ đó là chỗ Thiền sư thấy ra.

Ngài Chân Quán bảo:

– Tư tưởng Pháp Hoa của Tông Thiên Thai rất là rộng lớn sâu xa, viên dung vô ngại, nên trong đó bao gồm rất nhiều vấn đề, thế mà ông chỉ có một vấn đề chẳng hiểu, như vậy chẳng biết đó là vấn đề gì ?

Đạo Văn thưa:

– Kinh Pháp Hoa nói tình với vô tình đồng tròn chủng trí (tình dữ vô tình, đồng viên cảnh trí). Ý này nhận cỏ cây hoa lá đều hay thành Phật được. Vậy xin hỏi thầy, cỏ hoa đó thật có khả năng thành Phật chăng ?

Quý vị học Pháp Hoa có nghi không? Trong đó nói tình dữ vô tình đồng thành chủng trí, vậy cỏ hoa đều có khả năng thành Phật hết. Cho nên đây ông mới nghi: cỏ hoa thật có khả năng thành Phật hay không ?

Thiền Sư Chân Quán bảo:

– Ba mươi năm nay ông mang cái niệm cỏ hoa cây lá có thành Phật hay không, đối với ông có ích gì ?

Ông nên quan tâm đến “tự chính mình, thế nào thành Phật” cần xét nghĩ như thế mới đúng hơn.

Đạo Văn ngạc nhiên mới thưa:

– Con quả thật chưa có nghĩ đến như thế, Vậy xin hỏi: Tự chính mình của con thế nào thành Phật ?

Thiền sư Chân Quán bảo:

Mới đó ông nói chỉ có một vấn đề là không hiểu thôi, mà bây giờ vấn đề đó ông hỏi ta là vấn đề thứ hai rồi, mà vấn đề thứ hai là ông tự giải quyết xong rồi.

Như vậy đây là tưởng tượng thôi, chớ không phải thật là ông chỉ có vấn đề. Cho nên gặp Thiền Sư Chân Quán nhìn ra chỗ hở của ông rồi, do đó Thiền sư muốn đánh thức, đưa ông trực tiếp thể nghiệm vào, chớ không còn khái niệm suông.

Cho nên cuối cùng là Nhập Tri Kiến Phật, phá năm ấm, phá sạch hết tình chấp ngã, rỗng suốt qua các ấm đó, chỉ còn Tri Kiến Phật sáng ngời hiện hữu, lúc đó mình mới thật sự hiểu Pháp Hoa, mới có sức sống Pháp Hoa, thì ngay đây chính mình là bộ kinh Pháp Hoa. Nhưng nếu chỉ có sáng ở nơi mình thôi thì cũng chưa đủ. Mình sáng cho mình, nhưng chưa soi sáng cho tất cả mọi loài, cũng như chưa soi sáng cùng tột vị lai. Nên cuối cùng là phẩm Phổ Hiền, Ngài sẵn sàng hiện đến bất cứ chỗ nào có người trì Pháp Hoa. Vậy ngay đây mình trì Pháp Hoa, Ngài cũng sẵn sàng hiện đến, không có chừa. Nếu còn chừa một chúng sanh là còn chừa chỗ chưa giác. Tức là mình thấy còn một chúng sanh thật. Ở đây không có một chúng sanh nào thật hết, mà đều đầy đủ tri kiến Phật, thì cái thấy tri kiến Phật đó mới là triệt để, mới thấu suốt hoàn toàn.

Tóm lại, ai ai cũng đều có bộ kinh Pháp Hoa, cũng như Pháp Hội Linh Sơn cũng vẫn còn ngay trước mắt đây chớ chưa mất đi đâu, khỏi cần phải sợ. Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Quán Âm cũng sẵn sàng ngay đây hết. Bởi vì Bồ Tát Phổ Hiền nói rõ: bất cứ chỗ nào có trì kinh Pháp Hoa thì Ngài sẵn sàng hiện tới. Mình cứ nghe Bồ Tát Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà, rồi tưởng tượng, trông hoài không thấy, chớ sự thật Bồ Tát Phổ Hiền là đang ở đây.

Ngài Lâm Tế có dạy ở điểm này, Ngài nói rằng: “Có hạng người học cứ nhắm vào trong núi Ngũ Đài để mà tìm Văn Thù, sớm đã lầm rồi. Núi Ngũ Đài không có Văn Thù, các ông muốn biết Văn Thù chăng? Chỉ là chỗ dùng ngay trước mắt của ông đây, trước sau chẳng có đổi khác, nơi nơi chẳng nghi ngờ, chính cái này là Văn Thù sống, các ông tâm niệm sáng soi không sai biệt, thì nơi nơi thảy là chân Phổ Hiền, các ông một tâm niệm tự tại hay cởi trói tùy chỗ giải thoát thì chính đó là chánh định Quán Âm”. Vậy, ba vị Bồ Tát: Văn Thù – Quán Âm hay Phổ Hiền là cũng ngay nơi mình thôi, ngay trong tri kiến Phật là có đủ, nếu mình khéo mở cái tri kiến Phật. Phật tuy đã nói Pháp Hoa này cách đây hai ngàn mấy trăm năm rồi, nhưng mình nghe thấu chỗ này thì thấy như ngay trước mắt.

Nghe kinh Pháp Hoa phóng ánh sáng, rồi Bồ Tát dưới đất lên đầy cả cõi, mình tưởng tượng không biết là bao giờ cho thấy được. Rồi mong thấy nữa, thành ra tưởng tượng quá nhiều, trái xa với Phật đang hiện tiền đây.

Vậy kết thúc bằng bài kệ:

Hay thay! Diệu pháp chẳng nghĩ bàn, Giữa dòng sanh tử vẫn tròn nguyên. Dù bao Thu Tử chung lường biết, Chỉ nhọc Thế Tôn bảo, bảo: dừng! **** Nhắn gởi người người tụng Pháp Hoa, Tụng suông muôn thuở vẫn mù lòa, Phải liền soi lại nơi mình đấy, “Nghe, thấy” bao giờ chẳng Pháp Hoa!!!

Phân Biệt Hoa Sen (Liên) Và Quỳ (Sen Quỳ)

Những chiều xuôi gió, khi mùa sen đến, mùi sen theo gió đưa cứ ngan ngát, quấn quýt đến lịm người. Có những khi chạy xe ngang qua đầm sen, hương sen len lỏi qua từng kẽ tóc, qua từng mạch máu, qua tế bào ngấm vào tận huyết quản, để sực mình nhớ về tuổi thơ lội bùn hái sen giữa hồ.

Sen có tên Việt Nam là sen, ngậu (tiếng Tày). Có tên tiếng Anh là Lotus, tên nước ngoài là Sacred lotus, Chinese water-lily, Indian lotus, Egypian bean. Có tên khoa học là Nelumbo nucifera Gaertn. Tên đồng nghĩa là Nelumbium nelumbo (L.) Druce.; Nelumbium speciosum Willd. Thuộc họ Nelumbonaceae.

Có nhiều rất nhiều loại sen (hơn 100 loại), nhưng khi trực tiếp tiếp xúc với sen (liên) mà trong ca dao tục ngữ hay ông bà kể lại mới thấy sen Việt Nam chỉ có một loại giữ đầy đủ hình thái, tính chất. Những loại khác là quỳ (sen quỳ), sen đá, sen cạn, hoa súng…

Tôi đã thử hỏi nhiều người, không mấy người biết được sự khác nhau giữa Sen và Quỳ, thậm chí có nhiều người còn không biết đến sự tồn tại của Sen mà cứ ngỡ đó là Quỳ. Thực sự thì Sen và Quỳ khá giống nhau, nếu không để ý và có kinh nghiệm thì nhầm lẫn là chuyện bình thường.

Hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm, sau đó thử áp dụng để xem Sen và Quỳ khác nhau thế nào. Nếu có điều kiện chơi Sen, thì cũng hiểu được, yêu quý và chiêm ngưỡng, thưởng thức được hết giá trị của Sen. Phần nào giúp mọi người không bị “hớ” khi mua hàng.

Thân (cành)

Thân cành của hoa sen thẳng, ít gai, gai không sắc như quỳ. Lỡ tay chạm vào cũng không có cảm giác đau chói do bị gai cào. Gai sen cũng lành tính, không buốt nhức, ngứa như gai quỳ. Vì thế lội giữa đầm sen cũng thoải mái hơn.

Lá sen, lá quỳ.

Mặt dưới lá sen ít lông, lông cũng mịn và mượt và không gây ngứa như lá quỳ. Vì thế lá sen thường hay được dùng để gói xôi, ướp cốm, ướp trà.

Búp nụ Sen và Quỳ

Búp sen hình bầu tròn, đầu búp không vót nhọn như quỳ, to, ngắn hơn, nhìn đầy đặn hơn quỳ. Sờ vào búp sen, chắc hơn búp quỳ. Đỉnh các cánh cong, chứ không nhọn hoắt như quỳ. Búp sen già, cánh có xu hướng mở ra, nhìn như miệng hồ lô, cánh hoa dưới gốc búp không rụng, vẫn dai. Nếu là sen hồng, đầu cánh hồng thẫm. Trong khi, búp quỳ già, cánh có xu hướng vón chặt lại, nhìn như mũi giáo, cánh hoa dưới gốc tự rụng, hoặc khẽ đụng vào là rụng. Đầu cánh búp quỳ hồng già chuyển sang tím đen và héo, tóp lại. Khi mua, cứ cầm bó hoa chúi xuống đất, rũ rũ vài cái. Quỳ sẽ rụng rơi cánh, sen thì không. Nếu người bán ngắt hết các cánh bên ngoài dễ rụng rồi, nhìn hoa quỳ rất mỏng, cánh ngoài còn lại non choẽn (nên nó sẽ thối và gục đầu chứ không nở). Hoa sen, không có lí do ngắt cánh. Kể cả khi cánh ngoài bung ra, cũng vẫn dính chặt cuống, rũ không rơi.

Hoa (bông) Sen, hoa (bông) Quỳ

Hoa sen dễ nở, nếu ngắt, tươi được khoảng ba ngày. Khi nở, cánh sen hình bầu, rộng, tươi, kể cả khi rụng xuống. Hoa sen nở bung, xoè ra hết cánh, nên nhìn rất to, cánh vẫn còn nguyên khi nở. Nở rồi mới rụng cánh. Cánh sen màu hồng phớt hoặc trắng tinh. Hoa sen nhiều lớp cánh, nên sờ vào nửa trên của hoa không bị xọp như quỳ (quỳ chỉ có một lớp cánh lớn dần ngay từ khi ra nụ). Còn quỳ rất khó nở, nếu ngắt, thì gần như không nở, cả bông hoa bị gục và rụng cánh dần. Cánh quỳ hình mui thuyền (nhọn), dài và lòng cánh bé, có đấu hiệu héo, khô ngay khi chưa rụng. Không nở cũng rụng cánh lả tả. Cánh quỳ màu tím thẫm hoặc tím than, chứ không hồng, hoặc trắng lợt (pha xanh, nhìn dại dại). Khi hoa quỳ nòi nhuỵ ra (nở vì cánh rụng gần hết), chỉ còn vài cánh dính lại và nhanh chóng rụng nốt, coi như đã tàn. Hoa sen, dù bị héo, mà chưa rụng cánh hoặc chết hẳn, khi cắm, sẽ tự tươi trở lại và nở như thường. Còn hoa quỳ, chớm héo, thì chỉ có ném đi thôi. Cho nên, người bán hoa, lúc nào cũng bơm nước cho quỳ.

Mùi hương

Đây là đặc điểm chính để phân biệt giữa hoa sen và quỳ, khi sử dụng. Cánh sen có mùi thơm, cánh quỳ không có. Hương sen thơm mát, dễ chịu, ngay khi nụ hé là có mùi rồi, ở xa cũng ngửi thấy mùi. Còn hương quỳ nồng, ngái, hắc, khi nòi nhuỵ ra mới có mùi, ngửi sát mới thấy mùi. Vì vậy, nếu cắm một bình sen, cả căn phòng sẽ có mùi thơm, còn quỳ thì không. Ngang qua đầm sen cũng vậy, dù ở xa mà xuôi chiều gió là ngửi được mùi thơm. Còn quỳ, thì phải tới tận nơi, thậm chí lội vào giữa đầm cũng chả có mùi nếu không có hoa nở ngay chân.

Hạt Sen, hạt Quỳ

Hạt sen và quỳ, nhìn bên ngoài như nhau. Nhưng tâm sen có vị đắng, chát. Ăn xong một lúc mới thấy ngọt mát noi cuống họng. Hạt sen có vị ngậy, béo, thanh. Ăn cả hạt và tâm, chỉ hơi hơi ngọt kiểu của đường. Còn quỳ, thì ngọt nhợ kiểu mì chính (bột ngọt), ăn không quen có cảm giác buồn nôn, tâm quỳ chát nhiều, ít đắng. Ăn xong một lúc, cũng chỉ thấy vị chát.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ýnghĩa Kinh Diệu Pháp Liên Hoa trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!